Dự án “xây dựng xưởng sản xuất, nhà chế biên và tiêu thụ nấm mộc nhĩ theo quy mô trang trại” tại phường Xuân Lập, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

Nấm là một sinh vật đặc biệt, không phải thực vật và cũng không phải động vật. Nhiều loài nấm lớn ăn ngon và là thực phẩm quí, đồng thời phòng ngừa và điều trị một số bệnh. Ngoài ra, nuôi trồng nấm còn là biện pháp nông sinh học, góp phần giải quyết vấn đề môi trường do phế liệu, phế thải gây ra. Hiện nay, mô hình trồng nấm đã được áp dụng ở nhiều địa phương trên khắp cả nước, và thực tế đã cho thấy hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, phổ biến nhất hiện nay là mô hình trồng nấm Mộc Nhĩ. Nghiên cứu cho thấy nước ta có đầy đủ thế mạnh để phát triển quy mô nuôi trông và sản xuất nấm Mộc Nhĩ trên mùn cưa như:

docx48 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5830 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án “xây dựng xưởng sản xuất, nhà chế biên và tiêu thụ nấm mộc nhĩ theo quy mô trang trại” tại phường Xuân Lập, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Nguyễn Thị Hòa Sự cần thiết của dự án Lựa chọn địa điểm Hình thức đầu tư Tác động của dự án, kết luận Lê Phương Nhi Mục tiêu dự án Kỹ thuật nuôi trồng Phương án hoạt động Đỗ Thị Thơ Xây dựng cơ bản, đầu tư Phân tích tài chính Phương án hoạt động Trần Lý Hùng Phân tích thị trường Xây dựng cơ bản Phân tích tài chính BẢNG PHÂN CÔNG THUYẾT TRÌNH Nguyễn Thị Hòa Sự cần thiết của dự án Trần Lý Hùng Phân tích thị trường Lê Phương Nhi Mục tiêu, nội dung và phương án triển khai Lê Phương Nhi Địa điểm, quy mô, hình thức đầu tư Đỗ Thị Thơ Xây dựng cơ bản và đầu tư Trần Lý Hùng Phương án hoạt động Lê Phương Nhi Quy trình, kỹ thuật nuôi trồng nấm Đỗ Thị Thơ Phân tích tài chính Nguyễn Thị Hòa Tác động của dự án đến môi trường tự nhiên và xã hội Nguyễn Thị Hòa Kết luận và kiến nghị NỘI DUNG DỰ ÁN SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LỢI ÍCH DỰ ÁN MANG LẠI PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG THỊ TRƯỜNG NGOÀI NƯỚC THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN MỤC TIÊU NỘI DUNG DỰ ÁN PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ VÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ QUY MÔ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ ĐẦU TƯ PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG MÁY MÓC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ SỬ DỤNG TRONG NUÔI TRỒNG, SẢN XUẤT NẤM CHI PHÍ ĐẦU TƯ BAN ĐẦU NHÂN CÔNG: PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG KĨ THUẬT NUÔI TRỒNG NẤM MỘC NHĨ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Sự cần thiết phải đầu tư Điều kiện phát triển Nấm là một sinh vật đặc biệt, không phải thực vật và cũng không phải động vật. Nhiều loài nấm lớn ăn ngon và là thực phẩm quí, đồng thời phòng ngừa và điều trị một số bệnh. Ngoài ra, nuôi trồng nấm còn là biện pháp nông sinh học, góp phần giải quyết vấn đề môi trường do phế liệu, phế thải gây ra. Hiện nay, mô hình trồng nấm đã được áp dụng ở nhiều địa phương trên khắp cả nước, và thực tế đã cho thấy hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, phổ biến nhất hiện nay là mô hình trồng nấm Mộc Nhĩ. Nghiên cứu cho thấy nước ta có đầy đủ thế mạnh để phát triển quy mô nuôi trông và sản xuất nấm Mộc Nhĩ trên mùn cưa như: Điều kiện tự nhiên Nước ta là một nước nhiệt đới, nhiệt độ quanh năm trung bình khoảng 260 C với độ ẩm khá cao khoảng 80%. Đây là điều kiện lí tưởng cho nuôi trồng Nấm Mộc Nhĩ Hiện nay, mô hình trồng nấm Mộc Nhĩ được phát triển mạnh ở các tỉnh như: Vĩnh Phúc, Hà Giang, Quảng Trị, Đồng Nai, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Thế