Theo quy hoạch tổng thểphát triển kinh tếxã hội của tỉnh Bắc Giang đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020, việc đầu tưxây dựng cơsởvật chất và
hạtầng kỹthuật phục vụphát triển kinh tếxã hội của tỉnh chiếm tỷlệkhá cao,
cơcấu vốn đầu tưbao gồm quy hoạch xây dựng đô thị, mởrộng đô thị, xây
dựng các khu dân cư, công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp, mởrộng đường xá.
Do đó nhu cầu sửdụng vật liệu xây dựng ngày càng lớn, trong đó nguồn nguyên
liệu đá vôi đóng vai trò rất quan trọng.
Vì vậy, Công ty Cổphần Trường Hưng đã đầu tưkhai thác đá làm vật liệu
xây dựng tại xã Lục Sơn và xã Trường Sơn - huyện Lục Nam với mục đích:
- Khai thác và cung cấp nguyên liệu đá vôi xây dựng cho nhu cầu sửdụng
trong xây dựng và làm đường. của địa phương và các khu vực lân cận.
- Đa dạng hóa ngành nghềsản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người
lao động và tăng lợi nhuận của Công ty, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách
Nhà nước.
56 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5003 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án khai thác đá làm vật liệu xây dựng - Huyện Lục Nam, Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
I. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và
hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh chiếm tỷ lệ khá cao,
cơ cấu vốn đầu tư bao gồm quy hoạch xây dựng đô thị, mở rộng đô thị, xây
dựng các khu dân cư, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, mở rộng đường xá....
Do đó nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng ngày càng lớn, trong đó nguồn nguyên
liệu đá vôi đóng vai trò rất quan trọng.
Vì vậy, Công ty Cổ phần Trường Hưng đã đầu tư khai thác đá làm vật liệu
xây dựng tại xã Lục Sơn và xã Trường Sơn - huyện Lục Nam với mục đích:
- Khai thác và cung cấp nguyên liệu đá vôi xây dựng cho nhu cầu sử dụng
trong xây dựng và làm đường.... của địa phương và các khu vực lân cận.
- Đa dạng hóa ngành nghề sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người
lao động và tăng lợi nhuận của Công ty, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách
Nhà nước.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU KỸ THUẬT LẬP BÁO CÁO ĐTM
II.1 Căn cứ pháp lý
1. Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ
ngày 1 tháng 7 năm 2006.
2. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo
vệ môi trường và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP, ngày 28 tháng 02 năm 2008 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP,
ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ.
3. Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 09 năm 2006 của Bộ Tài
nguyên Môi trường về việc Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
4. “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam” (Chương
trình nghị sự số 21 của Việt Nam) ban hành kèm theo Quyết định số
153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ
Tài nguyên và môi trường về việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định
báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường.
6. Qui chế quản lý CTR nguy hại được ban hành kèm theo Quyết định số
155/1999/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16 tháng 7 năm 1999.
7. Nghị định số 160/2005/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành
Luật khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản.
8. Thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT ngày 22
tháng 10 năm 1999 của liên Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công
Thương), Bộ KHCN &MT hướng dẫn ký quĩ để phục hồi môi trường trong khai
thác khoáng sản.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
9. Thông tư số 153/1998/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 1998 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành Nghị Định số 68/1998/NĐ-CP ngày 3 tháng 9 năm
1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên.
10. Quy phạm kỹ thuật khai thác Mỏ lộ thiên (TCVN 5326-91) ban hành
năm 1991.
11. Quy phạm an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ
công nghiệp (TCVN 4586-97) ban hành năm 1997.
12. Quyết định số 50/2007/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 5 năm 2007 của Ủy
Ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc Ban hành qui định về đánh giá tác động
môi trường đối với các Dự án đầu tư và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
13. Quyết định số 62/2006 QĐ-UB ngày 17 tháng 10 năm 2005 của
UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt quy hoạch Tài nguyên Môi trường tỉnh
Bắc Giang đến năm 2010 định hướng đến năm 2020.
14. Căn cứ Quyết định số 1808/UBND-TNMT, ngày 17 tháng 7 năm 2008
của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Về việc Bổ sung diện tích vào Dự án
khai thác đá làm vật liệu xây dựng của Công ty Cổ phần Trường Hưng.
15. Căn cứ đề án Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng
khoáng sản tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 của Sở Tài Nguyên và Môi trường
Bắc Giang đã được HĐND tỉnh nhất trí thông qua.
