Dự án nuôi trùn trên địa bàn huyện Đức Huệ - Tỉnh Long An

Qua hơn hai mươi năm đổi mới, mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng, làm thay đổi bộ mặt đất nước, nhưng về cơ bản, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp ở trình độ thấp, với hơn 70 % dân số là nông nghiệp. Đời sống của đại bộ phận người lao động vẫn khó khăn, nhất là ở nông thôn, trung du và miền núi. Hệ quả là phần lớn thanh niên nông thôn ngày nay không muốn làm nông nghiệp. Gánh nặng đồng ruộng chủ yếu dồn trên vai những người nông dân đã xấp xỉ hoặc hết tuổi lao động. Tình trạng thiếu lao động, nhất là lao động trẻ trong nông nghiệp, trong khi tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, cùng với mức độ cơ giới hóa và ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật mang tính đột phá trong nông nghiệp, hầu như không mấy tiến bộ trong nhiều thập kỉ qua - Đang là vấn đề đáng báo động, đe dọa nền nông nghiệp của Việt Nam trong tương lai không xa. Câu hỏi “Trồng cây gì ? Nuôi con gì ?“ để đem lại hiệu quả kinh tế cao, thoát nghèo và vươn tới làm giàu - Vẫn luôn là nỗi trăn trở của không chỉ các cấp lãnh đạo từ Trung ương tới địa phương mà cả từng gia đình nông dân từ bao đời nay. Một nhu cầu đặt ra là cần có những sản phẩm thúc đẩy việc chăn nuôi, trồng trọt, cải tạo đất trồng và nâng cao năng suất nông sản, nhưng không phải sử dụng các hóa chất độc hại. Trùn Quế (một trong số những loài có giá trị nhất của trùn đất) và phân trùn - Không chỉ là lời giải tối ưu cho bài toán ấy, mà còn đem lại nhiều lợi ích quí báu khác, kể cả hiệu quả cao về kinh tế. Khi hướng tới nền kinh tế phát triển bền vững, nuôi và sử dụng Trùn Quế trở thành một lĩnh vực quan trọng của nông nghiệp, không chỉ với Việt Nam, mà với cả nhiều nước khác trên thế giới.

doc28 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3922 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án nuôi trùn trên địa bàn huyện Đức Huệ - Tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỰ ÁN NUÔI TRÙN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC HUỆ - TỈNH LONG AN II.Sự cần thiết đầu tư: Qua hơn hai mươi năm đổi mới, mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng, làm thay đổi bộ mặt đất nước, nhưng về cơ bản, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp ở trình độ thấp, với hơn 70 % dân số là nông nghiệp. Đời sống của đại bộ phận người lao động vẫn khó khăn, nhất là ở nông thôn, trung du và miền núi. Hệ quả là phần lớn thanh niên nông thôn ngày nay không muốn làm nông nghiệp. Gánh nặng đồng ruộng chủ yếu dồn trên vai những người nông dân đã xấp xỉ hoặc hết tuổi lao động. Tình trạng thiếu lao động, nhất là lao động trẻ trong nông nghiệp, trong khi tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, cùng với mức độ cơ giới hóa và ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật mang tính đột phá trong nông nghiệp, hầu như không mấy tiến bộ trong nhiều thập kỉ qua - Đang là vấn đề đáng báo động, đe dọa nền nông nghiệp của Việt Nam trong tương lai không xa. Câu hỏi “Trồng cây gì ? Nuôi con gì ?