Luật khuyến khích đầu tư trong nước (được Quốc Hội khoá X kỳ họp thứ 3 từ 21/4 đến 20/5 năm 1998) thông qua đã mở ra một giai đoạn mới trong sự nghiệp đầu tư phát triển kinh tế để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, tài nguyên, lao động và các tiềm năng khác của đất nước nhằm phát triển kinh tế – xã hội, vì sự nghiệp dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Cùng với Luật doanh nghiệp đã được Quốc Hội thông qua trước đó. Nhà nước bảo hộ, khuyến khích, đối xử bình đẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế – xã hội trên lãnh thổ Việt Nam theo luật pháp Việt Nam.
“ Đầu tư trong nước ” là sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh tại Việt Nam của các tổ chức cá nhân đầu tư thành lập, xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác thuộc các thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật.
Sau một thời gian chuẩn bị, tác giả luận văn này(và là chủ dự án) đã chọn đề tài “ Dự án sản xuất và kinh doanh sản phẩm thạch nước rau câu Seaveg” (sau đây gọi tắt là dự án) làm luận văn tốt nghiệp đại học Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội.
Kết cấu luận văn này, ngoài lời mở đầu và kết luận, chia thành 3 chương
Chương I: Đại cương về cơ sở lý luận và khoa học của dự án
Chương II: Dự án sản xuất và kinh doanh sản phẩm thạch nước rau câu thương hiệu Seaveg
Chương III: Đánh giá tính khả thi và triển vọng của dự án
52 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2179 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án sản xuất và kinh doanh sản phẩm thạch nước rau câu Seaveg, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Luật khuyến khích đầu tư trong nước (được Quốc Hội khoá X kỳ họp thứ 3 từ 21/4 đến 20/5 năm 1998) thông qua đã mở ra một giai đoạn mới trong sự nghiệp đầu tư phát triển kinh tế để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, tài nguyên, lao động và các tiềm năng khác của đất nước nhằm phát triển kinh tế – xã hội, vì sự nghiệp dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Cùng với Luật doanh nghiệp đã được Quốc Hội thông qua trước đó. Nhà nước bảo hộ, khuyến khích, đối xử bình đẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế – xã hội trên lãnh thổ Việt Nam theo luật pháp Việt Nam.
“ Đầu tư trong nước ” là sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh tại Việt Nam của các tổ chức cá nhân đầu tư thành lập, xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác thuộc các thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật.
Sau một thời gian chuẩn bị, tác giả luận văn này(và là chủ dự án) đã chọn đề tài “ Dự án sản xuất và kinh doanh sản phẩm thạch nước rau câu Seaveg” (sau đây gọi tắt là dự án) làm luận văn tốt nghiệp đại học Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội.
Kết cấu luận văn này, ngoài lời mở đầu và kết luận, chia thành 3 chương
Chương I: Đại cương về cơ sở lý luận và khoa học của dự án
Chương II: Dự án sản xuất và kinh doanh sản phẩm thạch nước rau câu thương hiệu Seaveg
Chương III: Đánh giá tính khả thi và triển vọng của dự án
Chương I
Đại cương về cơ sở lý luận và khoa học của dự án
Phương pháp lập dự án
đầu tư:
Khái niệm, phương pháp lập dự án đầu tư
1.1. Khái niệm:
Lập dự án kinh doanh là một quá trình tạo ra một bức tranh hay một mô hình về cái mà một đơn vị kinh doanh sẽ làm. Mô hình này là một tài liệu được làm bởi các câu chữ và các con số, được thiết kế để đưa cho người đọc một hình ảnh ấn tượng của cái mà doanh nghiệp đó sẽ đạt đến.
