- Tên dự án : Đầu tư khu dịch vụ du lịch Đỉnh Hương
- Địa điểm xây dựng :Vụng Cặp Táo - Trên Vịnh Hạ Long.
- Diện tích đầu tư :3.500 m²
- Mục tiêu đầu tư :Xây dựng dự án khu thăm quan, vui chơi giải trí, mua hải sản địa phương và các sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh.
- Mục đích đầu tư :
Tạo ra sản phẩm du lịch mới trên vịnh Hạ Long.
Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên vịnh Hạ Long.
Quản lý tốt các hộ cá thể kinh doanh dự án, lồng bè trên vịnh Hạ Long tránh việc tranh giành, lừa đảo khách du lịch nhằm hướng tới du lịch lành mạnh.
Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên vịnh Hạ Long.
Tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động.
- Hình thức đầu tư : Dự án được thực hiện theo mô hình xã hội hóa đầu tư; hình thức đầu tư BOO (Xây dựng – sở hữu – kinh doanh).
- Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.
- Vòng đời dự án : 50 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động (Tính toán hiệu quả tài chính cho 10 năm đầu tiên hoạt động)
- Tổng mức đầu tư :29,677,400,000đồng
+ Vốn tự có là : 11,870,960,000 đồng chiếm 40%.
+ Vốn vay ngân hàng :17,806,440,000 đồng chiếm tỷ lệ 60%(Nguồn vốn vay này dự kiến vay trong thời gian 7 năm với lãi suất dự kiến là 10%/năm. Thời gian ân hạn gốc là 12 tháng).
- Tiến độ đầu tư :
+ Năm 2015 : Hoàn thiện hồ sơ dự án
+ Năm 2016: Đầu tư, xây dựng trên diện tích 3.500 m2
+ Cuối năm 2016: Dự án chính thức đi vào hoạt động
38 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án đầu tư khu dịch vụ du lịch Đỉnh Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐƠN VỊ TƯ VẤN:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
Quảng Ninh - 12/2015
CHỦ ĐẦU TƯ:
THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU DỊCH VỤ DU LỊCH ĐỈNH HƯƠNG
ĐƠN VỊ TƯ VẤN:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
THUYẾT MINH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ KHU DỊCH VỤ DU LỊCH ĐỈNH HƯƠNG
Địa điểm đầu tư:
Quảng Ninh, Tháng 12/2015
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH
(Tổng Giám đốc)
NGUYỄN VĂN MAI
MỤC LỤC
TÓM TẮT DỰ ÁN
Giới thiệu chủ đầu tư
Tên công ty :
Giấy chứng nhận đăng ký DN :
Địa chỉ trụ sở:
Đại diện theo pháp luật: Chức vụ:
Ngành nghề kinh doanh:
Mô tả sơ bộ thông tin dự án
Tên dự án : Đầu tư khu dịch vụ du lịch Đỉnh Hương
Địa điểm xây dựng :Vụng Cặp Táo - Trên Vịnh Hạ Long.
Diện tích đầu tư :3.500 m²
Mục tiêu đầu tư :Xây dựng dự án khu thăm quan, vui chơi giải trí, mua hải sản địa phương và các sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh.
Mục đích đầu tư :
Tạo ra sản phẩm du lịch mới trên vịnh Hạ Long.
Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên vịnh Hạ Long.
Quản lý tốt các hộ cá thể kinh doanh dự án, lồng bè trên vịnh Hạ Long tránh việc tranh giành, lừa đảo khách du lịch nhằm hướng tới du lịch lành mạnh.
Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên vịnh Hạ Long.
Tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động.
Hình thức đầu tư : Dự án được thực hiện theo mô hình xã hội hóa đầu tư; hình thức đầu tư BOO (Xây dựng – sở hữu – kinh doanh).
Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.
