Hiện nay, khoai tây là cây lương thực quan trọng đứng thứ 3 trên thế giới. Loại cây này được người Pháp mang đến Việt Nam hơn 100 năm trước đây. Sản xuất khoai tây tại Việt Nam phát triển mạnh nhất vào những năm 1979, 1980 sau đó giảm dần. Nhu cầu về khoai tây cũng như việc sản xuất loại cây này, bắt đầu phát triển mạnh mẽ trở lại từ năm 1998. Đến nay, cây khoai tây ở Việt Nam có diện tích 35.000-37.000 ha và sản lượng 420.000-450.000 tấn, đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu trong nước. Nhu cầu về khoai tây cho xuất khẩu đạt khoảng 12.000 tấn (năm 2005), năm 2010 ước khoảng 20.000 tấn. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất của Việt Nam khi phát triển diện tích khoai tây lên 50.000 ha vào năm 2010 đó là giống. Hiện nay, giống khoai tây ở trong nước mới chỉ đáp ứng 20 đến 25% nhu cầu, số còn lại phải nhập khẩu từ Trung Quốc nên không kiểm soát được chất lượng giống.
12 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3379 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự án hỗ trợ phát triển khoai tây Gtz tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dự án hỗ trợ phát triển khoai tây Gtz tại Việt Nam
Trung tâm Thông tin Phát triển NNNT
BÁO CÁO:
THỊ TRƯỜNG KHOAI TÂY THÁNG 4/2008
Giới thiệu chung
Hiện nay, khoai tây là cây lương thực quan trọng đứng thứ 3 trên thế giới. Loại cây này được người Pháp mang đến Việt Nam hơn 100 năm trước đây. Sản xuất khoai tây tại Việt Nam phát triển mạnh nhất vào những năm 1979, 1980 sau đó giảm dần. Nhu cầu về khoai tây cũng như việc sản xuất loại cây này, bắt đầu phát triển mạnh mẽ trở lại từ năm 1998. Đến nay, cây khoai tây ở Việt Nam có diện tích 35.000-37.000 ha và sản lượng 420.000-450.000 tấn, đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu trong nước. Nhu cầu về khoai tây cho xuất khẩu đạt khoảng 12.000 tấn (năm 2005), năm 2010 ước khoảng 20.000 tấn. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất của Việt Nam khi phát triển diện tích khoai tây lên 50.000 ha vào năm 2010 đó là giống. Hiện nay, giống khoai tây ở trong nước mới chỉ đáp ứng 20 đến 25% nhu cầu, số còn lại phải nhập khẩu từ Trung Quốc nên không kiểm soát được chất lượng giống.
Thị trường trong nước
Tình hình sản xuất tại các địa phương
Khoai tây là sản phẩm vụ đông quan trọng, đặc biệt là ở những vùng như Đồng bằng Sông Hồng và miền núi phía Bắc Việt Nam với tổng lượng sản xuất chiếm khoảng 85% sản lượng khoai tây của Việt Nam. 15% sản lượng khoai tây còn lại được trồng quanh năm ở Đà Lạt.
Vùng Đồng bằng Sông Hồng có khí hậu mùa đông, tạo ra nét khác biệt và lợi thế để phát triển khoai tây. Khoai tây ở vùng Đồng bằng Sông Hồng thường được trồng vào vụ đông từ 14/10-30/11 và nguồn cung cấp khoai tây trong nước chỉ sẵn có trong 6 tháng (từ tháng 12 đến tháng 5). Vụ đông năm 2007/2008, diện tích khoai tây tại vùng ĐBSH là 35.000 ha. Các giống khoai tây thường được sử dụng để trồng trên đất lúa chuyển đổi là các giống khoai tây chất lượng cao như Diamant, Solara, KT3, KT2, KT3, Mariella, Solara...Trong các loại giống trên, giống KT2, KT3 thường được trồng phổ biến tại Bắc Ninh, Nam Định, Bắc Giang... Hiện nay, 60% giống KT2 đang được trồng, đem lại năng suất cao. Một số giống khoai tây thương phẩm của Trung Quốc đã dần được thay thế bằng các giống khoai tây Đức (Magia và Sonona).
