Rủi ro từ hoạt động tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu và quản trị rủi ro tín dụng
tốt hay xấu sẽ quyết định đến sự thành bại trong hoạt động ngân hàng của các TCTD. Một biện
pháp đang được các NHTM áp dụng là chú trọng công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi
ro để hạn chế và bù đắp rủi ro trong hoạt động tín dụng. Hiện nay, hoạt động này đang được các
TCTD thực hiện trong khuôn khổ của các văn bản quy phạm pháp luật
37 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1930 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án thành lập công ty quản lý tài sản Việt Nam – vamc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. 3
PHẦN I: KHUNG PHÁP LÝ – CƠ CHẾ GIÁM SÁT NỢ XẤU TRONG HỆ
THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM ............................................. 4
1. Khung pháp lý ............................................................................................. 4
1.1. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bằng
quyết định 18/2007/QĐ-NHNN) ..................................................................... 4
1.2. Quyết định 780/QĐ-NHNN .................................................................. 4
1.3. Thông tư 02/2013/TT-NHNN (đã hoãn thi hành) .............................. 4
2. Cơ chế giám sát nợ xấu tại các ngân hàng thương mại ........................... 5
PHẦN II: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TRONG HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC
TÍN DỤNG VIỆT NAM HIỆN NAY ..................................................................... 5
1. Nguồn số liệu từ phía Ngân hàng nhà nước .............................................. 6
1.1. Quy mô nợ xấu ...................................................................................... 6
1.2. Cơ cấu nợ xấu ........................................................................................ 9
1.3. Loại và giá trị tài sản đảm bảo ..........................................................12
2. Tỉ lệ nợ xấu theo đánh giá của các tổ chức độc lập ................................12
3. Nguyên nhân hình thành nợ xấu ..............................................................14
3.1. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp ..................................................14
3.2. Nguyên nhân từ cơ chế xử lý nợ xấu .................................................15
4. Kết luận ......................................................................................................15
PHẦN III: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG THÀNH LẬP VAMC .15
1. Các phương thức xử lý nợ xấu hiện hữu ở Việt Nam và mô hình công
ty quản lý tài sản quốc gia(AMCs) ...................................................................15
1.1. Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu về phía các tổ chức tín dụng ............16
1.2. Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu về phía Ngân hàng Nhà nước ..........16
1.3. Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu về phía Bộ Tài chính ........................16
1
NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC
1.4. Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu về phía các doanh nghiệp .................17
1.5. Về sự cần thiết của mô hình công ty quản lý tài sản quốc gia
(AMC)..............................................................................................................17
2. Thực tiễn từ sự hình thành và hoạt động của các AMC ở một số nước
trong khu vực Châu Á- Hàm ý cho Việt Nam ................................................18
2.1. Các loại mô hình công ty quản lý tài sản ..........................................18
2.2. Một số điểm nổi bật của các công ty xử lý nợ ở châu Á ..................20
2.3. Hiệu quả của các công ty quản lý tài sản ..........................................21
2.4. Công ty quản lý tài sản và hành vi rủi ro đạo đức – Trường hợp
Thái Lan ..........................................................................................................22
2.5. Hàm ý cho Việt Nam ...........................................................................23
3. Từ ý tưởng đến thực tế thành lập Công ty quản lý tài sản Việt Nam -
VAMC .................................................................................................................24
PHẦN IV: MÔ TẢ CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC ...25
1. Tổ chức – quản trị - điều hành VAMC ...................................................25
2. Phương thức hoạt động VAMC ...............................................................26
2.1. Nguyên tắc hoạt động .........................................................................26
2.2. Quyền và Nghĩa vụ của VAMC .........................................................26
2.3. Các hoạt động VAMC tham gia ........................................................27
2.4. Hoạt động mua nợ xấu của VAMC ...................................................27
2.5. Hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC ..................................................30
3. Kỳ vọng tích cực về hiệu quả của VAMC đối với việc xử lý nợ xấu ....32
4. Những vấn đề đáng lo ngại .......................................................................33
PHẦN V: KẾT LUẬN ...........................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................36
2
NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐS Bất động sản
Doanh nghiệp Nhà nước
DNNN
Ngân hàng thương mại
NHTM
Ngân hàng Nhà nước
NHNN
Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMCP
Ngân hàng thương mại Nhà nước
NHTMNN
Tổ chức tín dụng
TCTD
Asset Management Company
AMC
Viet Nam Asset Management Company
VAMC
Debt and Asset Trading Corporation
DATC
3
NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC
PHẦN I: KHUNG PHÁP LÝ – CƠ CHẾ GIÁM SÁT NỢ XẤU
TRONG HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM
1. Khung pháp lý
Rủi ro từ hoạt động tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu và quản trị rủi ro tín dụng
tốt hay xấu sẽ quyết định đến sự thành bại trong hoạt động ngân hàng của các TCTD. Một biện
pháp đang được các NHTM áp dụng là chú trọng công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi
ro để hạn chế và bù đắp rủi ro trong hoạt động tín dụng. Hiện nay, hoạt động này đang được các
TCTD thực hiện trong khuôn khổ của các văn bản quy phạm pháp luật sau:
1.1. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bằng quyết định
18/2007/QĐ-NHNN)
Đây là văn bản pháp lí đang được các TCTD tuân thủ trong việc phân loại nợ, trích lập và
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
Trong đó, quan trọng nhất là hướng dẫn về phân loại nợ vào các nhóm tương ứng với mức độ rủi
ro (điều 6); và hướng dẫn sử dụng phương pháp định tính, xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm
nội bộ để phân loại nợ và trích lập dự phòng (điều 7).
