Đểcùng phối hợp chuẩn bịbáo cáo kỹthuật vườn ươm Macadamia và một chiến lược
phát triển cây Macadamia, một loạt thông tin và sốliệu đã được thu thập và đánh giá.
Thông tin đầu vào của một vườn ươm khu vực tưnhân và 3 vườn ươm khu vực công đã
được tập hợp và phân tích. Kinh nghiệm của Úc, Trung Quốc và Nam Phi cũng đã được
xem xét trong quá trình này. Phần 1 gồm các báo cáo kỹthuật của ngành công nghiệp
vườn ươm Macadamia của Việt Nam và các nguồn thông tin có liên quan. Phần 2 là
Chiến lược kinh doanh vườn ươm cây ởViệt Nam. Bốn tài liệu đính kèm cung cấp thêm
các thông tin liên quan đến báo cáo này.
Phần 1:Tập trung vào các thông tin được tập hợp từnền công nghiệp vườn ươm
Macadamia của Việt Nam và các nguồn tài liệu có liên quan và được đưa vào các báo
cáo kỹthuật vườn ươm:
- Diện tích của các vườn ươm và sốlượng cây giống và cây ghép hiện tại.
- Mỗi vườn ươm có các mục tiêu chất lượng.
- Thiết lập các quy trình ghi chép. Các vườn ươm sửdụng các mẫu biểu ghi chép
của dựán?
- Mỗi vườn ươm đều có chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp ?
- Các chiến lược có thể được Úc, Nam Phi và Trung Quốc thông qua.
- Các cơcấu giá cả. Các mục tiêu lợi nhuận tồn tại hoặc đã có thểcó.
- Các quy trình đảm bảo chất lương đã có, đặc biệt việc đảm bảo các loại giống,
tuổi của cây và tình trạng bệnh dịch.
Phần 2: Gồm tóm tắt chiến lược và tổng quan vềkinh doanh vườn ươm cây
Macadamia ởViệt Nam. Đó không nên được xem là hướng dẫn cho từng vườn ươm.
Mỗi vườn ươm sẽcần xây dựng chiến lược cụthể, phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu
của mình.
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2427 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án Macadamia 037VIE05 Thiết lập các vườn ươm và đào tạo hiệu quả về nhân giống cây có chất lượng cao và các mô hình trồng khảo nghiệm cây Macadamia ở 3 tỉnh phía Bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ministry of Agriculture & Rural Development
Hợp tác về Nông nghiệp và Phát triển nong thôn
Tháng 9 2008
Dự án Macadamia 037VIE05
Thiết lập các vườn ươm và đào tạo hiệu quả về nhân giống cây
có chất lượng cao và các mô hình trồng khảo nghiệm cây Macadamia
ở 3 tỉnh phía Bắc Việt Nam
Báo cáo giai đoạn 6
Phần 1. Báo cáo kỹ thuật của các vườn ươm Macadamia
Phần 2. Chiến lược kinh doanh vườn ươm Macadamia ở Việt Nam
Mục lục
1. Thông tin về tổ chức ____________________________________________________ 2
2. Tóm tắt kết quả giai đoạn 6 ______________________________________________ 4
3. Tóm tắt công tác quản lý_________________________________________________ 4
4. Giới thiệu & Bối cảnh___________________________________________________ 5
5. Phân tích cơ sở dữ liệu và các biểu mẫu tính toán ____________________________ 6
9. Kết luận ______________________________________________________________ 6
10. Ký kết ________________________________________________________________ 7
11. Phần 1 Các báo cáo kỹ thuật về công nghiệp vườn ươm Macadamia ở Việt Nam
và các nguồn tài liệu có liên quan 8
12. Phần 2 Chiến lược kinh doanh vườn ươm Macadamia ở Việt Nam____________ 20
Tài liệu đính kèm 1 -Biểu mẫu tài chính vườn ươm - Bảng excel
Tài liệu đính kèm 2 - Hướng dẫn chất lượng vườn ươm để trồng cây Macadamia ở Việt Nam
Tài liệu đính kèm 3 - Thông tin về vườn ươm của Công ty Giống lâm nghiệp vùng Đông bắc.
Tháng 3/ 2008
Tài liệu đính kèm 4 - Chi phí sản xuất 1.000 cây ghép ở vườn ươm Lạng Sơn.