Tại Nam Định, với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo ra nét khác biệt và lợi thế để phát triển khoai tây so với các vùng khác thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng và các vùng khác trong cả nước. Khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn (dao động từ 80-90 ngày) nhưng lại cho năng suất cao, trung bình đạt 20-25 tấn/ha. Nhờ đặc tính này khoai tây được lựa chọn để trồng trong rất nhiều công thức luân canh đạt hiệu quả kinh tế cao. Thống kê của tỉnh Nam Định cho thấy, trong 20 công thức luân canh khác nhau thì có 15 công thức (chiếm 75%) có sử dụng khoai tây. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cho phát triển cây khoai tây tại Nam Định khá tốt. Hầu hết các địa phương tại Nam Định đã tập trung xây dựng, nâng cấp, kiên cố hoá hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu. Đường giao thông nông thôn đều được nhựa hoá hoặc bê tông hoá, các loại xe cơ giới nhỏ đến tận đầu ruộng chuyên chở vật tư, phân bón, sản phẩm thu hoạch.
Phát huy lợi thế trồng cây khoai tây giống KT2, KT3 và một số giống khoai tây Đức (Solara…), tại Nghiêm Xá - Quế Võ - Bắc Ninh khoai tây đã trở thành cây lương thực chủ lực mang lại thu nhập chính cho người nông dân. Diện tích trồng khoai tây tại đây tiếp tục được mở rộng, Quế Võ đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu trà vụ giống khoai phù hợp, đồng thời giao chỉ tiêu đến các hộ nông dân tiếp tục mở rộng diện tích, không chỉ trên đất lúa 2 mà phát triển ngay cả ở đất vườn.
Vụ đông xuân hàng năm ở Lạng Sơn gieo trồng trên 2.500 ha khoai tây, sản lượng đạt trên 40.000 tấn nên tỉnh cần khoảng 2.000 tấn giống khoai tây.
Hệ thống kho lạnh sản xuất và bảo quản khoai tây giống
Hầu hết, tại các địa phương trồng, sản xuất khoai tây đều đầu tư phát triển hệ thống kho lạnh để bảo quản khoai tây giống, nhằm chủ động nguồn giống và lưu trữ các giống khoai tây chất lượng cao vào sản xuất đại trà. Việc bảo quản khoai tây giống bằng kho lạnh đã giúp tỷ lệ hao hụt trong quá trình bảo quản giống xuống dưới 10%, tăng năng suất thu hoạch từ 10% đến 15% so với trước. Việc này đã giúp các địa phương chủ động về giống khoai tây trong sản xuất.
Cụ thể, tại Nam Định tính đến thời điểm tháng 4/2008, có 31 kho lạnh đặt tại các hợp tác xã, các công ty, Trung tâm giống cây trồng với công suất hàng năm bảo quản 1.000 – 1.200 tấn khoai giống.
Tại Thái Bình, được sự giúp đỡ của Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, sau hơn 10 năm triển khai, đến nay Thái Bình đã xây dựng được 62 kho lạnh bảo quản khoai tây giống, kinh phí bình quân 130 triệu đồng/kho và công suất 30 tấn/kho.
Tính đến ngày 9/4/2008, tỉnh Lạng Sơn đã đưa vào hoạt động 8 cơ sở bảo quản khoai tây giống bằng kho lạnh, mỗi kho lạnh có thể tích 100m3, sức chứa 35 tấn/kho. Việc ứng dụng kho lạnh để bảo quản khoai tây giống tại tỉnh này đã giúp giảm tỷ lệ hao hụt từ 50-60% xuống còn 5-10%, giảm nấm bệnh, tránh ô nhiễm môi trường và tăng năng suất từ 15-20% so với phương pháp thủ công tán xạ trước đây. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống kho lạnh mới chỉ đáp ứng được gần 20% nhu cầu giống của tỉnh. Vì vậy, trong năm 2008, tỉnh Lạng Sơn tiếp tục đầu tư thêm 5 kho lạnh mới để thực hiện các đề án sản xuất giống khoai tây sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, sản xuất giống khoai tây nguyên chủng, khoai tây trái vụ.
