Ngành dịch vụ taxi hiện là một trong những ngành có khả năng tăng trưởng khả quan nhất
trong tình hình kinh tế vĩ mô trong nước hiện tại. Chúng tôi ước tính thị trường taxi sẽ tăng
trưởng ổn định đặc biệt là ở những thành phố lớn do:
(1) Lưu lượng hành khách sử dụng giao thông đường bộ tăng khá đều với tốc độ
trung bình ở mức 9%/năm xuất phát từ nhu cầu đi lại của người dân cũng như sự
gia tăng của lượng hành khách quốc tế tới Việt Nam. Hơn nữa, các chỉ số tăng
trưởng về lưu lượng đường bộ và số lượng khách quốc tế trong 5 tháng đầu năm
2006 đã có sự bứt phá mạnh mẽ so với 2005. Do vậy, chúng tôi tin rằng dịch vụ
taxi sẽ tăng trưởng nhanh hơn do thị trường vận tải, tăng trưởng mạnh cả về quy
mô (lưu lượng giao thông) và số hành khách
21 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án: Đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oCÔNG TY TAXI VIỆT NAM (VINATAXI)
----------- ----------
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHẢ THI
DỰ ÁN ĐẦU TƯ HỆ THỐNG
ĐỊNH VỊ TẠI VINATAXI
Địa điểm hoạt động : Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Đơn vị đề xuất : Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)
Đơn vị thực hiện : Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi)
Đơn vị đầu tư : Tập đoàn ComfortDelGro (Singapore)
Tp.Hồ Chí Minh - Tháng 5 năm 2006
CÔNG TY TAXI VIỆT NAM (VINATAXI)
----------- ----------
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHẢ THI
DỰ ÁN ĐẦU TƯ HỆ THỐNG
ĐỊNH VỊ TẠI VINATAXI
ĐƠN VỊ ĐỀ XUẤT DỰ ÁN
CÔNG TY TAXI VIỆT NAM
(VINATAXI)
(Tổng Giám đốc)
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH
(Phó Tổng Giám đốc)
CHIA CHUEN HUEI NGUYỄN BÌNH MINH
Tp.Hồ Chí Minh - Tháng 5 năm 2006
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi
Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi) Trang i
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN VÀ CHỦ ĐẦU TƯ ...................................................................1
1.1. Giới thiệu về dự án ....................................................................................................................... 1
1.2. Các đơn vị chịu trách nhiệm về dự án ......................................................................................... 1
1.3. Căn cứ pháp lý ............................................................................................................................. 2
CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN ..................................................................................3
2.1. Nhu cầu sử dụng Taxi hiện nay ................................................................................................... 3
2.2. Những khó khăn trong hoạt động quản lý điều hành hệ thống Taxi ............................................ 4
2.3. Giải pháp GPS trong quản lý xe taxi ........................................................................................... 5
2.3.1. Tính năng của công nghệ GPS ............................................................................................5
2.3.2. Cấu trúc hệ thống ................................................................................................................5
2.4. Tình hình ứng dụng công nghệ GPS trong quản lý taxi tại Việt Nam ......................................... 8
2.5. Kết luận sự cần thiết đầu tư ......................................................................................................... 8
CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN .........................................................................................................9
3.1. Danh mục máy móc thiết bị cần đầu tư ....................................................................................... 9
3.2. Tiến độ thực hiện dự án ............................................................................................................... 9
CHƯƠNG IV: HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH KHI ĐẦU TƯ HỆ THỐNG GPS .........................................11
4.1. Giá trị đầu tư .............................................................................................................................. 11
4.1.1. Giá trị đầu tư .....................................................................................................................11
4.2. Nguồn vốn thực hiện dự án ........................................................................................................ 11
4.2.1. Tiến độ thực hiện dự án ....................................................................................................11
4.2.2. Nguồn vốn thực hiện dự án ...............................................................................................11
4.3. Hiệu quả tài chính dự án ............................................................................................................ 11
4.3.1. Lợi ích đạt được khi đầu tư hệ thống GPS ........................................................................11
4.3.2. Báo cáo lãi lỗ trong hoạt động .......................................................................................... 14
4.3.3.Báo cáo ngân lưu ...............................................................................................................15
4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội dự án ..................................................................................... 17
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN .....................................................................................................................18
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi
Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi) Trang 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN VÀ CHỦ ĐẦU TƯ
1.1. Giới thiệu về dự án
Tên dự án : Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi
Địa bàn hoạt động : Thành phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu dự án : Đầu tư hệ thống định vị GPS vào việc quản lý hoạt động kinh
doanh tại Vinataxi từ đó nhằm:
+ Giảm chi phí nhân sự
+ Hỗ trợ quản lý chuyên nghiệp
+ Chống thất thoát doanh thu
+ Hỗ trợ điều hành
+ Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng
+ Nâng cao ý thức của lái xe.