1.2. Quyết định 780/QĐ-NHNN
Ngày 23/04/2012, Ngân hàng nhà nước đã ban hành quyết định 780/QĐ-NHNN về việc
phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, theo đó cho phép các TCTD
khi cơ cấu lại nợ cho các khách hàng có triển vọng tốt, có khả năng phục hồi thì không cần thay
đổi nhóm nợ so với trước khi điều chỉnh kỳ hạn - gia hạn.
Nhờ có "chiếc phao" này, nhiều doanh nghiệp đã được cơ cấu lại thời gian trả nợ. Các
khoản nợ được giữ nguyên nhóm, tạm thời chưa bị đưa vào nhóm nợ xấu cao hơn. Điều này đã
giúp giảm áp lực trả nợ, giảm chi phí trả lãi phạt cho doanh nghiệp, kéo theo đó là giảm mức
trích lập dự phòng cũng như là tỉ lệ nợ xấu trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Theo NHNN,
tính đến cuối tháng 4/2013, đã có 284.400 tỷ đồng dư nợ tín dụng đã được cơ cấu lại thời hạn trả
nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết định 780.
1.3. Thông tư 02/2013/TT-NHNN (đã hoãn thi hành)
Ngày 21/01/2013, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02 về “Quy định về phân
loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử
lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
So với những quy định hiện hành về trích lập dự phòng, xử lý rủi ro trong hoạt động của các
TCTD (quyết định 493/2005/QĐ-NHNN), Thông tư 02 có sự thay đổi quan trọng với các qui
định tiếp cận gần với chuẩn mực quốc tế như mở rộng phạm vi “tài sản có” phải phân loại, định
giá tài sản bảo đảm, sử dụng thông tin tín dụng, tiêu chuẩn phân loại nợ, phản ánh đầy đủ hơn
chất lượng tài sản của TCTD. Do đó, kết quả tính toán lại các khoản nợ và tiến hành phân loại nợ
theo thông tư này của các TCTD cho thấy sẽ làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu ở một số ngân hàng
thương mại. Việc thực hiện phân loại lại nhóm nợ theo Thông tư 02 sẽ khiến nhiều khách hàng
vay vốn tụt hạng theo thang điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, và rơi vào nhóm nợ xấu hơn.
4
NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC
Tuy nhiên, chỉ 4 ngày trước khi thông tư này có hiệu lực, NHNN đã ban hành thông tư điều
chỉnh 12/2013/TT-NHNN, theo đó lùi thời điểm có hiệu lực của Thông tư 02 thêm một năm.
2. Cơ chế giám sát nợ xấu tại các ngân hàng thương mại
Công tác quản lý nợ và khai thác tài sản luôn được các NHTM dành sự quan tâm đặc biệt.
Mỗi NHTM đều có chính sách, hệ thống và quy trình quản lý rủi ro. Tuy nhiên với tốc độ tăng
trưởng về quy mô cũng như dư nợ tín dụng ngày càng tăng, việc xử lý nợ đòi hỏi phải có bộ máy
chuyên nghiệp hơn, với tính chất hoạt động như một doanh nghiệp nhằm hỗ trợ ngân hàng cả về
công tác quản lý nợ và khai thác tài sản. Nhiều NHTM đã thành lập các Công ty Quản lí Tài sản
(Asset Management Company – AMC) để tận thu nợ tồn đọng, hạn chế tối đa tổn thất tài sản,
làm lành mạnh hoá tình hình tài chính.
