Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng

Trong những năm gần đây, du lịch ngày càng trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, khi đời sống người dân dần được cải thiện, nhu cầu đi du lịch cũng tăng lên, nó trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Việt Nam là một nước có điều kiện địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái tự nhiên, nền văn hoá đa dạng và truyền thống lịch sử lâu đời. Phong phú về di sản văn hoá, các làng nghề và các lễ hội truyền thống gắn với các nhóm dân tộc của cả nước. Tất cả đều là các yếu tố thuận lợi cho Việt Nam để phát triền ngành kinh tế du lịch. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có nhiều biến chuyển, tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn được coi là ngành kinh tế chính, mặc dù ngành nông nghiệp có kinh ngạch xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới song vẫn chưa mang lại thu nhập cao cho người dân, bên cạnh đó là ngành công nghiệp lại cần đến lượng vốn đầu tư khoa học kỹ thuật lớn, thời gian hòan vốn lâu thì ngành du lịch - một ngành kinh doanh dịch vụ, được coi như là một ngành công nghiệp không khói do lượng vốn cần đầu tư không quá nhiều và thời gian thu lợi nhuận nhanh, đang dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Trong những năm qua, du lịch Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định với tốc độ trung bình ở mức tương đối cao (khoảng 20%), thị phần du lịch của Việt Nam trong khu vực đã tăng từ 5% năm 1995 lên trên 8% năm 2005, thu nhập từ ngành du lịch tăng lên nhiều lần. Đây là một thành công lớn góp phần giúp du lịch trở thành một trong những ngành có đóng góp lớn vào GDP. Du lịch chính là chiếc cầu nối góp phần thúc đẩy nền kinh tế, là bộ mặt của một đất nước, kinh tế muốn phát triển thì phải đẩy mạnh du lịch phát triển và du lịch muốn phát triển mạnh thì các cấp lãnh đạo phải biết quan tâm và cân nhắc các chính sách phải triển sao cho phù hợp với tình hình kinh tế. Để có một sản phẩm du lịch hoàn hảo, hấp dẫn và thu hút được khách du lịch là điều không hề đơn giản, bởi du lịch có mối quan hệ sâu sắc với các ngành kinh tế phụ trợ khác như: Y tế, thương mại, tài chính, an ninh, hải quan, giao thông vận tải, khách sạn Muốn phát triển du lịch một cách bền vững ta phải xem xét mối quan hệ giữa ngành du lịch với các ngành kinh tế phụ trợ và phối hợp nhịp nhàng các ngành đó để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Do vậy, có thể nói rằng du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, nó mang tính liên ngành, liên vùng và phức tạp.

doc15 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 19268 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, du lịch ngày càng trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, khi đời sống người dân dần được cải thiện, nhu cầu đi du lịch cũng tăng lên, nó trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Việt Nam là một nước có điều kiện địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái tự nhiên, nền văn hoá đa dạng và truyền thống lịch sử lâu đời. Phong phú về di sản văn hoá, các làng nghề và các lễ hội truyền thống gắn với các nhóm dân tộc của cả nước. Tất cả đều là các yếu tố thuận lợi cho Việt Nam để phát triền ngành kinh tế du lịch. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có nhiều biến chuyển, tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn được coi là ngành kinh tế chính, mặc dù ngành nông nghiệp có kinh ngạch xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới song vẫn chưa mang lại thu nhập cao cho người dân, bên cạnh đó là ngành công nghiệp lại cần đến lượng vốn đầu tư khoa học kỹ thuật lớn, thời gian hòan vốn lâu thì ngành du lịch - một ngành kinh doanh dịch vụ, được coi như là một ngành công nghiệp không khói do lượng vốn cần đầu tư không quá nhiều và thời gian thu lợi nhuận nhanh, đang dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Trong những năm qua, du lịch Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định với tốc độ trung bình ở mức tương đối cao (khoảng 20%), thị phần du lịch của Việt Nam trong khu vực đã tăng từ 5% năm 1995 lên trên 8% năm 2005, thu nhập từ ngành du lịch tăng lên nhiều lần. Đây là một thành công lớn góp phần giúp du lịch trở thành một trong những ngành có đóng góp lớn vào GDP. Du lịch chính là chiếc cầu nối góp phần thúc đẩy nền kinh tế, là bộ mặt của một đất nước, kinh tế muốn phát triển thì phải đẩy mạnh du lịch phát triển và du lịch muốn phát triển mạnh thì các cấp lãnh đạo phải biết quan tâm và cân nhắc các chính sách phải triển sao cho phù hợp với tình hình kinh tế. Để có một sản phẩm du lịch hoàn hảo, hấp dẫn và thu hút được khách du lịch là điều không hề đơn giản, bởi du lịch có mối quan hệ sâu sắc với các ngành kinh tế phụ trợ khác như: Y tế, thương mại, tài chính, an ninh, hải quan, giao thông vận tải, khách sạn… Muốn phát triển du lịch một cách bền vững ta phải xem xét mối quan hệ giữa ngành du lịch với các ngành kinh tế phụ trợ và phối hợp nhịp nhàng các ngành đó để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Do vậy, có thể nói rằng du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, nó mang tính liên ngành, liên vùng và phức tạp. PHẦN I: DU LỊCH LÀ NGÀNH KINH TẾ TỔNG