Dự án rau mầm

Hiện nay, với việc xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện con người ngày càng muốn nâng cao nhu cầu cuộc sống của mình, nhất là vấn đề sức khỏe. . Rau là thực phẩm quan trọng, thiết yếu trong bữa cơm hằng ngày. Nhưng ngày nay vấn đề rau nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật, nhiễm độc do môi trường đang là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Trên thực tế cho thấy ngộ độc thực phẩm trong cả nước đang ngày càng tăng lên theo mức độ và cường độ, trong đó ngộ độc do rau nhiễm độc chiếm tỷ lệ không nhỏ. Không chỉ gây ngộ độc tức thời, sử dụng rau nhiễm độc còn tích trữ lượng độc tố trong cơ thể và huỷ hoại dần cơ thể người. Do đó yêu cầu hiện nay là phải tìm ra một loại rau sạch cung cấp cho người tiêu dùng. Do đó, việc sản xuất rau mầm – một loại rau sạch theo tiêu chuẩn “bốn không”: không đất, không phân hóa học, không thuốc trừ sâu, tăng trưởng, và không dùng nước nhiễm bẩn để tưới cho rau nên sẽ đem lại cho con người nhiều thuận lợi hơn trong việc lựa chọn nguyên liệu cho bữa ăn hàng Thành phố Vinh cũng không nằm ngoài số đó, hơn thế nữa, Vinh còn chưa hề có một cơ sở sản xuất cung ứng rau sạch nào. Sự ra đời những cơ sở sản xuất rau sạch ở địa bàn thành phố Vinh là nhu cầu cấp thiết.

doc18 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 7734 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự án rau mầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời giới thiệu Hiện nay, với việc xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện con người ngày càng muốn nâng cao nhu cầu cuộc sống của mình, nhất là vấn đề sức khỏe. . Rau là thực phẩm quan trọng, thiết yếu trong bữa cơm hằng ngày. Nhưng ngày nay vấn đề rau nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật, nhiễm độc do môi trường đang là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Trên thực tế cho thấy ngộ độc thực phẩm trong cả nước đang ngày càng tăng lên theo mức độ và cường độ, trong đó ngộ độc do rau nhiễm độc chiếm tỷ lệ không nhỏ. Không chỉ gây ngộ độc tức thời, sử dụng rau nhiễm độc còn tích trữ lượng độc tố trong cơ thể và huỷ hoại dần cơ thể người. Do đó yêu cầu hiện nay là phải tìm ra một loại rau sạch cung cấp cho người tiêu dùng. Do đó, việc sản xuất rau mầm – một loại rau sạch theo tiêu chuẩn “bốn không”: không đất, không phân hóa học, không thuốc trừ sâu, tăng trưởng, và không dùng nước nhiễm bẩn để tưới cho rau nên sẽ đem lại cho con người nhiều thuận lợi hơn trong việc lựa chọn nguyên liệu cho bữa ăn hàng Thành phố Vinh cũng không nằm ngoài số đó, hơn thế nữa, Vinh còn chưa hề có một cơ sở sản xuất cung ứng rau sạch nào. Sự ra đời những cơ sở sản xuất rau sạch ở địa bàn thành phố Vinh là nhu cầu cấp thiết. Dựa trên nhu cầu bức thiết trên, chúng tôi lập dự án cho trồng và cung cấp rau mầm cho thành phố Vinh. “Rau mầm” là gì? Rau mầm là loại rau sạch. Thường được canh tác bằng các hạt giống thông thường như: củ cải, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải tùa