Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch KAC khí chưng áp (ACC) Tân Phú, Đức Hòa, tỉnh Long An, Việt Nam

Trong 10 năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao. Theo báo cáo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2011 là 5.67% so với cùng kỳ, cao hơn 0.24% so với quý I năm nay nhưng thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 0.73%. Với kết quả này, GDP 6 tháng đầu năm 2011 ước chỉ tăng 5.57% so với cùng kỳ năm 2010, thấp hơn con số tương ứng của năm ngoái khoảng 0.61%. Đóng góp vào con số kể trên, khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.08%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6.49%; khu vực dịch vụ tăng 6.12%. Khu vực sản xuất kinh doanh đã và đang chịu ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất cao làm chi phí đầu vào tăng cao tác động đến sản xuất kinh doanh. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2011, theo Bộ, là do mặt bằng lãi suất còn đang ở mức cao, đang vượt quá khả năng chịu đựng của một bộ phận doanh nghiệp; lãi suất huy động vốn bình quân tăng khoảng 3% so với cuối năm 2010 (năm 2010 bình quân khoảng 12%/năm), chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay khá lớn (khoảng 3-4%); việc vay vốn tín dụng của một bộ phận doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khó khăn; tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng Ở các chỉ tiêu liên quan khác, trong 6 tháng đầu năm 2011, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký cả cấp mới và tăng vốn đã giảm gần 40% so với cùng kỳ; tổng số vốn đăng ký kinh doanh mới của doanh nghiệp dân doanh giảm 5.4%. Xu hướng này thể hiện ảnh hưởng của bất ổn kinh tế vĩ mô đến thu hút đầu tư phát triển của khu vực doanh nghiệp; qua đó có thể sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội trong thời gian tới.

doc98 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2730 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch KAC khí chưng áp (ACC) Tân Phú, Đức Hòa, tỉnh Long An, Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------- — µ – ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH KCA KHÍ CHƯNG ÁP (AAC) ĐỊA ĐIỂM : TÂN PHÚ, ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN, VIỆT NAM CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN PHÚ Tp.Hồ Chí Minh - Tháng 10 năm 2011 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------- — µ – ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH KCA KHÍ CHƯNG ÁP (AAC) ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY ………………………… NGUYỄN ……………… Tp.Hồ Chí Minh - Tháng 10 năm 2011 MỤC LỤC PHẦN A: THÔNG TIN DỰ ÁN I. Giới thiệu chủ đầu tư Tên công ty : Công ty Cổ Phần Tân Phú Giấy phép ĐKKD : …………………………… Trụ sở công ty : KDC Bình Trị Đông B, P. BTĐ B, Q. Bình Tân, TP HCM Điện thoại : ………………….. – Fax: …………………………. Đại diện pháp luật : Chức vụ : Giám Đốc II. Mô tả sơ bộ dự án Tên dự án : Nhà máy sản xuất gạch KCA, khí chưng áp (AAC) Địa điểm xây dựng : Tân Phú, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, Việt Nam Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới III. Cơ sở pháp lý Nhà máy sản xuất gạch KCA: Tiêu chuẩn TCVN 7959 : 2008; Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020; Các văn bản pháp quy khác của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quy định về đầu tư, sản xuất vật liệu không nung, xây dựng các công trình liên quan; Nghị định số 29/CP ngày 12/05/1995 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước; Thông tư số 06/UB-QLKT ngày 27/09/1995 của Ủy ban hợp tác đầu tư (Nay là Bộ kế họach đầu tư) v/v qui định đầu tư trình tự, thủ tục cấp giấy phép chứng nhận ưu đãi đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước; Luật bảo vệ môi trường do Chủ tịch nước CHXHXN Việt Nam công bố ngày 10/01/1994 và Nghị định hướng dẫn thi hành số 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ; Quy chế “Quản lý đầu tư và xây dựng” ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính Phủ; Các tiêu chuẩn xây dựngVN: TCVN 2622-1995, TCVN 4088-1985, TCVN 3904 – 1984, TCVN 4514 – 1988, TCVN 4604 – 1988. PHẦN B: TỔNG QUAN CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG I.