Hình thức đầu tư : Tập đoàn ComfortDelGro (Singapore) đầu tư 100% vốn
Hình thức quản lý : Thông qua Ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập
Giá trị đầu tư GPS : 4,818,848,000 đồng (tương đương 372,975S$)
Hiệu quả tài chính : NPV = 1,182,125,000 đồng > 0; IRR = 25% >> re = 18%
Dự án mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư.
Tiến độ thực hiện : Dự án được triển khai từ tháng 8 năm 2006 và đưa vào sử
dụng đầu năm 2007, dự kiến sẽ hoàn thiện dần trong năm 2008.
1.2. Các đơn vị chịu trách nhiệm về dự án
Đơn vị đầu tư : Tập đoàn ComfortDelGro (Singapore)
Đơn vị đề xuất : Công ty Taxi Việt Nam (Vina Taxi)
Đơn vị thực hiện : Công ty Taxi Việt Nam (Vina Taxi)
Vina Taxi là liên doanh giữa Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải
(Tracodi) và ComfortDelGro (Singapore), được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số
411022000346 ngày 24/10/2008
Tên tiếng Anh: VIETNAM TAXI CO., LTD.
Tên giao dịch: VINATAXI
Địa chỉ: Khu công nghiệp Tân Bình, Đường số 4, Lô 4-15B, phường Tây Thạnh, quận Tân
Phú, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84 8) 38155152 - 38155153
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi
Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi) Trang 2
Fax: (84 8) 38155158
Có lợi thế cạnh tranh nổi bật khi có đội ngũ tài xế giàu kinh nghiệm, quản lý chi phí hiệu
quả và đạt hiệu quả kinh tế từ lợi thế về quy mô. Do đó, Vinataxi được kỳ vọng sẽ tiếp tục giữ
được vị thế nhà cung cấp dịch vụ taxi được yêu thích nhất, đặc biệt là ở khu vực phía Nam.
Như vậy, chúng tôi tin rằng Vinataxi sẽ có tốc độ tăng trưởng doanh thu ổn định, hiệu quả sử
dụng vốn tăng.
1.3. Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Luật giao thông đường bộ;
- Công văn số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 về ban hành chế độ quản
lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi
Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi) Trang 3
CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN
2.1. Nhu cầu sử dụng Taxi hiện nay
Ngành dịch vụ taxi hiện là một trong những ngành có khả năng tăng trưởng khả quan nhất
trong tình hình kinh tế vĩ mô trong nước hiện tại. Chúng tôi ước tính thị trường taxi sẽ tăng
trưởng ổn định đặc biệt là ở những thành phố lớn do:
(1) Lưu lượng hành khách sử dụng giao thông đường bộ tăng khá đều với tốc độ
trung bình ở mức 9%/năm xuất phát từ nhu cầu đi lại của người dân cũng như sự
gia tăng của lượng hành khách quốc tế tới Việt Nam. Hơn nữa, các chỉ số tăng
trưởng về lưu lượng đường bộ và số lượng khách quốc tế trong 5 tháng đầu năm
2006 đã có sự bứt phá mạnh mẽ so với 2005. Do vậy, chúng tôi tin rằng dịch vụ
taxi sẽ tăng trưởng nhanh hơn do thị trường vận tải, tăng trưởng mạnh cả về quy
mô (lưu lượng giao thông) và số hành khách.
(2)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
(2) Thu nhập của người dân tăng lên, việc đi lại trong mùa mưa và sự phát triển chưa đủ
mạnh của các phương tiện giao thông công cộng khác như xe buýt, xe ôm khiến người dân
hướng đến sử dụng dịch vụ taxi nhiều hơn vì những dịch vụ và tiện ích của nó.
Tóm lại, ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân được nâng cao về
vật chất lẫn tinh thần. Nhu cầu ăn, mặc, thẩm mỹ, kể cả các phương tiện đi lại của người dân
ngày càng được chú trọng. Bên cạnh việc xuất hiện những chiếc xe máy, xe hơi, xe buýt là
phương tiện đi lại chủ yếu của người dân thì nhu cầu sử dụng taxi ngày nay trở nên phổ biến.
Nhu cầu sử dụng phương tiện taxi cũng giữ một vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày vì
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi
Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi) Trang 4
taxi là phương tiện giao thông tiện lợi, nhanh chóng, nó giúp ta tiết kiệm được thời gian và an
toàn.