“ để đem lại hiệu quả kinh tế cao, thoát nghèo và vươn tới làm giàu - Vẫn luôn là nỗi trăn trở của không chỉ các cấp lãnh đạo từ Trung ương tới địa phương mà cả từng gia đình nông dân từ bao đời nay. Một nhu cầu đặt ra là cần có những sản phẩm thúc đẩy việc chăn nuôi, trồng trọt, cải tạo đất trồng và nâng cao năng suất nông sản, nhưng không phải sử dụng các hóa chất độc hại. Trùn Quế (một trong số những loài có giá trị nhất của trùn đất) và phân trùn - Không chỉ là lời giải tối ưu cho bài toán ấy, mà còn đem lại nhiều lợi ích quí báu khác, kể cả hiệu quả cao về kinh tế. Khi hướng tới nền kinh tế phát triển bền vững, nuôi và sử dụng Trùn Quế trở thành một lĩnh vực quan trọng của nông nghiệp, không chỉ với Việt Nam, mà với cả nhiều nước khác trên thế giới. Thuận lợi của việc nuôi trùn quế: So với nuôi lợn, gà thì nuôi trùn quế nhàn hơn và cũng không phải lo xử lý ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi. Giống trùn  quế chỉ cần đầu tư một lần, sau đó tự sinh sản.giống trùn có nhiều ưu điểm như: sinh trưởng phát triển nhanh, dễ nuôi, phù hợp trong môi trường nuôi nhân tạo, ít bị dịch bệnh. Sản phẩm trùn quế có thể dùng làm thuốc chữa bệnh và thức ăn phục vụ chăn nuôi. Để nuôi trùn quế đạt hiệu quả cao, người nuôi phải cho trùn ăn đầy đủ thức ăn và bảo đảm độ ẩm. Thức ăn cho trùn chủ yếu tận dụng phân gia súc hoai mục. Nhận thấy, nuôi trùn quế mang lại thu nhập cao nên nhiều hộ dân ở TP.HCM  cũng đã chuyển sang nuôi loại trùn này. Mục đích của dự án: - Giải quyết vấn đề về môi trường, vì thức ăn chủ yếu của trùn quế là chất thải nông nghiệp hoặc gia súc, gia cầm. - Mang lại giá trị kinh tế cao, thu nhập ổn định cho các hộ gia đình còn nghèo ở TP.HCM - Giải quyết công ăn việc làm cho các hộ gia đình Phân tích tính khả thi của dự án: Dự án nuôi trùn quế trên địa bàn TP.HCM là rất khả thi. Vì: Nghề nuôi trùn sẽ là một nghề góp phần thiết thực để xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, kể cả ở vùng sâu vùng xa. Không những thế còn có thể làm giàu. Thực tế trong vài năm gần đây, có một số người nuôi trùn ở TP HCM và các tỉnh thành phố khác đã trở thành tỉ phú. Rất tiếc, nhiều bà con nông dân chưa được biết hoặc chưa thấy rõ cơ hội làm giàu này, nên việc nuôi trùn chưa thành phong trào phổ biến. Khi phong trào nuôi và sử dụng trùn cùng với các loại hình sản xuất nông nghiệp sinh thái hữu cơ bền vững, khép kín, với qui mô côngnghiệp trở thành phổ biến thì nông nghiệp, nông thôn Việt Nam chắc chắn sẽ có sự phát triển đột biến; Nông dân sẽ không còn nghèo khó như bao đời nay !  Thức ăn của trùn thì rất đơn giản, chúng ta có thể sử dụng phần chất thải nông nghiệp hoặc gia súc, gia cầm đều được (nếu nuôi để cho gia súc, gia cầm ăn) còn nếu nuôi quy mô thì phải gần những nông trại chăn nuôi (bò, heo, cừu...). hầu như tất cả các lòai vật nuôi đều có thể ăn trùn, ngoài việc bổ xung đạm, trùn còn giúp vật nuôi kháng bệnh rất cao. Trùn quế (perionyx excavatus) là vật nuôi sạch duy nhất hiện nay. Người ta có thể khai thác tất cả sản phẩm từ việc nuôi trùn quế. Trùn quế chỉ có thể nuôi được ở một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, cho nên triển vọng xuất khẩu là rất lớn. Việc triển khaio nuôi trùn quế ở trang trại giúp nhà đầu tư đạt được một số lợi ích vượt trội như : tận dụng nguồn nhân công dư thừa, xử lý toàn bộ chất thải trong chăn nuôi, sản xuất phân bón vi sinh sạch (vermicompost) và