Vòng đời dự án : 50 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động (Tính toán hiệu quả tài chính cho 10 năm đầu tiên hoạt động)
Tổng mức đầu tư :29,677,400,000đồng
+ Vốn tự có là : 11,870,960,000 đồng chiếm 40%.
+ Vốn vay ngân hàng :17,806,440,000 đồng chiếm tỷ lệ 60%(Nguồn vốn vay này dự kiến vay trong thời gian 7 năm với lãi suất dự kiến là 10%/năm. Thời gian ân hạn gốc là 12 tháng).
Tiến độ đầu tư :
+ Năm 2015 : Hoàn thiện hồ sơ dự án
+ Năm 2016: Đầu tư, xây dựng trên diện tích 3.500 m2
+ Cuối năm 2016: Dự án chính thức đi vào hoạt động
CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
Căn cứ pháp lý
Báo cáo đầu tư được lập dựa trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau:
Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Thông tư 02/2015/TT-BTNMT Quy định chi tiết một số điều của nghị định số 43/2014/NĐ-CP và nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 về đất đai của chính phủ;
Luật đầu tư số 67/2014/QH1 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 và Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng;
Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế;
Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường ngày 18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Quyết định 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài Nguyện và Môi Trường về việc áp dụng 5 Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường và bãi bỏ áp dụng một số tiêu chuẩn đã quy định theo QĐ số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ KHCNMT;
Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;
Các tiêu chuẩn Việt Nam
Dự án Đầu tư khu dịch vụ du lịch Đỉnh Hương của Công ty được thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCXD 229-1999: Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995;
TCVN 375-2006: Thiết kế công trình chống động đất;
TCXD 45-1978: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
TCVN 5760-1993: Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
TCVN 5738-2001: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 2622-1995: PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế;
TCVN-62:1995: Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;
TCVN 6160 – 1996: Yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);
TCVN 4760-1993: Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
TCXD 33-1985: Cấp nước - mạng lưới bên ngoài; công trình - tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 5576-1991: Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
TCXD 51-1984: Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCXD 188-1996: Nước thải đô thị -Tiêu chuẩn thải;
TCVN 4474-1987: Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;
TCVN 4473:1988: Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;
TCVN 5673:1992: Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;
TCVN 4513-1998: Cấp nước trong nhà;
TCVN 6772: Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;
TCVN 188-1996: Tiêu chuẩn nước thải đô thị;
TCVN 5502: Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt;
TCVN 5687-1992: Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm;
TCXDVN 175:2005: Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;
11TCN 19-84: Đường dây điện;
11TCN 21-84: Thiết bị phân phối và trạm biến thế;
TCVN 5828-1994: Đèn điện chiếu sáng đường phố - Yêu cầu kỹ thuật chung;
TCXD 95-1983: Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng;
TCXD 25-1991: Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;
TCXD 27-1991: Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;
TCVN-46-89: Chống sét cho các công trình xây dựng;
EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam).
2.2 Giới thiệu tỉnh Quảng Ninh và Vịnh Hạ Long
2.2.1Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải, hơn 80% đất đai là đồi núi. Vịnh Hạ Long có hơn 2000 hòn đảo lớn nhỏ.
Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc - tây nam. Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.330 m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166 m) ở phía bắc huyện Tiên Yên. Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị xã Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ.
Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái. ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp. Đó là vùng nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo Hà Nam), đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh.
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú.
Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát trắng táp lên từ sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...)
Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn.
Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn ... có đặc trưng của khí hậu đại dương.
Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất.
Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú.
Ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mưa, mùa đông lạnh với mùa khô.
Về nhiệt độ: được xác định có mùa đông lạnh, nhiệt độ không khí trung bình ổn định dưới 20oC. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC.
Về mưa: theo quy ước chung, thời kỳ có lượng mưa ổn định trên 100 mm là mùa mưa; còn mùa khô là mùa có lượng mưa tháng ổn định dưới 100 mm.
Hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ninh bao gồm: giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, giao thông đường biển, giao thông đường sắt và các cảng hàng không hiện đại quy mô sắp được triển khai xây dựng.