Theo thống kê của PG Bank, hiện nay có 27 AMC trực thuộc NHTM. Bên cạnh đó, có một
số NHTM đã được NHNN chấp thuận thành lập AMC nhưng chưa chính thức đi vào hoạt động
(Habubank, VietABank, Vietbank, Seabank). Các AMC trực thuộc NHTM hoạt động theo mô
hình công ty TNHH một thành viên. Phần lớn các AMC có vốn điều lệ vào khoảng 50-100 tỷ
đồng. Có thể kể đến một số các AMC hiện đang hoạt động như: Công ty TNHH một thành viên
Quản lý nợ và Khai thác tài sản (VietinBank AMC), Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản
Ngân hàng Á Châu (ACBA), Sacombank AMC ( SBA), MBAMC Ngân hàng Quân đội ... Các
công ty này đều tập trung thực hiện một số nghiệp vụ chính sau:
Định giá tài sản
Tiếp nhận và xử lý nợ, tài sản
Mua bán nợ
Bán đấu giá tài sản
Cho thuê tài sản : gồm có cho thuê kho bãi và cho thuê xe ô tô.
Quản lý và khai thác tài sản, quản lý kho hàng, tài sản bảo đảm.
PHẦN II: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TRONG HỆ THỐNG CÁC TỔ
CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM HIỆN NAY
Nợ xấu là một trong những vấn đề được dư luận và cả nền kinh tế quan tâm nhất hiện nay.
Trên các phương tiện thông tin truyền thông, chủ đề về nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng xuất
hiện dày đặc. Và cả trong các phát biểu của các quan chức và tại Quốc hội, nợ xấu cũng thường
xuyên được nhắc đến trong suốt một thời gian dài.
Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu trở nên hết sức khó khăn bởi ngay cả số liệu về nợ xấu cho
đến nay vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Thực tế, nợ xấu ngân hànglà một biến số nhạy cảm,
gắn chặt với tình hình kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh và diễn biến của thị trường. Nó thay
đổi hàng giờ và phụ thuộc đáng kể vào góc nhìn của người báo cáo hay đánh giá, loại ra yếu tố
chủ quan tiêu cực. Do đó, để có được nhận xét tương đối chính xác và khách quan, nhóm sẽ dựa
5
NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC
trên hai nguồn số liệu chủ yếu sau: nguồn số liệu chính thức công bố từ phía NHNN và những
đánh giá của các tổ chức độc lập.
Dựa trên việc tổng hợp nhiều ý kiến tranh luận khác nhau, nhóm sẽ đưa ra đánh giá về tình hình
nợ xấu trong hệ thống ngân hàng hiện tại.
1. Nguồn số liệu từ phía Ngân hàng nhà nước
Thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng sẽ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về quy mô,
cơ cấu nợ xấu và tài sản đảm bảo cho các khoản nợ.
1.1. Quy mô nợ xấu
Đây là chỉ tiêu nhận được nhiều đánh giá khác nhau. Ngay cả trong nội bộ ngành ngân
hàng, các số liệu báo cáo mà các TCTD cung cấp cho NHNN cũng có khác biệt đáng kể so với
kết quả giám sát của cơ quan thanh tra của NHNN.
Cụ thể, theo báo cáo của các TCTD vào cuối năm 2012, nợ xấu khoảng 135.000 tỷ đồng,
tương đương 4,86% tổng dư nợ. Còn theo kết quả giám sát của NHNN, nợ xấu của hệ thống các
TCTD đến cuối năm 2012 là 7,8% tổng dư nợ. Trong khi nợ xấu bình quân toàn hệ thống khá
cao, thì báo cáo tài chính của từng TCTD lại khá thấp. Cụ thể, đến cuối năm 2012, BIDV có tỷ lệ
nợ xấu 2,7% trên tổng dư nợ, tương tự Vietcombank là 2,26%, Vietinbank là 1,46%, Sacombank
1,89%, Eximbank 1,2% và Ngân hàng Quân đội là 1,85%. Duy có 2 trường hợp, dù không nằm
trong nhóm 9 ngân hàng thuộc diện tái cơ cấu nhưng nợ xấu cao là Agribank 5,8%, và SHB đang
dẫn đầu 8,53%. SHB lý giải nợ xấu tăng mạnh chủ yếu do phải lo gánh khoản nợ nần lớn từ
Habubank từ khi sáp nhập.