mạnh về nguyên liệu Thực tế là nước ta có nguồn nguyên liệu trồng nấm rất sẵn như: rơm rạ, mùn cưa, thân cây gỗ, thân lõi ngô, bông phế loại của các nhà máy dệt, bã mía của các nhà máy đường… Ước tính cả nước có trên 40 triệu tấn nguyên liệu và nếu chỉ cần sử dụng khoảng 10-15% lượng nguyên liệu này để nuôi trồng nấm đã có thể tạo ra trên 1 triệu tấn nấm/năm và hàng trăm ngàn tấn phân hữu cơ. Thế nhưng ở Việt Nam, phần lớn rơm rạ sau khi thu hoạch lúa đều bị đốt bỏ ngoài đồng ruộng hoặc ném xuống kênh, rạch, sông ngòi... Vì thế, phát triển nghề sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu còn có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường. Ngoài ra chúng ta có nguồn gen giống nấm tương đối hoàn chỉnh và tương đối đa đạng đặc biệt là những loại nấm thị trường thế giới hiện nay đang ưa chuộng. Do đó chúng ta không phải phụ thuộc vào bên ngoài quá nhiều. 3. Thế mạnh về lao động Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tính đến năm 2010 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tại khu vực nông thôn là 36.286.300 người (chiếm 72% trên tổng số lực lượng này). Nguồn lao động dồi dào, lao động nông thôn sẵn, giá thuê lao động rẻ là thế mạnh lớn nhất của nước ta. Lợi thế về chính sách phát triển Bộ NN-PTNT đã đề ra mục tiêu đến năm 2015 sẽ đạt sản lượng nấm 400 ngàn tấn, trong đó 300 ngàn tấn để tiêu thụ trong nước và 100 ngàn tấn xuất khẩu, tổng giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 12 ngàn tỷ đồng/năm, giá trị xuất khẩu đạt 150-200 triệu USD. Đến năm 2020, sản lượng nấm sẽ được nâng lên tới 1 triệu tấn (50% tiêu thụ trong nước, 50% xuất khẩu), ngành nấm giải quyết việc làm cho khoảng 1 triệu lao động, giá trị xuất khẩu đạt 450-500 triệu USD/năm. Để hoàn thành được mục tiêu trên, Bộ đã chủ động đầu tư cho nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nuôi trông và sản xuất nấm. Hiện tại Bộ NN-PTNT đang soạn thảo đề án phát triển nấm đến năm 2020, trong đó, Bộ sẽ có các chính sách khuyến khích phát triển ngành này như tăng cường nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật; kêu gọi hợp tác đầu tư, trao đổi nguồn giống và công nghệ chế biến; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị sản xuất; hỗ trợ giống nấm cho các cơ sở sản xuất... Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật-Viện Di truyền nông nghiệp đề xuất các cơ quan hữu quan cần có chiến lược tuyên truyền sâu rộng về nghề trồng nấm với phương châm: “nhiều người biết trồng nấm, người người biết ăn nấm” nhằm nâng cao chất lượng khẩu phần ăn của người Việt Nam. Về thuế: UBND tỉnh đã quyết định miễn thuế thu nhập đối với các trang trại, HTX sản xuất nấm tươi, nấm sấy khô. Đối với doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ nấm được miễn thuế thu nhập trong 3 năm đầu.Vì thế, đây cũng là lợi thế cho Doanh nghiệp ta tiếp tục phát triển nghề trồng nấm lâu dài về sau. Thế mạnh về vốn và công nghệ Qua quá trình nghiên cứu, nhiều viện, trường, trung tâm đã chọn, tạo được một số giống nấm ăn, nấm dược liệu có khả năng thích ứng với môi trường Việt Nam, cho năng suất khá cao. Đồng thời các tiến bộ kỹ thuật về nuôi trồng, chăm sóc, bảo quản và chế biến nấm ngày càng được hoàn thiện. Trình độ và kinh nghiệm của người nông dân cũng không ngừng được nâng lên nên năng suất trung bình của các loài nấm đang nuôi trồng ở nước ta đã cao gấp 1,5-3 lần so với 10 năm về trước. Hơn nữa, vốn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản xuất khác không lớn, vì đầu vào chủ yếu là rơm rạ và công lao động (chiếm khoảng 70-80% giá thành một đơn vị sản phẩm). Lợi ích mà dự án mang lại: Thị trường Nấm mộc nhĩ thường