STT
Tỉnh
Số kho lạnh
Công suất
1
Nam Định
31
1000-2000 tấn/kho
2
Thái Bình
62
30 tấn/kho
3
Lạng Sơn
8
35 tấn/kho
4
Bắc Giang
6
-
5
Nghệ An
0
-
Nguồn: Tổng hợp từ các website của các tỉnh
Giá cả
Tại thị trường Miền Nam:
Tháng 4/2008, giá khoai tây tại chợ Đầu Mối Tam Bình thành phố Hồ Chí Minh tương đối ổn đinh, trung bình ở mức 9.000-9.300 đồng/kg. Tại Chợ đầu mối Bình Điền, trong tuần này tháng 4/08 có sự biến động về giá, đang ở mức 7.000 đồng/kg, giảm xuống 6.000 đồng/kg và tăng vọt lên 8.000 đồng/kg. Trung tuần tháng 4/08, giá khoai tây tại chợ đầu mối Bình Điền ở mức ổn định, đạt mức 6.000 đồng/kg. Tuy nhiên, tuần cuối tháng 4, lại có sự biến động về giá, tăng từ 1.000-2.000 đồng/kg so với thời điểm trung tuần tháng 4, đạt mức 7.000-8.000 đồng/kg.
Giá bán khoai tây tại chợ đầu mối Hóc Môn cao hơn so với hai chợ đầu mối Bình Điền và Tam Bình. Giá khoai tây tại chợ đầu mối Hóc Môn biến động nhiều hơn so với hai chợ đầu mối trên. Tuần đầu tháng 4/08, khoai tây được bán với giá từ 9.000-9.500 đồng/kg, thì đến tuần 2 tháng 4 giá đã tăng lên ở mức 11.000-12.000 đồng/kg. Tuần 3 tháng 4, giá bán khoai tây trở lại mức đầu tháng, ở mức 9.000-10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, tuần cuối tháng 4, giá lại tăng trở lại, đạt mức 11.000-12.000 đồng/kg.
Tại thị trường Lâm Đồng (Đà Lạt), nơi hàng năm cung cấp 15% sản lượng khoai tây cho cả nước, nên giá bán lẻ khoai tây tại thị trường này ở mức thấp, trung bình từ 6.000-7.000 đồng/kg. Thị trường thành phố Hồ Chí Minh, giá bán lẻ khoai tây cao hơn từ 2-2,5 lần so với thị trường Lâm Đồng. Giá bán lẻ khoai tây tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh trung bình ở mức 16.000-17.000 đồng/kg.
Nguồn: Trung tâm Thông tin PTNNNT, www.agro.gov.vn
Nguồn: Trung tâm Thông tin PTNNNT, www.agro.gov.vn
Tại thị trường Miền Bắc:
Giá khoai tây bán lẻ tại thị trường Hà Nội trong tuần đầu tháng 4/08 ổn định ở mức 6.500 đồng/kg. Đến trung tuần tháng 4/08, giá khoai tây bán lẻ tại thị trường Hà Nội tăng thêm 500 đồng/kg, ở mức 7.000 đồng/kg. Tuy nhiên, tuần cuối tháng 4/2008, giá bán lẻ tại thị trường Hà Nội đã trở lại mức đầu tháng, trung bình ở mức 6.500 đồng/kg.
Giá khoai tây bán lẻ tại thị trường Lào Cai, nơi có nguồn cung ứng khoai tây từ thị trường Trung Quốc thấp hơn so với giá bán lẻ tại thị trường Hà Nội, trung bình ở mức 5.000-6.000 đồng/kg. Tuy nhiên, mức giá bán lẻ tại thị trường này không ổn định. Trung tuần tháng 4/08, do có nguồn cung ứng khoai tây từ thị trường Trung Quốc nên giá khoai tây giảm mạnh, từ 5.800 đồng/kg xuống còn 4.500 đồng/kg. Đến tuần cuối tháng 4, giá đã tăng trở lại, ổn định ở mức 6.500 đồng/kg.
