Dự án đầu tư công ty TNHH HYOSUNG Việt Nam

Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp quan trọng của vùng KTTĐPN. Với các thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông thuỷ bộ, nguồn nhân lực dồi dào và khả năng thông thương kinh tế, tỉnh có nhiều lợi thế trong tiến trình CNH, HĐH, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp chủ đạo, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, không ngừng cải thiện và nâng cao mức sống nhân dân địa phương. Trong đó, tỉnh đã đẩy nhanh quy hoạch, chuẩn bị và xây dựng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật cho việc hình thành và đưa vào hoạt động các CCN, KCN, KCX nhằm thu hút đầu tư từ các khu vực kinh tế khác nhau. Hiện nay, nhu cầu về các lọai sợi vải mành, các lọai sợi như Spandex, Nylon, Polyester tại thị trường Việt Nam và các nước trong khu vực là rất lớn. Ngoài ra, từ những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, giao thông, nguyên nhiên liệu nên CÔNG TY TNHH HYOSUNG VIỆT NAM đã quyết định đầu tư nhà máy sản xuất các lọai sợi tại khu KCN Nhơn Trạch V, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Sự góp mặt của các sản phẩm dệt từ các lọai sợi trên thị trường trong nước nói chung và thị trường Đồng Nai nói riêng góp phần ổn định giá cả mặt hàng này đối với các sản phẩm ngoại nhập. Uy tín và chất lượng sản phẩm của nhà máy sẽ đóng góp một phần rất to lớn vào phong trào sử dụng hàng nội địa, chống các mặt hàng nhập lậu. Ngoài ra, dự án cũng mang lại những giá trị kinh tế xã hội to lớn không những đối với Nhà máy Công ty TNHH HYOSUNG mà còn đối với chính phủ Việt Nam, người dân và ngành công nghiệp dệt may Việt Nam.

doc40 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4710 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án đầu tư công ty TNHH HYOSUNG Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TY TNHH HYOSUNG VIỆT NAM -----oOo----- BÁO CÁO DỰ ÁN ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH HYOSUNG VIỆT NAM ĐỒNG NAI, THÁNG 06/2008   CÔNG TY TNHH HYOSUNG VIỆT NAM -----oOo----- BÁO CÁO DỰ ÁN ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH HYOSUNG VIỆT NAM CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN  CƠ QUAN TƯ VẤN   Giám đốc  Viện trưởng       GS.TSKH Lê Huy Bá   ĐỒNG NAI, THÁNG 05/2008   MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ……. 4 1.1. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 4 1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ…………………………………………………………………….............4 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG 6 2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 6 2.2. ĐỊA HÌNH ………………………………………………………………………… ............. 6 2.3. ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH………………………………………………………….............6 2.4. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỜI TIẾT…………………………………………………............ 7 2.5. ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN……………………………………………............ 8 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC VÀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG 9 3.1 DANH MỤC CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG 9 3.2 GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH 9 3.3 GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG 10 CHƯƠNG 4: NỘI DUNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ 13 4.1. ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ …….13 4.2. NỘI DUNG ĐẦU TƯ 13 4.2.1 CÁC CÔNG TRÌNH CHÍNH 13 4.2.2 CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ................................................................................................... 14 4.2.3 Hạng mục công trình cấp nước 14 4.2.4 Hạng mục công trình thóat nước mưa 15 4.2.5 Hạng mục công trình thóat nước thải 15 4.3. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 16 4.4. NHU CẦU NGUYÊN NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG 19 4.4.1. Nhu cầu nguyên liệu………………………………………………………………………19 4.4.2. Nhu cầu nhiên liệu - điện, nước.......................................................................................... 19 4.4.3. Nhu cầu lao động................................................................................................................ 20 CHƯƠNG 5: CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ………………….. 22 5.1. THÀNH PHẦN VỐN ĐẦU TƯ…………………………………………………………… 21 5.2. KINH PHÍ ĐẦU TƯ DỰ ÁN 21 5.3. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ: 22 CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG 23 6.1. NGUỒN TÁC ĐỘNG……………………………………………………………………… 23 6.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN MÔI TRƯỜNG…………….. 26 6.3. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG………. 27 6.4. CÁC BIỆP PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG…………….. 36 CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 39 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTCT  - Bê tông cốt thép.   IDICO  - Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam   KTTĐPN  - Kinh tế trọng điểm phía Nam.   HĐND  - Hội đồng nhân dân   KCN  - Khu công nghiệp.   CCN  -Cụm công nghiệp   KCX  -Khu chế xuất   TCVN  - Tiêu chuẩn Việt Nam.   TCN  - Tiêu chuẩn ngành   TNHH  - Trách nhiệm hữu hạn.   TP. HCM  - Thành phố Hồ Chí Minh.   UBMTTQ  - Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc.   UBND  - Uỷ ban Nhân dân.   CHƯƠNG 1: CƠ SỞ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN 1.1. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp quan trọng của vùng KTTĐPN. Với các thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông thuỷ bộ, nguồn nhân lực dồi dào và khả năng thông thương kinh tế, tỉnh có nhiều lợi thế trong tiến trình CNH, HĐH, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp chủ đạo, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, không ngừng cải thiện và nâng cao mức sống nhân dân địa phương. Trong đó, tỉnh đã đẩy nhanh quy hoạch, chuẩn bị và xây dựng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật cho việc hình thành và đưa vào hoạt động các CCN, KCN, KCX nhằm thu hút đầu tư từ các khu vực kinh tế khác nhau. Hiện nay, nhu cầu về các lọai sợi vải mành, các lọai sợi như Spandex, Nylon, Polyester tại thị trường Việt Nam và các nước trong khu vực là rất lớn. Ngoài ra, từ những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, giao thông, nguyên nhiên liệu nên CÔNG TY TNHH HYOSUNG VIỆT NAM đã quyết định đầu tư nhà máy sản xuất các lọai sợi tại khu KCN Nhơn Trạch V, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Sự góp mặt của các sản phẩm dệt từ các lọai sợi trên thị trường trong nước nói chung và thị trường