N ỘI D U N G C H Í N H
1. Thị trường đường thế giới tiếp tục thuận lợi
trong năm 2011.
2. Năm 2011 Việt Nam thiếu hụt khoảng 300,000
tấn đường, giá đường trong nước tiếp tục biến động
cùng thị trường thế giới.
3. Các doanh nghiệp mía đường kỳ vọng sẽ đạt lợi
nhuận cao đột biến trong tháng 1 và quý I/2011.
4 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự báo đột biến kết quả kinh doanh trong nhóm cổ phiếu ngành đường trong quý 1 và năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỰ BÁO KẾT QUẢ KINH DOANH ĐỘT
BIẾN NGÀNH ĐƯỜNG QUÝ I/ 2011
Trang 1
14.02.2011
Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn
Thương Tín
201A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3,
Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84.8) 3932 0748
Fax: (84.8) 3932 0747
www.sti.com.vn
Bộ phận Nghiên cứu – Phân tích
Võ Thành Nghi Vũ (Mr)
Giám đốc Nghiên cứu – Phân tích
vuvo@sti.com.vn
Nguyễn Quốc Huân (Mr)
Chuyên viên Nghiên cứu – Phân tích
huannguyen@sti.com.vn
NỘI DUNG CHÍ NH
1. Thị trường đường thế giới tiếp tục thuận lợi
trong năm 2011.
2. Năm 2011 Việt Nam thiếu hụt khoảng 300,000
tấn đường, giá đường trong nước tiếp tục biến động
cùng thị trường thế giới.
3. Các doanh nghiệp mía đường kỳ vọng sẽ đạt lợi
nhuận cao đột biến trong tháng 1 và quý I/2011.
Những thông tin và nhận định trong báo cáo này thể
hiện quan điểm của người viết tại thời điểm phát hành
báo cáo. Báo cáo chỉ mang tính tham khảo nhằm giúp
người đọc có thêm một số thông tin và có thể thay đổi
bất kỳ lúc nào mà không phải thông báo trước. Những
thông tin trong báo cáo này được thu thập từ nhiều
nguồn được cho là đáng tin cậy, tuy nhiên mức độ chính
xác không được đảm bảo tuyệt đối. STI không chịu bất
cứ trách nhiệm nào khi người đọc bị thiệt hại do sử dụng
thông tin trong báo cáo này.
DỰ BÁO KẾT QUẢ KINH DOANH ĐỘT
BIẾN NGÀNH ĐƯỜNG QUÝ I/ 2011
Trang 2
Thị trường đường thế giới tiếp tục thuận lợi trong năm 2011
Ngân hàng ABN Amro NV
và VM Group - Sản lượng
đường toàn cầu có thể sẽ
thiếu hụt khoảng 3 triệu
tấn đường trong năm nay.
Năm 2010 là một năm tăng giá cực kỳ ấn tượng đối với sản phẩm đường trên
thế giới, sau khi sụt giảm khá mạnh trong nửa đầu năm 2010, giá đường đã
liên tiếp tăng điểm và thiết lập nên những kỷ lục mới về giá. Mức giá đỉnh
điểm được thiết lập trong những ngày đầu tháng 2/2011 trên sàn giao dịch
hàng hóa ICE Futures US tại New York đạt 36.08 cents/pound, mức giá cao
kỷ lục trong vòng 30 năm qua.
Đồ thị giá đường giao tháng 3 trên ICE Futures US:
(nguồn CME Group)
Nguyên nhân lớn nhất nâng đỡ giá đường thế giới là việc biến đổi khí hậu toàn
cầu gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn tại 2 trong số 3 quốc gia sản xuất
đường lớn nhất thế giới là Brazil và Australia. Theo báo cáo mới nhất trong
mùa vụ đường 2010-2011, sản lượng đường tại Brazil sụt giảm mạnh ở khu
vực miền Trung, khu vực sản xuất đường lớn nhất tại quốc gia này, theo thông
tin mới nhất sản lượng đường trong nửa cuối tháng 12 tại đây đã giảm tới 81%
so với cùng kỳ của vụ mùa 2009-2010; tình trạng mưa lũ do hiện tượng
LaNina tại Australia cũng gây sụt giảm sản lượng đường của quốc gia này
xuống dưới mức 2.5 triệu tấn, giảm hơn 18% so với năm 2009. Bên cạnh đó,
điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt tại Mỹ, Bangladesh, Nga…. cũng góp
phần đẩy gía đường tăng cao trong suốt thời gian qua.