Nguồn: Trung tâm Thông tin PTNNNT, www.agro.gov.vn
Hệ thống tiêu thụ, chế biến và thương mại
Trước nhu cầu đang gia tăng nhanh của các ngành công nghiệp thực phẩm ăn nhanh, snack và thực phẩm tiện dụng, việc sử dụng khoai tây chế biến ngày càng phổ biến. Tiêu dùng khoai tây đang có xu hướng một phần chuyển từ thị trường tiêu thụ tươi sang các sản phẩm khoai tây chế biến có giá trị gia tăng. Sản phẩm chế biến từ khoai tây trên thị trường hiện nay khá đa dạng như khoai tây đông lạnh đóng gói, khoai tây rán, khoai tây chiên, tinh bột và một số loại snack khoai tây như Zon Zon, Bim Bim, mì ăn liền từ khoai tây Omachi...
Chế biến khoai tây là ngành công nghiệp còn mới mẻ ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp chỉ mới tham gia trong lĩnh vực này từ 1 đến 7 năm trở lại đây. Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều công ty lớn đang tham gia vào công nghiệp chế biến khoai tây, chủ yếu thuộc về tư nhân và đầu tư với nước ngoài. Các công ty lớn tham gia chế biến các sản phẩm từ khoai tây như Công ty TNHH An Lạc, Công ty LeeWayWay, Công ty Vinafood. Ngoài ra, có hàng nghìn các cơ sở nhỏ cũng tham gia vào chế biến khoai tây, bán cho người tiêu dùng, các nhà hàng và các khách sạn tại thị trường trong nước.
Theo kết quả khảo sát của Dự án Thúc đẩy Sản xuất Khoai tây Việt Nam, tỷ trọng thị trường khoai tây chế biến nội địa như sau: 40% sản phẩm tiêu thụ ở siêu thị; 20% bán cho các nhà hàng khách sạn; 30% tiêu thụ qua đại lý; 5% bán cho các trường học và 5% bán cho người bán rong. Tuy nhiên, tại Việt Nam khoai tây chế biến vẫn chưa thực sự được coi là món ăn phổ biến. Dạng sản phẩm chủ yếu được người tiêu dùng yêu thích là khoai tây chiên, rất ít người quan tâm tới các dạng sản phẩm khác. Nguyên nhân là do khoai tây chế biến còn rất mới với hầu hết người tiêu dùng. Một nguyên nhân khác là người tiêu dùng đã từng sử dụng các sản phẩm chế biến từ khoai tây nhưng không để ý đấy là sản phẩm của khoai tây.
Hiện nay, tổng nhu cầu khoai tây dành cho chế biến khoảng 15.000 tấn/năm, nhưng chỉ có 35% trong số đó là sử dụng nguyên liệu trong nước, các nhà chế biến vẫn phải nhập khẩu khoảng 10.000 tấn khoai tây/năm từ Anh, Trung Quốc, Hà Lan. Mặc dù mỗi năm Việt Nam sản xuất từ 500.000 – 700.000 tấn khoai tây nhưng con số đưa vào sử dụng chế biến là rất ít. Nguyên nhân là do: (i) nguồn cung trong nước mang tính thời vụ cao, thường canh tác vào vụ đông xuân, nên khoai tây trong nước chỉ sẵn có trong 6 tháng (từ tháng 12 đến tháng 5), trong khi nhu cầu đòi hỏi cung cấp nguyên liệu suốt trong năm; (ii) chất lượng khoai tây trong nước đang là một trong những trở ngại đối với ngành chế biến khoai tây; (iii) ngay cả khi đã có một số hợp tác xã đã sử dụng vật liệu trồng tốt và giống chất lượng cao, nhưng sản lượng của các đơn vị này chưa nhiều nên vẫn không đủ sản phẩm cho chế biến.