Các con số thể hiện các kết quả dự kiến về tài chính. Câu chữ thường mô tả công việc kinh doanh một cách hiện thực nhưng xúc tích, bàn đến những vấn đề chiến thuật ngắn hạn, hay khuếch trương các dự phòng tài chính. Nó cho người đọc các thông tin của doanh nghiệp như : sản phẩm, thị trường, nhân sự, công nghệ, các điều kiện thuận lợi, vốn, doanh thu, tính sinh lời…
Dự án kinh doanh mô tả Ai, Cái gì , Khi nào , ở đâu, Tại sao, Như thế nào và Bao nhiêu.
1.2. Phương pháp luận dự án đầu tư :
1.2.1. Nghiên cứu thị trường:
Nghiên cứu thị trường nhằm làm rõ những vấn đề sản xuất kinh doanh cái gì, bao nhiêu, bán cho ai…? Thị trường là một trong những nhân tố quyết định trong việc lựa chọn mục tiêu và quy mô của dự án đầu tư.
Nội dung chủ yếu của nghiên cứu thị trường:
Tình hình cung cầu hiện tại trên từng thị trường đã xác định :
Nghiên cứu cầu hiện tại về sản phẩm của dự án. Ai là khách hàng chính? Mức tiêu thụ?...
Cung cầu hiện tại được đáp ứng ra sao? (Số lượng nhà cung ứng, đáp ứng bao nhiêu nhu cầu của thị trường…).
Dự báo tình hình cung cầu trong tương lai:
Nghiên cứu động thái tiêu dùng, xu hướng động thái thay đổi(ước lượng mức gia tăng về nhu cầu về sản phẩm)
ước tính giá bán và chất lượng sản phẩm, của dự án, dự kiến về kiểu dáng bao bì…
Dự báo lượng cung và nguồn cung trong tương lai.
Nghiên cứu cạnh tranh:
Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh chính (Số lượng đối thủ hiện có và trong tương lai, tình hình và triển vọng hoạt động của cơ sở này, lợi thế so sánh của đối thủ so với sản phẩm mà dự án dự định sản xuất trên các mặt chi phí sản xuất , kiểu dáng, chất lượng…)
Lựa chọn các giải pháp tiếp thị và tiếp cận thị trường cho dự án:
Chiến lược và chính sách bán hàng, hình thành mạng lưới phân phối , đại lý…
Chiến lược và chính sách giá cả: Giá thành, định giá bán, sử dụng lợi nhuận…
Chiến lược quảng cáo và xúc tiến bán hàng…
Nghiên cứu kỹ thuật:
Phân tích kỹ thuật nhằm lựa chọn dự án khả thi về mặt kỹ thuật. Điều này cho phép tiết kiệm được nguồn lực. Ngoài ra phân tích kỹ thuật còn là tiền đề cho phân tích về mặt tài chính của dự án đầu tư sau này. Nội dung chính của những phân tích kỹ thuật gồm các bước sau:
- Mô tả sản phẩm sẽ được sản xuất của dự án:
Mô tả sản phẩm chủ yếu mà dự án sẽ sản xuất.
Đặc điểm chủ yếu của sản phẩm.
Tên sản phẩm, ký mã hiệu, các tiêu chuẩn cần đạt được.
Đặc tính lý học, hóa học, cơ học…
Các hình thức bao bì, đóng gói.
Các công dụng của sản phẩm, cách bảo quản, sử dụng…
- Căn cứ và lựa chọn phương pháp sản xuất:
Xuất phát từ khả năng về vốn và lao động của doanh nghiệp.
Xuất phát từ điều kiện cơ sở hạ tầng hiện có.
Xem xét toàn bộ khía cạnh kinh tế kỹ thuật của phương pháp sản xuất. Với phương pháp khác thì có thể được lợi về vốn đầu tư nhưng liệu có cho ra được những sản phẩm mà thị trường thực sự chấp nhận hay không. Hay là vừa được lợi về vốn đầu tư mà vẫn cho những sản phẩm đủ tiêu chuẩn…
1.2.4. Nghiên cứu phương pháp sản xuất:
Căn cứ vào đâu để lựa chọn phương pháp sản xuất(do tổ chức nào cung cấp, đã thử nghiệm ở đâu, tỷ lệ thành công…)
Các máy móc công cụ sẽ phải đầu tư để sản xuất với phương pháp này ( giá thành, nhà cung cấp…).