16. Căn cứ Công văn số 908/UBND-TNMT, ngày 14/4/2008 của UBND
tỉnh Bắc Giang về việc đồng ý chủ trương cho Công ty Cổ phần Trường Hưng
được khảo sát, lập Dự án Khai thác, chế biến đá vật liệu xây dựng tại xã Trường
Sơn và xã Lục Sơn, huyện Lục Nam với diện tích khoảng 8,4ha. (tại khu Bồ
Các: 5,4ha; Khu xóm Làng: 3,0ha).
17. Luật khoáng sản được Quốc hội thông qua ngày 20/03/1996 đã được
sửa đổi bổ sung theo “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Khoáng sản” ngày
16/04/2005.
II.2 Tiêu chuẩn Việt Nam
1. Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam ban hành theo Quyết định số
22/2006/QĐ - BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ TN & MT và các
tiêu chuẩn Việt Nam khác có liên quan.
2. Các tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số
3733/2002/QĐ- BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế (Bao
gồm 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao
động) và các tiêu chuẩn môi trường lao động khác có liên quan.
II.3 Các tài liệu kỹ thuật
1. Báo cáo nghiên cứu khả thi Mỏ đá làm vật liệu xây dựng Tại khu vực
núi Bồ Các - xã Trường Sơn, xã Lục Sơn và khu vực Hổ Lao, xóm Làng xã Lục
Sơn - huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
2. Mặt bằng vị trí khu Mỏ khai thác chế biến đá tại xã Lục Sơn và xã
Trường Sơn - huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
3. Các số liệu điều tra, khảo sát quan trắc phân tích, đánh giá hiện trạng
chất lượng môi trường đất, nước và không khí nơi thực hiện Dự án do Trạm
Quan trắc Môi trường Bắc Giang hiện tháng 10 năm 2008.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
ÀI LIỆU CHỈ MANG ÍNH HẤT THAM KHẢO
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chủ đầu tư Dự án đã phối hợp với Trạm Quan trắc Môi trường - Sở Tài
nguyên và Môi trường Bắc Giang tiến hành các bước cần thiết để lập Báo cáo
ĐTM.
- Cơ quan tư vấn : Trạm Quan trắc Môi trường Bắc Giang- Sở Tài
nguyên và Môi trường Bắc Giang.
- Trạm trưởng : Vũ Đức Phượng.
- Địa chỉ liên hệ : Thôn Đông Giang, xã Xương Giang, thành phố Bắc
Giang - Tỉnh Bắc Giang.
- Điện thoại: 0240.824.760/ 555.734.
Trình tự thực hiện gồm các bước sau:
1. Nghiên cứu Báo cáo Dự án khai thác đá làm vật liệu xây dựng tại khu
vực núi Bồ Các thuộc xã Trường Sơn và xã Lục Sơn; Hổ Lao, xóm Làng thuộc
xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
2. Tổ chức thu thập số liệu về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội của
xã Lục Sơn và xã Trường Sơn - Huyện Lục Nam.
3. Tổ chức điều tra hiện trạng môi trường khu xây dựng Dự án, hiện trạng
môi trường các khu vực lân cận, tính đến khả năng gây ô nhiễm đến môi trường.
4. Tổ chức khảo sát hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học và các tác động
của Dự án ảnh hưởng đến môi trường sinh học.
5. Tổ chức điều tra, lấy mẫu phân tích, chất lượng môi trường không khí và
môi trường nước ( nước mặt, nước ngầm) trong khu vực Dự án sẽ tiến hành và các
vùng lân cận.
6. Trên cơ sở các số liệu điều tra, phân tích hiện trạng môi trường, tổng hợp
số liệu lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án.