Đồng Nai nói riêng góp phần ổn định giá cả mặt hàng này đối với các sản phẩm ngoại nhập. Uy tín và chất lượng sản phẩm của nhà máy sẽ đóng góp một phần rất to lớn vào phong trào sử dụng hàng nội địa, chống các mặt hàng nhập lậu. Ngoài ra, dự án cũng mang lại những giá trị kinh tế xã hội to lớn không những đối với Nhà máy Công ty TNHH HYOSUNG mà còn đối với chính phủ Việt Nam, người dân và ngành công nghiệp dệt may Việt Nam. 1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ Cơ sở pháp lý để lập phương án đầu tư bao gồm: - Hợp đồng thuê đất số 46/TCT - ĐT giữa Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam (IDICO) và Công ty TNHH HYOSUNG Việt Nam; - Giấy chứng nhận đầu tư số 472043000143 (chứng nhận lần đầu) do Ban quản lý các KCN Đồng Nai cấp ngày 22 tháng 5 năm 2007; - Bản đăng ký điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ngày 19 tháng 11 năm 2007 đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư số 472043000143 (chứng nhận lần đầu) do Ban quản lý các KCN Đồng Nai cấp ngày 22 tháng 5 năm 2007; - Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số 472023000143 (chứng nhận thay đổi lần thứ hai) do Ban quản lý các KCN Đồng Nai cấp ngày 28 tháng 11 năm 2007; - Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số 472023000143 (chứng nhận thay đổi lần thứ ba) do Ban quản lý các KCN Đồng Nai cấp ngày 22 tháng 05 năm 2008; - Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số 472023000143 (chứng nhận thay đổi lần thứ tư) do Ban quản lý các KCN Đồng Nai cấp ngày 28 tháng 07 năm 2008; - Hợp đồng thu mua phế liệu số 151/TTN – HĐKT giữa Công ty TNHH HYOSUNG Việt Nam và Công ty TNHH Tân Thiên Nhiên; - Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở công trình thuộc dự án (giai đọan 1) số 1122/SXD – TĐ ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai; - Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở công trình thuộc dự án (giai đọan 2) số 1351/SXD – TĐ ngày 23 tháng 8 năm 2007 của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai; - Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở công trình thuộc dự án (giai đọan 3) số 1925/SXD – TĐ ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai; - Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở công trình thuộc dự án (giai đọan mở rộng) số 919/SXD – TĐ ngày 25 tháng 06 năm 2008 của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai; - Báo cáo khảo sát địa chất công trình Công ty TNHH HYOSUNG tháng 8 năm 2007 của Liên đòan Địa chất Thủy văn – Địa chất Công trình Miền Nam. CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG 2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất các lọai sợi thuộc KCN Nhơn Trạch V, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Vị trí nhà máy được xác định như sau: - Toạ độ địa lý: Tọa độ X = 1184198.711, Tọa độ Y = 599591.258 - Ranh giới: Toàn bộ khu đất nhà máy thuộc KCN Nhơn Trạch V trên địa bàn xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Ranh giới khu đất nhà máy như sau: + Phía Bắc giáp đường 25 C và khu đất trống ; + Phía Nam giáp với đường N3 và khu đất trống; + Phía Tây giáp với đường D1; + Phía Đông giáp đường D2 và Công ty TEXHONG VIETNAM INVESTMENT LIMITCED 2.2. ĐỊA HÌNH Đây là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng. Độ chênh lệch cao độ địa hình trong khu vực xây dựng hầu như không đáng kể. 2.3. ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH Khu vực nhà máy có kết cấu nền hiện tại trong phạm vi khảo sát tồn tại 07 lớp đất, được cấu tạo bởi các trầm tích sông cổ đã trải qua thời kì cố kết tự nhiện khá tốt, thành phần : Sét pha, sét pha lẫn sạn sỏi laterit và cát pha nằm xen kẽ nhau. Từ trên xuống, với mục đích thực hiện thiết kế xây dựng, nền công trình chia thành các lớp đất sau: - Lớp 1a: Đất san lấp – Cát pha Phân bố từ mặt đất trở xuống đến 0,3m (0,5m), dày trung bình: 0,38 m - Lớp 1: Sét pha, dẻo cứng – nửa cứng Phân bố ở độ sâu từ 0,3m (0,5m) đến 1,5m (3,0m), dày trung bình: 2,07m - Lớp 2: Sét pha lẫn sạn sỏi laterit, nửa cứng – cứng Phân bố ở độ sâu từ 1,5m (3,0m) đến 5,2m (7,5m), dày trung bình: 4,3 m - Lớp 3a: Sét pha, nửa cứng Phân bố ở độ sâu từ 5,2m (7,5m) đến 8,5m (14,5m), dày trung bình 4,39 m - Lớp 3: Sét pha, dẻo cứng – nửa cứng Phân bố ở độ sâu từ 6,7m (16,0m) đến 9,5m (17,5m), dày trung bình: 3,96 m - Lớp 4: Cát pha, chặt vừa, bão hòa nước Phân bố ở độ sâu từ 9,5m (17,5m) trở xuống, chiều dày lớp lớn hơn 10,5 m Các lớp đất đều có sức chịu tải trung bình – cao (Rtc= 1,4 – 2,2 kg/cm2), thuận lợi cho việc làm nền thiên nhiên để xây dựng công trình. Khu vực dự án có mực nước ngầm nằm khá sâu. Tính đến độ sâu khảo sát 20,0m tại các vị trí hố khoan, mực nước ngầm nằm cách mặt đất khỏang 6,8m – 7,8m (thời gian khảo sát vào mùa mưa, tháng 7/2007). Tham khảo kết quả phân tích các thành phần hóa học nước trong cùng địa tầng ở khu vực lân cận cho thấy môi trường nước không ăn mòn bê tông. 2.4. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU, THỜI TIẾT (1). Nhiệt độ không khí - Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 260C; - Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng IV: 380C; - Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng I: 220C; - Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 380C và tối thấp tuyệt đối là 170C; - Biên độ nhiệt trong mùa mưa đạt 5,5 - 80C, trong mùa khô là 5 - 120C. (2). Độ ẩm tương đối - Độ ẩm không khí trung bình hàng năm: 76,6%; - Các tháng mùa mưa có độ ẩm tương đối cao: 82 - 83%; - Các tháng mùa khô có độ ẩm tương đối thấp: 70 - 72%; - Độ ẩm cực đại tuyệt đối là 83% và cực tiểu tuyệt đối là 65,2%. (3). Số giờ nắng trong năm - Tổng giờ nắng trong năm 2.350 - 2.600 giờ, trung bình 220 giờ nắng/tháng; - Các tháng mùa khô có tổng giờ nắng khá cao, chiếm trên 60% giờ nắng/năm; - Tháng III có số giờ nắng cao nhất, khoảng 300 giờ; - Tháng VIII có số giờ nắng thấp nhất, khoảng 140 giờ. (4). Lượng mưa - Lượng mưa trung bình khoảng 1.800 mm/năm; - Lượng mưa nhỏ nhất là 1.661mm và lượng mưa cao nhất là 2.238mm; - Mưa phân bố không đều tạo nên 2 mùa mưa và khô; - Mùa mưa từ tháng V đến tháng X chiếm trên 90% lượng mưa hàng năm; - Mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau. (5). Tốc độ gió Mỗi năm có 2 mùa gió đi theo 2 mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa từ tháng V đến tháng X, gió thịnh hành theo hướng Tây - Nam. Về mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau, gió thịnh hành theo hướng Đông Đông Nam. Tốc độ gió trung bình tại khu vực đạt 1,4 - 1,7 m/s, lớn nhất là 10 - 15 m/s. Khu vực ít chịu ảnh hưởng của gió bão, song có thể xảy ra dông giật và lũ quét. 2.5. ĐIỀU