Lợi thế của phương pháp này là gì(chi phí lao động, năng suất…).
- Yếu tố đầu vào:
Xác định tiêu chuẩn cần có của các yếu tố đầu vào
Xem xét đặc tính và chất lượng nguyên vật liệu sử dụng cho dự án (nguyên liệu bột Agar, hương liệu, đường kính, nước qua xử lý…)
Nguồn cung và khả năng cung ứng:
Ai là nhà cung cấp chủ yếu?
Số lượng có thể cung cấp, thời gian cung cấp, địa điểm cung cấp…
Nghiên cứu lao động và tiền lương:
Tính nhu cầu số lượng lao động cần thiết từ lãnh đạo cao nhất đến các đội tổ…
Nêu những yêu cầu cụ thể về trình độ lao động ứng với từng yêu cầu công việc
áp dụng hình thức trả lương nào, căn cứ vào hình thức trả lương được áp dụng, số lao động cần thiết từng loại, các chi phí có liên quan để từ đó tính ra quỹ lương hàng năm của toàn bộ dự án.
Dự tính nhu cầu về lao động có thể tuyển thêm…
Nghiên cứu tổ chức thực hiện:
Thông thường các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ có cơ cấu tổ chức quản lý đơn giản, gọn nhẹ. Mọi việc nói chung phụ thuộc vào người chủ doanh nghiệp, Thường chỉ cần một văn phòng, không có hoặc có rất ít phòng ban. Mỗi nhân viên có thể kiêm nhiệm một vài chức năng quản lý, trực tiếp thừa hành quyết định của chủ doanh nghiệp, điều này khiến chi phí điều hành và quản lý thấp. Do đó họ thường chọn loại hình cơ cấu trực tuyến chức năng.
Loại hình cơ cấu trực tuyến chức năng:
Nội dung cơ bản của cơ cấu trực tuyến chức năng được mô tả như một cái thang gồm nhiều bậc, trong đó cấp bậc trên điều khiển cấp bậc dưới, cấp dưới phục tùng cấp trên. Đó là mối quan hệ điều khiển phục tùng mang tính chất bắt buộc.
1.2.7. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án dưới góc độ nhà đầu tư :
- Mức đóng góp cho ngân sách nhà nước (các khoản nộp cho ngân sách nhà nước như thuế doanh thu, thuế thu nhập, thuế môn bài…).
- Tạo được bao nhiêu công ăn việc làm cho người lao động.
Các phương pháp đánh giá dự án:
2.1. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân của vốn đầu tư :
Tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư là mối liên hệ giữa số lợi nhuận bình quân thu được hằng năm do đầu tư đem lại trong suốt thời gian bỏ vốn đầu tư kinh doanh với số vốn đầu tư bình quân hàng năm.
Số lợi nhuận bình quân hàng năm do đầu tư đem lại trong suốt thời gian đầu tư được tính theo bình quân số học kể từ lúc bắt đầu bỏ vốn đầu tư cho đến khi kết thúc dự án.
Lợi nhuận thuần dự kiến thu được ở mỗi năm thể hiện kết quả thu được do đầu tư ở mỗi năm. Việc tính kết quả thu được do đầu tư mang lại bắt đầu từ thời điểm bỏ vốn đầu tư để thực hiện dự án. Số năm bỏ vốn đầu tư cũng được tính từ thời điểm bắt đầu bỏ vốn để thực hiện dự án. Số năm bỏ vốn đầu tư cũng được tính từ thời điểm bắt đầu bỏ vốn để thực hiện dự án cho đến lúc kết thúc dự án.
Số vốn đầu tư bình quân hàng năm được tính theo bình quân số học trên cơ sở tổng vốn đầu tư ở các năm trong suốt thời gian đầu tư và số năm bỏ vốn đầu tư.