Giải thích cho sự khác biệt trong số liệu thống kê của các TCTD và cơ quan thanh tra, có thể
xem xét đến các nguyên nhân sau:
i) Cách thức phân loại nợ.
Theo quy định hiện hành về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
trong hoạt động ngân hàng của TCTD, “nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
Thông thường ở các nước đang phát triển, nếu nợ xấu của các ngân hàng được phân loại theo các
chỉ tiêu định lượng và định tính phù hợp với thông lệ quốc tế, thì tỷ lệ này dưới 5% cũng là bình
thường. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn có sự khác nhau về năng lực quản trị rủi ro và việc xếp hạng
tín dụng nội bộ. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM Việt Nam hiện nay đều xây
dựng các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng (bộ chỉ tiêu, trọng số của từng chỉ tiêu) theo quan
điểm chủ quan thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mô hình kinh tế lượng. Kết
quả xếp hạng tín dụng nội bộ chưa là cơ sở xây dựng các thước đo lượng hóa rủi ro, hỗ trợ tính
toán chuẩn xác tổn thất dự tính và yêu cầu vốn tối thiểu bù đắp rủi ro. Điều này dẫn đến hạn chế
trong quản trị rủi ro danh mục, định giá tín dụng và xác định khẩu vị rủi ro… của từng ngân
hàng.
Hiện nay, quản trị rủi ro tín dụng tại mỗi ngân hàng thường theo những khẩu vị rủi ro riêng.
Vấn đề này đã dẫn đến một số bất cập trong việc so sánh, đánh giá cùng một đối tượng khách
hàng nhưng lại có kết quả khác nhau, nhiều khi xung đột (cùng 1 khách hàng, có ngân hàng phân
6
NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC
loại vào nhóm nợ cao, có ngân hàng lại phân loại vào nhóm nợ thấp). Mặt khác, việc triển khai
xếp hạng khách hàng đòi hỏi đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm thực tiễn cũng như am hiểu
sâu sắc mô hình xếp hạng tín dụng, trong khi thị trường nhân lực hiện tại của Việt Nam còn rất
thiếu.
ii) Thông tin về khách hàng vừa thiếu, vừa không chuẩn xác. Điều này gây không ít khó
khăn cho ngân hàng trong việc thiết lập quan hệ tín dụng.
Ở Việt Nam, trên 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, không ít doanh nghiệp có báo cáo tài
chính không chuẩn xác, lại không qua kiểm toán. Ngay cả đối với các doanh nghiệp lớn được
kiểm toán thì sự chậm trễ trong công bố báo cáo tài chính cũng như chất lượng kiểm toán chưa
cao cũng gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng. Vì thế, việc dựa vào một số thông tin đầu vào
để cấp tín dụng, đã dẫn đến một số khoản vay vừa ra khỏi ngân hàng đã khó có khả năng thu hồi.
Đặc biệt, khi ngân hàng và doanh nghiệp lại có mối quan hệ “mật thiết”, phụ thuộc lẫn nhau (sở
hữu chéo) thì nguồn lực dễ bị phân bổ sai lệch, bất hợp lý, cho vay bất chấp các quy định về an
toàn vốn, nợ xấu tất yếu sẽ tăng lên.
iii) Hoạt động thâu tóm, mua bán, sáp nhập, các công ty sân sau, sở hữu chéo trong
ngân hàng... đã tạo ra những vòng luẩn quẩn của dòng tiền.
Đây cũng là những hoạt động tiềm ẩn nhiều nợ xấu nhưng rất khó chỉ ra để xử lý, khi tính minh
bạch và giải trình còn hạn chế. Hậu quả là nợ xấu sẽ ngày một phình to và càng khó xác định,
DN sản xuất kinh doanh càng khó tiếp cận được vốn.
iv) Nợ xấu còn có nguyên nhân từ đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng và
khách hàng.