KIỆN THỦY VĂN Sông Thị Vải là nguồn tiếp nhận nước thải của KCN Nhơn Trạch V và nhà máy. Sông có chiều dài 76km, bắt nguồn từ huyện Long Thành (Đồng Nai) chảy qua huyện Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu) và đổ ra Biển Đông tại Vịnh Gành Rái. Tại hạ lưu sông có một số nhánh nối với hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai. Mặc dù, diện tích lưu vực sông hẹp (khoảng 77km2), chiều dài sông nhỏ, nhưng do gần biển có biên độ thuỷ triều lớn, vịnh sâu, nên sông có chiều rộng lớn và sâu. Chiều rộng trung bình 400 - 650m, độ sâu trung bình 22m, nơi sâu nhất 60m. Lưu lượng sông cực đại pha triều rút là 3.400m3/s, lưu lượng sông cực đại pha triều lên là 2.300m3/s. Lưu lượng sông mùa mưa là 350 - 400m3/s, lưu lượng sông mùa khô là 200m3/s, thấp nhất 40 - 50m3/s. Tốc độ dòng chảy lớn nhất có thể đạt tới 1,5m/s.Lưu lượng 243m3/s, sử dụng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh. Chế độ thuỷ triều: Triều lên lúc 4 - 9 giờ sáng và 16 - 23 giờ đêm, triều xuống lúc 9 - 16 giờ và 23 - 4 giờ sáng hôm sau. Sông Thị Vải chịu tác động lớn của thuỷ triều từ biển và và đang có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng do các nguồn nước thải khác nhau. Vị trí dự án nằm ở độ cao trung bình > 20m so với mực nước sông Thị Vải, nên không chịu ảnh hưởng của hiện tượng ngập lụt do thủy triều. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC VÀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG 3.1 DANH MỤC CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 1997. - TCXD 45-78: Nền nhà và công trình-Tiêu chuẩn thiết kế. - 20TCN:1987: Kết cấu xây dựng và nền-Nguyên tắc cơ bản để thiết kế. - TCVN 356:2005 Kết cấu Bê tông và Bê tông cốt thép-Tiêu chuẩn thiết kế. - TCVN 2737 - 1995 - Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế. - TCVN 2622 - 95: Phòng cháy ,chống cháy cho nhà và công trình-Yêu cầu thiết kế. - TCVN 6160 – 1996: Phòng cháy, chữa cháy - Yêu cầu thiết kế. - TCVN 5760 – 1993: Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng. - TCVN 5738 – 2000: Hệ thống báo cháy - yêu cầu kỹ thuật. - TCVN 2760-1993: Hệ thống chữa cháy.Yêu cầu chung để thiết kế ,kắp đặt và sử dụng. - TCVN 4088-1985: Tiêu chuẩn khí hậu dùng trong xây dựng. - TCXD 5687 – 1992: Thông gió, điều tiết không khí và sưởi ấm - Tiêu chuẩn thiết kế. - TCVN 4513 - 88: Cấp nước bên trong– Tiêu chuẩn thiết kế. - TCVN 4474 -87: Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế. - 20TCN 51-84l: Hệ thống thoát nước bên ngoài-Tiêu chuẩn thiết kế. - TCXDVN 33 - 2006: Cấp nước mạng lưới đường ống và công trình-T/C thiết kế. - TCXD.51-1984: Thoát nước mạng phun bên ngoài T/C thiết kế. - TCVN 4605 – 1988: Kỹ thuật nhiệt – Kết cấu ngăn che - Tiêu chuẩn thiết kế. - TCXD 95-1983: Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng bên ngoài các công trình XD. - 11 TCN –18 và 19-84: Quy phạm trang bị điện. - TCVN 4756-1989: Quy phạm về nối đất và nối không. - TCVN 25-1991: Đặt đường dây dẫn điện trong nhà và công trình dân dụng. - TCVN 27-1991: Đặt đường dây dẫn điện trong nhà và công trình dân dụng-Tiêu chuẩn thiết kế. - 20 TCN 46:1984: Chống sét cho nhà và công trình xây dựng.Tiêu chuẩn thiết kế và thi công. - Các tài liệu,quy chuẩn,tiêu chuẩn hiện hành khác có liên quan đến công tác thiết kế,thi công ,nghiệm thu công trình. 