Để tính được số vốn bình quân đầu tư hằng năm cần phải xác định số vốn đầu tư từng năm trong suốt các năm đầu tư. Số vốn đầu tư ở mỗi năm được xác định là số vốn đầu tư ở thời điểm cuối năm trừ đi số khấu hao tài sản cố định lũy kế ở thời điểm đầu mỗi năm.
Phương pháp này nói chung đơn giản, nhưng có mặt hạn chế là chưa tính đến các thời điểm khác nhau nhận được lợi nhuận trong tương lai.
2.2. Phương pháp giá trị hiện tại thuần(NPV):
Giá trị hiện tại thuần (NPV) là tổng mức lãi cả đời dự án quy về thời điểm hiện tại hay là hiệu số giữa giá trị hiện tại của các khoản thu và các khoản chi được chiết khấu với mức lãi xuất thích hợp. Được xác định theo công thức sau:
Trong đó :
- NPV : Giá trị hiện tại thuần của khoản đầu tư
- CFt : Khoản tiền thu từ đầu tư ở năm thứ t
- ICt : Khoản chi về vốn đầu tư ở năm thứ t
- n : Vòng đời của khoản đầu tư
- R : Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hóa
Như vậy, giá trị hiện tại thuần thể hiện giá trị tăng thêm của khoản đầu tư trù tính của người đầu tư có tính đến giá trị thời gian của tiền.
Một vấn đề phức tạp trong việc tính giá trị hiện tại thuần của khoản đầu tư là xác định tỷ lệ chiết khấu thích hợp . Tỷ lệ chiết khấu sử dụng có thể là lãi xuất thị trường, chi phí sử dụng vốn hoặc tỷ lệ sinh lời cần thiết . Việc sử dụng tỷ lệ chiết khấu tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể do người đầu tư đặt ra trong việc đánh giá và lựa chọn dự án, nó chi phối nội dung kinh tế của giá trị hiện tại thuần của dự án. Việc sử dụng giá trị hiện tại thuần làm chỉ tiêu đánh giá dự án được thực hiện như sau:
- Nếu NPV< 0 : Dự án bị từ chối
- Nếu NPV> 0 : Chấp nhận dự án
- Nếu NPV= 0 : Tùy thuộc vào tình hình cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh nghiệp có thể chấp nhận hoặc từ chối.
Ưu điểm:
- Có tính đến giá trị thời gian của tiền . Do vậy cho phép nhìn nhận hiệu quả của dự án một cách xác đáng hơn.
- Cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, từ đó giúp cho việc đánh giá và lựa chọn dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nhược điểm:
- Không phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư
- Không cho thấy mối liên hệ giữa mức sinh lời vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn.
2.3. Phương pháp tỷ xuất doanh lợi nội bộ (hay tỷ xuất nội hoàn IRR):
Tỷ xuất nội hoàn là tỷ lệ lãi do dự án đem lại hay là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó tổng giá trị hiện tại của các khoản tiền thu được bằng tổng giá trị hiện tại của những khoản tiền chi đầu tư (tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV=0)
Công thức tính:
Hay
Trong đó:
NPV, CFt, ICt : Như chú thích ở trên
IRR : Tỷ suất doanh lợi nội bộ của khoản đầu tư
Phương pháp xác định IRR:
Có nhiều phương pháp xác định IRR. ở đây có thể dùng phương pháp nội suy( chọn i1 sau đó tính NPV1 sao cho NPV1> 0 và gần bằng 0, chọn i2 sau đó tính NPV2 sao cho NPV2< 0 và gần bằng 0) hoặc ngoại suy(chọn i1, i2 sao cho NPV1 và NPV2 đều dương và gần 0) để xác định IRR. Công thức tính theo phương pháp nội suy:
Thông thường để thực hiện phép thử người ta cho i2>i1, i2-i1=5%
Nguyên tắc quyết định: Khi sử dụng doanh lợi nội bộ làm chỉ tiêu xem xét chấp nhận hay loại bỏ dự án, thông thường người ta dựa trên cơ sở so sánh tỷ suất doanh lợi nội bộ với tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hóa giá trị dự án .