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội Việt Nam I.1.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên Việt Nam có diện tích khoảng 331,212 km² nằm ở vị trí 8035 đến 230 vĩ Bắc, 1020 đến 1100 kinh Đông. Biên giới giáp Trung Quốc ở phía Bắc, giáp Lào và Campuchia ở phía Tây, phía Đông giáp Biển Đông. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ở miền Nam với hai mùa (mùa mưa từ giữa tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến giữa tháng 3) và khí hậu gió mùa ở miền Bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông). I.1.2. Tình hình kinh tế Trong 10 năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao. Theo báo cáo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2011 là 5.67% so với cùng kỳ, cao hơn 0.24% so với quý I năm nay nhưng thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 0.73%. Với kết quả này, GDP 6 tháng đầu năm 2011 ước chỉ tăng 5.57% so với cùng kỳ năm 2010, thấp hơn con số tương ứng của năm ngoái khoảng 0.61%. Đóng góp vào con số kể trên, khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.08%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6.49%; khu vực dịch vụ tăng 6.12%. Khu vực sản xuất kinh doanh đã và đang chịu ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất cao làm chi phí đầu vào tăng cao tác động đến sản xuất kinh doanh. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2011, theo Bộ, là do mặt bằng lãi suất còn đang ở mức cao, đang vượt quá khả năng chịu đựng của một bộ phận doanh nghiệp; lãi suất huy động vốn bình quân tăng khoảng 3% so với cuối năm 2010 (năm 2010 bình quân khoảng 12%/năm), chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay khá lớn (khoảng 3-4%); việc vay vốn tín dụng của một bộ phận doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khó khăn; tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng…Ở các chỉ tiêu liên quan khác, trong 6 tháng đầu năm 2011, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký cả cấp mới và tăng vốn đã giảm gần 40% so với cùng kỳ; tổng số vốn đăng ký kinh doanh mới của doanh nghiệp dân doanh giảm 5.4%. Xu hướng này thể hiện ảnh hưởng của bất ổn kinh tế vĩ mô đến thu hút đầu tư phát triển của khu vực doanh nghiệp; qua đó có thể sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội trong thời gian tới. I.1.3. Tình hình xã hội Nhìn chung đời sống xã hội của người dân Việt Nam trong những năm qua đã được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê thì xã hội Việt Nam 5 tháng đầu năm/2011 còn tồn tại một số vấn đề xã hội sau: - Thiếu đói trong nông dân: Theo báo cáo sơ bộ, trong tháng 5 có khoảng 72.5 nghìn hộ thiếu đói với 307.7 nghìn nhân khẩu thiếu đói. So với cùng kỳ năm 2010, số hộ thiếu đói giảm 24.2% và số nhân khẩu thiếu đói giảm 23.2%. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm, các cấp, các ngành và đoàn thể từ trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 14 nghìn tấn lương thực và 3.8 tỷ đồng. - Tình hình ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường tại Việt Nam đang ở mức trầm trọng. Hà Nội và TPHCM nằm trong danh sách 6 TP ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 8%, VN đang đối mặt với một hiểm hoạ ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Do tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh chóng, ô nhiễm môi trường tại HN và TPHCM đã trở thành một vấn đề trọng điểm của quốc gia. Các chuyên gia cho biết, nếu tính đến cả các tổn thất môi trường thì tốc độ tăng GDP thực tế của VN sẽ chỉ là 3-4%. Bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) mới công bố cho thấy VN có hai TP nằm trong danh sách 6 TP bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất trên thế giới. Theo tiến sĩ Hoàng Dương Tùng - Giám đốc Trung tâm Quan trắc và thông tin môi trường thuộc Cục Bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), VN đối mặt với tất cả các vấn đề được nêu trong báo cáo. Về nồng độ bụi, hai TP lớn nhất VN chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka. Mối đe doạ tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các TP này. - Sự cố công trình xây dựng: Theo số liệu chưa đầy đủ của Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, hàng năm có khoảng 0,28 - 0,56% công trình bị sự cố thì với hàng vạn công trình được triển khai cũng đã có hàng trăm công trình bị sự cố. Các nguyên nhân chính: 1. Sự cố sập đổ bộ phận công trình hoặc toàn bộ công trình. 2. Sự cố sai lệch vị trí về móng, về hướng, về kết cấu hoặc chi tiết đặt sẵn. 3. Sự cố công trình móng: Bao gồm chất lượng bê tông móng (rỗ, cường độ thấp hơn thiết kế). Sự cố liên quan đến gia cố bằng cọc (cọc bằng gỗ, cọc tre, bê tông, thép…) hoặc lún,  lún lệch... 4. Sự cố khả năng chịu tải của kết cấu: do nguyên nhân bên trong của kết cấu (do tính toán thiếu, do thi công đặt thiếu thép, mối nối không đúng…) hoặc do sử dụng vượt tải (đọng nước trên mái, xe quá tải qua cầu, được sử dụng đúng công năng, đục phá sửa chữa làm thay đổi kết cấu...). 5. Sự cố nứt: Bao gồm nứt khối xây, khối bê tông, nứt thềm đập đất... vết rạn vật liệu xây dựng khác như thép, gỗ. 6. Sự cố do ảnh hưởng đến thi công công trình liền kề (gây sụp đổ, lún, nứt … công trình bên cạnh do thi công công trình chính gây nên). 7. Sự cố liên quan đến biện pháp thi công (sụp đổ trong quá trình đổ bê tông do chống đỡ không đảm bảo, lắp dựng kết cấu thép không đồng bộ gây sụp đổ, đổ cẩu làm hư hỏng công trình…) 8. Sự cố liên quan đến thương vong của con người (điện giật, ngã cao, đổ tường, sạt lở, đổ cẩu…) 9. Sự cố về công năng: Thấm dột, cách âm, cách nhiệt, quy trình công nghệ không đạt yêu cầu, thẩm mỹ phản cảm phải sửa chữa thay thế để đảm bảo công năng sử dụng như yêu cầu thiết kế. Sự không phù hợp với yêu cầu sử dụng. Cần phải bổ sung, sửa đổi nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả sử dụng. 10. Ngoài ra nên có loại sự cố khác có tính đặc thù không xếp vào các loại trên (như sự cố thi công giếng chìm, sự cố các công trình trên biển, sự cố bất khả kháng khác như lốc xoáy, lũ lụt bão vượt giới hạn…).  I.2. Thực trạng sản xuất gạch xây dựng I.2.1. Gạch nung Với công nghệ sản xuất gạch đất sét nung truyền thống và hiện đại đã cho thấy những tác động tiêu cực tới môi trường. Gạch đất sét nung tiêu tốn một lượng đất sét khổng lồ, đồng thời tiêu tốn một lượng lớn than để nung đốt sản phẩm. Dự báo với nhu cầu 400 tỷ viên gạch từ nay đến năm 2020, phải tiêu tốn 60 triệu tấn than. Đi đôi với việc tiêu thụ một lượng than lớn, các lò gạch sẽ thải ra bầu khí quyển một lượng lớn khí thải độc hại CO2, SO2 ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khoẻ con người, làm gia tăng nguy cơ phá hủy tầng ô-zôn. Trong vòng từ 5 đến 10 năm nữa, khoảng 600 triệu m3 đất nông nghiệp sẽ được khai thác hằng năm để có thể sản xuất ra được một khối lượng ước tính