Bảng 1: Danh sách thiết bị lấy mẫu, đo đạc, phân tích
STT Tên thiết bị Nước SX
Các thiết bị đo đạc và lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường không khí
1 Thiết bị lấy mẫu khí SKC PA 15330 Mỹ
2 Máy đo tốc độ gió Anh
3 Máy đo nhiệt độ, độ ẩm Mỹ
Các thiết bị đo bụi và tiếng ồn
4 Thiết bị đo tiếng ồn tích phân Mỹ
5 Thiết bị lấy mẫu bụi tổng số SL-15P Nhật
Các thiết bị lấy mẫu và phân tích nước
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
6 Tủ sấy Mỹ
7 Máy đo BOD5 Đức
8 Tủ ổn nhiệt BOD Mỹ
9 Máy so màu DR - 2000 Mỹ
Bảng 2: Danh sách cán bộ tham gia lập Báo cáo ĐTM
TT Họ và tên Chức vị, cơ quan, chuyên môn
1 KS. Vũ Đức Phượng Trạm trưởng - Trạm Quan trắc môi trường
2 KS. Ngô Quang Trường Phụ trách bộ phận
3 KS. Nguyễn thị thu Huyền Cán bộ
5 KTV. Nguyễn Văn Cường Cán bộ
6 KS. Hà Văn Huân Cán bộ
CHƯƠNG I
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
I.1. TÊN DỰ ÁN
Tên Dự án: “Khai thác đá làm vật liệu xây dựng”.
I.2. CHỦ DỰ ÁN
Đơn vị chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Trường Hưng.
Ông: Đặng Đình Đoàn Chức vụ: Giám Đốc.
Địa chỉ liên lạc: Hổ Lao - xã Lục Sơn - Huyện Lục Nam - Tỉnh Bắc Giang.
Điện thoại : 0948 207 412.
I.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Mỏ đá thuộc xã Trường Sơn và xã Lục Sơn gồm 02 khu vực khai thác,
khu vực 1, 2, 3, 4 (khu vực núi Bồ Các, xã Lục Sơn, xã Trường Sơn) và khu vực
A, B, C, D (khu vực Hổ Lao thuộc xóm Làng, xã Lục Sơn) huyện Lục Nam, tỉnh
Bắc Giang.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Diện tích khu Mỏ núi Bồ Các là 5,4 ha; khu vực Hổ Lao thuộc xóm Làng
là 3 ha, tổng diện tích cả hai khu Mỏ là 8,4 ha.
Diện tích 2 khu vực nằm trên tờ bản đồ địa hình số F-48-70-C, hệ toạ độ
VN2000, tỷ lệ 1:50.000 được giới hạn bởi các điểm góc có toạ độ ô vuông như sau:
Bảng I.1: Tọa độ điểm góc biên giới Mỏ khu vực núi Bồ Các xã Trường Sơn
và xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Điểm X (m) Y (m) Diện tích
1 2348900 664820
5,4ha 2 2349130 664620 3 2349250 664780
4 2349040 664940
Bảng I.2: Tọa độ điểm góc biên giới Mỏ khu vực Hổ Lao, xóm Làng, xã Lục
Sơn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Điểm X (m) Y (m) Diện tích
A 2348110 667970
3ha B 2348260 667970 C 2348260 668170
D 2348110 668170
Biên giới phía dưới được xác định từ cốt cao + 50m của khu vực Bồ Các,
và 95m khu vực xóm Làng. Biên giới xung quanh được xác định với góc dốc bờ
Mỏ là 600 (đây là góc dốc sườn tầng kết thúc khai thác theo quy phạm đối với
các Mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường).
I.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
I.4.1. Các công trình chính
- Công nghệ khai thác;
- Công tác nổ mìn;
- Thi công bạt ngọn tạo mặt bằng công tác các khu vực;
- Hệ thống khai thác;
- Các thông số của hệ thống khai thác.
I.4.1.1. Công nghệ khai thác:
Lựa chọn phương án cho Mỏ: Căn cứ vào địa hình khu Mỏ, cấu tạo địa
chất, chiều dày đá, công tác bảo vệ môi trường, Dự án theo phương pháp khai
thác lộ thiên.
Hệ thống khai thác liên quan chặt chẽ và đồng bộ thiết bị khai thác được
lựa chọn, phải phù hợp với điều kiện địa hình và công suất thiết kế Mỏ.
Mỏ đá ở hai khu vực là sườn núi đá vôi có độ dốc lớn (góc dốc) với diện
tích khai thác không lớn, tuyến công tác không dài nên không thể làm đường
đưa thiết bị lên núi và không thể bố trí thiết bị khai thác trên núi. Vì vậy, hệ
thống khai thác phù hợp ở đây là khai thác theo lớp đứng không vận tải trên
tầng, đường khai thác phát triển từ ngoài vào trong và từ trên xuống.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM K ẢO
Với phương pháp này, đá từ trên núi được hất xuống chân tuyến nhờ năng
lượng chất nổ. Công tác xúc bốc được tiến hành ở chân tuyến, từ chân tuyến đá
được chuyển đến bumke nghiền sàng bằng ôtô.