ưu điểm :
Là đại lượng cho phép đánh giá mức sinh lời của dự án có tính đến giá trị của thời gian của tiền tệ.
Đây là mức tiền vay cao nhất mà nhà đầu tư có thể chấp nhận được mà không bị thua thiệt nếu toàn bộ số tiền đầu tư cho dự án đều là vốn vay và do đó nợ vay(vốn gốc và lãi cộng dồn) được trả bằng nguồn thu của dự án.
Nhược điểm :
Trong phương pháp này, thu nhập của dự án được giả định tái đầu tư với lãi xuất bằng với tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án . Điều đó thật không phù hợp với thực tế , nhất là đối với dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ cao.
Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ không chú trọng đến quy mô vốn đầu tư nên có thể dẫn đến trường hợp kết luận chưa thỏa đáng khi đánh giá dự án .
2.4. Phương pháp chỉ số sinh lời:
Chỉ số sinh lời cũng là một thước đo khả năng sinh lời của một dự án đầu tư, có tính đến giá trị thời gian của tiền tệ.
Chỉ số sinh lời được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị hiện tại các khoản thu nhập do đầu tư mang lại và giá trị hiện tại của vốn đầu tư.
Trong đó :
- IR: Chỉ số sinh lời của dự án
- CFt : Thu nhập của dự án trong năm thứ t
- ICt : Vốn đầu tư của dự án năm thứ t
- R : Tỷ suất chiết khấu ( thường được dùng là chi phí sử dụng vốn)
Đánh giá :
- Nếu IR>1 Dự án được chấp nhận
- Nếu IR<1Tức NPV < 0 : Dự án bị loại
- Nếu IR=1 Việc chấp nhận hay loại bỏ dự án tùy thuộc vào nhà đầu tư
Phương pháp này cho thấy mối quan hệ giữa các khoản thu nhập do đầu tư đem lại với số vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án . Phương pháp này thường cũng giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng với chi phí sử dụng vốn, điều này tương tự như phương pháp NPV, nó phù hợp hơn phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ.
Tuy vậy phương pháp này cũng giống như phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ ở chỗ : không phản ánh khối lượng lợi nhuận ròng của dự án .
II. Đặc điểm của sản xuất nước giải khát rau câu Seaveg™ :
1. Một số quy định về tiêu chuẩn sản xuất:
Phương pháp lấy mẫu ( Theo TCVN 4067-85)
Phương pháp xác định khối lượng tịnh, các chỉ tiêu cảm quan (TCVN 4068-85)
Phương pháp xác định hàm lượng đường tổng số(TCVN 4074-85)
Chỉ tiêu vệ sinh ( Theo TCVN 5908-1995)
Bảng chỉ tiêu chỉ tiêu chất lượng
sản phẩm thạch nước rau câu Seaveg™
STT
Tên chỉ tiêu
Quy định
Phương pháp thử
1
Vi khuẩn gây bệnh(KL/g)
Không được có
TCVN 4991-89
2
Ecoli(KL/g)
Không được có
TCVN 5155-90
3
Clferingens(KL/g)
Không được có
TCVN 4991-89
4
Tổng số vi khuẩn hiếu khí (KL/g)
Không lớn hơn 5.103
TCVN 5165-90
5
ColiForm( con/g)
Không lớn hơn 102
TCVN 4883-93
6
Nấm mốc sinh độc
Không được có
TCVN 5166-90
7
Tổng số nấm men(KL/g)
Không lớn hơn 102
TCVN 4883-89
8
Chất ngọt tổng hợp
Không có
Theo QĐ 23/TĐC
Nước giải khát rau câu và thị trường tiêu thụ:
Các yếu tố và chủ thể của thị trường nước giải khát rau câu:
- Chất lượng sản phẩm: Điều này có ý nghĩa sống còn đối với nhà sản xuất khi muốn sản phẩm của mình có chỗ đứng trên thị trường nhằm đạt được giá bán cao hơn trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khối lượng sản phẩm được sản xuất : Để dự đoán sản xuất đủ khối lượng cần có những yếu tố hỗ trợ khác như các thông tin tổng hợp từ thị trường, kết hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp đáp ứng và thỏa mãn thị trường tối đa.
