Vùng sinh thái Trường Sơn là một trong 200 vùng sinh thái tiêu biểu toàn cầu và được lựa
chọn là vùng ưu tiên bảo tồn cao nhất của tất cảcác kiểu sinh cảnh chính trên Trái đất. Trải dài
từNghệAn đến Đông Nam bộ, vùng Trường Sơn có chiều dài khoảng 1.100 km, diện tích
khoảng 22 triệu ha thuộc địa giới của 21 tỉnh/thành phốchiếm 1/3 sốtỉnh/thành phốcủa cảnước.
Trong đó, vùng sinh thái Trung Trường Sơn có tổng diện tích 3,7 triệu ha với trên 2,38 triệu ha
rừng là nơi trú ngụcủa hơn 3.000 loài thực vật, 28 loài thú đặc hữu và hơn 400 loài chim, 11 loài
lưỡng cưbò sát. Ngoài sự độc đáo vềsinh học và địa lý, Trung Trường Sơn có ý nghĩa văn hóa
và kinh tế- xã hội sâu sắc, là nơi hội tụcủa nhiều dân tộc khác nhau và có sự đa dạng văn hóa
cao. Vì vậy, bảo tồn Trung Trường Sơn cũng là bảo vệnền văn hóa dân tộc và bảo tồn nhiều
phong tục cổtruyền vềsửdụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của các dân
tộc ít người trong khu vực.
Mặc dù, vùng Trung Trường Sơn có tiềm năng phong phú vềtài nguyên đa dạng sinh học
(ĐDSH), sự độc đáo vềsinh cảnh và địa lý, tuy nhiên khu vực này thường xuyên phải hứng chịu
mọi thiên tai lũlụt và hạn hán; đồng bào chủyếu là các nhóm dân tộc thiểu số, sống ởvùng sâu,
vùng xa, sinh kếchủyếu dựa vào rừng. Các đầu tưcơsởhạtầng ở đây luôn bị đe dọa bởi sạt lở,
xói mòn đất và tăng thêm sựthiếu hụt trong cung cấp nước do chu kỳkhô hạn kéo dài hoặc thay
đổi tần suất mưa. Hơn nữa, ĐDSH ởvùng này cũng như ởnước ta đang bịsuy thoái với tốc độ
rất nhanh. Diện tích các khu vực có các hệsinh thái tựnhiên quan trọng bịthu hẹp dần. sốloài
và sốlượng cá thểcủa các loài hoang dã bịsuy giảm mạnh. Nhiều loài hoang dã có giá trịbịsuy
giảm hoàn toàn vềsốlượng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng ởmức cao.
Ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Trịvà Thừa Thiên - Huếthuộc vùng Trung Trường Sơn có các
khu rừng phong phú ĐDSH - cung cấp các dịch vụhệsinh thái và các lọi ích kinh tếquan trọng
cho vùng đồng bằng và ven biển ởmiền Trung Việt Nam. Tuy trong mấy năm qua, diện tích và
độche phủrừng tăng, nhưng chất lượng rừng và tính ĐDSH của toàn vùng vẫn đang có xu
hướng suy giảm do sựkhai thác sản phẩm rừng quá mức của con người đang hủy hoại sinh cảnh,
làm suy giảm nguồn thức ăn phong phú của các loài dẫn đến suy giảm các loài động, thực vật.
Từthực trạng trên, việc xây dựng hành lang ĐDSH tại 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Trịvà Thừa
Thiên - Huếnhằm bảo tồn ĐDSH và góp phần xóa đói, giảm nghèo cho các tỉnh thuộc Trung
Trường Sơn là cần thiết và phù hợp với đường lối, chủtrương của Đảng và Nhà nước. Theo thiết
kếDựán, trong 5 năm tới, dựkiến sẽbảo vệvà phục hồi hệsinh thái của 3 tỉnh là: Quảng Nam
54.900 ha (15% là rừng phòng hộ), Thừa Thiên - Huế22.500 ha (4.300 ha phục hồi rừng đặc
dụng và rừng phòng hộ) và Quảng Trị25.000 ha (trong đó 1/3 phục hồi rừng đặc dụng và rừng
phòng hộ, còn lại là rừng sản xuất). Tổng diện tích rừng đặc dụng và phòng hộcần tái tạo trong 5
năm tới tại 3 tỉnh sẽlà khoảng 18.400 ha.