1
1. Thông tin về tổ chức
Mục tiêu của dự án Thiết lập vườn ươm và đào tạo nhằm nâng
cao chất lượng cây giống và trồng khảo
nghiệm các mô hình Macadamia tại 3 tỉnh
Miền bắc Việt Nam
Cơ quan phía Việt Nam Trung tâm Môi trường, Du lịch và Phát
triển (CETD)
Trưởng nhóm dự án phía Việt Nam GS. Hoàng Hòe
Tổ chức phía Australia Hội trang trại lâm nghiệp Á nhiệt đới
Nhân sự phía Australia Martin Novak, Kim Wilson
Ngày đề xuất 01 / 1/ 2006
Ngày hoàn thành (nguyên bản) 31/ 12/ 2008
Ngày hoàn thành (xét lại)
Thời gian báo cáo 6 tháng
Liên lạc
Tại Australia: Nhóm trưởng
Tên: Martin Novak Điện thoại: 61 2 66895027
Vị trí: Chủ tịch Fax: 61 2 66895227
Tổ chức Hội trang trại lâm nghiệp Á Email: martin@macanuts.com
nhiệt đới
Tại Australia: Địa chỉ ban điều hành
Tên: Valda Mitchell Telephone: 61 2 66284372
Vị trí: Nhân viên điều hành Fax: 61 2 66284386
Tổ chức: Hội trang trại lâm nghiệp Á Email: sffa@ceinternet.com.au
nhiệt đới
Tại Việt Nam
Tên: Hoàng Hoè Điện thoại: 04 8642670,
04 7560233
Vị trí: Giám đốc Fax: 04 7560233
Tổ chức: CETD Email: hoanghoe@fpt.vn
2. Tóm tắt kết quả giai đoạn 6
Trình diễn vườn ươm khu vực tư nhân và công
TTttttrình
• Báo cáo kỹ thuật về một vườn ươm khu vực tư nhân và 3 vườn ươm khu vực công, bao
gồm diện tích, các loại giống, các mục tiêu sản xuất và chất lượng. (Các báo cáo 6
tháng về kết quả đã đạt được). 2
• Chiến lược phát triển và kinh doanh của các vườn ươm khu vực công và tư nhân đã
được thông qua, bao gồm cơ cấu giá cả được đề nghị và các quy trình đảm bảo chất
lượng.
3. Tóm tắt việc thực hiện
Để cùng phối hợp chuẩn bị báo cáo kỹ thuật vườn ươm Macadamia và một chiến lược
phát triển cây Macadamia, một loạt thông tin và số liệu đã được thu thập và đánh giá.
Thông tin đầu vào của một vườn ươm khu vực tư nhân và 3 vườn ươm khu vực công đã
được tập hợp và phân tích. Kinh nghiệm của Úc, Trung Quốc và Nam Phi cũng đã được
xem xét trong quá trình này. Phần 1 gồm các báo cáo kỹ thuật của ngành công nghiệp
vườn ươm Macadamia của Việt Nam và các nguồn thông tin có liên quan. Phần 2 là
Chiến lược kinh doanh vườn ươm cây ở Việt Nam. Bốn tài liệu đính kèm cung cấp thêm
các thông tin liên quan đến báo cáo này.
Phần 1: Tập trung vào các thông tin được tập hợp từ nền công nghiệp vườn ươm
Macadamia của Việt Nam và các nguồn tài liệu có liên quan và được đưa vào các báo
cáo kỹ thuật vườn ươm:
- Diện tích của các vườn ươm và số lượng cây giống và cây ghép hiện tại.
- Mỗi vườn ươm có các mục tiêu chất lượng.
- Thiết lập các quy trình ghi chép. Các vườn ươm sử dụng các mẫu biểu ghi chép
của dự án?
- Mỗi vườn ươm đều có chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp ?
- Các chiến lược có thể được Úc, Nam Phi và Trung Quốc thông qua.
- Các cơ cấu giá cả. Các mục tiêu lợi nhuận tồn tại hoặc đã có thể có.
- Các quy trình đảm bảo chất lương đã có, đặc biệt việc đảm bảo các loại giống,
tuổi của cây và tình trạng bệnh dịch.