được tiêu thụ ở dạng khô có giá từ 25-90 nghìn đ/kg. Như thế, nếu cải thiện được công tác chế biến và hạ giá thành sản phẩm, dự kiến thị trường cả nước có thể tiêu thụ được vài chục ngàn tấn mỗi năm. Đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nấm. Doanh thu và lợi nhuận: về nấm mộc nhĩ mỗi năm ước tính đạt khoảng 100 triệu USD, tương đương với trên 1.000 tỉ đồng. Nhu cầu về các loại nấm này trên thị trường thế giới ước lên tới hàng triệu tấn mỗi năm, giá bán từ 800-2.200 USD/tấn. Thị trường tiêu thụ nấm ăn lớn nhất hiện nay là Mỹ, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc và các nước châu Âu. Giá nấm mộc nhĩ tươi trung bình khoảng 600-1.000 USD/tấn, nấm mộc nhĩ khô có giá khoảng 1.000-1.200 USD/tấn. Hiệu quả kinh tế: Việc triển khai dự án này đã tiếp thêm sức mạnh, mở ra cơ hội hình thành nghề trồng nấm góp phần tăng thu nhập cho nông dân ở Đồng Nai, vốn có nghề trồng nấm rơm từ các phụ phẩm trong nông nghiệp.  Hiệu quả xã hội: Trại trồng nấm giải quyết việc làm cho hơn 250 lao động địa phương, tạo công ăn việc làm và giảm tình trạng thất nghiệp lớn nhờ đó người dân có thu nhập và cải thiện được cuộc sống, nuôi trồng nấm mộc nhĩ trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực có giá trị và hiệu quả kinh tế cao trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, nhờ tận dụng được nguồn phân bón vi sinh từ nấm mà góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cung cấp được lượng phân bón tốt cho cây trồng. Ngân sách: Thu nhập hàng năm từ việc trồng nấm đã tạo một nguồn lớn ngân sách cho việc đầu tư các ngành khác góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao Ngành sản xuất nấm ăn đem lại nhiều lợi ích thiết thực (tận dụng các phế liệu trong nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp; thêm nghề phụ cho 60% thời lượng nông nhàn trong nông nghiệp; cung cấp nguồn thực phẩm sạch, góp phần bảo vệ môi trường; tăng lượng phân hữu cơ sạch cho đồng ruộng; tăng mặt hàng xuất khẩu), nên các kết quả nghiên cứu của Trung tâm công nghệ sinh học thực vật về nấm đã được nhiều địa phương áp dụng . PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG Thị trường ngoài nước Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới hàng năm. Việc nghiên cứu và nuôi trồng nấm trên thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đã trở thành một nghành công nghiệp thực phẩm thực thụ.sản lương nấm năm 2010 đạt 60 triệu tấn nấm tươi, trong đó nấm Mộc Nhĩ chiếm 40%. Ở Châu Âu và Băc Mỹ nuôi trồng nấm đã trở thàh một nghành công nghiệp lớn được cơ giới hóa tòa bộ nên năng suất và sản lượng rất cao. Trong đó nấm Mộc Nhĩ chiếm tỉ trọng lớn.. Nhiếu nước Châu á, trồng nấm còn mang tính thủ công, năng suất không cao, nhưng sản xuất gia đình và trang trại với số đông nên sản lượng rất lớn chiếm 70% sản lượng nấm trên toàn thế giới. Các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đã áp dụng kĩ thuật tiên tiến và công nghiệp hóa nên sản lượng nấm tăng trưởng hàng trăm lần lần trong vòng 10 năm trở lại đây. Ở Trung Quốc, từ những năm 60 đã bắt đầu trồng nấm có áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến nên sản lượng tăng rất nhanh, năm 2010 sản lượng nấm đạt 20,2 triệu tấn, trong đó nấm Mộc Nhĩ là 8 triệu tấn. Nhìn chung nghề trồng nấm phát triển mạnh và rộng khắp nhất trong vòng 22 năm gần đây. Tuy nhiên, sản lượng nấm trên thế giới chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu to lớn của thị trường, nhu cầu tiêu dùng nấm của các nước trên thế giới cần hơn 20 triệu tấn nấm/năm, với tốc độ tăng 4.5-6%. Sản xuất nấm đem lại nguồn thực phẩm, tạo việc làm tại chỗ, vệ sinh môi trường đồng ruộng, hạn