2.2. Những khó khăn trong hoạt động quản lý điều hành hệ thống Taxi
Hiện nay các công ty taxi thực hiện công việc điều hành chủ yếu theo cách thủ công:
khách hàng gọi điện đến điện thoại viên, thông tin sẽ được ghi nhận vào giấy, sau đó chuyển
đến bộ phận tổng đài sẽ tung lên bộ đàm để cho các xe nhận. Song song đó với số lượng lớn về
người và xe, việc điều hành – quản lý cũng như giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan
gặp rất nhiều khó khăn, có thể kể đến những khó khăn sau:
(1) Điều xe tại tổng đài:
- Việc điều xe chủ yếu dựa vào bộ đàm, do không xác định được vị trí của xe nên nhân
viên Tổng đài phải phụ thuộc hoàn toàn vào phản hồi của tài xế khi đi và đến điểm. Nhiều tài
xế cố tình báo sai số xe, báo tầm xa hoặc không báo về cho Tổng đài.
- Tại các điểm xếp tài truyền thống, các tài xế tự quản thứ tự tài dẫn đến tình trạng độc
quyền, lựa chọn điểm, lựa chọn khách, ép khách đi theo giá thỏa thuận không qua đồng hồ.
- Ngoài ra, khi khu vực xếp tài hết xe, nhân viên Tổng đài không biết trước được nên
không thể chủ động gọi xe về hoặc phản hồi cho khách hàng khi họ gọi xe dẫn đến việc khách
phải gọi lại nhiều lần để nhắc xe.
(2) Giải quyết khiếu nại và mất đồ của khách hàng:
- Việc điều tra, kiểm tra các thông tin để phản hồi cho khách hàng chủ yếu dựa vào việc
thông báo trên bộ đàm để tài xế tự giác báo về.
- Nhân viên giải quyết các khiếu nại chủ yếu dựa vào kinh nghiệm vì vậy các phản hồi cho
khách hàng đều không có tính thuyết phục cao, dẫn đến nhiều khiếu nại sau đó.
- Tỉ lệ giải quyết thành công các trường hợp mất đồ hoặc khiếu nại của khách hàng rất
thấp (<50%).
(3) Khoanh ca kinh doanh cho tài xế:
- Việc khoanh ca rất khó khăn, không chính xác và thiếu khách quan vì việc xác nhận thời
gian ngưng kinh doanh chủ yếu phụ thuộc vào việc báo cáo của tài xế và ghi nhận của một số
nhân viên.
- Nhiều tài xế và nhân viên lợi dụng việc này để trục lợi gây thiệt hại cho công ty.
(4) Thu hồi xe thiếu nợ doanh thu:
- Nhân viên đi thu hồi xe thiếu nợ doanh thu rất khó khăn, mất nhiều thời gian vì không
thể biết được xe đang ở đâu.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi
Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi) Trang 5
- Tài xế thiếu nợ doanh thu thì tìm mọi cách để lẩn trốn như: tự thay đổi số thứ tự tài hoặc
mang xe đi dấu ở nhiều nơi.
(5) Phát hành hoá đơn VAT cho khách hàng và giải quyết khiếu nại của khách thẻ
- Nhiều tài xế thông đồng với khách hàng trong việc xin cấp hoá đơn VAT bằng cách báo
đi tỉnh nhưng thực chất là không đi.
- Một số tài xế khác thì hợp tác với người sử dụng thẻ taxi để cà thẻ khống.
2.3. Giải pháp GPS trong quản lý xe taxi
2.3.1. Tính năng của công nghệ GPS
Việc ứng dụng công nghệ GPS trong các bài toán quản lý phương tiện giao thông đang trở
nên phổ biến trên thế giới và đây là một dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao dựa trên công
nghệ viễn thông, công nghệ thông tin, nền tảng hệ thống thông tin địa lý (GIS). Ngày nay nó
được áp dụng phổ biến trong ngành vận tải trên toàn thế giới. Việc sử dụng ứng dụng này
nhằm giám sát, theo dõi và quản lý xe nhằm tăng hiệu quả sử dụng cũng như tiết kiệm các chi
phí không cần có.
Hệ thống cung cấp các tính năng chính như sau:
Giám sát, theo dõi thông số vận tốc, hướng di chuyển, trạng thái tắt mở máy
Theo dõi và mô phỏng lại lộ trình di chuyển của xe
Thống kê quãng đường, thời gian sử dụng, ước tính nhiên liệu tiêu hao
Cảnh báo vượt quá tốc độ, di chuyển ra ngoài khu vực hoặc tuyến đường cho phép.