nhất là tận dụng được nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Như đã nói ở trên, hiện tại nghề nuôi trùn ở VN chưa được định hướng, nhưng trong tương lai không xa công nghệ chế biến trùn sẽ ra đời và đây được xem là một nghề thực sự nên sẽ có hướng xuất khẩu sang một số thị trường như: Canada, Japan.. Tỉ lệ đẻ nhiều và mắn đẻ, mỗi trùn trưởng thành cứ một tuần là đẻ 1 lần, mỗi lần đẻ 1 kén, mỗi kén có từ 1-20 trứng, chỉ tính mỗi kén nở và sống 1 trứng thì sau 1 năm từ vài cặp trùn trưởng thành ban đầu sẽ có quần thể cả ngàn trùn con. Sống được ở mật độ dày đặc, mỗi m2 sinh khối với chiều dày 0,3 - 0,5m có nhiều thế hệ trùn, nếu thu hoạch toàn bộ lượng trùn (không kể trứng và kén) thì có thể đạt từ 2 - 4 kg, mỗi kg có trên 10.000 trùn trưởng thành và như thế 1 m2 có thể đạt đến hàng chục vạn con trùn các lứa tuổi. Hàm lượng đạm tổng hợp rất cao từ  60 - 70% (tính trên trọng lượng chất khô). Nuôi trùn Quế tuy là một nghề mới phát triển nhưng rất hữu ích và phù hợp với điều kiện của mọi gia đình. Việc ứng dụng thành công mô hình nuôi trùn sẽ giúp người nông dân có thêm biện pháp tạo nguồn thức ăn mới giàu dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi; tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, bảo đảm an toàn cho người dùng sản phẩm chăn nuôi. Nuôi trùn hàng hóa có thể trở thành một nghề rất có triển vọng trong nông thôn. Trước hết là nông dân nuôi trùn để sử dụng làm thức ăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao và cũng có thể sử dụng trùn để tự chế biến thành các món ăn giàu đạm ngay tại gia đình, góp phần chống suy dinh dưỡng. Trùn và phân trùn có thể cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu để sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản xuất dược phẩm, mĩ phẩm, làm phân bón v.v… với nhu cầu lớn và ổn định. Vì vậy, đầu ra của con trùn vô cùng rộng lớn. 4- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÂY DỰNG DỰ ÁN A.Vị trí địa lý: 1. Vị trí địa lý kinh tế: Huyện Đức Huệ nằm ở phía bắc tỉnh Long An với diện tích tự nhiên (DTTN) 43.092,4 ha, chia thành 10 đơn vị hành chính (9 xã và 1 thị trấn). Ranh giới hành chính huyện Đức Huệ tiếp giáp với 4 huyện của tỉnh Long An, tỉnh Tây Ninh và Campuchia, cụ thể phía Đông Bắc giáp huyện Đức Hòa, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Thủ Thừa và Bến Lức, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An và Campuchia Đức Huệ ở vào vị trí là rìa phía Đông Bắc vùng Đồng Tháp Mười, tiếp giáp vùng Đông Nam bộ, là nơi chuyển tiếp từ Đông Nam bộ xuống ĐBSCL. Từ vị trí địa lý kể trên, tiếp nhận nguồn nước ngọt bổ sung từ hồ Dầu Tiếng, Đức Huệ phát huy thế mạnh sản xuất nông sản hàng hóa đặc trưng của ĐBSCL như: lúa, mía đường, thịt (heo, bò, vịt), tôm cá và lâm sản (tràm). Đồng thời, với vị trí là cửa ngõ gần nhất từ biên giới Campuchia - qua thị trấn Hậu Nghĩa về TP. Hồ Chí Minh, nên có lợi thế phát triển dịch vụ thương mại (xuất nhập khẩu qua biên giới), thu hút vốn đầu tư từ ngoài vào (kinh tế trang trại, dịch vụ, thương mại,. . .). 2.