2.2.2. Tình hình kinh tế xã hội Tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có nhiều Khu kinh tế , Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2010, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 7 ở Việt Nam
Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản,(Về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 90%.) nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tôn vinh. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ... thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh. Quảng Ninh được xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển , cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,... tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư; Là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Quảng Ninh xếp thứ 5 cả nước về thu ngân sách nhà nước (2011) sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu và Hải Phòng.[2] Tính đến hết năm 2011 GDP đầu người đạt 2264 USD/năm.[3] (Hạ Long 3063 USD/năm [4] ,Móng Cái 2984 USD/năm ,Cẩm Phả 2644 USD/năm ,Uông Bí 2460 USD/năm). Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng và du lịch đều ở mức cao .(2011 Điện 8,6 Triệu đồng Than 7.7 Triệu đồng Du Lịch - Dịch vụ 9.2 Triệu Đồng)[5]
Văn hóa, Du lịch
Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có danh thắng nổi tiếng là vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo. Vịnh Hạ Long là địa điêm du lịch lý tưởng của Quảng Ninh cũng như miền bắc Việt Nam. Tiềm năng du lịch Quảng Ninh nổi bật với:
Các thắng cảnh nổi tiếng
Vịnh Hạ Long - với gần 2000 hòn đảo
Đảo Cô Tô (phía Đông Bắc Quảng Ninh). Các bãi tắm đẹp như Hồng Vàn, Bắc Vàn, Vàn Chảy, đảo Cô Tô Con. Được đánh giá là những bãi biển đẹp nhất tại phía Bắc.
Vịnh Hạ Long có diện tích 1.553 km2 với 1969 đảo, trong đó khu di sản thế giới được UNESCO công nhận có diện tích trên 434 km2 với 788 đảo, có giá trị đặc biệt về văn hoá, thẩm mĩ, địa chất, sinh học và kinh tế. Trên vịnh có nhiều đảo đất, hang động, bãi tắm, cảnh quan đẹp thuận lợi cho phát triển nhiều điểm, nhiều hình thức du lịch hấp dẫn. Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà là khu du lịch trọng điểm quốc gia, động lực phát triển vùng du lịch Bắc Bộ.
Các bãi tắm bãi tắm đẹp như Trà Cổ (Móng Cái), Bãi Cháy, đảo Tuần Châu đã được cải tạo, nâng cấp với nhiều loại hình dịch vụ phục vụ đa dạng các nhu cầu của khách. hay các bãi tắm đẹp nguyên vẻ hoang sơ như Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng ...(Vân Đồn).
2.2.3. Tình hình du lịch vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long, Di sản - kỳ quan thiên nhiên thế giới là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của Việt Nam. Hiếm có điểm đến nào mà du khách có thể có được những cơ hội trải nghiệm cùng một lúc nhiều các giá trị đặc sắc về tự nhiên, văn hoá, lịch sử và con người như ở Vịnh Hạ Long. Đây chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt và sức hấp dẫn đặc biệt của Vịnh Hạ Long so với các điểm đến du lịch khác.
Điểm đến du lịch độc đáo
Vịnh Hạ Long có diện tích tự nhiên rộng khoảng hơn 1.500km2 với gần 2.000 hòn đảo lớn nhỏ đã tạo nên nhiều cảnh quan kỳ vĩ. Ở trên hệ thống đảo trong khu vực trung tâm của Vịnh có nhiều hang động đẹp nổi tiếng như: Hang Đầu Gỗ, Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt... Với những giá trị độc đáo, Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về thẩm mỹ và địa chất, địa mạo. Đến năm 2011, Vịnh Hạ Long lại một lần nữa khẳng định được sức hấp dẫn của mình khi được bầu chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Những danh hiệu đó đã đưa Vịnh Hạ Long lên một tầm cao mới. Nhiều du khách trong và ngoài nước chỉ ao ước một lần được đặt chân đến Hạ Long để chiêm ngưỡng vẻ đẹp có một không hai của di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới này.