xại, cải tần ô, rau muống, hành tây, đậu xanh, đậu đỏ...Thời gian canh tác ngắn từ 4- 15 ngày tuổi là thu hoạch. II. Tổng quan dự án: Đặc điểm dự án : Tên dự án : «Dự án trồng và cung cấp rau mầm cho thành phố Vinh » Mục tiêu dự án : Mục tiêu ngắn hạn : Xây dựng thành công và đi vào sản xuất mô hình trồng rau mầm trên địa bàn thành phố Vinh ; hình thành sự hiểu biết sâu rộng cho người dân về rau mầm và tạo lập thói quen dùng rau mầm. Mục tiêu dài hạn : Mở rộng quy mô sản xuất ở cơ sở hiện tại, có thể đa dạng các sản phẩm rau sạch khác ngoài rau mầm và nhân rộng mô hình ra các thị xã, thị trấn phát triển khác trong tỉnh : Cửa Lò, Diễn Châu, ... Nhằm cung ứng rau sạch đủ cho nhu cầu người dân trong tỉnh. Cây vấn đề Dùng nhiều chất kích thích Rau không sạch Ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Mất lòng tin người tiêu dùng Thu nhập người dân thấp Ô nhiễm môi trường Tập quán sản xuất Tưới nước ô nhiễm Chưa áp dụng tiêu chuẩn Sử dụng thuốc hóa học Dùng nhiều chất bảo quản Dùng nhiều thuốc trừ sâu Cây mục tiêu Đảm bảo sức khỏe Khôi phục lòng tin Nâng cao thu nhập Giảm Ô nhiễm môi trường Rau sạch “ Rau mầm” Thay đổi tập quán sản xuất Tưới nước sạch Áp dụng tiêu chuẩn Không dùng chất kích thích Không dùng thuốc hóa học Không sử dụng chất bảo quản Không dùng thuốc trừ sâu Cơ sở lựa chọn dự án : Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới dự án : + Điều kiện tự nhiên : Rau mầm là loại rau trồng trong khay, dùng đất sạch(giá thể), trồng trong nhà nên không chịu ảnh hưởng nhiều từ điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, với khí hậu miền trung có những khi quá khắc nghiệt(quá rét, gió lào) chú ý chăm sóc đặc biệt cho mầm, mầm sẽ phát triển bình thường. + Điều kiện kinh tế - xã hội : Vinh là thành phố nằm bên bờ sông Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Nghi Ân, phía tây và tây Nam giáp huyện Hưng Nguyên. Dân cư ở đây đa phần là đội ngũ lao động trí thức, học sinh- sinh viên , người kinh chiếm đa số, và phần nhiều cũng là dân góp từ nhiều huyện trong tỉnh và tỉnh khác vào làm ăn. Theo số liệu thống kê năm 2008, thành phố Vinh có khoảng 300.000 người. Trình độ dân trí cao là điều kiện tốt cho dự án rau mầm trong chiến lược xâm nhập thị trường. Thành phố Vinh với công trình chợ đầu mối bán buôn bán lẻ, siêu thị, hệ thống khách sạn đa cấp, đầu mối các tour du lịch của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ, tạo cơ sở trở thành trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ và du lịch của bắc miền Trung. Hứa hẹn khả năng phân phối, tiêu thụ sản phẩm rất phát triển. Căn cứ pháp lý : Căn cứ theo quyết định số 04/2007/QĐ – BNN về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn. Căn cứ Pháp lệnh chất lượng hàng hoá số 18/1999/PL-UBTVQH10, ngày 24/12/1999. Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11, ngày 26/12/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội Căn cứ Pháp lệnh chất lượng hàng hóa số 18/1999/PL-UBTVQH10 ngày 24/12/1999. - Căn cứ pháp lệnh Vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm số : 12/2003/PL-UBTVQH11, ngày 26/7/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. - Căn cứ Nghị định số: 163/2004/NĐ-CP, ngày 7/9/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm. - Căn cứ Nghị định số: 179/2004/NĐ-CP, ngày 21/10/2004 của Chính Phủ Quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. III. Phân tích thị trường : 1. Đánh giá thị trường : Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Nghệ An và đã được Chính phủ quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ. với diện tích104.96 km2 và dân số là khoảng 300000 người (2008), bao ồm 16 phường và 9 xã. Với thu nhâp bình quân từ 20-30 triệu/ người/ năm, trình độ dân trí tương đối cao. Vấn đề sức khoẻ được quan tâm chú trọng. Hơn thế nữa trên địa bàn thành phố, đa số lượng rau được cung cấp từ những nơi khác không rõ nguồn gốc xuất xứ, người dân vẫn phải chấp nhận ăn mà phải cảnh giác đề phòng. Rau sạch xuất hiện ở đây sẽ có cơ hội được đón nhận nhiệt tình. Đối tượng cung cấp rau mầm của dự án là tất cả dân cư trên địa bàn Vinh. Nhưng đối tượng chính nhằm vào giới trung lưu, thượng lưu và trẻ em. Theo thống kê năm 2008, trên địa bàn thành phố Vinh có khoảng 43 khách sạn, một số lượng lớn nhà hàng ăn vừa và lớn, hệ thống siêu thị, chợ đầu mối tương đối hoàn thiện sẽ là điểm tới của sản phẩm rau mầm. Dự kiến đến năm 2025 nhu cầu đất đất đô thị mở rộng khoảng 15009 ha. Đây là thị trường tiềm năng rộng lớn trong tương lai của sản phẩm. Sản phẩm của dự án cung cấp sẽ là các loai rau mầm củ cải trắng, cải xanh, rau muống, rau dền, mầm đậu phộng, mầm hướng dương xúp lơ xanh, rau cần,... với đủ các hương vị khác nhau cho khách hàng lựa chọn và thay đổi khẩu vị. Kiểu phân phối : Trước tiên, khi chưa lớn mạnh , cơ sở sản xuất sẽ giao hàng đến tận địa điểm đặt hàng theo yêu cầu đơn đặt hàng, hợp đồng đặt hàng. Khi đã có lợi nhuận nhất định, cơ sở sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh và sẽ hoàn thiện hệ thống cung ứng : hình thành các quày bán rau sạch ở các chợ cho riêng sản phẩm mình, thuận tiên cho sự tiếp cận khách hàng, và tránh không lẫn lỗn với sản phẩm rau khác. Chương trình Marketing và giới thiệu sản phẩm: Vì đây dường như là lần đầu tiên sản phẩm rau mầm xâm nhập thị trường Vinh nên trong quá trình bắt đầu xây dựng dự án, đội ngũ Marketing sẽ đi tới các khách sạn, siêu thị, nhà hàng, giới thiệu về sản phẩm rau mầm của cơ sở, các tiêu chuẩn chất lượng, giấy phép cho cung ứng sản phẩm, từ đó có được những đơn đặt hàng đầu tiên. Kết hợp với họ bổ sung những món mới phong phú, bổ dưỡng, an toàn chế biến từ rau mầm thêm vào menu thực đơn. Treo băng rôn về những món từ rau mầm ở phòng ăn khách sạn, nhà hàng ăn, hàng rau trong siêu thị. Phát tờ rơi đến tận từng hộ gia đình về sản phẩm của dự án đã có mặt ở những đâu, kèm địa chỉ liên hệ, số điện thoại chăm sóc khách hàng. Cung cấp thông tin thêm về quy trình sản xuất để thuyết phục khách hàng nếu cần thiết. Vì mục đích trong giai đoạn đầu