Phần 2: Gồm tóm tắt chiến lược và tổng quan về kinh doanh vườn ươm cây
Macadamia ở Việt Nam. Đó không nên được xem là hướng dẫn cho từng vườn ươm.
Mỗi vườn ươm sẽ cần xây dựng chiến lược cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu
của mình.
4. Giới thiệu và cơ sở luận chứng
Dự án CARD đã được thực hiện 3 năm và đang trong giai đoạn cuối. Mối quan hệ tốt
đẹp giữa nhóm dự án và các vườn ươm hiện có hoạt động trong khuôn khổ dự án đã
giúp tạo dựng một phương pháp tiếp cận hợp tác trong quá trình soạn thảo các Báo cáo
3
kỹ thuật vườn ươm và Chiến lược vườn ươm.
Thông tin đầu vào đáng kể từ những người tham gia dự án cũng đã hỗ trợ cho phương
pháp tiếp cận hợp tác này có thêm số liệu và phân tích. Hiện nay, mối quan hệ và kinh
nghiệm của những người đang tham gia dự án, cùng hoạt động và hỗ trợ các vườn ươm
để sản xuất ra những cây ghép có chất lượng - đủ để xây dựng một ngành công nghiệp
này trong tương lai ở Việt Nam. Những người chơi chính sẽ là những người sản xuất
quy ở mô lớn hơn và các công ty tiếp thị. Các vườn ươm nên cố gắng và thiết lập các
mối quan hệ hợp tác giữa các nhà sản xuất/ những người tiếp thị và nông dân. Có một
số mô hình làm lâm nghiệp và nghề làm vườn có thể cạnh tranh. Để khắc phục khó khăn
của những người nông dân không được tham gia do thiếu vốn, những nhà công nghiệp
Macadamia có thể hỗ trợ tài chính cho họ để sản xuất cây và xây dựng các thỏa thuận
hợp đồng với người nông dân. Mô hình này đã được thực hiện thành công ở Trung
Quốc. (Tham khảo Báo cáo về chuyến thăm quan nghiên cứ ở Trung Quốc năm 2006).
Chính phủ cũng cần hỗ trợ trong quá trình này, đặc biệt là việc đưa ra các hệ thống đảm
bảo và mã chất lượng. Tuy nhiên, điều quan trọng là chính phủ không đưa ra quá nhiều
quy định và cho phép kinh doanh tự do.
Hội thảo tổng kết dự án, dự kiến vào tháng 10/ 2008 sẽ tạo cơ hội cho những người
tham gia liên quan đến vườn ươm đánh giá và các tài liệu dự án khác và các khái niệm
họ đưa ra và sử dụng để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp này trong tương
lai.
Bên cạnh tài liệu này và những tài liệu định kèm, có thể tìm kiếm những tài liệu hỗ trợ
dự án dưới đây tại Văn phòng CETD và những tài liệu liên quan tới các thông tin kỹ
thuật và kinh doanh cũng đã được chuyển cho Văn phòng CARD:
• Băng video DVD “kỹ thuật ghép cành ở Úc và Việt Nam”.
• Các băng video DVDs; Chuyến thăm quan nghiên cứu tại Trung Quốc năm
2006, kỹ thuật ghép cành ở Úc và Việt Nam năm 2005 – 2006.
• Các đĩa ảnh, Ghép Mâcdamia ở Úc – 2006, chuyến thăm quan nghiên cứu về
Macadamia ở Trung Quốc, tháng 3/ 4 năm 2006, Các vườn ươm Macadamia ở
Úc năm 2006, Macadamia ở Việt Nam – 2004 – 6.
• Các tài liệu tập huấn và tài liệu hỗ trợ; Các ghi chép về nhân giống tại Hội thảo
Lạng Sơn, tháng 10/ 2006, Báo cáo về chuyến thăm quan nghiên cứu
Macadamia ở Trung Quốc – Phần 1 do ông Novak soạn thảo, Phần 2 do ông
Hòe chuẩn bị, Kỷ yếu Hội thảo tập huấn ở Lạng Sơn 2006, Kỷ yếu Hội thảo tập
huấn ở Ba Vì 2007.
• “Tài liệu về vườn ươm Macadamia cho Việt Nam” Báo cáo giai đoạn 5 của dự
án năm 2007.