Chính sách
Vấn đề khó khăn nhất hiện nay đối với ngành sản xuất khoai tây của Việt Nam đó là khoai tây giống. Hiện nay, khoai tây giống trong nước mới chỉ đáp ứng 20 - 25% nhu cầu, số còn lại phải nhập khẩu từ Trung Quốc nên không kiểm soát được chất lượng giống. Do vậy, để thực hiện mục tiêu dần thay thế khoai tây Trung Quốc làm giống bằng các khoai tây giống từ Đức, Hà Lan sạch bệnh cho năng suất và chất lượng cao, tại một số địa phương đã ban hành những chính sách hỗ trợ cho bà con nông dân thực hiện trồng khoai tây. Bên cạnh đó, sự cộng tác và hỗ trợ từ các dự án trong việc cung cấp kho lạnh, đào tạo khuyến bộ khuyến nông, nông dân, kiểm nghiệm giống và khảo nghiệm giống mới đã góp phần thúc đẩy sản xuất khoai tây tại Việt Nam.
Tại Nam Định, tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ các hợp tác xã xây dựng kho lạnh bảo quản khoai tây giống; hỗ trợ nông dân sản xuất khoai tây giống nhập khẩu từ Hà Lan, Đức, từ nguồn nuôi cấy mô tế bào; triển khai các dự án sản xuất giống khoai tây bằng nuôi cấy mô trong tỉnh và hỗ trợ các mô hình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua chương trình khuyến nông của tỉnh. Cùng với chính sách của tỉnh, những năm qua Nam Định luôn nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ Dự án khoai tây Đức Việt. Thông qua các hoạt động Dự án đã hỗ trợ Nam Định các trang thiết bị, máy móc, nhà lưới, kho lạnh phục vụ công tác nhân và bảo quản khoai tây giống. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực thông qua các chương trình đào tạo chuyên sâu, các khoá tập huấn ngắn hạn, hỗ trợ khảo nghiệm tuyển chọn giống mới, hỗ trợ sản xuất giống ... góp phần tạo thêm những động lực mới giúp cho sản xuất khoai tây của Nam Định có thêm nhiều bước tiến mới.
Tại Bắc Ninh, tỉnh và huyện xuyên phối hợp với các hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan chuyên ngành mở các lớp tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật cho nông dân. Ban chủ nhiệm hợp tác xã phối hợp với khuyến nông của huyện gửi mẫu khoai giống KT2 đi tái tạo, nhằm khắc phục hậu quả thoái hoá giống, đồng thời mỗi gia đình sau khi thu hoạch đã chủ động gửi khoai vào kho lạnh để giống trồng vụ sau.
Khoai tây được coi là cây trồng chủ lực của tỉnh Thái Bình, với diện tích trồng trên 6.000 ha/năm, doanh thu trên 80 tỷ đồng/năm. Vì vậy, năm 2008, tỉnh Thái Bình đã chi 2 tỷ đồng vốn ngân sách hỗ trợ các địa phương xây dựng các kho lạnh. Ngoài ra, tỉnh đang quy hoạch 4 vùng sản xuất khoai tây hàng hoá tập trung tại 4 huyện: Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Hưng Hà và Kiến Xương với quy mô mỗi vùng đạt từ 1.500-2.000 ha/năm.
Thị trường thế giới
Trong bối cảnh giá ngũ cốc tăng mạnh trên phạm vi toàn thế giới thì Khoai tây - loại cây trồng vốn có vị trí khiêm tốn được các nhà khoa học gọi là “lương thực cho tương lai” được xem là chìa khoá giải quyết vấn đề đói lương thực do giá lương thực tăng cao.
Sản xuất, tiêu thụ và thương mại khoai tây trên thị trường thế giới
Tiêu dùng khoai tây đang tăng mạnh ở các nước đang phát triển. Hiện nay, khoai tây đang chiếm hơn một nửa sản lượng lương thực của toàn thế giới, dễ canh tác và hàm lượng năng lượng cao, trồng khoai tây là một nguồn thu lớn cho hàng triện nông dân.