5 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2128 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự án hành lang bảo tồn đa dạng sinh học: “Thiết lập hệ hống hành lang đa dạng sinh học tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dự án hành lang bảo tồn đa dạng sinh học: “Thiết lập hệ
thống hành lang đa dạng sinh học tại các tỉnh Quảng Nam,
Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế”
Vùng sinh thái Trường Sơn là một trong 200 vùng sinh thái tiêu biểu toàn cầu và được lựa
chọn là vùng ưu tiên bảo tồn cao nhất của tất cả các kiểu sinh cảnh chính trên Trái đất. Trải dài
từ Nghệ An đến Đông Nam bộ, vùng Trường Sơn có chiều dài khoảng 1.100 km, diện tích
khoảng 22 triệu ha thuộc địa giới của 21 tỉnh/thành phố chiếm 1/3 số tỉnh/thành phố của cả nước.
Trong đó, vùng sinh thái Trung Trường Sơn có tổng diện tích 3,7 triệu ha với trên 2,38 triệu ha
rừng là nơi trú ngụ của hơn 3.000 loài thực vật, 28 loài thú đặc hữu và hơn 400 loài chim, 11 loài
lưỡng cư bò sát... Ngoài sự độc đáo về sinh học và địa lý, Trung Trường Sơn có ý nghĩa văn hóa
và kinh tế - xã hội sâu sắc, là nơi hội tụ của nhiều dân tộc khác nhau và có sự đa dạng văn hóa
cao. Vì vậy, bảo tồn Trung Trường Sơn cũng là bảo vệ nền văn hóa dân tộc và bảo tồn nhiều
phong tục cổ truyền về sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của các dân
tộc ít người trong khu vực.
Mặc dù, vùng Trung Trường Sơn có tiềm năng phong phú về tài nguyên đa dạng sinh học
(ĐDSH), sự độc đáo về sinh cảnh và địa lý, tuy nhiên khu vực này thường xuyên phải hứng chịu
mọi thiên tai lũ lụt và hạn hán; đồng bào chủ yếu là các nhóm dân tộc thiểu số, sống ở vùng sâu,
vùng xa, sinh kế chủ yếu dựa vào rừng. Các đầu tư cơ sở hạ tầng ở đây luôn bị đe dọa bởi sạt lở,
xói mòn đất và tăng thêm sự thiếu hụt trong cung cấp nước do chu kỳ khô hạn kéo dài hoặc thay
đổi tần suất mưa. Hơn nữa, ĐDSH ở vùng này cũng như ở nước ta đang bị suy thoái với tốc độ
rất nhanh. Diện tích các khu vực có các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp dần. số loài
và số lượng cá thể của các loài hoang dã bị suy giảm mạnh. Nhiều loài hoang dã có giá trị bị suy
giảm hoàn toàn về số lượng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng ở mức cao...
Ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế thuộc vùng Trung Trường Sơn có các
khu rừng phong phú ĐDSH - cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái và các lọi ích kinh tế quan trọng
cho vùng đồng bằng và ven biển ở miền Trung Việt Nam. Tuy trong mấy năm qua, diện tích và
độ che phủ rừng tăng, nhưng chất lượng rừng và tính ĐDSH của toàn vùng vẫn đang có xu
hướng suy giảm do sự khai thác sản phẩm rừng quá mức của con người đang hủy hoại sinh cảnh,
làm suy giảm nguồn thức ăn phong phú của các loài dẫn đến suy giảm các loài động, thực vật.