Đặc điểm, điều kiện tự nhiên: Khí hậu - thời tiết: Khí hậu huyện Đức Huệ mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa. Theo số liệu quan trắc của trạm Hiệp Hòa nhiệt độ bình quân năm là 27,2oC, tháng 5 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình 29,7oC và tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 23,6oC. Biên độ nhiệt trong năm dao động khoảng 6,1oC và biên độ nhiệt ngày và đêm dao động cao (từ 8oC đến 10oC). Tổng tích ôn 9.928oC/năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, đặc biệt là cây mía, lúa, ngô, rau đậu thực phẩm. Lượng mưa trung bình năm khá lớn (1.970 mm/năm) và phân bố theo mùa rõ rệt. Tổng lượng mưa trong mùa mưa thực sự 1.325mm, bắt đầu ngày 16/V và kết thúc ngày 21/X (kéo dài 164 ngày). Mùa mưa trùng với mùa lũ gây ngập úng, cản trở quá trình sản xuất của phần lớn diện tích đất nông nghiệp. Nguồn nước và chế độ thủy văn : Đức Huệ nằm ở vùng dự án thủy lợi kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây; song nguồn nước sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và đời sống, . . . chủ yếu từ sông Vàm Cỏ Đông phát nguyên từ vùng đồi thấp thuộc tỉnh Kam Pong Cham của Campuchia, chảy len lỏi và uốn lượn qua các khe đồi bát úp rồi đổ vào lãnh thổ Việt Nam tại Gò Dầu Hạ (tỉnh Tây Ninh), tiếp đó chảy qua Long An đổ ra biển Đông tại cửa Soài Rạp. Dòng chính dài 260 km, phần sông Vàm Cỏ Đông là ranh giới phía Đông Bắc của Đức Huệ dài 32 km, đây là đoạn trung lưu (Hiệp Hòa), sông rộng bình quân 200m, sâu -17m, lưu lượng mùa kiệt tại Gò Dầu hạ 12,9 m3/s. Khi chưa xây dựng hồ Dầu Tiếng, Vàm Cỏ Đông là ''dòng sông chết'' về mùa khô, mặn 4g/l qua khỏi cửa Rạch Tràm (Đức Huệ) hàng chục km, nên lúc đó Đức Huệ chỉ là vùng đất hoang hoặc có một số diện tích trồng một vụ lúa mùa mưa. Hiện nay, nhờ có hồ Dầu Tiếng xả nước qua kênh Tây và nước hồi quy nên mặn 4g/l đã lùi xuống Xuân Khánh, phần sông Vàm Cỏ Đông thuộc Đức Huệ đã được ngọt hóa quanh năm. Bằng hệ thống các kênh nối trực tiếp với sông Vàm Cỏ Đông kéo nước ngọt vào nội đồng (hướng Đông - Tây) đã tạo động lực quan trọng và có ý nghĩa gần như quyết định thúc đẩy phát triển sản xuất và cải thiện đời sống cho nhân dân ở huyện Đức Huệ. Trên bề mặt đất huyện Đức Huệ có 62,86% diện tích được phủ bởi lớp trầm tích Holocene (QIV), còn gọi là phù sa mới; còn lại 36,02% phủ bằng trầm tích cổ Pleistocene (QI - QIII). Trong trầm tích Holocene, nước ngầm bị nhiễm phèn, độ sâu xuất hiện tầng nước ngầm từ 120 - 200m, có độ khoáng hóa cao (> 3g/l). Nước ngầm ở trầm tích cổ có hàm lượng tổng số độ khoáng hóa : 1 - 3 g/l. Quá trình thực hiện chương trình nước sạch nông thôn và khoan khai thác nước ngầm của UNICEF thường phải khoan sâu > 150m, nước giếng khoan muốn sử dụng an toàn phải qua thiết bị lọc. Như vậy, Đức Huệ là nơi nghèo nước ngầm, nước có độ khoáng hóa cao, đầu tư khoan khai thác (giếng) phải đủ độ sâu và bắt buộc phải có thiết bị lọc nước mới sử dụng cho sinh hoạt được, nên cần đầu tư lớn và đồng bộ. - Chế độ thủy văn: Sông rạch huyện Đức Huệ chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của Biển Đông, thời gian một ngày triều là 24giờ 50 phút, có hai đỉnh và hai chân triều, song biến động không đều theo tháng. Đỉnh triều lớn nhất vào tháng 12, nhỏ nhất vào tháng 4, tháng 5; biên độ triều trung bình mùa kiệt 0,75 - 0,85m, mùa lũ 0,45 - 0,60m. Do vậy, vào mùa khô có thể lợi dụng thủy triều để tưới nước hoàn toàn tự