Hình I.1: Sơ đồ công nghệ khai thác đá
Hình I.2: Sơ đồ công nghệ sàng tuyển
PHÁT QUANG CÂY CỐI, DỌN SẠCH ĐÁ
LÀM TƠI ĐÁ BẰNG KHOAN NỔ MÌN LỖ KHOAN
KHOAN NỔ MÌN LẦN II, PHA BỔ
XÚC BỐC ĐÁ BẰNG THỦ CÔNG (MÁY XÚC) LÊN
ÔTÔ
NGHIỀN, SÀNG
CHẤT THẢI
TIÊU THỤ
ĐÁ NGUYÊN KHAI
MÁY NGHIỀN
SÀNG RUNG LƯỚI
ĐÁ 1x2 cm
THẢI
ĐÁ 4x6 cm
Đá 4x6
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
I.4.1.2. Công tác nổ mìn:
Sử dụng phương pháp nổ điện (phương tiện kíp điện, dây điện, nguồn
điện) hoặc bằng dây nổ (phương tiện: dây nổ và phương tiện làm nổ dây nổ).
Tổng hợp các thông số nổ mìn trình bày ở bảng sau:
Bảng I.3: Các thông số nổ mìn ở tầng khai thác
STT Các thông số Ký hiệu Đơn vị Trị giá
1 Đường kính lỗ khoan d mm 36-46
2 Chiều cao tầng H m 10
2 Chiều cao phân tầng h m 2,5
3 Chiều sâu lỗ khoan l
m 3,5
4 Đường cản chân tầng w m 2,0
5 Khoảng cách giữa các lỗ a m 2,0
6 Khoảng cách giữa các hàng b m 2,0
7 Chỉ tiêu thuốc nổ q kg/m3 0,4
8 Lượng thuốc nổ cho 1 lỗ Q kg 4,0
9 Loại thuốc nổ AD-1
10 Phương pháp khởi nổ Nổ mìn điện
11 Sơ đồ nổ Đồng thời
* Kỹ thuật an toàn khi nổ mìn:
Khi lập hộ chiếu nổ mìn cần xác định bán kính an toàn về chấn động, về
sóng đập không khí và về đá văng. Sau đó chọn bán kính lớn nhất.
Theo quy phạm TCVN 4586 -88, khoảng cách an toàn không được nhỏ
hơn 300m (đối với người) và không nhỏ hơn 150m (đối với thiết bị).
I.4.1.3. Thi công tạo mặt bằng công tác các khu vực:
* Mục đích thi công tạo mặt bằng công tác khu vực núi Bồ Các:
Nhằm tạo ra các diện khai thác đầu tiên đủ rộng, phù hợp với bãi xúc khi
khai thác, để làm việc an toàn và phù hợp với hệ thống khai thác và trình tự
khai thác Mỏ. bạt ngọn tới cao độ +100m.
* Mục đích thi công bạt ngọn tạo mặt bằng công tác khu vực xóm Làng:
Nhằm tạo ra các diện tích khai thác đầu tiên đủ rộng, phù hợp với bãi xúc
khi khai thác, để làm việc an toàn và phù hợp với hệ thống khai thác và trình
tự khai thác Mỏ. Thi công bạt ngọn tới cao độ +170m.
* Phương pháp thi công tại cả hai khu vực khai thác:
Cắt tầng nhỏ theo lớp xiên, đá được khoan nổ làm tơi bằng lỗ khoan con tự
lăn xuống sườn núi, phần đọng lại trên tầng được dọn thủ công. Tầng sát với cao
độ bạt ngọn dùng máy khoan có đường kính trung bình d = 76 – 125mm, khoan
ngang hoặc đưa lên mặt tầng đó để khoan bằng lỗ khoan đứng, nhằm tăng nhanh
tiến độ thi công. đá đọng trên mặt bằng bạt ngọn ở giai đoạn cuối của công tác bạt
ngọn gạt xuống bãi xúc để dự trữ xúc bốc vận chuyển về bãi tập kết.