Từ thực trạng trên, việc xây dựng hành lang ĐDSH tại 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị và Thừa
Thiên - Huế nhằm bảo tồn ĐDSH và góp phần xóa đói, giảm nghèo cho các tỉnh thuộc Trung
Trường Sơn là cần thiết và phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Theo thiết
kế Dự án, trong 5 năm tới, dự kiến sẽ bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái của 3 tỉnh là: Quảng Nam
54.900 ha (15% là rừng phòng hộ), Thừa Thiên - Huế 22.500 ha (4.300 ha phục hồi rừng đặc
dụng và rừng phòng hộ) và Quảng Trị 25.000 ha (trong đó 1/3 phục hồi rừng đặc dụng và rừng
phòng hộ, còn lại là rừng sản xuất). Tổng diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ cần tái tạo trong 5
năm tới tại 3 tỉnh sẽ là khoảng 18.400 ha.
Dự án Hành lang bảo tồn ĐDSH (BCC) là giai đoạn 2 của Dự án thí điểm sáng kiến hành
lang bảo tồn ĐDSH (BCI) đã được nhất trí trong Cuộc họp thượng đỉnh các lãnh đạo khu vực
Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) năm 2005 tại Côn Minh - Trang Quốc và được thực hiện từ
năm 2006 - 2009 tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị trong khuôn khổ hỗ trợ kỹ thuật vùng của
Ngân hàng Phát triển châu Á.
Mục tiêu dài hạn của Dự án BCC là thiết lập được hệ thống hành lang ĐDSH tại các tỉnh
Quảng Nam, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế nhằm phục hồi và duy trì tính liên kết của hệ sinh
thái trong khu vực (liên kết khu vực 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia) bảo đảm dịch vụ hệ
sinh thái rừng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng Trung Trường Sơn, đem lại
lợi ích sinh kế cho cộng đồng địa phương nhằm tăng trưởng kinh tế khu vực; xây dựng được kế
hoạch quản lý và thực thi khung chính sách của Trung ương và địa phương nhằm đạt được tác
động lâu dài của dịch vụ hệ sinh thái bền vững và kỳ vọng sẽ thiết lập được các hành lang ĐDSH
với các kế hoạch quản lý và đưa vào hoạt động hoàn toàn trong năm 2018.
Mục tiêu ngắn hạn của Dự án sẽ tăng cường năng lực cho các cấp Trung ương, tỉnh, huyện,
xã vùng Dự án trong việc quy hoạch hành lang ĐDSH, xây dựng kế hoạch quản lý hành lang và
thực hiện kế hoạch; Phục hồi và trồng rừng nhằm khôi phục tính liên kết của các hành lang
ĐDSH và tăng diện tích rừng trung bình - giàu trong 34 xã đã được lựa chọn trong vùng hành
lang ĐDSH; Cung cấp các giải pháp tạo sinh kế và các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ gắn với
cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ góp phần giảm nghèo và cải thiện đời sống cho các dân tộc ít người tại
các huyện miền núi nghèo của vùng Dự án.
Dự án sẽ thực hiện tại 34 xã thuộc 6 huyện của 3 tỉnh; tổng dân số của 3 tỉnh năm 2009
ước tính gần 3,1 triệu người; 34 xã có dân số là 72.881 người. Dự án chủ yếu thuộc vùng núi,
được bao quanh bởi các khu rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Khu vực Dự án là các nhóm các
dân tộc thiểu số chiếm từ 77% tại Quảng Trị đến 92% tại Quảng Nam và 91% tại Thừa Thiên -
Huế. Tất cả các nhóm dân tộc thiểu số trong khu vực Dự án thuộc nhóm sử dụng ngôn ngữ Khơ
Me. Một phần nhỏ theo các hoạt động sản xuất nông nghiệp du canh của Giẻ Triêng, còn phần
lớn chuyển sang thâm canh lúa nước. Trong số 5 nhóm dân tộc thiểu số, người Vân Kiều ở
Quảng Trị là dân tộc duy trì hình thức canh tác nương rẫy lâu nhất. Ước tính có 15.500 hộ gia
đình hưởng lợi trực tiếp từ Dự án, trong đó khoảng 50% là phụ nữ và 85% là dân tộc thiểu số.