chảy; song do biên độ triều không lớn và cường độ triều không đủ mạnh như ngoài dòng chính nên khả năng đẩy nước từ sông Vàm Cỏ Đông vào sâu trong nội đồng bị yếu dần. Lũ lụt ở Đức Huệ do ảnh hưởng của hai nguồn sinh lũ là: lũ từ thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông và lũ từ sông MêKông chuyển qua sông Vàm Cỏ Tây gây ra. Lũ đến muộn (tháng 9, 10), độ sâu ngập dao động từ 0,7 - 1,5m, nơi ngập sâu nhất là các xã phía Nam như Bình Hòa Hưng, Bình Thành, Bình Hòa Nam. Nói chung, lũ có tác động ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống, nhưng không ác liệt như ở các huyện đầu nguồn (Vĩnh Hưng, Tân Hưng,. . .). Song, lũ lịch sử năm 2000 cũng gây tác động không nhỏ đến sản xuất và đời sống (làm chết 9 người, 4.767 ha lúa bị ngập, trong đó bị mất trắng : 2.612 ha, chết 250.000 cây lâm nghiệp, 307 phòng học bị ngập, 166 km đường bị ngập, cầu bị hư hỏng, cuốn trôi : 39 chiếc, 5.520 hộ có nguy cơ bị đói,. . .) Chi tiết xem phụ lục 3. Tài nguyên: Đất: Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 năm 1998 của Phân viện Quy hoạch - TKNN cho thấy: Toàn huyện có 3 nhóm đất với 9 đơn vị chú giải bản đồ đất; trong đó, nhóm đất phù sa nhiễm phèn 3.063 ha (chiếm 7,11% DTTN), nhóm đất xám có 15.523 ha (chiếm 36,02% DTTN) và nhóm đất phèn 24.024 ha (chiếm 55,75% DTTN). Như vậy, 100% diện tích đất của huyện Đức Huệ thuộc loại ''đất có vấn đề'', do đó sử dụng vào sản xuất nông nghiệp được xem là một hạn chế lớn nhất trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đức Huệ. Đất huyện Đức Huệ xếp ở cấp ít thích nghi hoặc phải cải tạo mới thích nghi với 2 vụ lúa, mía, đậu phộng, đậu đỗ nên cây sinh trưởng phát triển cho năng suất thấp hơn các vùng đất tốt (đất phù sa). Vì vậy, đây cũng là một hạn chế trong sản xuất nông nghiệp. Địa chất: Đất đai của huyện Đức Huệ hình thành từ hai loại trầm tích: Trầm tích phù sa non trẻ (Holocene) và trầm tích phù sa cổ (Pleistocene); trong đó đa số là trầm tích Holocene có chứa vật liệu sinh phèn. - Trầm tích Holocene bao phủ trên 60% DTTN của huyện, nó phủ trùm lên trầm tích phù sa cổ. - Mẫu chất phù sa cổ bao trùm gần 36% DTTN. - Trầm tích không phân chia khoảng 4% DTTN. Do vậy, khi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cần tính toán đầu tư đảm bảo độ ổn định bền vững. 4. Dân số và lao động: Dân số trung bình năm 2000 của huyện Đức Huệ là 62.567 người, mật độ dân số 145 người/km2, chỉ bằng 50% mức trung bình mật độ dân số của tỉnh Long An (294 người/km2) nên Đức Huệ được xem là ''vùng đất rộng người thưa''; đặc biệt dân số khu vực thành thị chỉ có 5.606 người, chiếm 8,96% tổng dân số (chỉ bằng 1/3 tỷ lệ dân số thành thị cả nước), dân số nông thôn 56.912 người (chiếm 90,9%), tốc độ tăng dân số bình quân 1,36%/năm. Điểm đáng lưu ý là phần lớn cư dân đến đây định cư sau năm 1975 (dân kinh tế mới), cần cù chịu khó lao động, song thiếu kinh nghiệm, trình độ văn hóa và chuyên môn thấp. Nguồn nhân lực ở huyện Đức Huệ có chất lượng thấp, đây là một nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển kinh tế vì nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý trong các ngành là 713 người (chiếm 2,23% lao động xã hội); trong đó, trình độ đại học 69 người, cao đẳng 136 người, trung cấp 