- Tính liên tục về chất lượng sản phẩm: Có liên hệ chặt chẽ với hai yếu tố trên nhằm tạo hiệu ứng “dòng chảy” liên tục để thu hút người bán và người vận chuyển.
- Yếu tố cuối cùng là giá cả : Tính ổn định , liên tục của chất lượng sản phẩm sẽ được thể hiện qua giá cả của hàng hóa của người sản xuất đến đâu với chỗ đứng của sản phẩm trên thị trường.
Khi nhà sản xuất đã thỏa mãn được 3 yếu tố đầu tiên mà thị trường đòi hỏi thì chắc chắn sẽ thu được giá trị cao hơn so với giá trị trung bình về khối lượng và chất lượng.
Chương II
Dự án sản xuất và kinh doanh Thạch nước rau câu Seaveg ™.
I.Tóm tắt chính yếu:
- Sản phẩm được doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với thương hiệu là Thạch nước rau câu Seaveg™.
- Địa điểm sản xuất : Nhà xưởng sản xuất của công ty được đặt tại KCN Bình Hàn, phần đất thuê trong khu quy hoạch công nghiệp vừa và nhỏ của thành phố Hải Dương, cách Hà Nội 60 km. Diện tích khoảng 5000 m2.
- Thời điểm hoạt động được bắt đầu từ ngày 1/1/2004. Thời gian hoạt động của dự án là 5 năm.
- Thị trường: Do điều kiện khí hậu Việt Nam nằm trong khu vực nóng ẩm (ở miền Bắc có một mùa nóng khoảng 4- 5 tháng , các tỉnh khu vực phía Nam nóng quanh năm) nên nhu cầu về nước giải khát vào mùa hè là rất lớn. Mặt khác, do được tinh chế từ nguồn nguyên liệu rau câu ở biển nên sản phẩm rất tốt cho sức khỏe và sự kết hợp giữa hoa quả tự nhiên trên đất liền và sản phẩm từ biển vào trong một thành phẩm là thức uống trên sẽ đáp ứng nhiều tầng lớp khách hàng (đặc biệt là trẻ nhỏ) trong việc giải khát và bồi dưỡng cơ thể. Do đó, đây là một mặt hàng rất có tiềm năng phát triển.
- Quản lý: Sản phẩm trên sẽ được công ty sản xuất thực phẩm Hoa Việt Bình (có trụ sở tại Hà Nội), sản xuất và phân phối với hệ thống bán hàng trên toàn quốc.
Nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ của doanh nghiệp được xác định là : sản xuất thạch nước rau câu, thạch nước hoa quả…. đưa ra thị trường những sản phẩm giải khát an toàn vệ sinh, giá cả phù hợp với người tiêu dùng.
- Doanh nghiệp chú trọng tới quản lý chất lượng, mẫu mã, tăng quy mô sản xuất, tăng năng suất để giảm chi phí cho sản phẩm. Sẽ phát triển nhiều mặt hàng chế biến từ thạch rau câu, các loại hoa quả đặc thù của vùng nhiệt đới…tiến tới xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới.