Khi nền kinh tế của nhiều nước còn khó khăn, khoai tây được tiêu thụ khá phổ biến như loại lương thực chính, đặc biệt trong những lúc giáp hạt. Nay khoai tây lại đang được xem là một trong những giải pháp giải quyết vấn đề đói lương thực do giá lương thực tăng cao, dân số thế giới tăng nhanh (cứ 10 năm dân số thế giới lại tăng thêm 1 tỷ người), giá phân bón và dầu diesel cũng leo thang và ngày càng nhiều diện tích đất được dùng để canh tác các loại cây nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học.
Nhiều chính phủ trên thế giới đã bắt đầu coi trọng mặt hàng khoai tây. Các nước đang phát triển là nơi khoai tây được trồng mới nhiều nhất và do nhu cầu tiêu thụ khoai tây tăng cao, các nhà nông nghèo đang có cơ hội kiếm nhiều tiền hơn từ trồng khoai tây.
Trước tình hình giá bột mì tăng gấp đôi so với năm ngoái, chính phủ Pêru phải nỗ lực để giảm giá nhập khẩu bột mỳ và đã khởi xướng chương trình sản xuất bánh mỳ từ bột khoai tây. Bánh mỳ khoai tây được cấp cho trường học và quân đội, với hy vọng xu hướng này sẽ được hưởng ứng. Tuy nhiên, hiện nay cũng chưa có nhiều các xưởng sản xuất bột khoai tây. Khoai tây xuất hiện tại Pêru cách đây 8.000 năm nhưng người dân Pêru lại ăn ít khoai tây hơn người dân Châu Âu.
Bêlarút hiện là nước đứng đầu thế giới về lượng khoai tây tiêu thụ tính theo đầu người, ở mức 171 kg/người/năm. Ấn Độ cũng có kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng khoai tây trong vòng 10 năm tới. Chính phủ Ấn Độ cũng vừa đề nghị Nafed (Liên đoàn Tiếp thị hợp tác nông nghiệp Ấn Độ) thu mua khoai tây ở bang Utar Pradesh và West Bengal, là nơi đang bội thu loại củ này để phân phối cho bang khác.
Trung Quốc, nước sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới với sản lượng 72 triệu tấn năm 2007 và trong thời gian tới đây khoai tây sẽ trở thành cây lương thực chính trên các cánh đồng của nước này. Ở Latvia, giá lương thực tăng khiến lượng bánh mì tiêu thụ giảm từ 10 đến15% trong tháng một và tháng hai và lượng tiêu thụ các sản phẩm làm từ khoai tây tăng 20%.
FAO ở Bangladesh khuyến nghị toàn dân nước này có thể trông cậy nhiều hơn vào khoai tây để bù đắp cho sự thiếu hụt gạo. Hơn nửa triệu binh lính trong quân đội Bangladesh cũng vừa nhận chỉ thị phải ăn khoai tây trong tình hình gạo và lúa mì tăng giá vùn vụt.
Khoai tây đã trở thành loại lương thực quan trọng thứ ba sau lúa mì và gạo. Mỗi năm, toàn thế giới sản xuất khoảng 600 triệu tấn lúa mì và khoảng 17% tổng số đó được đem giao dịch trên thị trường quốc tế. Sản lượng lúa mì gần như gấp đôi sản lượng khoai tây. Các nhà phân phối ước tính, chưa đến 5% khoai tây được đem giao dịch trên thị trường quốc tế.
Theo NIVAP, hiện Hà Lan cung cấp tới 70% lượng khoai tây giống trong tổng giao dịch mặt hàng trên thế giới. Lượng xuất khẩu hạt giống khoai tây của Hà Lan hàng năm đạt trên 70 nghìn tấn. Hiện có gần 80 quốc gia khác nhau nhập khẩu khoai tây giống của Hà Lan. Theo thống kê, diện tích trồng khoai tây giống của nước này đạt khoảng 35 đến 40 nghìn hecta. Ukraine và Nga là những quốc gia sản xuất và chế biến khoai tây lớn nhất tại Châu Âu với tổng lượng khoai tây thu hoạch hàng năm đạt khoảng 55 - 60 triệu tấn. Đây cũng là hai thị trường nhập khẩu khoai tây giống lớn của Hà Lan.