Bảng I.4: Các thông số thi công bạt ngọn
TT Thông số Kí hiệu Đơn vị Trị giá
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Khoan nhỏ Khoan lớn
1 Đường kính lỗ khoan d mm 36-42 76-125
2 Khoảng cách giữa các hàng a = W m 1,5 4,0-4,5
3 Khoảng cách giữa các lỗ b m 1,5 3,5-4,0
4 Số lượng các hàng m hàng - 3-4
5 Chiều sâu lỗ khoan (thay đổi theo địa hình từng khu vực) LK m 1,5-3,5 5-16
6 Chỉ tiêu thuốc nổ q Kg/m3 3,8 3,5
7 Thuốc nổ ANFO
8 Phương tiện nổ Dây nổ + Kíp điện vi sai
9 Phương pháp điều khiển Nổ vi sai + Sơ đồ nêm rạch
I.4.1.4. Hệ thống khai thác:
Khu vực Mỏ được sử dụng hệ thống khai thác lớp bằng vận tải trực tiếp
chiều cao tầng 10m; đá vôi sau khi khoan nổ mìn sẽ được xúc bốc trực tiếp lên
ôtô vận chuyển về bãi tập kết.
Các thông số cơ bản của hệ thống khai thác lớp xiên gạt chuyển:
Chiều cao tầng khai thác: h = 6-7m.
Góc nghiêng sườn tầng: α = 700
Góc nghiêng bờ công tác: ϕ = 530.
Chiều rộng mặt tầng gạt chuyển: Lg = 21-30m
Chiều dài mặt tầng công tác đầu tiên: L0 = 30-35m
Chiều dài tuyến công tác lớn nhất: 150m
Chiều rộng tối thiểu của bãi xúc mức: Bx = 27-35m
Tổn thất khai thác: Km = 5%.
Các thông số cơ bản của hệ thống khai thác lớp bằng vận tải trực tiếp:
Chiều cao tầng: h = 10m.
Góc nghiêng sườn tầng: α = 750.
Góc nghiêng bờ Mỏ khi kết thúc: γkt = 600
Góc nghiêng bờ công tác: ϕct = 530
Chiều rộng mặt tầng công tác đầu tiên: Bmin = 30m
Chiều dài mặt tầng công tác đầu tiên: L0 = 35-40m
Chiều dài tuyến công tác lớn nhất: Lk = 250m
Tổn thất khai thác: Km = 5%.
I.4.1.5. Các thông số của hệ thống khai thác:
Khu vực Mỏ được sử dụng hệ thống khai thác lớp bằng vận tải trực tiếp
chiều cao tầng 10m; từ mức +100m xuống mức +90m, đá vôi sau khi khoan nổ
mìn sẽ được xúc bốc trực tiếp lên ôtô vận chuyển về bãi tập kết.
* Chiều cao tầng khai thác, tầng kết thúc:
Chiều cao tầng khai thác được xác định sao cho chiều cao đống đá sau khi
nổ mìn đảm bảo cho máy xúc làm việc an toàn và có năng suất cao.
Đối với Mỏ đá khu vực Lục Nam phương pháp khai thác sử dụng là: Khai
thác theo lớp đứng, không vận tải trên tầng dùng năng lượng chất nổ chuyển đá
xuống chân tuyến.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Trong phương pháp khai thác này, vai trò của công tác khoan nổ mìn rất
quan trọng, phải tiến hành sao cho đảm bảo sản lượng Mỏ, vừa đảm bảo chất
lượng đập vỡ tốt, vừa đảm bảo khối lượng đá lưu lại ở mặt bằng là nhỏ nhất.
Với loại máy khoan đã chọn, để đáp ứng những yêu cầu nêu trên và đảm
bảo an toàn cho người lao động chọn chiều cao phân tầng khai thác h = 2,5 và
chiều cao tầng H = 10m.
* Góc nghiêng bờ Mỏ:
Với đá vôi ổn định để tận thu tối đa lấy góc nghiêng bờ kết thúc γkt = 700.
* Góc nghiêng sườn tầng công tác, sườn tầng kết thúc:
Căn cứ vào tính chất cơ lý của đá Mỏ, góc nghiêng sườn tầng khai thác
đảm bảo chọn α = 750.
Góc nghiêng sườn tầng kết thúc αkt = 600.
I.4.2. Các công trình phụ trợ
- Công tác chuẩn bị;
- Hệ thống cấp điện;
- Hệ thống cấp nước;
- Công tác thoát nước Mỏ.
I.4.2.1. Công tác chuẩn bị:
Công tác chuẩn bị, sau khi được cấp giấy phép khai thác theo trình tự sau:
+ Đền bù giải phóng mặt bằng và tiến hành thuê đất: Công tác đền bù giải
phóng mặt bằng được thực hiện theo quy định của luật hiện hành.