Các bài báo tham khảo thu thập được đã được gửi cho những người tham gia dự án tại
Hội thảo tập huấn tại Lạng Sơn và Ba Vì. Có thể tìm kiếm thêm các thông tin về các
Hiệp hội Macadamia ở Úc theo địa chỉ: www.macadamia.org.au và Hiệp hội những
người trồng Macadamia ở Nam Phi:
committee.html. Nam Phi là nước có ngành công nghiệp làm vườn ươm Macadamia
hiệu quả nhất, được Hiệp hội vườn ươm Macadamia hỗ trợ.
4
5. Cơ sở dữ liệu và các biểu mẫu phân tích
Cơ sở dữ liệu và các biểu mẫu phân tích điện tử đã được gửi tới những người tham gia
dự án và những đại biểu tham dự hội thảo tập huấn. Cơ sở dữ liệu và các biểu mẫu này
cũng đã được gửi tới CARD trong Báo cáo giai đoạn 3, bao gồm “The Nursery Tree
Movement and Sale Data Model” (Bảng excel). Đính kèm báo cáo này là một biểu mẫu
mới “Lập kế hoạch tài chính vườn ươm” (bản đính kèm 1). Biểu mẫu này cho biết số
tiền lãi thu về dựa trên các chi phí bình quân và thu nhập của các vườn ươm hiện nay.
Các vườn ươm có thể sử dụng biểu mẫu này dựa trên các chi phí và thu nhập của vườn
ươm mình, qua đó đưa ra số liệu về số tiền lãi của từng vườn ươm một cách chính xác
hơn. Tuy nhiên, các biểu mẫu này bị hạn chế do phải tính đến các giả định trong quá
trình phân tích. Do vậy, các biểu mẫu này không phải là cơ sở duy nhất để các công ty
vườn ươm đưa ra các quyết định kinh doanh.
Biểu mẫu mới sẽ được gửi tới các đại biểu tham dự Hội thảo tập huấn tại Hà Nội vào
tháng 10/ 2008. Các đại biểu và những người khác sẽ có cơ hội đóng góp ý kiến cho
biểu mẫu này và biểu mẫu sẽ được cập nhật và gửi cho những người tham gia dự án.
8. Kết luận
Nên xem xét các báo cáo kỹ thuật về vườn ươm Macadamia trong Phần 1 và Chiến lược
kinh doanh vườn ươm Macadamia ở Việt Nam trong Phần 2 như là các tài liệu có số
liệu đơn lẻ. Để có được giá trị của các số liệu và phân tích đầy đủ, cần sử dụng các tài
liệu liên quan như là những công cụ trong việc phát triển ngành công nghiệp
Macadamia trong tương lai của Việt Nam. Mỗi công ty vườn ươm sẽ cần sử dụng các
thông tin trong các tài liệu này và cập nhật số liệu khi chúng sẵn có. Khi các số liệu mới
này trở nên phổ biến và ngày có nhiều doanh nghiệp/ công ty tham gia, động lực kinh
doanh sẽ thay đổi và việc nhanh chóng nắm bắt vấn đề sẽ là nhân tố quan trọng trong
kinh doanh nhằm mang mang lại sự hưng thịnh và đạt được lợi nhuận.
5
Phần 1. Các báo cáo kỹ thuật về vườn ươm
Các báo cáo kỹ thuật của ngành công nghiệp vườn ươm Macadamia Việt Nam và
các nguồn tài liệu có liên quan.
Những chủ đề được đề cập trong các báo cáo:
- Diện tích của các vườn ươm và số liệu các cây giống và ghép hiện tại.
- Các mục tiêu chất lượng của vườn ươm.
- Các quy trình ghi chép đã tiến hành. Các vườn ươm sử dụng các mẫu ghi chép
của dự án ?
- Mỗi vườn ươm đều có chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Các chiến lược có thể được Úc, Nam Phi và Trung Quốc thông qua.
- Các cơ cấu giá cả. Các mục tiêu lợi nhuận tồn tại hoặc đã có thể có.
- Các quy trình đảm bảo chất lương đã có, đặc biệt việc đảm bảo các loại giống,
tuổi của cây và tình trạng bệnh dịch.