Theo báo cáo mới nhất công bố bởi Ngân hàng ABN Amro NV và VM Group
(tháng 12/2010) tổng sản lượng đường toàn cầu mùa vụ 2010-2011 chỉ đạt
162.3 triệu tấn, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ có thể lên tới 165.3 triệu tấn, điều
đó đồng nghĩa với việc sản lượng đường toàn cầu sẽ thiếu hụt khoảng 3 triệu
tấn đường trong năm nay; trái ngược hoàn toàn so với dự báo lạc quan của
Kingsman SA vào đầu tháng 6/2010 rằng sản lượng đường thế giới sẽ thặng
dư khoảng 5.17 triệu tấn trong vụ mùa 2010-2011.
Diễn biến bất lợi thời tiết
tại các quốc gia sản xuất
và xuất khẩu đường lớn
hàng đầu thế giới gây ra
sụt giảm sản lượng đường
toàn cầu.
DỰ BÁO KẾT QUẢ KINH DOANH ĐỘT
BIẾN NGÀNH ĐƯỜNG QUÝ I/ 2011
Trang 3
Hòa cùng diễn biến đường thế giới, giá đường trong nước vào thời điểm quý
IV/2010 đã liên tục tăng cao. Lượng cung đã không đủ đáp ứng nhu cầu trong
nước, đặc biệt khi tâm lý tích trữ của người dân lo sợ giá tiếp tục leo thang, gây
nên tình trạng khan hiếm đường cục bộ trên khắp địa bàn TP.HCM và các tỉnh
lân cận đẩy giá đường lên mức kỷ lục với giá bán lẻ lên tới 24,000 – 26,000
đồng/kg, giá bán sỉ bình quân tại các nhà máy khoảng 18,000 đồng/kg.
Bước sang tháng nửa cuối tháng 12, khi các nhà máy đi vào hoạt động cho vụ
mùa mới, nguồn cung được cải thiện đáng kể với công suất khoảng 150,000-
200,000 tấn/tháng đã giúp giá đường hạ nhiệt. Tuy nhiên theo khảo sát thực tế,
giá đường bán sỉ và lẻ trong tháng 1/2011 không có nhiều thay đổi so với cuối
năm 2010, tiếp tục duy trì ở mức khá cao với giá bán lẻ dao động từ 22,000-
24,000 đồng/kg và bán sỉ quanh mức 17,000-18,000 đồng/kg mặc dù nguồn cung
đã tăng đáng kể.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT Việt Nam, tổng sản lượng cung sản xuất trong
nước chỉ ước đạt khoảng 1,2 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong năm 2011
của Việt Nam có thể lên tới 1,5 triệu tấn. Điều này đồng nghĩa sự thiếu hụt
khoảng 300,000 tấn đường trong năm 2011, bộ NN&PTNT đã cấp quota nhập
khẩu 250,000 tấn đường trong tháng 1/2011 trong kế hoạch nhằm góp phần bình
ổn giá đường năm 2011.
Với thực trạng thiếu hụt trên cùng diễn biến chung của thị trường thế giới, giá
đường trong nước năm 2011 được dự báo sẽ tiếp tục thuận lợi cho các DN mía
đường như trong năm 2010 vừa qua. Giá đường dự kiến sẽ tiếp tục ở mức cao
trong QI/2011, hạ nhiệt trong Quý II khi nguồn cung ổn định , nhu cầu tiêu thụ
giảm và sẽ tăng mạnh trở lại trong quý III, quý IV khi nguồn hàng tồn kho bắt
đầu cạn kiệt và nhu cầu tiêu thụ gia tăng trở lại.
Năm 2011 Việt Nam thiếu hụt khoảng 300,000 tấn đường, giá đường trong nước
tiếp tục biến động cùng thị trường thế giới
Như vậy với thực trạng nguồn cung đang sụt giảm nghiêm trọng trên phạm vi
toàn cầu, giá đường sẽ khó có thể sụt giảm mạnh và sẽ tiếp tục biến động ở mức
cao trong thời gian tới trừ khi có những sự kiện bất thường liên quan đến các
chính sách điều hành của quốc gia tiêu thụ và sản xuất lớn nhất thế giới như
Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, EU và Mỹ ….
“Bộ NN&PTNT dự kiến
năm 2011, Việt Nam thiếu
hụt 300,000 tấn đường.”
“… giá đường sẽ khó có
thể sụt giảm mạnh và sẽ
tiếp tục biến động ở mức
cao trong thời gian tới….”
“Giá đường trong nước
năm 2011 được dự báo sẽ
tiếp tục thuận lợi cho các
DN mía đường như trong
năm 2010 vừa qua..”
DỰ BÁO KẾT QUẢ KINH DOANH ĐỘT
BIẾN NGÀNH ĐƯỜNG QUÝ I/ 2011
Trang 4
“Tổng sản lượng tiêu thụ
ước đạt khoảng 86,400
tấn, lợi nhuận ròng có thể
thu được bởi các DN đang
niêm yết có thể lên tới 291
tỷ đồng trong tháng đầu
tiên của năm mới 2011..”