2.3.2. Cấu trúc hệ thống
Hệ thống gồm 04 thành phần chính:
Server điều phối xe: nằm trên Cloud server. Hệ thống này dùng chung cho các doanh
nghiệp taxi.
Call center server: hệ thống server lưu trữ dữ liệu khách hàng và luật điều phối xe. Mỗi
công ty taxi sẽ có server riêng.
Phần mềm điều xe: mỗi nhân viên điều xe sẽ có một phần mềm điều phối xe riêng.
Thiết bị gắn trong xe taxi: mỗi taxi có một thiết bị GPS có màn hình gắn trong xe giúp
xác định vị trí xe và thông tin liên lạc giữa trung tâm với tài xế.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi
Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi) Trang 6
Hình: Cấu trúc hệ thống quản lý taxi bằng công nghệ GPS
Các bước điều xe
1. Khách hàng gọi điện thoại đến tổng đài taxi yêu cầu xe.
2. Phần mềm của điều phối viên sử dụng sẽ gởi địa chỉ khách hàng đang chờ xe cho máy
chủ điều phối.
3. Máy chủ tìm kiếm những xe gần khách hàng nhất và gởi thông báo đón khách (luật điều
phối xe được cấu hình riêng theo yêu cầu của khách hàng).
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi
Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi) Trang 7
4. Khi tài xế taxi xác nhận trên máy là chấp nhận đồng ý đi đón khách, thông tin này sẽ
được chuyển về cho điều phối viên.
5. Điều phối viên sẽ thông báo cho khách hàng biết xe số mấy, trong khoảng thời gian bao
lâu sẽ đến đón.
6. Tài xế sẽ thông báo tình trạng như đang trên đường đi đón, đã đến nơi, đã đón khách,
khách đã xuống xe để tổng đài có thể nắm được tình trạng xe.
Ưu điểm của hệ thống
So với phương pháp cũ là dùng bộ đàm, hệ thống mới có các ưu điểm sau:
+ Với điều xe tại tổng đài:
- Tổng đài xác định được vị trí của xe trên bản đồ, thấy được đoạn đường xe di chuyển,
thấy được tình trạng của xe (xe không khách hoặc có khách) nên việc điều xe có hiệu quả hơn
nhiều. Nhân viên Tổng đài có thể chủ động gọi điện thoại hoặc bộ đàm yêu cầu tài xế đi điểm,
hướng dẫn đường cho tài xế đến điểm sau đó phản hồi cho khách hàng về số xe đang đi, thời
gian xe đến và yêu cầu khách chờ.
- Khi xếp tài định vị, thứ tự tài là do hệ thống tự động cập nhật, tài xế buộc phải nhận
khách theo đúng thứ tự tài đã xếp, không được lựa chọn hay từ chối phục vụ khách. Song song
đó, hệ thống giúp chấm dứt tình trạng độc quyền, cho phép một tài xế có thể đăng ký xếp tài ở
nhiều khu vực.
- Thông qua bảng xếp tài định vị, Tổng đài quản lý các khu vực xếp tài tốt hơn như: biết
được số luợng xe của từng khu vực, hết xe hay còn nhiều xe, loại xe (4 hay 7 chỗ, xe mới hay
cũ), số xe và tình trạng xe sau khi nhận điểm (có bấm đồng hồ hay chưa)từ đó nhân viên chủ
động thông báo cho tài xế đưa xe về xếp tài ở những khu vực hết xe, giúp xe phân bố đều hơn,
phục vụ khách hàng tốt hơn, giảm đáng kể việc khách hàng phải gọi lại để nhắc xe nhiều lần.
+ Với việc giải quyết khiếu nại và mất đồ của khách hàng
- Các cuốc xe điều bằng định vị đều hiển thị số xe, thời gian và đoạn đường khách đi nên
hầu hết tài xế đều có trách nhiệm hơn với cuốc xe của mình. Nhiều tài xế chủ động quay lại trả
đồ cho khách hoặc tự giác thông báo về Tổng Đài khi phát hiện đồ để quên của khách.
- Với các cuốc xe không điều bằng định vị, nhân viên vẫn có thể tìm ra số xe và kiểm tra
các thông tin cần thiết để xử lý thông qua các công cụ tìm kiếm, hỗ trợ của hệ thống định vị.
+ Với việc khoanh ca kinh doanh cho tài xế
- Nhân viên có thể dễ dàng kiểm tra và xác nhận thời gian ngưng kinh doanh của xe một
cách chính xác và khách quan.