3.2 GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH 3.2.1 Quy mô công trình (1) Các công trình chính - Nhà xưởng Tirecord - Xưởng sợi Spandex - Nhà nồi hơi - Nhà văn phòng - Căn tin (2) Các công trình phụ - Nhà bảo vệ cổng chính - Nhà bảo vệ cổng phụ - Nhà xe - Nhà xe 4 bánh - Phòng khí nén - Khu xử lý nước thải - Bể nước ngầm + nhà bơm - Khu vực hóa chất nguy hiểm - Khu vực bồn dầu - Bãi rác - Khu vực bồn chứa hóa chất - Thảm cỏ và cây xanh 3.2.2 Phướng án bố trí mặt bằng Sau khi công tác thiết kế san nền hoàn tất, giải pháp bố trí tổng mặt bằng sao cho phù hợp với địa hình, bảo đảm thông thoáng, hợp lý ngăn cách bằng các đường giao thông nội bộ chính của khu đất dự án sẽ được triển khai cụ thể như sau: - Khu vực văn phòng trụ sở chính, khu nhà khách, nhà chuyên gia, khu nhà để xe được bố trí chạy dọc theo tuyến đường nhựa hướng Đông khu đất. Khu vực này được bố trí mật độ cây xanh chủ yếu; - Các phân xưởng dệt được bố trí tại trung tâm khu đất được phân cách bởi các tuyến đường nội bộ. Xung quanh các nhà xưởng dệt được bố trí dải cây xanh, thảm cỏ dọc theo các tuyến đường nội bộ; - Khu vực các công trình phụ trợ như cung cấp hơi, hồ chứa nước sản xuất, PCCC, khu vực chứa nhiên liệu (dầu FO), khu xử lý nước thải, khí thải lò hơi được bố trí khu vực phía Nam của khu đất. 3.3 GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG 3.3.1. Phương án kiến trúc xây dựng Giải pháp kiến trúc xây dựng chính cho các hạng mục công trình cơ bản của dự án là móng cột bê tông cốt thép (BTCT), hệ khung thép nhà tiền chế lắp ghép, mái lợp tole, nền bê tông và tường bao che xây gạch. Trong đó, nhà văn phòng được áp dụng giải pháp kết cấu chịu lực bê tông cốt thép đảm bảo khả năng an toàn đối với khu vực. 3.3.2. Hệ thống giao thông Đường giao thông phục vụ cung cấp nguyên vật liệu và vận chuyển sản phẩm được sử dụng là hai trục đường chính 319B, đường 25 C và hệ thống giao thông nội bộ KCN. Trục đường 319 B là trục đường chính của KCN Nhơn Trạch, hướng Bắc Nam, đi dọc ranh phía đông của Khu đất. Mặt đường hiện hữu là 12m, kết cấu bê tông nhựa. Dự kiến quy hoạch có lộ giới 61m, tốc độ thiết kế 60km/h. Trục đường 25 C là trục đường chính của KCN Nhơn Trạch, hướng Đông Tây, đi dọc phía Bắc của Khu đất. Dự kiến quy hoạch có lộ giới 61m, tốc độ thiết kế 60km/h. Đường nội bộ chính - phụ của nhà máy: tốc độ thiết kế 20 km/h có kết cấu đường là bê tông nhựa chất lượng cao. Ngoài ra, trên khu vực dự án còn có một số sân đường bê tông dùng cho đi bộ giữa các thảm cỏ. 3.3.3. Hệ thống cấp nước Nhà máy lấy nguồn nước từ Nhà máy nước ngầm KCN Nhơn Trạch 1 do Công ty Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp vận hành. Theo thiết kế nhà máy nước ngầm có công suất 15.000 m3/ ngày đêm. Trong đó ước tính khỏang 5.000 m3/ ngày đêm sử dụng cho Khu công nghiệp Nhơn Trạch I và phần còn lại sử dụng cho Khu công nghiệp Nhơn Trạch V được phân phối bởi các tuyến ống ( 400, ( 300. Điểm lấy nước ở phía điểm đầu của dự án cách mốc LHS1 về phía N2 là 10 m, cách hàng rào nhà máy là 2 m, thông qua đường ống cấp nước ( 300 của Khu công nghiệp Nhơn Trạch V. Nhu cầu sử dụng được cung cấp tối đa là 500 m3/ngày. 3.3.4. Hệ thống thoát nước mưa Nước mưa chảy tràn từ mái nhà sẽ theo các ống đứng PVC nhờ các lỗ thu và các quả cầu chắn rác, thoát vào mương thu nước mưa bằng ống