Các báo cáo kỹ thuật của các vườn ươm:
• Vườn ươm mới Yên Thủy
• Vườn ươm FSI
• Các vườn ươm ở Lạng Sơn
• Vườn ươm Ba vi
Báo cáo kỹ thuật của Vườn ươm Yên Thủy – 16/ 5/ 2008
Diện tích vườn ươm
• 1000 m2
Số lượng cây giống hiện có
• Có khoảng 13.000 cây
o 7.000 cây non, được đưa ra khỏi túi bầu trồng được 3 tháng
o 6.000 cây hơn 12 tháng tuối
Số lượng cây ghép hiện có
• Khoảng 7.000 cây sẵn sàng để trồng – cành ghép từ Trung Quốc
Tỷ lệ ghép thành công
6
• Báo cáo là 55%
Các giống cây hiện đang được trồng ở vườn ươm
• Từ Trung Quốc – QN1, 788, 800, 246, 900
• Sẽ ghép từ các cành do Úc cung cấp – A268, A16, A4, Daddow, 246, 741
& A38
Nhu cầu
• Không phù hợp vì hiện chỉ cung cấp cho trang trại của mình.
Có phải họ đang ươm trồng thêm không, nếu vậy thì giống lấy từ đâu?
• Tháng 10 năm ngoái, đã ươm trồng thêm 200 kg, giống lấy từ Trung Quốc
• Họ vẫn còn khoảng 5.000 cây, giống từ Trung Quốc.
• Trong giai đoạn này, họ không ươm trồng thêm vì diện tích vườn ươm hạn
chế.
Các mục tiêu chất lượng vườn ươm là gì?
• Sản xuất các cây có chất lượng tốt hơn.
• Họ đang tiến hành thông qua việc nâng cao chất lượng thành phần ruột bầu
và họ đã thay đổi kích cỡ túi bầu to hơn và mỏng hơn để giúp rễ phát triển
tốt hơn.
Các quy trình ghi chép hiện có là gì?
• Ghi chép hiện nay
o Giống cây
o Dinh dưỡng
o Tỷ lệ thành công
Các vườn ươm hiện đang sử dụng các mẫu biểu ghi chép của dự án?
• Không phải toàn bộ
Chi phí trồng cây ghép là bao nhiêu?
• Tại thời điểm này thì chưa biết nhưng sẽ ước tính.
• Giám đốc Tùng báo cáo chi phí khoảng 20.000 VND.
Giá bán hiện nay là bao nhiêu?
7
• Không phù hợp vì vẫn chưa bán cây giống.
Các chiến lược kinh doanh của mỗi vườn ươm là gì?
• Sản xuất cây có chất lượng tốt hơn
• Giá bán cây nên gấp đôi so với chi phí sản xuất.
• Hợp tác với các bên tham gia trong ngành công nghiệp Macadamia để thúc
đẩy vườn ươm và phát triển ngành công nghiệp này. Do vậy cần tiếp tục hợp
tác với dự án CARD trong suốt quá trình.
Những chiến lược nào có thể được thông qua từ Úc và Trung Quốc?
• Túi bầu có chất lượng tốt hơn.
• Hệ thống ghi chép tốt hơn.
• Nâng cao các kỹ thuật ghép.
Cơ cấu giá cả? Các mục tiêu chiến lược nào tồn tại hoặc đã có thể có?
• Giá cây ghép ước tính khoảng 40.000 VND, gấp đôi chi phí sản xuất. Tiền
lãi tối thiểu của NPV ước tính tương tự như kết quả biểu mẫu Tài chính
vườn ươm là IRR 15,35%.
Đã có những quy trình bảo đảm chất lượng nào? Đặc biệt là về giống, độ tuổi của
cây và tình hình dịch bệnh?
• Nâng cao chất lượng thành phần ruột bầu.
• Đeo biển về loại giống, ngày tiến hành cho từng cây ghép trong vườn ươm.
• Họ có các túi bầu thử nghiệm từ Úc.
• Kiểm tra sâu bệnh.
• Họ chỉ trồng các cây giống có chất lượng tốt.
• Họ sẽ vứt bỏ những cây có chất lượng kém ra khỏi vườn ươm.
Bình luận chung:
• Đường trong vườn ươm và khu trồng khảo nghiệm đã được cải thiện, chỉ còn
khoảng 1 km đường xấu.