III. Thị trường:
Thực trạng của thị trường thạch nước giải khát hiện nay:
Một vàI năm trước, thạch rau câu và thạch nước giảI khát rau câu là một loại sản phẩm tương đối mới mẻ đối với nhiều người dân. Nhưng một vàI năm gần đây sản phẩm thạch rau câu và thạch nước rau câu được ngày càng nhiều người tiêu dùng biết đến bên cạnh các sản phẩm giảI khát có tên tuổi như: coca-cola, pepsi, vinamilk,… do sản phẩm thơm ngon, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, có khả năng chữa bệnh và bổ xung vi lượng... Hiện tại trên thị trường có một số loại thạch rau câu và thạch nước rau câu có thị phần tương đối lớn, mẫu mã đa dạng, kiểu dáng phong phú, hệ thống bán hàng tốt như : New Choice, ABC, Nghĩa Mỹ, Long HảI,… Nhưng theo số liệu thống kê và dự báo của phòng kinh doanh thì tổng lượng thạch rau câu và thạch nước rau câu năm 2003 là 18500 tấn và năm 2004 là 21500 tấn. Trong khi đó khả năng cung cấp của các cơ sở trong nước và ngoàI nước và nhập khẩu mới chỉ đạt 17824 tấn trong năm 2003 và 18320 tấn trong năm 2004. Từ sự phân tích và đánh giá của phòng kinh doanh thì việc ra đời 1 công ty sản xuất thạch nước giảI khát là hợp lý và đúng thời cơ.
2. Khách hàng và nhu cầu của khách hàng:
- Khách hàng của doanh nghiệp:
Qua số liệu điều tra của phòng kinh doanh- tiếp thị của doanh nghiệp thì chỉ tính riêng trên thị trường Hà Nội có khoảng 20 siêu thị lớn nhỏ, 700 đến 900 cửa hàng kinh doanh tổng hợp các mặt hàng tiêu dùng trong đó có kinh doanh mặt hàng giải khát và phân bố không đều theo từng khu vực. Tập trung lớn nhất là các khu bán buôn tại quận Hoàn Kiếm, các quận khác là Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân… thì có hệ thống bán lẻ rất lớn tập trung nhiều ở các khu đông dân cư, vui chơi giải trí…cũng như vậy với hệ thống phân phối trên khắp các tỉnh thành : Thành phố Vinh, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh… thì mạng lưới phân phối là vô cùng lớn và rất nhiều tiềm năng là khách hàng trong hệ thống phân phối sản phẩm cho doanh nghiệp. Cũng qua khảo sát và nghiên cứu, thì người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm cùng loại được sản xuất thì đối tượng chủ yếu là trẻ em từ 3-10 tuổi có nhu cầu sử dụng sản phẩm cao hơn các nhóm khách hàng khác từ 20 đến 30% do thói quen ăn quà vặt và với khả năng tài chính có hạn(tiền ăn quà của bố, mẹ cho buổi sáng hàng ngày)…
- Nhu cầu của khách hàng:
Thói quen tiêu dùng của khách hàng có nhiều thay đổi do điều kiện kinh tế, khả năng thu nhập, thói quen tiêu dùng hiện đại ( thực phẩm chế biến sẵn, lựa chọn sản phẩm của các hãng sản xuất có uy tín trên thị trường…). Cho nên, họ e ngại và rất khắt khe với những sản phẩm mới có mặt trên thị trường, đặc biệt là những sản phẩm thực phẩm chưa có tên tuổi, không có nguồn gốc xuất xứ…Điều này khiến cho những nhà sản xuất cơ hội chinh phục khách hàng bằng những sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp và đa dạng, có nhiều công dụng(thực phẩm chữa bệnh, bổ xung vi lượng…).
3. Mô tả sản phẩm :
Sản phẩm dự kiến sản xuất của công ty sẽ có những đặc điểm chủ yếu như sau:
Hình dạng bên ngoài : Sản phẩm nước giải khát rau câu được đóng trong các cốc nhựa PE mầu trắng, nắp ni lông với thương hiệu Seaveg™ của cơ sở, với trọng lượng tịnh là 100g/ cốc.
Thời hạn sử dụng: 1 năm kể từ ngày sản xuất.
Công dụng của sản phẩm: Thành phần chính của nước giải khát rau câu là rong biển, một loại thực vật có chứa nhiều I-ốt( Giúp cơ thể bổ xung lượng I- ốt thiếu hụt để đề phòng và