+ Xây dựng cơ bản Mỏ: Xây dựng văn phòng, nhà xưởng, nhà điều hành,
kho vật tư, kho mìn...
- Khu vực bãi chế biến, kho vật tư, bãi chứa sản phẩm được thiết kế liên hoàn.
- Khu văn phòng, nhà nghỉ công nhân viên và các công trình phụ trợ phục
vụ khai thác, được thiết kế xây dựng gần Mỏ nên thuận lợi trong sản xuất, sinh
hoạt và bảo đảm môi sinh.
+ Các công việc mở Mỏ và xây dựng cơ bản: Các công việc mở Mỏ và
xây dựng cơ bản cho Mỏ đá bao gồm:
- Cải tạo tuyến đường vào Mỏ đá khu vực núi Bồ Các;
- Cải tạo tuyến đường vào Mỏ đá khu vực Hổ Lao, xóm Làng;
- Tạo bãi xúc cho Mỏ đá khu vực núi Bồ Các;
- Tạo bãi xúc cho Mỏ đá khu vực xóm Làng.
* Công tác vận tải:
Xây dựng mới các đường vận chuyển nội Mỏ, đầu tư sửa chữa đường
(đoạn từ Mỏ đến tỉnh lộ 289, khoảng 4 km) để phục vụ cung ứng vật tư và vận
chuyển sản phẩm đi tiêu thụ.
Cải tạo tuyến đường vào Mỏ đá khu vực núi Bồ Các: Tuyến đường vận
chuyển ngoài Mỏ được nối từ đường liên xã lên khu vực khai thác Mỏ có chiều
dài 600 m, chiều rộng xe chạy 7m, nền đường được rải cấp phối ( từ độ cao
+40m lên +90m, mật độ xe chạy trên 50 lượt xe/h, vận tốc xe trung bình 20
km/h, tải trọng xe 12-15 tấn).
Cải tạo tuyến đường vào Mỏ đá khu vực xóm Làng: Đường vận chuyển
ngoài Mỏ được nối từ đường liên xã lên khu vực khai thác Mỏ có chiều dài: 1km,
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
chiều rộng 7m, nền đường được rải cấp phối (từ độ cao +40m lên +100m, mật độ
xe chạy trên 30 lượt xe/h, vận tốc trung bình 20km/h, tải trọng xe 12 – 15 tấn).
* Tạo bãi xúc cho Mỏ đá khu vực núi Bồ Các:
Trong giai đoạn khai thác ban đầu cần bạt 1 ngọn núi, tại địa điểm đó
xây dựng 1 bãi xúc; để xúc bốc khai thác, đá thu hồi phục vụ cho công tác
XDCB và làm vật liệu xây dựng. Cao độ bãi xúc được chọn phù hợp với cao
độ tuyến đường vận chuyển chính, bãi xúc có chiều dài 100m, rộng 30m.
* Phương pháp thi công:
Cắt tầng nhỏ theo lớp xiên, đá được khoan nổ làm tơi bằng lỗ khoan
nhỏ tự lăn xuống mặt bằng khai thác đầu tiên, phần đọng lại trên tầng được
dọn thủ công, tầng sát mặt bằng bãi dùng máy khoan có đường kính mũi
khoan d = 76-125mm, khoan ngang hoặc đưa lên tầng trên khoan để tăng
nhanh tiến độ thi công.
* Tạo bãi xúc cho Mỏ đá khu vực xóm Làng:
Trong giai đoạn khai thác ban đầu cần bạt một ngọn núi, tại địa điểm
đó xây dựng 1 bãi xúc ở độ cao +140m, để xúc bốc khai thác, đá thu hồi
phục vụ cho công tác xây dựng cơ bản và làm vật liệu xây dựng. Cao độ bãi
xúc được chọn phù hợp với cao độ tuyến đường vận chuyển chính, bãi xúc
có chiều dài 100m, rộng 30m.
Cắt tầng nhỏ theo lớp xiên, đá được khoan nổ làm tơi bằng lỗ khoan nhỏ
tự lăn xuống mặt bằng khai thác đầu tiên, phần đọng lại trên tầng được dọn thủ
công, tầng sát mặt bằng bãi dùng máy khoan có d = 76-125mm, khoan ngang
hoặc đưa lên tầng trên khoan để tăng nhanh tiến độ thi công.