• Có một loài sâu ăn lá nhưng được xem là không nghiêm trọng trong giai đoạn
này. Họ biết về vấn đề này, nhưng cũng cần để ý để chúng không phát triển.
• Họ cần loại bỏ một số cây bị còi cọc.
• Cơn bão cách đây vài tuần đã phá hủy một số lượng lớn cột trụ quan trọng trong
vườn ươm. Họ vừa hoàn thành công việc lắp đặt lại các cột trụ này.
8
• Nhìn chung, các cây trông khá tốt, đã có những kết quả tiến bộ trong suốt thời
gian dự án.
• Thành phần ruột bầu mới có vẻ nhẹ và nên thoát nước dễ dàng để rễ được phát
triển tốt hơn, mang lại sự tăng trưởng nhanh hơn và cây khỏe hơn.
• Vườn ươm này đã được xây dựng là “Vườn ươm trình diễn” của dự án. Theo
chương trình của Hội thảo tập huấn tổng kết, sẽ có hoạt động thăm vườn ươm
này. Nó đã được đánh giá là thành công và là một phần quan trọng của dự án
CARD.
Báo cáo kỹ thuật của vườn ươm FSI Ba Vì – 21/ 5/ 2008
Diện tích vườn ươm
• 500 m2
Số lượng cây giống hiện có
• Khoảng 6.000 cây
Số lượng cầy ghép hiện có
• Khoảng 4.450 cây
Tỷ lệ ghép thành công
• Báo cáo trung bình là 75%
Các giống cây hiện đang được trồng ở vườn ươm
• 842, Daddow, 246, 816, 849, NG8, 344, 856, 741, OC, 814, BV2, BV5 &
BV6
Nhu cầu
• Nhu cầu là tốt.
• Nông dân và các công ty mua cây ghép.
Có phải họ đang ươm trồng thêm không, nếu vậy thì giống lấy từ đâu?
• Trồng đủ 3.000 cây giống
• Hạt giống từ Trung Quốc
Các mục tiêu chất lượng vườn ươm là gì?
• Sản xuất cây chất lượng tốt hơn trong khoảng thời gian ngắn nhất.
9
• Họ đang tiến hành thông qua việc nâng cao chất lượng thành phần ruột bầu,
họ vẫn tiếp tục dùng đất nhưng tỷ lệ đã giảm xuống.
Các quy trình ghi chép hiện có là gì?
• Ghi chép hiện nay
o Giống cây
o Dinh dưỡng
o Tỷ lệ thành công
Các vườn ươm hiện đang sử dụng các mẫu biểu ghi chép của dự án?
• Họ có các biểu mẫu riêng của mình (Tham khảo các bài trình bày tại Hội
thảo tập huấn của FST)
Chi phí trồng cây ghép là bao nhiêu?
• Không cho biết.
Giá bán hiện nay là bao nhiêu?
• 40.000 VND
Các chiến lược kinh doanh của mỗi vườn ươm là gì?
• Tiếp tục trồng khảo nghiệm các giống mới và tính toán chi phí để áp dụng
các kỹ thuật nhân giống hiệu quả
• Tiếp tục nhân rộng.
• Tiếp tục hợp tác với dự án CARD, đặc biệt là với các chuyên gia Úc và
Trung Quốc.
Những chiến lược nào có thể được thông qua từ Úc và Trung Quốc?
• Túi bầu có chất lượng tốt hơn.
• Thành phần ruột bầu tốt hơn, đặc biệt gồm các thành phần hữu cơ và có ít
hoặc không có đất.
• Giữ cho rễ chính của cây trong bầu được tiếp xúc với đất bằng cách làm hệ
thống thoát nước tốt.
Bình luận thêm
• Như ghép thông thường, họ đã tiến hành khảo nghiệm giâm hom một số giống
và đã thành công với những loại giống như 816, OC, NG8 và 842.
• Họ đã trồng khảo nghiệm các cây ghép và cây giâm hom trên diện tích 10 ha tại
Ba Vì.
• Nông dân đang mua 20 – 30 cây mỗi loại.
10
• Họ đã cung cấp 4.000 cây cho một công ty ở Cao Nguyên.
• Vườn ươm đang làm việc với ông Đặng Thanh Quang – người có 24.000 ha ở
Cao Nguyên. Ông Quang định trồng Macadamia trên 1 phần diện tích của mình.