Trên cơ sở năng lực sản xuất hiện tại của các nhà máy, giá đường tiêu thụ trên
thị trường và tỷ lệ lợi nhuận biên của các DN đang niêm yết trên sàn cho thấy
tháng 1 và quý I/2011 sẽ là kỳ kinh doanh có thể đạt kết quả đột biến của các DN
so với mọi năm.
Mặc dù chi phí nguyên liệu và lãi suất vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động tăng
cao trong giai đoạn cuối năm 2010, đỉnh điểm giá mua mía nguyên liệu lên tới
1,4 triệu đồng/tấn và lãi suất 18%-20% có thể sẽ đẩy giá vốn hàng bán năm nay
tăng cao hơn so với mọi năm, có thể dao động trong khoảng 13,000-14,000
đồng/kg. Tuy nhiên, với thuận lợi về giá bán, tỷ lệ lợi nhuận của các DN mía
đường vẫn đảm bảo và tăng mạnh so với năm 2009-20110.
Theo ước lượng của tác giả lượng cung đường trong quý I/2010 của các DN
niêm yết sẽ đạt khoảng: 216,000 tấn đường, giá tiêu thụ dao động quanh mức
18,000 đồng/kg trong tháng 1 và dự kiến 17,000 đồng/kg trong quý I với tỷ lệ
tiêu thụ đạt tương ứng đạt 80% và 70% sản lượng sản xuất, quý I sẽ là quý khả
quan cho các DN mía đường trong năm 2011.
EPS 2010 P/E P/B ROA ROE Net profit margin
Gross profit
margin
NHS 11,127 3.3 1.2 37.1% 48.4% 22.7% 27.0%
LSS 9,000 4.0 1.3 22.8% 33.5% 21.8% 32.3%
SEC 5,556 5.0 2.0 17.4% 31.8% 22.8% 32.4%
SBT 2,408 5.9 1.2 18.8% 21.7% 35.5% 36.7%
BHS 7,885 4.2 1.4 12.7% 29.1% 8.9% 12.3%
KTS 9,779 4.0 1.7 25.6% 36.5% 22.0% 35.2%
Ngành 4.4 1.5 22% 33% 22% 29%
(nguồn tác giả tổng hợp).
Tổng sản lượng tiêu thụ ước đạt khoảng 86,400 tấn, lợi nhuận ròng có thể thu
được bởi các DN đang niêm yết có thể lên tới 291 tỷ đồng trong tháng đầu tiên
của năm mới 2011.
2009-2010 2010-2011 2011-2012F Tháng 1/2011
Quý I
/2011
Tháng 1
/2011
Quý I
/2011
Tháng 1
/2011
Quý I
/2011
NHS 2,400 3,000 3,000 9,000 22,500 129,600 267,750 23% 29,419 60,779
LSS 7,000 8,000 8,000 24,000 60,000 345,600 714,000 22% 75,168 155,295
SEC 2,000 2,500 2,500 7,500 18,750 108,000 223,125 23% 24,624 50,873
SBT 8,000 8,000 12,000 24,000 60,000 345,600 714,000 35% 122,515 253,113
BHS 4,500 5,500 5,500 16,500 41,250 237,600 490,875 9% 21,248 43,897
KTS 1,500 1,800 1,800 5,400 13,500 77,760 160,650 22% 17,101 35,331
86,400 216,000 290,075 599,288
Sản lượng (tấn) Doanh thu (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng)Net profit
margintấn/ngày
Công suất
(nguồn tác giả tổng hợp)
Trong điều kiện thị trường còn nhiều khó khăn như hiện nay, kết quả kinh doanh
được dự báo sẽ nhiều khả quan đối với các cổ phiếu thuộc nhóm ngành đường
trong quý I/2011 sẽ là điểm sáng để đầu tư. Bên cạnh đó các DN mía đường
cũng có tỷ lệ chi trả cổ tức khá cao so với mặt bằng chung các cổ phiếu trên thị
trường, dao động từ 20-40%, do đó nhóm các cổ phiếu này phù hợp là những cổ
phiếu tiềm năng đối với các khoản đầu tư theo trường phái giá trị trong năm
2011.
Các doanh nghiệp mía đường kỳ vọng sẽ đạt lợi nhuận cao đột biến trong tháng
1 và quý I/2011.
“… trong năm 2011 các
doanh nghiệp mía đường
tiếp tục duy trì tỷ suất sinh
lợi cao nhờ thuận lợi về
giá bán thành phẩm….”