461 người, dưới trung cấp 47 người. Nếu kể cả trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật ước khoảng 3% lao động thì tổng cộng số lao động được đào tạo là 5,25%, song lại chủ yếu tập trung ở khu vực quản lý nhà nước, giáo dục, y tế. Do vậy, đây là một tồn tại lớn của huyện Đức Huệ. Để phát triển kinh tế - xã hội, nhất thiết phải đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí, trình độ chuyên môn cho người lao động, để họ có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất (với chỉ tiêu là 15 - 20% số lao động được đào tạo). 5. Đánh giá chung: -Lợi thế: - Đức Huệ là huyện biên giới giáp Campuchia (có đường ranh giới dài 25 km), từ cửa khẩu Tho Mo về trung tâm vùng PTKTTĐPN ngắn nhất (cách TP. Hồ Chí Minh 65 km), nên có lợi thế phát triển dịch vụ thương mại xuất nhập khẩu qua biên giới (kinh tế cửa khẩu) . Đồng thời, Đức Huệ còn là một cửa ngõ thông thương giữa Đông Nam bộ và ĐBSCL; hơn nữa, huyện Đức Huệ nằm ở ngoại vi địa bàn KTTĐ của tỉnh, là vành đai xanh với các nông sản hàng hóa có thế mạnh như : lúa - gạo, mía đường, đậu đỗ, thịt bò, heo, vịt có thể tiêu thụ thuận lợi ở vùng Đông Nam bộ, một thị trường lớn nhất Việt Nam. - Đức Huệ là huyện có nguồn nước ngọt dồi dào với hệ thống kênh mương thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, đặc biệt là hệ thống kênh tạo nguồn, bảo đảm đủ nguồn nước ngọt cho sản xuất. - Đất đai có khả năng mở rộng sản xuất nông - lâm nghiệp lên đến: 6.513 ha, đất lúa một vụ còn 5.113 ha nên còn có thể mở rộng diện tích và tăng vụ - Trong những năm qua, các ngành thủy lợi, giao thông, điện đã đầu tư tạo cơ sở vật chất ban đầu, với dự báo trong tương lai gần đường vành đai biến giới N1 được đầu tư xây dựng, kết nối với cơ sở hạ tầng khác, góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân trong huyện. Hệ thống giao thông đường thủy nội và ngoài huyện có nhiều thuận lợi, giá vận chuyển thấp, cũng được xem là một lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội huyện Đức Huệ. - Trong quá trình phát triển sản xuất thông qua ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất ngành nông nghiệp, đã xây dựng thành công các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao cả về kinh tế - xã hội - môi trường. Do vậy, đây là tiền đề quan trọng cho sản xuất hàng hóa tiếp tục phát triển một cách bền vững. CHƯƠNG III THỊ TRƯỜNG – SẢN PHẨM 1 Tổng quan về thị trường Lựa chọn thị trường và khách hàng tiêu thụ sản phẩm Ở nước ta, sản xuất nông nghiệp nói chung đã và đang đựơc Nhà nước quan tâm và đầu tư đúng mức, nhất là những hoạt động tích cực trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến nông dân thông qua công tác khuyến nông, khuyến ngư, tạo điều kiện cho nông dân sản xuất có hiệu quả hơn và trùn chính là một phương tiện giúp cho bà con nông dân đạt được điều này. Tuy nhiên, một nghịch lý đang xảy ra là khi nhu cầu cao thì trùn lại ngày càng khan hiếm. Hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm từ trùn của người dân ngày càng được nâng cao, thể hiện ở: Riêng trong chăn nuôi, đã có nhiều bước tiến bộ rõ nét về giống, thức ăn các loại, kỹ thuật nuôi dưỡng… nhưng giá bán các sản phẩm chăn nuôi thường không ổn định, chi phí thức ăn chăn nuôi thường biến