là không ít hơn 40 tỉ viên gạch xây dựng – chỉ riêng cho thị trường Việt nam. Thêm vào đó là khoảng 100 triệu m3 gỗ rừng sẽ bị phá hủy để cung cấp chất đốt cho hơn 40.000 lò gạch nung thủ công, và sau đó là một lượng khí thải độc hại khổng lồ được vô tư thổi vào bầu khí quyển mà chúng ta đang hằng ngày hít thở - kể cả khi các bạn đang thực hành bài tập thể dục buổi sáng!. Sự ấm lên toàn cầu, lỗ thủng tầng ozone, lũ lụt do phá rừng, ô nhiễm và các căn bệnh kinh niên về hô hấp và tiêu hóa, và thậm chí là tình trạng bất ổn về an ninh lương thực chính là những nét chấm phá chủ đạo trong bức tranh ngày càng tồi tệ hơn của tương lai. Và những viên gạch nho nhỏ đó chính là một trong những sát thủ thầm lặng góp phần không nhỏ cho các thảm họa nói trên của hành tinh. I.2.2. Gạch không nung Xuất phát từ những bất cập trên, đồng thời để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây ngày một lớn, hạn chế sử dụng ruộng đất canh tác, giảm lượng tiêu thụ than, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 với định hướng đến năm 2015 tỷ lệ gạch không nung chiếm 20 – 25% và năm 2020 là 30% - 40% tổng số vật liệu xây trong nước. Đây là một yêu cầu rất lớn đòi hỏi sự tập trung của toàn xã hội, đặc biệt là những tổng công ty đi đầu trong lĩnh vực vật liệu. Nước ta đang trong quá trình đô thị hoá với tốc độ xây dựng cao và được đánh giá là vẫn đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ tăng trưởng. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cùng tốc độ đô thị hoá nhanh, nhu cầu về không gian xây dựng đô thị sẽ ngày một lớn và khiến cho nhu cầu về gạch xây dựng nói chung, gạch không nung nói riêng gia tăng theo. Theo Bộ xây dựng, dự kiến năm 2010, cả nước cần 25 tỷ viên gach, 2015 là 32 tỷ viên và năm 2010 là 40 tỷ viên. Theo quy định của Chính phủ, đến năm 2010, các lò gạch thủ công trên cả nước phải ngừng hoạt động, cả nước sẽ thiếu hụt khoảng 12,6 tỷ viên gạch quy tiêu chuẩn, đây chính là cơ hội để vật liệu không nung phát triển. Theo số liệu điều tra và ước tính của Viện vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng, đến năm 2010, nhu cầu vật liệu không nung của cả nước là 2,19 tỷ viên gạch không nung QTC, năm 2015 là 7,128 tỷ viên và năm 2020 là 13,92 tỷ viên, trong khi tổng sản lượng vật liệu không nung của cả nước mới chỉ dừng lại ở con số 1,599 tỷ viên, trong đó gạch bê tông từ xi măng – đá mạt chiếm tỉ lệ 75-80%, đá chẻ tỉ lệ 16-18%. Sản phẩm gạch nhẹ không đáng kể chỉ chiếm tỉ lệ 1-2%. Các nước phát triển đều nhận thức rõ nguy cơ tàn phá môi trường của công nghệ sản xuất gạch đất sét nung và những ưu thế mang lại từ sản phẩm bê tông khí chưng áp, do vậy đã có nhiều chính sách nhằm hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung, khuyến khích sản xuất và sử dụng gạch bê tông khí. Nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, Malaysia, các nước khối EU..., tỷ lệ gạch bê tông khí đã thay thế trên 50% gạch đất sét nung và tỷ lệ này ngày một cao. Ở Việt Nam, trong thời gian một vài năm gần đây đã xuất hiện một số công trình, chủ yếu ở phía Nam, đã sử dụng các sản phẩm bê tông khí nhập ngoại làm vật liệu xây dựng. Các công trình này thường sử dụng vốn nước ngoài hoặc sử dụng thiết kế của nước ngoài. Mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể về sản lượng gạch bê tông khí tiêu thụ trong nước song có thể thấy số lượng công trình sử dụng vật liệu bê tông khí gia tăng đáng kể. MỘT SỐ DỰ ÁN Đà XỬ DỤNG GẠCH KHÔNG NUNG AAC ( Autoclaved Aerated Concrete hay Gạch bê tông khí trưng áp) I.3. Đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực gạch không nung Gạch xi măng cốt liệu Gạch không nung xi măng cốt liệu (Gạch xi măng cốt