là để rau mầm có chỗ đứng vững trên thị trường, nên trong thời gian đầu cũng có những chương trình khuyến mãi, giá bán chỉ đặt ở điểm hoà vốn hoặc không đề cao lợi nhuận. Đối thủ cạnh tranh và khả năng cạnh tranh: Nghiên cứu thị trường chúng tôi nhận ra đối thủ cạnh tranh của sản phẩm rau mầm như sau: Sản phẩm rau, củ, quả bán nhiều ở các chợ, siêu thị không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không an toàn đã được người tiêu dùng quen tiêu dùng trong bữa ăn hàng ngày. Không phải người dân không biết về những hiểm hoạ dang đe doạ khi dùng sản phẩm này, nhưng chưa có một nơi nào cho họ gửi niềm tin. Khách hàng còn nhiều hoài nghi về sản phẩm rau mầm, là trở ngại lớn cho tiêu thụ sản phẩm. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: đó là những cơ sở sở sản xuất nhái sản phẩm, hoặc làm theo mô hình của dự án khi dự án hoạt động có hiệu quả. Đòi hỏi trong quá trình thực hiện dự án phải có sự đổi mới cho phù hợp. Không ngừng nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, thu thập ý kiến người tiêu dùng nhằm từng bước hoàn thiện sản phẩm dịch vụ. Điểm mạnh, điểm yếu của cơ sở: Chất lượng của sản phẩm là một thế mạnh đặt lên hàng đầu khi lập nên dự án: rau mần của dự án được trồng trên giá thể rơm rạ, mùn hữu cơ hoặc giấy, với nguyên tắc 4 không như trên nên sẽ không có ấu trùng giun sán, không có tham gia của phân hoá học, không có thuốc bảo vệ thực phẩm. Đồng thời, rau mần chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều vitamin và protein. Do vậy nó là sự lựa chọn an toàn chất lượng cho bữa ăn của mọi nhà. Giá cả phải chăng: trung bình khoảng từ 15.000đ/kg đến 25.000đ/kg tuỳ theo từng loại rau. Dự án tuân thủ các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, về trồng và cung cấp rau sạch; dự án thân thiện với môi trường, góp phần bảo vệ môi trường. Dự án khắc phục được vấn đề yếu kém về khâu tiếp thị, khuyến mãi, dịch vụ cung ứng sản phẩm cho khách hàng, giới thiệu sản phẩm ra công chúng đảm bảo đầu ra của sản phẩm được thông suốt. Dự án đặt cạnh trục đường 3/2 nên rất thuận lợi cho việc phân tán rau đi khắp thành phố. Thuận tiện cho khách hàng mua tại chỗ. Đồng thời, vùng này còn đang quy hoạch còn mang màu sắc nông thôn nhiều hơn, dễ trong việc triển khia dự án. IV. Khía cạnh kỹ thuật của sản phẩm dự án: 1. Chuẩn bị dụng cụ và nguyên vật liệu: giống, giá thể, khay, kệ, giấy, bìa carton, bình tưới. 1.1. Giống: - Chọn nhà cung cấp hạt giống uy tín chuyên cho rau mầm, vì họ sẽ đảm bảo chất lượng hạt giống cho chúng ta. Công ty cổ phần giống cây trồng Nghệ An( 398 Nguyễn Trãi, thành phốVinh, tỉnh Nghệ An. - Các loại hạt giống dùng trồng rau mầm hiện nay phổ biến là: củ cải trắng, cải xanh, rau muống, rau dền, đậu xanh, đậu nành, đậu đen, mầm đậu phộng, mầm hướng dương, xúp lơ xanh, rau cần,... Trong đó, mầm cải củ được chọn nhiều hơn vì giá hạt rẻ, dễ trồng, vị cay nồng rất hấp dẫn, ăn nhiều không chán, dễ tiêu và có cảm giác “ấm bụng”, kích thích người ta muốn ăn thêm nhiều món khác. - Bảo quản đối với lượng giống chưa dùng đến: bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, 1.2. Khay: Để trồng rau mầm, ta có thể dùng nhiều dụng cụ có thể tận dụng được làm khay trồng nhưng tiện lợi nhất vẫn là dùng khay xốp: Hai loại khay xốp thường được dùng là: loại 36x44x7cm giá 3.500/ hộp (2khay);loại 40x60x7cm giá 6000 hộp (2khay). 