Một số kết quả dự kiến
Dự án sẽ đảm bảo việc giao rừng cho các hộ nghèo và các nhóm dân tộc thiểu số để quản
lý tập thể tài nguyên rừng; phục hồi môi trường sống tại các vùng đất rừng bị suy thoái thông qua
việc trồng các loài cây bản địa và mô hình nông lâm kết hợp với nhiều nguồn lâm sản ngoài gỗ
có chất lượng; cải thiện sinh kế và tăng cường cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ. Dự kiến, kết quả đầu ra
của Dự án bao gồm: Tăng cường năng lục thể chế và cộng đồng trong quản lý hành lang ĐDSH;
Phục hồi các hành lang ĐDSH, bảo vệ và duy trì các dịch vụ hệ sinh thái; Cải thiện sinh kế và
cung cấp các hỗ trợ cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ cho các xã mục tiêu; Quản lý Dự án và các dịch
vụ hỗ trợ.
Tăng cường năng lực thể chế và cộng đồng
Theo kết quả đầu ra này, các đầu tư sẽ hướng tới tăng cường năng lực ở các cấp Trung
ương, tỉnh, huyện và xã trong việc quy hoạch, quản lý hành lang, đưa ra các chính sách bảo vệ,
sử dụng bền vững, hướng dẫn và các quy định địa phương để thực hiện kế hoạch quản lý hành
lang ĐDSH. Cụ thể, các hoạt động thuộc kết quả đầu ra này sẽ đóng góp cho các kế hoạch quản
lý, chính sách và khung pháp lý hành lang ĐDSH được đưa vào thực tiễn năm 2012, bao gồm ít
nhất 530.000 ha đất lâm nghiệp và phi lâm nghiệp thuộc 34 xã của các tỉnh Quảng Nam, Quảng
Trị và Thừa Thiên - Huế tại miền Trung Việt Nam; Đến năm 2013, các bản đồ quy hoạch sử
dụng đất có sự tham gia và kế hoạch đầu tư được hoàn thành cho 34 xã thuộc 6 huyện ở 3 tỉnh;
Đến năm 2015, 340 km đường ranh giới được hoàn thành; Đến năm 2016, ít nhất 13.700 ha có
giấy chứng nhận sử dụng đất mới, trong đó 1.500 ha cho các hộ gia đình và 12.200 ha có giấy
chứng nhận quản lý rừng tập thể (các nhóm rừng thôn bản) và khi kết thúc Dự án, số người được
đào tạo trong các hoạt động dự án cho cấp tỉnh là 1.500 người, cấp huyện là 1.350 người và cấp
xã là 5.100 người; trong số nhân lực được đào tạo, 40% là phụ nữ và phần lớn là dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, Dự án sẽ đào tạo sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để lập bản đồ hành
lang ĐDSH, xây dựng kế hoạch quản lý cho các vùng của hành lang không thuộc các khu bảo
tồn và rừng phòng hộ sẽ được chú trọng. Các bản đồ hành lang được lập cùng với dự thảo kế
hoạch quản lý sẽ trình lên tỉnh để phê duyệt tại mỗi tỉnh và gửi lên Bộ TN&MT để thông qua.
Sau khi phê duyệt, khu vục hành lang ĐDSH sẽ được phân ranh giới tại các điểm chủ chốt dọc
theo các tuyến đường chính gần và đi qua thôn, xã nơi mà các áp lực dân số được dự tính sẽ gia
tăng và có nguy cơ xâm lấn diện tích rừng. Các hướng dẫn và nguyên tắc đặc thù về hành lang sẽ
được ban hành và công bố tại các điểm công cộng và dọc theo các tuyến đường chính thuộc hành
lang ĐDSH. Dự án sẽ thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới trong GMS giữa Việt Nam, Lào và Cam-
puchia và hỗ trợ các chuyến thăm quan chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến nghiên cứu khoa học,
cơ sở dữ liệu ĐDSH, độ che phủ rừng và quản lý các hệ sinh thái rừng xuyên biên giới.