liệu) còn được gọi là gạch blốc (block) được tạo thành từ xi măng và một trong các hoặc nhiều trong các cốt liệu sau đây: mạt đá, cát vàng, cát đen, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp, đất,... Loại gạch này được sản xuất và sử dụng nhiều nhất trong các loại gạch không nung. Trong các công trình thì loại gạch không nung này chiếm tỉ trọng lớn nhất. Loại gạch này thường có cường độ chịu lực tốt (trên 80kg/cm2), tỉ trọng lớn (thường trên 1900kg/m3) nhưng những loại kết cấu lỗ thì có khối lượng thể tích nhỏ hơn (dưới 1800kg/m3). Đây là loại gạch được khuyến khích sử dụng nhiều nhất và được ưu tiên phát triển mạnh nhất. Nó đáp ứng rất tốt các tiêu chí về kỹ thuật, kết cấu, môi trường, phương pháp thi công,... Loại gạch này dễ sử dụng, dùng vữa thông thường. Gạch xi măng cốt liệu không nặng như người ta tưởng Mặc dù gạch xi măng cốt liệu bị chê nặng song thực tế là nó vẫn khẳng định được giá trị của nó trong xây dựng nói chung. Trong một công trình cao tầng, việc sử dụng gạch xi măng cốt liệu là một tất yếu vì lý do tạo đối trọng, kết cấu vững chắc với cường độ cao. Ngoài ra gạch xi măng cốt liệu có thể đạt khối lượng thể tích từ 1300 đến 1800 kg/m3 nếu dùng kết cấu lỗ. Như vậy nó chẳng những không quá nặng như người ta tưởng mà còn khẳng định được độ bền, sự vững trãi cho công trình. VD: Những công trình cần sản phẩm gạch có cường độ 75Kg/cm2 với gạch đất nung phải dùng loại đặc tỷ trọng 1800kg/m3. Với gạch không nung xi măng cốt liệu chỉ cần dùng loại kết cấu lỗ rỗng tỷ trọng 1400kg/m3 cường độ có thể đạt trên 100kg/cm2. Và đặc biệt giá thành của sản phẩm gạch không nung xi măng cốt liệu rất có ưu thế, hoàn toàn cạnh tranh sòng phẳng với gạch đất nung (mặc dù chính sách hạn chế gạch đất nung chưa hiệu quả tức thời). Gạch papanh Gạch không nung được sản xuất từ phế thải công nghiệp: Xỉ than, vôi bột được sử dụng lâu đời ở nước ta. Gạch có cường độ thấp từ 30–50 kg/cm2 chủ yếu dùng cho các loại tường ít chịu lực. Gạch không nung tự nhiên Từ các biến thể và sản phẩm phong hóa của đá bâzn. Loại gạch này chủ yếu sử dụng ở các vùng có nguồn puzolan tự nhiên, hình thức sản xuất tự phát, mang tính chất địa phương, quy mô nhỏ ... Gạch bê tông nhẹ Gạch bê tông nhẹ có hai loại cơ bản là gạch bê tông nhẹ bọt và gạch bê tông nhẹ khí chưng áp. Sản suất bằng công nghệ tạo bọt, khí trong kết cấu nên tỷ trọng viên gạch giảm đi nhiều và nó trở thành đặc điểm ưu việt nhất của loại gạch này. Thành phành cơ bản: Xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt hoặc khí, vôi,.... Sản phẩm đã được kiểm định chất lượng vượt TCXDVN: 2004 về cường độ chịu nén đối với tỷ trọng D800. Gạch bê-tông khí chưng áp: Tên tiếng Anh là Autoclaved Aerated Concrete – gọi tắt là AAC được rất nhiều nước trên thế giới ứng dụng rộng rãi với rất nhiều ưu điểm như thân thiện với môi trường, siêu nhẹ, bền, tiết kiệm năng lượng hóa thạch do không phải nung đốt truyền thống, bảo ôn, chống cháy, cách âm, cách nhiệt, chống thấm rất tốt so với vật liệu đất sét nung. Nó còn được gọi là gạch bê-tông siêu nhẹ vì tỷ trọng chỉ bằng 1/2 hoặc thậm chí là chỉ bằng 1/3 so với gạch đất nung thông thường. Công trình xây dựng sẽ giảm tải, giảm chi phí xử lý nền móng và hệ thống kết cấu, góp phần giảm mức đầu tư xây dựng công trình từ 7- 10%, đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thiện phần bao che của công trình lên 2 - 5 lần. Ngoài ra, khả năng cách âm và cách nhiệt của bê tông nhẹ rất cao, làm cho nhà ấm về mùa đông, mát về mùa hè, tiết kiệm điện năng sưởi hoặc điều hòa nhiệt độ... Kích thước thành phẩm lớn và chính xác (100mm x 200mm x 600mm) giúp rút ngắn thời gian thi công và kể cả thời gian hoàn thiện. Với