1.3. Kệ: Tùy theo kích thước của khay để thiết kế kệ cho phù hợp. Kệ có thể được làm bằng sắt (loại sắt có lỗ để tiện cho việc lắp ráp), có thể thiết kế kệ có 03 – 04 tầng hoặc nhiều hơn(tùy theo điều kiện vật liệu ), kkhoảng cách giữa các tầng là 40 cm vừa đủ để đặt khay rau mầm, khoảng cách giữa tầng đầu tiên với mặt đất là từ 25 – 30 cm để hạn chế sinh vật gây hại khác như: kiến, cóc, chuột, vào khay. 1.4. Đất trồng: Là loại đất hữu cơ vi sinh được sản xuất từ xơ dừa( phổ biển hiện nay), rơm rạ, đã cố đủ chất dinh dưỡng nên trong quá trình trồng không cần bổ sung bất kỳ một loại phân bón nào khác. 1.5. Khăn giấy: Dùng để lót trên bề mặt giá thể trước khi gieo hạt để khi thu hoạch giá thể không bị dình vào rau. Cũng có thể không dùng giá thể mà dùng luôn khăn giấy rồi gieo hạt lên. Ngoài ra, khăn giấy còn được dùng khi lót vào hộp thành phẩm đượng rau mầm. 1.6. Bìa carton: Dùng để đậy khay một hoặc hai ngày đầu khi mới gieo hạt. Dụng cụ này có thể thay thế bằng nhiều đồ dùng khác có thể tận dụng. 1.7. Bình tưới: Dùng loại bình phun sương tay cầm tay trong gieo trồng rau mầm. Tùy theo số lượng lao động chăm sóc mà xác định mua số lượng bình này. 2. Thao tác trồng và chăm sóc: 2.1. Ngâm, ủ hạt: Hạt giống rửa sạch ngâm nước ấm (45 – 500C) trong thời gian 2 – 5h ( tùy loại hạt: vỏ dày hạt ngâm lâu, hạt mỏng vỏ ngâm trong thời gian ít hơn hạt dày). Ủ hạt giống trong khăn ẩm từ 10 – 12h. Ngâm, ủ hạt giống nhằm loại bỏ các hạt lép, hạt sâu, rút ngắn thời gian sinh trưởng, loại bỏ tạp chất. Sau đó vớt ra để ráo để dễ dàng khi gieo ( nếu là gieo ngay, không ủ). 2.2. Chuẩn bị khay giá thể. Khay xốp cho giá thể vào dày khoảng 2 – 3cm, trang cho bằng phẳng và tơi đều để tránh bị dồn khi gieo. Sau đó phun nước cho ướt giái thể, trải giấy lên bề mặt giá thể và phun nước lần hai. Mục đích của việc trải giấy là tránh giá thể không dính vào rau khi thu hoạch. 2.3. Gieo hạt: Gieo hạt giống bằng tay đều lên bề mặt giá thể. Mật độ tuỳ thuộc vào loại hạt giống nhưng trung bình khoảng từ 10g/ 40cm2 bề mặt giá thể. Đảm bảo gieo không quá thưa ( mầm sẽ không đứng vững khi phát triển và không có năng suất tối đa), hạt quá dày ( cây mầm sẽ nhỏ, xấu). Tưới phun sương một lần nữa, dùng một tấm bìa carton đậy bề mặt khay trong vòng 2 ngày. 2.4. Chăm sóc: Khoảng 12 – 18h sau khi gieo hạt, phun sương1 – 2 lần/ ngày(nên tưới vào buổi sáng). Khi mầm cao bằng khay thì dỡ bỏ dụng cụ đậy khay ra, nhưng vẫn để trong mát, không có ánh sáng trực tiếp. Nếu muốn thu hoạch mầm trắng thì để mầm trong nhà, nếu chủ định thu hoạch mầm xanh thì sau khi mầm được khoảng 4 – 5cm nên mang ra nơi có ánh sáng để mầm xanh và mập. 2.5. Thu hoạch: Sau 5 – 7 