- Hạn chế được nhiều tiêu cực và giảm thiểu đáng kể tổng số ca khoanh nợ.
+ Thu hồi xe thiếu nợ doanh thu
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi
Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi) Trang 8
- Vị trí của xe thể hiện rõ trên bản đồ định vị do đó nhân viên dễ dàng đến thu hồi xe về.
- Với các xe cố tình tắt định vị tại thời điểm thiếu nợ, nhân viên vẫn có thể tìm ra vị trí tài
xế thường đậu xe trước đây thông qua các công cụ tìm kiếm, hỗ trợ của hệ thống định vị.
+ Phát hành hoá đơn VAT cho khách hàng và giải quyết khiếu nại của Khách thẻ:
- Nhân viên Phòng Thẻ có thể kiểm tra tính xác thực của các cuốc xe thông qua việc kiểm
tra lộ trình của xe tại thời điểm ghi trên biên lai.
- Ngăn chặn được nhiều vi phạm và gian lận của tài xế cũng như khách hàng.
2.4. Tình hình ứng dụng công nghệ GPS trong quản lý taxi tại Việt Nam
Trên thế giới, thiết bị định vị GPS đã được ứng dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực,
đặc biệt đối với ngành giao thông vận tải; tuy nhiên tại Việt Nam, dịch vụ định vị chỉ mới bắt
đầu được khai thác với một số ứng dụng đơn giản nhất và hiện nay trên thị trường taxi cả
nước, chưa có một doanh nghiệp nào ứng dụng công nghệ GPS vào việc quản lý và điều hành.
Ứng dụng GPS là điều cần thiết cho các hoạt động vận tải. Để phát triển hệ thống giao
thông công cộng, Nhà nước cần có sự đầu tư tập trung cho giải pháp này vì hiệu quả đạt được
sẽ vô cùng to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế. Nếu để các đơn vị tư nhân tham gia hoặc tự
ứng dụng sẽ khó và chậm vì chi phí đầu tư cho hệ thống điều hành khá lớn.
2.5. Kết luận sự cần thiết đầu tư
Như phía trên chúng tôi đã phân tích, nhu cầu sử dụng taxi của người dân Việt Nam ngày
càng tăng và đó là cơ hội cho sự phát triển của Vinataxi cũng như các doanh nghiệp taxi khác
trong cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động hầu như tất cả các doanh nghiệp taxi đều
xuất hiện những bất cập cũng như khó khăn trong quản lý và điều hành.
Nhận thấy những lợi ích mà công nghệ GPS đem lại, Vinataxi quyết định đề xuất Tập
đoàn ComfortDelGro (Singapore) đầu tư hệ thống định vị này vào việc quản lý, điều hành tại
Vinataxi. Công nghệ GPS sẽ giúp Vinataxi:
+ Giảm chi phí nhân sự
+ Hỗ trợ quản lý chuyên nghiệp
+ Chống thất thoát doanh thu
+ Hỗ trợ điều hành
+ Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng
+ Nâng cao ý thức của lái xe.
Tóm lại, nếu đầu tư ngay bây giờ, Vinataxi sẽ là đơn vị kinh doanh taxi đầu tiên ở Việt
Nam ứng dụng công nghệ GPS vào quản lý và đây sẽ là lợi thế cạnh tranh của Vinataxi so
với các đối thủ trên thị trường. Do đó, Vinataxi khẳng định việc đầu tư hệ thống định vị tại
Vinataxi là một sự đầu tư cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư hệ thống định vị tại Vinataxi
Chủ đầu tư: Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi) Trang 9
CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN
3.1. Danh mục máy móc thiết bị cần đầu tư
STT Mô tả Số lượng
1 Bản đồ giao thông TP.HCM 1
2 Advance Tech 48 pin universes program & adaptor 1
3 Oracle Database Standard Edition 5
4 HP-UX server 1
5 Citrix presentation server 1
6 GPS Receiver 1
7 MDT/MCU & accessories 1000
8 PC 6
9 GPRS modem & GPS antenna 950
10 HP SQL sever 1
11 Lan Swich 1
12 UPS (bộ lưu trữ điện dự phòng) 2
13 Firewall (tường lửa) 1
14 Rack & accessoies 1
3.2. Tiến độ thực hiện dự án
Dự án được triển khai từ tháng 8 năm 2006 và đưa vào sử dụng đầu năm 2007, dự kiến sẽ
hoàn thiện dần trong năm 2008.
Hạng mục công việc Năm 2006
Năm
2007
T8 T9 T10 T11 T12 T1
1 Kiểm định và kiểm tra hệ thống GPS và kết nối x x x
2 Thiết lập mạng