thành phần cấu tạo là vật liệu trơ và các chất vô cơ, gạch bê-tông siêu nhẹ này hoàn toàn không độc hại, có độ bền rất cao và không bắt lửa. Ngoài ra, với cấu trúc thông thoáng, nó còn có thể tự khuếch tán hơi nước, giải phóng độ ẩm và loại trừ các vấn đề liên quan đến nẩm mốc – đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nắng nóng của khí hậu vùng nhiệt đới, vùng biển và vùng có độ ẩm cao như ở khu vực miền Bắc Việt Nam. Hiện nay trên toàn quốc đã có gần 30 doanh nghiệp lập dự án đầu tư sản xuất gạch bê tông khí chưng áp, trong đó có 05 dự án đã đi vào sản xuất ra sản phẩm với công suất 650.000 m3/năm và hơn 10 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và lắp đặt thiết bị. Các dây chuyền được đầu tư có công suất từ 100.000 - 200.000 m3/năm, với tổng công suất khoảng gần 4 triệu m3/năm; với công nghệ, thiết bị nhập từ Trung Quốc và một phần sản xuất trong nước. CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM DỰ ÁN II.1. Vị trí địa lý dự án Nhà máy sản xuất gạch KCA được xây dựng tại Tân Phú, tỉnh Long An. Long An thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và nước Campuchia, phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang và phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp. Cửa ngõ phía Tây của TP.HCM và là một tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, thông thương với ĐBSCL-đồng bằng lớn nhất Việt Nam  nên Long An chịu những tác động, ảnh hưởng sâu sắc của quá trình phát triển KTXH ở hai vùng kinh tế lớn của đất nước. II.2. Điều kiện tự nhiên chung của khu vực dự án II.2.1. Địa hình Địa hình bị chia cắt bởi 2 sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây Hệ thống kênh rạch chằng chịt. Các khu vực địa hình tương đối cao ở phía Bắc và Đông Bắc. Vùng Đức Hòa, một phần Đức Huệ, Bắc Vĩnh Hưng, Bắc Mộc Hóa và Bắc Tân Hưng có một số khu vực có nền đất tốt, sức chịu tải khá nên việc xử lý nền móng ít phức tạp, còn lại hầu hết các vùng khác đều có nền đất yếu, khi xây dựng đòi hỏi phải gia cố nền móng khá tốn kém và phức tạp. Trong sáu nhóm đất gồm đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám, đất cát và đất than bùn thì  hai nhóm đất phèn và đất xám chiếm trên 56% tổng diện tích tự nhiên (245.350 ha). II.2.2. Khí hậu Long An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo. Nhiệt độ bình quân năm là 27,5oC. Lượng mưa bình quân biến động từ 1.450-1.550 mm/năm. Độ ẩm trung bình hằng năm là 80%. Khí hậu theo hai mùa: mưa - khô   + Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,   + Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. II.2.3. Thủy văn Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kỳ triều là 13-14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam quốc lộ I A, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 - 6 tháng trong năm. Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 - 3,9 m, đã xâm nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô khi nước bổ sung đầu nguồn cho 2 sông Vàm Cỏ rất ít. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 - 235 cm tại Tân An và từ 60 - 85 cm tại Mộc Hóa. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chướng đe dọa xâm nhập mặn vào vùng phía Nam. Trong mùa mưa có thể lợi dụng triều tưới tiêu tự chảy vùng ven 2 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí sản xuất. II.3. Hiện trạng công trình và hạ tầng kỹ thuật II.3.1. Hiện trạng sử dụng đất Đất xây dựng nhà máy nằm trong KCN với đầy đủ cơ sở hạ tầng. Diện tích sử dụng đất: 2.0 ha. II.3.2. Đường giao thông Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài : 137,7 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội
Luận văn liên quan