ngày, rau cao khoảng từ 8 – 10cm thì thu hoạch. Dùng dao bén cắt sát gốc cây rau mầm, khéo léo để giá thể không dính vào rau, đồng thời nhặt bỏ những vỏ hạt còn mang trên rau mầm. Không rửa ngay rau mầm mà đóng gói đi giao hàng luôn. 2.6. Bảo quản: Rau mầm chưa dùng không nên rửa ngay sau khi thu hoạch mà cho vào bao, để trong ngăn mát của tủ lạnh. 2.7. Một số chú ý khi trồng rau mầm: Rau mầm phải trồng ở những nơi thoáng mát, có nhiều ánh sáng nhưng không trồng ở nơi có ánh nắng, mưa trực tiếp và gió lùa. Một đến hai ngày sau khi gieo dở giấy carton ra, tưới phun sương nhẹ đủ ướt mặt khay. Một ngày trước khi thu hoạch giảm tưới hoặc ngưng tưới hẳn tuỳ theo độ ẩm của giá thể. 3. Địa điểm: Trên cở sở nghiên cứu về tổng quan địa lý, đại hình, cơ sở hạ tầng đường giao thông và chiến lược quy hoạch đô thị của thành phố Vinh chúng tôi đưa ra quyết định về phương án chọn địa điểm cho dự án như sau: Địa điểm sản xuất: Thuê hoặc mua quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Nghi Ân, giáp với trục đường 3/2 khoảng độ 200m2. Địa điểm đặt văn phòng đại diện: cổng chợ Vinh. 4. Phương án kỹ thuật công nghệ: Hai nhân viên tham gia sản xuất, chăm sóc rau mầm cử đi học kỹ thuật trồng rau mầm, phải đảm bảo được cấp chứng nhận cho phép về chuyên môn. Trong quá trình tiến hành xây dựng mô hình sẽ mời chuyên gia về tư vấn. 5. Thời gian khởi công hoàn thành: V. Tổ chức quản lý và nhân sự của dự án: 1. Hình thức tổ chức quản lý dự án: Tổ chức quản lý tương tự như công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. 2. Nhân sự của dự án: + Bộ phận quản trị: bao gồm 5 người góp vốn cùng tham gia quản lý: trong đó một người đại diện trước pháp luật ký kết các hợp đồng, giao dịch với khách hàng; một người giám sát hoạt động bán hàng. + Bộ phận nhân viên: Thuê nhân 3 nhân công chăm sóc, nuôi trồng sản phẩm, hai nhân công giao hàng, các thành viên trong bộ phận quản lý hình thành nên bộ phận maketing cho sản phẩm và một nhân viên chuyên trách việc ở văn phòng đại diện. Bảng 1 STT Chức vụ Lương/tháng(trđ) Số lượng Thành tiền(trđ) 1 Quản lý, điều hành 4 1 4 2 Giao hàng 2 2 4 3 Công nhân sản xuất 3 3 9 4 Bảo vệ 2 1 2 Kế hoạch thực hiện dự án Sơ đồ Gantt Các hoạt động của dự án Thời gian Quý I năm 1 Quý II năm 1 Quý III năm 1 Quý IV năm 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Năm thứ 5 Làm nhà kính Làm nhà mái tôn Thuê văn phòng đại diện Huy động vốn, tuyển nhân viên Tiếp thị và quảng cáo sản phẩm Mua dụng cụ và nguyên vật liệu Bố trí cơ sở sản xuất và văn phòng Tiến hành sản xuất và tiêu thụ VI. Tài chính dự án: Nguồn vốn và khả năng huy dộng vốn: Tổng vốn ban đầu cần tham gia dự án: 400.000.000 Nguồn huy động chính ban đầu là từ sự góp vốn của các thành viên, tổng vốn góp :500.000.000 Sau đó nếu cần thêm nhiều, có thể đi vay hoặc kêu gọi đầu tư. Tổng mức đầu tư: Vốn cố định: Bảng 2 STT Tên doanh mục đầu tư Số lượng Đơn giá(đ) Thành tiền(đ) 1 Thuê mặt bằng(mỗi tháng) 01 3.000.000 3.000.000 2 Làm nhà kính 01 (30m2) 1.200.000/m2 36.000.000 3 