Không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, cảnh quan đặc sắc, hệ thống hang động, bãi biển đẹp, Vịnh Hạ Long còn chứa đựng trong đó những giá trị lịch sử, văn hoá phong phú. Vịnh Hạ Long là một trong những cái nôi của người Việt cổ, với ba nền văn hoá tiền sử kế tiếp nhau, cách ngày nay từ 18.000 đến 3.500 năm đó là: Văn hoá Soi Nhụ, văn hoá Cái Bèo và văn hoá Hạ Long. Đây cũng là nơi ghi dấu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Với những giá trị nổi bật đó, Vịnh Hạ Long được báo chí thế giới hết lời khen ngợi như trang cộng đồng du lịch Virtual Tourist, tạp chí nổi tiếng của Mỹ National Geographic, Bussiness Insider... bầu chọn là một trong những địa danh lãng mạn nhất cho các cặp tình nhân, nằm trong top 100 điểm dừng chân nên đến một lần trong đời cũng như top 10 điểm du thuyền hấp dẫn nhất thế giới. Vịnh Hạ Long được khuyên là nơi du khách khắp thế giới nên đến và trải nghiệm mộtnghỉđêm trên một chiếc thuyền buồm ngoài khơi... Hiện nay, loại hình du lịch tham quan, trải nghiệm nghỉ đêm trên Vịnh thu hút được rất nhiều du khách.
Những năm gần đây, trung bình mỗi năm Vịnh Hạ Long đón từ 7 triệu lượt khách. Năm 2014, mặc dù bị ảnh hưởng bởi những biến động phức tạp của tình hình chính trị khu vực và thế giới, đặc biệt là sự kiện Biển Đông đã làm giảm lượng khách quốc tế đến Quảng Ninh, nhưng Vịnh Hạ Long vẫn đón trên 7,7 triệu lượt khách. Đây là con số có ý nghĩa đối với công tác quản lý, phát huy giá trị Vịnh Hạ Long. Từ một điểm đến chưa thực sự nổi tiếng, giờ đây, Vịnh Hạ Long đã trở thành một điểm du lịch quan trọng hàng đầu trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới.
Bảo tồn gắn với phát huy giá trị di sản
Trong thời gian qua, Quảng Ninh không chỉ coi trọng công tác quản lý, bảo tồn di sản một cách chặt chẽ mà nhiệm vụ khai thác, phát huy giá trị của Vịnh Hạ Long cũng được xác định là một việc làm cần thiết có ý nghĩa quan trọng “đưa Vịnh Hạ Long thành một trong những điểm du lịch tốt nhất, chất lượng nhất, bền vững, hiệu quả và thân thiện với du khách”. Theo lãnhđạo Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, việc khai thác hiệu quả, đúng hướng cũng sẽ là giải pháp tốt nhất để quản lý, bảo tồn hiệu quả Di sản, làm cho Vịnh Hạ Long thực sự phát huy được những tiềm năng, thế mạnh của nó. Điều đó được thể hiện rất rõ qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long được chú trọng rõ rệt. Các điểm đến, bến cập tàu, khu dịch vụ, đường đi, đèn chiếu sáng trong hang động được đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hơn, đảm bảo phục vụ cho du khách tham quan được an toàn, thuận tiện và không ảnh hưởng đến cảnh quan Di sản. Các công trình điểm neo đậu, lưu trú tàu nghỉ đêm, các khu vực nhà quản lý, điều hành được đầu tư, nâng cấp hoàn thiện trong thời gian gần đây đều mang một diện mạo mới, hài hoà với vẻ đẹp của Di sản, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan du lịch. Theo thống kê, những năm qua, có khoảng 65 dự án, công trình bảo tồn, tu bổ, tôn tạo với tổng vốn gần 500 tỷ đồng đã được triển khai trên Vịnh Hạ Long. Bên cạnh việ