Giá cả
Trước thời điểm giá ngũ cốc trên toàn cầu tăng mạnh như hiện nay, khoai tây là mặt hàng có giá trị thấp, do nó không phải là thứ hàng hoá mang tính toàn cầu, bởi vậy không thu hút các nhà đầu tư mang tính đầu cơ. Khoai tây tươi khá nặng và có thể bị hỏng khi vận chuyển, bởi vậy việc buôn bán khoai tây phát triển chậm. Khoai tây cũng dễ mang theo mầm bệnh, khiến việc xuất khẩu còn hạn chế để tránh lây lan dịch bệnh trên cây trồng. Những nguyên nhân trên đã khiến giá khoai tây ở một số nước thấp, và khoai tây không phải là loại cây trồng hấp dẫn đối với người nông dân.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hết tháng 4/2008, do diện tích trồng và sản lượng khoai tây ở những nước sản xuất chính như Đức, Hà Lan, Anh Quốc, Mỹ giảm nên giá khoai tây nguyên liệu tăng mạnh, gây khó khăn cho các nhà máy chế biến khoai tây của Châu Âu. Bên cạnh đó nguồn cung khoai tây có chất lượng tốt từ vụ mùa năm trước cũng sụt giảm. Do đó, các công ty chế biến hoặc là phải cắt giảm sản lượng, hoặc phải nhập khẩu khoai tây từ các nước khác. Chi phí sản xuất khoai tây trong vòng 5 tháng/2008 đã tăng 25% so với những năm trước do giá các nguyên liệu đầu vào sản xuất nhập khẩu như phân bón, thuốc trừ sâu tăng trung bình từ 10-15% so với năm 2007. Giá khoai tây nguyên liệu tăng cũng làm các sản phẩm từ khoai tây tăng lên nhanh chóng. Giá khoai tây tháng 4/2008 tại thị trường Hoa Kỳ tăng 38%, ở mức 8.75 USD/cwt so với tháng 3/2008 and tăng 0.4% so với tháng 4/2007. (1 cwt = 45,3 kg)
Nguồn:
Triển vọng thị trường
Trước tình hình an ninh lương thực trên thế giới như hiện nay, chính phủ các nước đang đưa ra những chính sách và giải pháp để phát triển sản xuất khoai tây và khơi dậy nhu cầu tiêu thụ khoai tây.
Tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn định hướng mở rộng diện tích trồng khoai tây tại các địa phương. Việt Nam dự kiến sẽ tăng diện tích trồng khoai tây từ 35.000 ha như hiện nay lên 50.000 ha vào năm 2010. Đồng thời, Việt Nam sẽ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo được lượng khoai tây giống nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu giống cho bà con nông dân, dần dần thay thế khoai tây thương phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trung tâm khoai tây quốc tế CIP và FAO cũng cho biết, để mở rộng những lợi ích từ việc sản xuất khoai tây phụ thuộc vào những tiến bộ trong chất lượng cây trồng, các hệ thống nông nghiệp để đảm bảo bền vững hơn trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên, và các giống khoai tây cần phải tăng cường khả năng chịu hạn, nâng cao sức đề kháng với sâu bệnh và tính chống chịu trong trường hợp đối mặt với điều kiện thời tiết biến động.
Các nhà khoa học Đức, nước trồng khoai tây lớn trên thế giới cũng đã giới thiệu các giống khoai tây biến đổi gen có thể chống lại bệnh mốc sương-một loại bệnh nguy hại nhất ở cây khoai tây. Căn bệnh này hiện đang chiếm khoảng 20% số vụ khoai tây trên toàn thế giới mất mùa mỗi năm. Các nhà khoa học Đức cho biết, để giải quyết vấn đề sạch bệnh cho khoai tây, nếu dùng hạt giống khoai tây sạch, không nhiễm virus thì