Nhà mái tôn 01(150m2) 600.000/m2 90.000.000 4 Khay xốp(40x60x7cm) 1.500 khay 6.000/hộp(hai khay) 9.000.000 5 Kệ(0.5x4x2.5m0 40 kệ 3.000.000 120.000.000 6 -Cân đồng hồ -02 cái(5kg) -01 cái(20kg) 160.000/cái 300.000/cái 320.000 300.000 7 Bình phun sương 03 cái(0.5lít) 20.000/chiếc 60.000 8 Kéo cắt nông sản 03 cái 25.000/ cái 75.000 9 Thuê một địa điểm đặt văn phòng đại diện 01 văn phòng 1.000.000/ tháng 1.000.000 10 Bàn ghế văn phòng+ thiết bị văn phòng khác 02 bộ bàn ghế 3.000.000 3.000.000 11 Vi tính để bàn 01 bộ 7.000.000 7.000.000 12 Điện thoại bàn 01 cái 500.000 500.000 13 Thiết bị khác 10.000.000 Tổng 280.255.000 Khấu hao tài sản cố định trong 5 năm, theo phương pháp đường thẳng. Mỗi năm 280.255.000/5=56,051 triệu đồng. Chi phí sản xuất trong một tháng: Bảng 3: STT Tên danh mục Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Hạt giống 1200 kg 50.000 60.000.000 2 Nước máy 80 m3 4.000 320.000 3 Khăn giấy 17 bịch 10.000 5.100.000 4 Lương công nhân 15.000.000 5 Lương quản lý 4.000.000 6 Giá thể 78 viên 10.000 780.000 7 Hộp (túi bóng) đóng sản phẩm 4.800.000 8 Chi phí khác 10.000.000 9 Tổng chi phí 100.000.000 Dự kiến doanh thu, lợi nhuận dự kiến trong một tháng: Bảng 4 STT Danh mục Số lượng Giá bán Thành tiền 1 Doanh thu 7.500 kg 25.000 213.750.000 2 Chi phí 100.000.000 3 Khấu hao 4.670.916 4 Lợi nhuận(trước thuế) 109.079.084 Doanh thu dự kiến trong 5 năm tiến hành dự án Bảng 5 Năm Tiêu chí 0 1 2 3 4 5 1. Vốn đầu tư (280,255) 2. Doanh thu 2.565 2.565 2.565 2.565 2.565 3.Tổng ch.phí 1200 1.200 1.200 1.200 1.200 4. Lãi vay 5. KHTSCĐ 56,051 56,051 56,051 56,051 56,051 6. LNTT 1308,949 1308,949 1308,949 1308,949 1308,949 7. LNST 981,712 981,712 981,712 981,712 981,712 Thời gian hoàn vốn: nhìn vào bảng trên ta thấy, mô hình kinh doanh thuận lợi, có thể hoàn vốn ngay trong năm đầu. VII.Tổ chức thực hiện dự án: Các thành viên trong nhóm trực tiếp điều hành và quản lý dự án dưới sự chỉ đạo, phân công trách nhiệm, công việc của nhóm trưởng, đồng thời đóng góp ý kiến xây dựng, ra các quyết định. VIII. Hiệu quả của dự án: Hiệu quả kinh tế: Đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, đóng góp vào ngân sách Nhà nước một khoản thuế. Giảm chi phí đi lại cho khách hàng Tăng thu nhập cho người lao động 2. Hiệu quả xã hội: - Tình trạng dùng rau không đảm bảo chất lượng một lần nữa được nhấn mạnh cảnh báo. - Cải thiện được nhu cầu cấp bách của người dân về rau sạch, góp phần giải quyết vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ con người. - Dự án sẽ góp phần không nhỏ vào Ngân sách nhà nước thông qua thuế và các khoản thu khác. - Trong tương lai, dự án góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lớn lao động trên địa bàn và lân cận. - Dự án còn đặc biệt thân thiện với môi trường: sử dụng mụn dừa hoặc rơm rạ tránh và giẩm thiểu tình trạng đốt rơm rạ và bỏ phí nguồn mụn dừa khô. Khung logic Chỉ số Nguồn Giả định Mục tiêu chung : - Nâng cao thu nhập người sản xuất. - Đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. -