Kinh doanh ngân hàng dựa trên sự tin cậy và mức độ tín nhiệm thì đạo đức kinh doanh
không chỉ cần thiết mà còn mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà một số cán
bộ ngân hàng đã cấu kết với khách hàng để che giấu sự thật, gian lận, cố ý làm trái quy định của
NHNN. Mặc dù chưa có số liệu công bố nhưng chính cơ quan thanh tra của NHNN cũng thừa
nhận là có một bộ phận không nhỏ các TCTD đã cố ý trong việc vi phạm phân loại nợ và trích
lập dự phòng theo quy định, không ghi nhận đầy đủ nợ xấu theo quy định để giảm chi phí dự
phòng, cho báo cáo tài chính tốt hơn.
Để đảm bảo tính khách quan và chính xác cho phân tích, nhóm quyết định xem số liệu báo
cáo của cơ quan thanh tra NHNN là nguồn số liệu chính thức để đánh giá thực trạng nợ xấu trong
hệ thống ngân hàng. Như vậy, trong giai đoạn 2008 – 2012, nợ xấu có sự gia tăng khá nhanh về
quy mô.
7
NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC
Tốc độ gia tăng nợ xấu
80%
74% 64% 66%
60%
41%
40%
20% 27%
0%
2008 2009 2010 2011 2012
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Tốc độ tăng nợ xấu chậm lại trong năm 2012 có thể được giải thích phần nào nhờ vào
quyết định 780/QĐ-NHNN cho phép các TCTD giữ nguyên nhóm nợ của các khoản nợ đã được
điều chỉnh kỳ hạn, gia hạn nếu như hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều
hướng tích cực. Thống đốc NHNN cũng thừa nhận việc áp dụng Quyết định 780 đã giúp các
doanh nghiệp và hệ thống tổ chức tín dụng cơ cấu lại khoản nợ tới 284,4 nghìn tỷ đồng ( tính đến
tháng 4/2013), mà đáng lẽ, theo chuẩn mực phân loại nợ hiện tại, phần lớn khối nợ này sẽ phải
chuyển thành nợ xấu.
Xét về tỉ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ, đến hết tháng 4 năm 2013, nợ xấu chiếm 4,67% trong
tổng dư nợ 3.159.403 tỷ đồng của toàn hệ thống (tức khoảng 147.544 tỷ đồng), có sự sụt giảm
đáng kể từ mức 7,8% vào cuối năm 2012.
Tỉ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ ngành ngân hàng
8.82%
7.8%
6%
4.67%
3.5% 3.2%
2.0% 2.2% 2.5%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
8
NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC
1.2. Cơ cấu nợ xấu
Cơ cấu nợ xấu cũng là một vấn đề đáng quan tâm; nó cho thấy nợ xấu đang nằm ở
đâu trong nền kinh tế, từ đó cho phép phân tích khả năng giải quyết các khoản nợ này căn cứ
theo tình hình kinh tế hiện tại. Dựa trên số liệu cuối năm 2012, nhóm đưa ra bức tranh sơ bộ về
cơ cấu nợ xấu trong hệ thống ngân hàng như sau:
(i) Xét theo từng khối ngân hàng: nợ xấu tập trung chủ yếu ở khối NHTMNN với 40%, và
khối NHTMCP với 41%. Khối ngân hàng nước ngoài ( gồm các ngân hàng 100% vốn nước
ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ) chỉ chiếm hơn 4%
tổng nợ xấu toàn hệ thống. Con số này ở khối các TCTD còn lại (chủ yếu là các công ty tài
chính, công ty cho thuê tài chính) là 15%.
Tỷ lệ nợ xấu theo từng khối TCTD
15%
4% NHTMNN
40%
NHTMCP
NH nước ngoài
41% Các TCTD khác
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Xét tỉ lệ nợ xấu so dư nợ cấp tín dụng của từng khối, số liệu cho bốn khối này lần lượt là: 3,3%,
4,7%, 2,5% và 8,8%.
9
NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC
Tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ tín dụng từng khối
8.8%
4.7%
3.3%
2.5%
NHTMNN NHTMCP NH nước Các TCTD
ngoài khác
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
(ii) Phân nợ xấu theo mức độ “xấu” - tức nhóm nợ: nợ dưới chuẩn (nhóm 3) chiếm 22%, nợ
nghi ngờ (nhóm 4) 29%, còn lại là nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) chiếm 49% tổng nợ xấu.
Chi tiết hơn, nợ nhóm 5 tập trung chủ yếu vào khối NHTMNN với 42%, và khối NHTMCP,
32%. Ngoài ra, nợ cần chú ý (n