Mảnh đất của ông nằm ở phía Đông tỉnh Đắc Lắc.
• Dự án đã đồng ý giúp về kỹ thuật và ông Quang sẽ cung cấp các thông tin chi
tiết liên quan tới nhiệt độ tối thiểu – tối đa hàng tháng cũng như số liệu về lượng
mưa và độ ẩm.
• Những người đại diện của dự án sẽ đi thăm Cao Nguyên và đánh giá đất trồng
của ông Quang cũng như đánh giá các cây đã được FST đã trồng.
Báo cáo kỹ thuật vườn ươm ở Lạng Sơn – 19/ 5/ 2008
Diện tích vườn ươm
• Trạm Tràng Định: 2.500m2
• Trạm Vạn Linh: 18.000m2
• Đội thực nghiệm: 4.500m2
Số lượng cây giống hiện có
• Khoảng 3.700 cây
o 200 tại Lạng Sơn – nhỏ, có màu vàng và còi cọc
o 500 tại Vạn Linh – Sẵn sàng để ghép nhưng không được để ý tới
o 3.000 tại Tràng Định – Phần lớn là kém chất lượng
Số lượng cây ghép hiện có
• Khoảng 2.000 cây
o Lạng Sơn – khoảng 1.000 – 1.500 cây – sẵn sàng để trồng, nhưng bị
dính bầu vì có độ tuổi 3 – 4 năm.
o Tràng Định – có sẵn khoảng 800 để trồng.
Tỷ lệ ghép thành công
• Không ghép cây nữa do không có nhu cầu. Tham khảo báo cáo trược
được đính kèm theo đây để biết thêm về tình trạng trước đây “Thông
tin về vườn ươm của Công ty giống lâm nghiệp khu vực Đông Bắc. Tháng
3/ 2008” (Bản đính kèm số 3).
Các giống cây hiện đang được trồng ở vườn ươm
• Không tiến hành ghép trong 10 tháng nay
11
• Phần lớn là các giống 788, OC, QN1, A38 & 741
Nhu cầu
• Nhu cầu đã giảm gần như bằng 0
Có phải họ đang ươm trồng thêm không, nếu vậy thì giống lấy từ đâu?
• Không
Các quy trình ghi chép hiện có là gì?
• Ghi chép hiện nay
o Giống cây
o Dinh dưỡng
o Tỷ lệ thành công
Có phải các vườn ươm đang sử dụng các mẫu biểu ghi chép của dự án?
• Chỉ một phần
Chi phí trồng cây ghép là bao nhiêu?
Hiện không rõ chi phí là bao nhiêu. Báo cáo chi phí trước đây “Chi phí sản xuất 1.000
cây giống ghép ở vườn ươm Lạng Sơn”, tháng 12/ 2007, ông Sơn đã báo cáo chi phí là
44.300 VND (Bản đính kèm số 4).
Giá bán hiện nay là bao nhiêu?
• 42.000 VND
Các chiến lược kinh doanh của mỗi vườn ươm là gì?
• Không còn tập trung vào Macadamia
Những chiến lược nào có thể được thông qua từ Úc và Trung Quốc?
• Túi bầu chất lượng tốt hơn
• Hệ thống ghi chép tốt hơn
• Thành phần ruột bầu tốt hơn
• Mở rộng và thúc đẩy tốt hơn nữa
Đã có những quy trình bảo đảm chất lượng nào? Đặc biệt là về giống, độ tuổi của
cây và tình hình dịch bệnh?
12
• Hiện nay không phù hợp. Tham khảo báo cáo trước “Thông tin về vườn ươm
của Công ty giống lâm nghiệp khu vực Đông Bắc. Tháng 3/ 2008” (Bản đính
kèm số 3).
Bình luận chung
• Hiện các công ty tư nhân nắm giữ 40%.
• Vấn đề lớn là không có nhu cầu trồng macadamia.
• Vấn đề là
o Thứ nhất, không có nông dân nào trả cho số tiền đó để mua cây giống.
o Sau nữa, họ cần tin vào một ngành nông nghiệp mà họ không hiểu biết
gì.
o Nếu họ qua được 2 điểm nêu trên, họ phải ch