động và có xu hướng tăng lên nhiều. Những hộ nuôi gia cầm, thủy đặc sản bằng thức ăn công nghiệp – tuy có chất lượng tốt- nhưng với giá cao đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập, tiền lãi, đặc biệt đối với những hộ sản xuất ít vốn thì càng gặp khó khăn hơn trong việc đầu tư cho chăn nuôi với qui mô hợp lý. Vì vậy, nuôi sinh khối trùn đất là một trong những biện pháp cần thiết góp phần cho các hộ nông dân tự tạo thêm thức ăn bổ sung cho chăn nuôi với chất lượng tốt, chi phí thấp, qua đó góp phần hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi, giúp tăng thu nhập cho bà con nông dân, đây là việc làm cấn thiết để đáp ứng phần nào thức ăn bổ sung thiết yếu trong chăn nuôi nông hộ. Như vậy dự án chọn khách hàng mục tiêu là bà con nông dân chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản, trồng rau xanh, cây kiểng. C Lựa chọn thị trường mục tiêu: Ta thấy, thị trường đồng bằng sông Cửu Long là thị trường chăn nuôi rất lớn, đặc biệt là nuôi trồng thủy hải sản. Do có bờ biển dài và có sông Mê Kông chia thành nhiều nhánh sông, khí hậu thuận lợi cho sinh vật dưới nước, kênh rạch chằng chịt, nhiều sông ngòi, lũ đem lại nguồn thủy sản và thức ăn cho cá , có nhiều nước ngọt và nước lợ nên thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, sản lượng thủy sản chiếm 50 % nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau , Kiên Giang , An Giang. Nghề nuôi trồng tôm cá xuất khẩu đang phát triển mạnh . Tôm cá tập trung rất gần bờ và dễ nuôi nên đánh bắt rất thuận tiện. Diện tích nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2010 đạt 972.500 ha, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi cá 312.000 ha, tăng 8%; diện tích nuôi tôm 623.500 ha, tăng 3%. Một số tỉnh đạt sản lượng thủy sản nuôi lớn là Tiền Giang (59.236 tấn, trong đó có 17.000 tấn cá tra), Vĩnh Long (77.500 tấn - 69.930 tấn cá tra), An Giang (163.104 tấn - 103.342 tấn cá tra), Ðồng Tháp (172.250 tấn - 148.000 tấn cá tra), Cần Thơ 72.672,75 - 65.210 tấn cá tra). Ta thấy diện tích nuôi trồng ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ lệ lớn nhất nước ta (70%), đây sẽ là thị trường tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm thức ăn chế biến từ trùn quế. Dự án quyết định chọn thị trường sông Cửu Long là thị trường mục tiêu cung cấp sản phẩm. Ngoài ra dự án còn khai thác triệt để nhu cầu từ địa bàn huyện Đức Huệ nói riêng và tp HCM nói chung để bán hàng. Đối với thị trường này, sản phẩm cung cấp chủ yếu là thức ăn trùn quế cho gia súc, gia cầm, và cung cấp phân trùn cho hộ nông dân trồng rau xanh, cây kiểng, làm giá thể vườn ươm. Bảng số liệu số lượng gia súc, gia cầm ở Long An qua các năm Đơn vị tính : nghìn con 2006 2007 2008 Trâu 6.09 4.807 3.97 Bò 98.454 99.441 105.985 Ngựa 258 310 445 Heo 300.965 367.895 286.499 Dê 11.6 7.674 5.95 Thỏ 10.929 15.139 10.951 Gà 78.524 77.965 101 C. Thẩm định tính hiện thực về kế hoạch Marketing hỗn hợp: Chính sách sản phẩm: Định vị sản phẩm: Trùn quế là loại thức ăn giàu đạm, hàm lượng protein thô chiếm 70% trọng lượng thân. Do đó trùn quế là nguồn nguyên liệu để sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi rất tốt và hiệu quả. Ngoài ra, phân trùn quế là một loại phâ
Luận văn liên quan