Bảo vệ và phục hồi hành lang ĐDSH
Phần lớn các khoản đầu tư cho kết quả đầu ra này sẽ nhằm phục hồi rừng bao gồm 10.000
ha dưới dạng trồng rừng giàu, trồng lâm sản ngoài gỗ và nông lâm kết hợp. Các hoạt động phục
hồi bao gồm nguồn nhân lực cung cấp bởi phụ nữ dưới dạng tiền mặt sẽ cải thiện thu nhập cho
các hộ gia đình. Ngoài ra, hoạt động xác định tiềm năng giảm thiểu phát thải do suy thoái và phá
rừng (REDD+) tại các nơi thí điểm sẽ cho phép Dự án phát triển quỹ bổ sung cho bảo vệ và phục
hồi rừng từ nguồn quỹ đặc biệt nhằm xúc tiến REDD. Cơ chế quỹ phát triển xã (CDF) sẽ được sử
dụng như một công cụ phân quyền đến địa phương để nhận quỹ REDD cho hoạt động lưu giữ
các bon. Dự án dự kiến phục hồi tổng diện tích 20.000 ha rừng, 50% trong số đó được cấp vốn từ
Dự án. Dự án được đề xuất sẽ hỗ trợ 6 huyện được lựa chọn trong 3 tỉnh để thiết lập ở mẫu điều
tra, thực hiện các khảo sát về ĐDSH và phác thảo các kế hoạch quản lý rừng theo cấp độ và xã,
hướng tới quản lý rừng bền vững. Kết quả này cũng tăng cường khả năng của Dự án trong việc
thu hút nguồn vốn REDD.
Khoảng 20% hay gần 112.000 ha thuộc hành lang ĐDSH từ 530.000 ha khu vực cảnh quan
rộng hơn sẽ được bảo vệ thông qua hoạt động tuần tra của đội tuần tra, bảo vệ của xã. Các hoạt
động tuần tra sẽ được thực hiện tại các điểm trọng yếu được xác định có nguy cơ cao. Đồng thời,
các xã thuộc Dự án sẽ tham gia hội đồng phối hợp quản lý và duy trì rừng, do đó họ sẽ được chi
trả cho hoạt động quản lý và bảo vệ rừng dựa vào xã. Các hoạt động này sẽ từng bước được thực
hiện dần bởi CDF sau khi các CDF bắt đầu thu lợi nhuận từ các hoạt động sinh kế và đầu tư.
Cải thiện sinh kế và hỗ trợ cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ
Theo kết quả đầu ra này, đến năm 2014, ít nhất 900 hộ gia đình và 2.500 nông dân được
nhận tiền mặt và hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao sản lượng nông nghiệp và thu nhập từ vườn nhà,
sản xuất nông nghiệp/chăn nuôi và ít nhất 1.200 ha rừng trồng phục vụ sinh kế (rừng sản xuất);
đến năm 2015, 34 xã nhận nguồn tài chính từ CDF và hỗ trợ cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ để tăng
cơ hội sử dụng nước, sản xuất, thị trường, dịch vụ và được tăng cường năng lực trong quá trình
vận hành, duy trì và mô hình kinh doanh (du lịch sinh thái, lâm sản ngoài gỗ, chế biến nông
nghiệp); Ban quản lý CDI bao gồm ít nhất 30% là phụ nữ; đến năm 2015, hoàn thành đầu tư vào
cải thiện đời sống và cơ sở hạ tầng, quy mô nhỏ.
Quản lý Dự án và các dịch vụ hỗ trợ Xây dựng năng lực cho Ban Quản lý Dự án cấp Trung
ương (CPMU), Ban Quản lý Dự án cấp tin (PPMU) và các cán bộ cấp huyện là cần thiết cho
quản lý Dự án. Bên cạnh đó là các công việc hoàn thiện báo cáo cáo tiến độ và tài chính đúng
tiến độ; Xây dựng hệ thống giám sát và hoạt động của Dự án vào năm 2012. Giải ngân được
45% nguồn vốn ADB vào năm 2012 và 80% vào năm 2016.
Nguyễn Hằng
TCMT 05/2012