chế việc đốt rơm rạ, đốt phá rừng tạo ra nguồn phân bón hữu cơ cho tái tạo đất… Thị trường trong nước Tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm dược liệu của Việt Nam năm 2010 đạt 250.000 tấn. kim nghạch xuất khẩu đạt 60 triệu USD/năm, hàng năm tăng 5-7%. Trong đó, sản lượng nấm Mộc Nhĩ vào khoảng 112.500 triệu tấn chiếm 45% tổng sản lượng. Hiện nay, sản xuất nấm chỉ tập trung ở một số vùng như ĐB Sông Hồng, Quảng Trị, Đồng Nai và một số tỉnh Miền Tây. Tuy nhiên, theo Bộ NN-PTNT sản lương nấm Mộc Nhĩ chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Như vậy, nhìn chung tiềm năng thị trường nấm trong và ngoài nước là rất lớn, đặc biệt là thị trường nấm Mộc Nhĩ. Tỉ trọng nấm Mộc Nhĩ chiếm gần 60% trong nhu cầu tiêu dùng nấm. Trên thế giới, cần khoảng 12 triệu tấn, trong khi giao dịch nhập khẩu giữa các nước chỉ khoảng 1.6 triệu tấn. nhu cầu trong nước chỉ mới được đáp ứng 20%. Sản lượng nấm xuất khẩu của nước ta cũng chỉ mới đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu tiêu thụ. Từ đó, có thể thấy thị phần của dự án là rất dồi dào. Lựa chọn thị trường mục tiêu Trong nước: cung cấp nấm Mộc Nhĩ cho thị trường TP HCM, và các vùng lân cận, công ty thế giới dinh dưỡng Nultiwold, các công ty dược Xuất khẩu sang thị trường Đức C. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN 1. Mục tiêu DA: 1.1. Mục tiêu chung Xây dựng sản xuất nấm ăn mộc nhĩ, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động tại chỗ và tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường NK nấm; khu công nghiệp, thị trường tại tp HCM, Cần Thơ và các tỉnh lân cận . 1.2. Mục tiêu cụ thể - Hình thành một xưởng sản xuất nấm mộc nhĩ theo quy mô trang trại tập trung, là nơi sản xuất và tập trung khối lượng hàng lớn xuất khẩu, phục vụ cho tp HCM, Cần Thơ và các tỉnh lân cận. - Giải quyết việc làm cho lao đông tại địa phương. 2. Nội dung DA: 2.1. Xây dựng xưởng nuôi trồng và chế biến nấm tại phường Xuân Lập, thị xã Long Khánh- Đồng Nai. * Ghi chú: xem ở sơ đồ mặt bằng và nhà làm việc, lán trại 2.2. Mua sắm, lắp đặt trang thiết bị sản xuất nấm theo quy mô trang trại gồm: - Nồi hấp bịch nấm Autoclave công suất 600-800 bịch mẻ - Vật tư và các thiết bị phục vụ cho việc sản xuất nấm. - Hệ thống thông gió và phun tưới 2.3. Đào tạo công nhân tiếp nhận công nghệ nuôi trồng, tiêu thụ sản phẩm: - Đào tạo một cán bộ có đủ năng lực tiếp nhận công nghệ nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nấm, có khả năng tổ chức thực hiện và điều hành kế hoạch sản xuất, nuôi trồng và tự hạch toán sau khi kết thúc DA. 2.4. Tổ chức triển khai, sản xuất chế biên và tiêu thụ nấm: Xây dựng xưởng nuôi trồng nấm với diện tích 4500m2 xưởng, nhằm: - Hoàn thiện các quy trình công nghệ nuôi trồng nấm trên từng loại giá thể sẵn có và phù hợp với địa phương. - Sản xuất và đưa ra tiêu thụ ngoài thị trường một lượng lớn nấm mộc nhĩ thương phẩm. - Mở rộng nuôi trồng các loại nấm khác (nếu có thể) để đạt được số lượng thương phẩm/năm lớn hơn. 3. Giải pháp để thực hiện DA: 3.1 Đào tạo CB kĩ thuật nòng cốt: - Trong sản xuất nấm quy mô lớn phải có các CB kĩ thuật nòng cốt làm tổ trưởng hoặc phụ trách các công đoạn sản xuất như: hấp khử trùng, cấy giống nấm, chăm sóc, thu hái, chế biến sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm. 3.2. Đào tạo công nhân lành nghề tại chỗ: - Nhóm sản xuất nấm: gồm công nhân xử lí nguyên liệu từ khâu phối trộn nguyên liệu, đóng túi nấm, hấp khử trùng, cấy giống nấm đến khâu đưa vào nhà nuôi sợi. (làm trên máy móc thì số lượng nhân công sẽ giảm đi phần nào). - Chăm sóc, thu hái, chế biến nấm. - Nhóm công nhân xử lí các bã nấm thành phân hữu cơ. - Các nhóm sản xuất ít hay nhiều người tùy thuộc từng công đoạn sản xuất. Các nhóm sản xuất có nhiệm vụ tiếp thu công nghệ sản xuất, chế biến nấm. Trong DA trang trại sản xuất nấm tập trung là nơi sản xuất các bịch nấm đã được nuôi sợi nấm chỉ cần đưa ra chăm sóc để thu hái sản phẩm. 3.3. Giải pháp về kế hoạch tổ chức sản xuất: - Sản xuât và chế biến nấm ăn- nấm dược liệu . - Sản xuất, chế biến nấm tại xưởng. - Chủng loại: nấm mộc nhĩ trên mùn cưa. - Các loại sản phẩm nấm được chế biến thành các các sản phẩm nấm sấy khô để tiêu thụ. 3.4. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm: - Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ nấm ngày càng tăng. Với nấm tươi, nấm khô, thị trường trong nước và xuất khẩu hàng năm tiêu thụ ngàn tấn sản phẩm. - Tiêu thụ bịch nấm: Phần lớn bịch được nuôi trồng, thu hái tại chỗ. - Sản phẩm của trang trại: Bịch mộc nhĩ Nấm: mộc nhĩ - Tiêu thụ sản phẩm phụ: sản phẩm phụ phân hữu cơ của xưởng mỗi năm dự tính là 80% khối lượng mùn cưa khô được đưa vào sản xuất hàng năm. - Việc tiêu thụ sản phẩm nấm mộc nhĩ có các PA sau: Hiện nay, thị trường nội địa và xuất khẩu không hạn chế, có thể xuất khẩu hàng ngàn tấn. Nhu cầu nội tiêu hàng trăm ngàn tấn, giá thấp nhất bán ra là 80.000đ/kg mộc nhĩ khô (nấm thu hoạch 3 lứa đầu) với số lượng không hạn chế. 3.5.Giải pháp về nguồn vốn: Vốn tự có và vốn vay với tỉ lệ 6:4 3.6. Giải pháp về quy trình công nghệ: Áp dụng quy trình công nghệ nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu được chuyển giao từ Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện di truyền Nông nghiệp) - Bộ nông nghiệp và PTNT và Công ty sinh học Công Thành-tỉnh Đồng Nai. 4. Đánh giá môi trường: - Công nghệ nuôi trồng sử dụng nguyên liệu là phế phụ phẩm của các ngành nông lâm nghiệp - Không sử dụng hóa chất. - Phế thải sau khi nuôi trồng nấm được dùng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ hỗn hợp. 5. Tiến độ thực hiện: Stt Nội dung Thời gian (ngày) 1 Điều tra, khảo sát-xây dựng DA 12 2 Bảo vệ hoàn thiện DA 12 3 Đào tạo chuyên gia kĩ thuật 90 4 Xây dựng nhà xưởng, hạn tầng xưởng 30-40 5 Hoàn thiện các điều kiện cho việc nuôi trống nấm 5 6 Mua sắm thiết bị, lắp đặt thiết bị 60 7 Tập huấn sản xuất cho các công nhân và tổ chức sản xuất 5 8 Đánh giá, nghiệm thu kết quả DA 2 Sản phẩm của DA: a) Sản phảm cụ thể của DA - Nấm mộc nhĩ - Sản phẩm phụ phân hữu cơ. 7. Phương án phát triển sau khi kết thúc DA - Đây là một DA mang tính xã hội sâu sắc, tạo công ăn việc làm cho các đối tượng trong xã hội, từ những nguồn phế thải nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp tạo ra những sản phẩm có gía trị hàng hóa cao phục vụ nhu cầu chung cho con người. Chính vì vậy, việc đầu tư xây dựng một xưởng sản xuất, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm là mộc nhĩ có gía trị lớn về mặt xã hội. Tạo cơ sở tiền đề về nhà xưởng, vật chất, trang thiết bị, hạ tầng cơ sở việc thực hiện DA mở ra một xưởng hạch toán kinh doanh sản xuất, chế biến nấm là cầu nối giữa người sản xuất và nhà doanh nghiệp để người dân yên tâm sản xuất, tạo việc làm cho các nông dân ở địa phương. - Sau khi kết thúc DA xưởng sán xuất nấm là một xưởng sản xuất, đầu mối thu mua nấm do DN sản xuất ra: chế biến, tiêu thụ trên thị trường. Là mô hình cho các địa phương học tập. *Xử lí bã thải nấm thành phân hữu cơ hốn hợp. Nguyên liệu bã nấm để làm phân hữu cơ hỗn hợp được coi là một thành phần chính chủ yếu để xử lí thành phân hữu cơ hỗn hợp sau khi chế biến xong có giá trị 400.000 – 500.000đ/tấn. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ VÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ Vị trí địa lí: Đồng Nai phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, Đông Bắc giáp với Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Phía Nam giáp Bà Rịa -Vũng Tàu. Phái Tây giáp với thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm kinh tế trọng điểm của phía Nam là vùng kinh tế phát triển năng động nhất Việt Nam. a. Lý do chọn địa điểm : - Đồng Nai nằm trong vùng nhiệt đới có gió mùa,khí hậu ôn hòa, ít bão lũ và thiên tai. Nhiệt độ bình quân hằng năm từ 18- 200C. Gồm 2 mùa mưa nắng. Có độ ẩm trung bình là 82- 88%. Đây là điều kiện lí tưởng cho nuôi trồng Nấm Mộc Nhĩ. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến thang 4 năm sau. - Gần ĐB sông Cửu Long, là vùng có nguồn nguyên liệu dồi dào cần thiết cho trồng nấm - Gần với thị trường mục tiêu là TP HCM, Cần Thơ và các tỉnh lân cận. => Chọn xã Xuân Lập, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai thực hiện DA. Quy mô dự án: Diện tích xây dựng: 7.500 m2 Lĩnh vực đầu tư: Nông nghiệp Sản phẩm chính: nấm mộc nhĩ khô làm 1 năm 2 vụ. Tổng vốn đầu tư: 9.026,35 triệu đồng - VCSH: 5.416,35 triệu đồng - Vốn vay: 3.610 triệu đồng Tuổi thọ dự án: 6 năm (2013- 2019, thanh lý vào cuối năm 2019) Hình thức đầu tư Dự án nuôi trồng và kinh doanh nấm Mộc Nhĩ là dự án mở trang trại tư nhân, đầu tư trong nước, thuộc lĩnh vực nuôi trồng và kinh doanh thực phẩm, trên cơ sở nguồn vốn tự có và vốn vay đầu tư trong nước. XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ ĐẦU TƯ Phương án xây dựng Tiêu chuẩn thiết kế: Các tiêu chuẩn Việt Nam: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng TCVN 2737-1995: tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn quốc tế. TCXD 229-1999: Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737-1995. TCXD 45-1978: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình. TCVN 5760-1993: Hệ thống chữa cháy- Yêu cầu chung thiết kê lắp đặt và sử dụng. TCVN 2622-1995: PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế. TCVN 62-1995: Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí. TCVN 6160-1996: Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy. TCVN 4760-1993: Hệ thống PCCC- yêu cầu chung và thiết kế. TCXD 33-1995: cấp nước- mạng lưới bên ngoài và công trình- Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 5576-1991: Hệ thống cấp thoát nước- Quy phạm quản lý kỹ thuật. TCXD 51-1984: Thoát nước- mạng lưới bên trong và ngoài công trình- Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 4474-1987: Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà. TCVN 4473-1988: Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống cấp nước bên trong. TCVN 5673-1992: Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong. TCVN 4513-1998: cấp nươc trong nhà. TCVN 6772: tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt. TCVN 5502: Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt. TCVN 5687-1992: Tiêu chuẩn thiết kế thông gió- điều tiết không khí- sưởi ấm. 11TCN 19-84: Đường dây điện. 11TCN 21-84: Thiết bị phân phối và trạm biến thế. TCXD 25-1991: Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng. TCXD 27-1991: Tiêu chuẩn đặt thiết bị trong nhà ở và công trình công cộng. TCVN 46-89: Chống sét cho các công trình xây dựng. EVN: Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Việt Nam). Quy mô xây dựng: Khu nhà hấp, khử trùng mùn cưa. Khu phòng cấy. Khu phòng ươm sợi. Khu nhà nuôi nấm. Khu sân phơi. Khu sấy nấm, đóng gói, hộp. Khu nhà kho, gồm: kho hàng hóa, sản phẩm; kho NVL; kho ủ và đóng bịch; kho máy móc, thiết bị, dụng cụ. Khu nhà làm việc, văn phòng. Các công trình phụ. Cảnh quan và đường nội bộ. Kết cấu từng hạng mục công trình: Khu
Luận văn liên quan