nhựa PVC được bố trí dọc các tuyến đường nội bộ trong khu đất nhà máy. Nước mưa từ mương thu nước chảy về các hố ga tập trung có miệng thu nước mưa sân đường nội bộ, và thoát vào hệ thống thoát nước chung của KCN chảy ra nguồn tiếp nhận là rạch Bà Ký và ra sông Thị Vải. 3.3.5. Hệ thống thoát nước bẩn 1). Nước thải sản xuất Nước thải sản xuất phát sinh do quá trình dệt và giặt sợi, vệ sinh nhà máy, lò hơi,… được thu gom qua các hố ga sau đó được dẫn về trạm xử lý nước thải cục bộ của nhà máy để xử lý đạt tiêu chuẩn quy định của KCN Nhơn Trạch V.. Nước thải của nhà máy phải đảm bảo tiêu chuẩn cột B của TCVN 5945-2005 mới được thải vào hệ thống cống thải chung của KCN Nhơn Trạch V trước khi thải ra Rạch Bà Ký – sông Thị Vải 2). Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh họat là nước thải từ quá trình sinh họat (vệ sinh, tắm, rửa…) của cán bộ công nhân viên. Khi dự án đi vào họat động ổn định thì số lượng công nhân viên làm việc khỏang 1.800 người. Theo tiêu chuẩn xây dựng, định mức nước cấp sinh hoạt là 120 lít/người.ngày. Định mức phát sinh nước thải sinh hoạt là 100 lít/người/ngày (tương đương khoảng 80% nước cấp). Lượng nước phục vụ cho sinh họat khỏang 216 m3/ngày đêm, lượng nước thải sinh họat ước tính khỏang 180 m3/ngày đêm . Nước thải sinh hoạt của công nhân được thu gom về bể tự hoại để xử lý sơ bộ, sau đó thoát ra các hố ga. Nước thải từ các hố ga được đấu nối vào hệ thống thoát nước thải dẫn chuyển đến Trạm xử lý nước thải xưởng Tire Cord của nhà máy. 3.3.6. Hệ thống cấp điện Hiện nay, các nhà máy trong Khu Công nghiệp Nhơn Trạch V sử dụng nguồn điện 22 KV lấy từ trạm biến áp 110/22KV – 103MVA Tuy Hạ tại Khu Công nghiệp Nhơn Trạch I. Nhu cầu sử dụng điện của nhà máy 10.000 KVA/năm. 3.3.7. Hệ thống thông tin liên lạc Hệ thống thông tin liên lạc của nhà máy sẽ được Bưu điện tỉnh Đồng Nai đầu tư khai thác đường dây thông qua tổng đài điện tử Đồng Nai để phục vụ đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trong quá trinh hoạt động và sản xuất. 3.3.8. Thảm cỏ, cây xanh Để cải thiện môi trường và tạo cảnh quan đẹp, dự án dự kiến diện tích thảm cỏ, cây xanh khoảng 62.000 m2 (chiếm 15,01 % tổng diện tích nhà máy). Thảm cỏ được bố trí dọc theo các tuyến đường nội bộ ngăn cách giữa các nhà máy, khu văn phòng, khu phụ trợ nhằm tạo vành đai hạn chế sự tác động giữa các khu chức năng. CHƯƠNG 4: NỘI DUNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ 4.1. ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ 4.1.1. Tên dự án: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT SỢI VẢI MÀNH VÀ CÁC LỌAI SỢI NHƯ SPANDEX, NYLON, POLYESTER (KHÔNG CÓ CÔNG ĐOẠN NHUỘM) VỚI QUY MÔ 2.000 TẤN/THÁNG TẠI KCN NHƠN TRẠCH V, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI 4.1.2. Tên cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án: CÔNG TY TNHH HYOSUNG VIỆT NAM, tên giao dịch HYOSUNG VIETNAM CO., LTD 4.1.3. Địa chỉ liên hệ của cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án: Đường N2, KCN Nhơn Trạch 5, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai   Điện thoại : 0613.692.291 Fax : 0613.569299   4.1.4. Người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án: - Ông : Lee Doo Ha - Chức vụ: Tổng Giám đốc Ngành nghề kinh doanh: sản xuất các loại sợi vải. 4.2. NỘI DUNG ĐẦU TƯ 4.2.1 Các c
Luận văn liên quan