HỢP, CÓ TÍNH LIÊN NGÀNH, LIÊN VÙNG 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ PHỤ TRỢ: Thực tiễn phát triển du lịch của đất nước ta trong mấy năm gần đây đang ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của du lịch trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, thu hút đông đảo các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động du lịch, đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Việt Nam luôn được quốc tế đánh giá là him du lịch hấp dẫn, thân thiện và an tòan đối với du khách với những lợi thế cơ bản về ổn định chính trị, con người thân thiện, mến khách và nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn đa dạng từ biển đảo đến núi, hang động. Bằng chứng là Việt Nam đang xuất hiện nhiều hơn trong các cuộc bình chọn về các danh lam thắng cảnh, các kỳ quan trên thế giới như : Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, đỉnh Phanxipăng… Các điểm du lịch Việt Nam đang ngày càng tới gần hơn với khách du lịch quốc tế thông qua các kênh thông tin, báo chí, do vậy việc chào đón lượng khách du lịch ngày một lớn đến Việt Nam là một vấn đề khiến cho các công ty du lịch, lữ hành, kinh doanh khách sạn lưu tâm. Làm sao để tăng được lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày một đông? Làm thế nào để lôi cuốn khách quay trở lại Việt Nam du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng? Để làm được điều đó, ta cần phải có các sản phẩm du lịch chất lượng tốt, nội dung hấp dẫn, giá cả phù hợp với nhiều đối tượng khách du lịch. Một sản phẩm du lịch được cấu thành bởi nhiều thành phần kinh tế, khi một tour du lịch hòan chỉnh và đến tay khách hàng tức là nó đã có sự tham gia của các ngành vận tải chuyên chở hành khách, ngành khách sạn, ngành kinh doanh ẩm thực, bán đồ lưu niệm, an ninh... Tuy nhiên nhắc tới du lịch, ta không phải chỉ nhắc tới những chuyến đi du lịch hấp dẫn mà còn nhắc tới những địa danh du lịch, các tài nguyên du lịch, nơi vui chơi giải trí… hay nói cách khác chính là nhắc tới vấn đề tu bổ, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch, do vậy ngành du lịch cũng cần có sự tham gia, liên kết, đóng góp vốn đầu tư của các ngân hàng tín dụng, các cơ quan đòan thể, công ty, doanh nghiệp. Bộ kế hoạch đầu tư cũng cần phải đưa ra các phương hướng, kế hoạch, chính sách vào các công trình tôn tạo, bảo tồn, xây dựng các khu du lịch và các khu vực có tiềm năng du lịch. Quảng Ninh là một tỉnh ven biển, có các cửa khẩu quốc tế và nhiều điểm tham quan du lịch nổi tiếng, đây cũng là vùng có địa hình độc đáo, kỳ vĩ với hơn 2.000 đảo nằm trải dài trên phạm vi 250km bờ biển, chiếm 2/3 số đảo của cả nước, đặc biệt là vùng vịnh Hạ Long và Bái Tử Long đã được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Với mục tiêu đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch lớn, hiện đại trong nước và khu vực, những năm gần đây, cùng với các nguồn vốn của Tỉnh và nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp, các ngân hàng đã không ngừng mở rộng đầu tư vốn, từng bước làm thay đổi diện mạo cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi mở ra triển vọng phát triển to lớn cho ngành công nghiệp “không khói” của Quảng Ninh. Vốn tín dụng đã tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng như khu Biệt thự Tuần Châu; khu du lịch Bãi Dài và các khu trung tâm thương mại tại khu vực Bãi Cháy, cửa khẩu Móng Cái; xây mới, nâng cấp lắp đặt các thiết bị cho các khách sạn, nhà nghỉ và đóng mới tàu du lịch... đồng thời đầu tư hỗ trợ cho các dự án lớn, đối tượng chủ yếu các chủ đầu tư tại địa phương hoặc các cá nhân vay vốn để nâng cấp khách sạn nhà nghỉ, hoặc đóng tàu chở khách du lịch. Các dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia như cáp treo Yên Tử; khu du lịch Tuần Châu; Hoàng Gia và các khách sạn đầu tư xây dựng mới mang tầm cỡ quốc tế. Tuy nhiên thực tế cho thấy, tỷ trọng vốn tín dụng đầu tư cho ngành du lịch còn rất thấp, tăng trưởng không đều mấy năm gần đây chiếm  bình quân trên dưới 16 %/tổng dư nợ. Nhắc tới kinh doanh du lịch, ta không thể không nhắc tới việc kinh doanh khách sạn, nhà hàng. Đây là nơi đón tiếp, phục vụ việc lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, bán hàng cho khách du lịch. Chất lượng tour tốt hay không tốt là do các dịch vụ trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng quyết định. Các nhà hàng cần phải đảm bảo vệ sinh thực phẩm và nâng cao chất lượng món ăn thêm ngon, hấp dẫn, đặc biệt là các món đặc sản của các địa phương, các vùng miền, nhằm quảng bá ẩm thực Việt Nam tới du khách. Trong vài năm trở lại đây, kinh doanh khách sạn ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã gặt hái được những “ quả ngọt” với công suất cao do lượng khách quốc tế và lượng khách nội địa ngày càng tăng. Theo ông Thân Hải Thanh, về lâu dài, cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều cần phải xây thêm khách sạn thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Việc Việt Nam gia nhập WTO có tác động mạnh mẽ đến kinh doanh khách sạn ở hai thành phố lớn trên hai mặt: Thứ nhất, đối tượng khách đến tìm hiểu cơ hỏi kinh doanh và đầu tư sẽ tăng lên; thứ hai, các hãng lữ hành quốc tế hoạt động chuyên nghiệp sẽ vào theo lộ trình mở cửa, từ đó, họ sẽ mang thêm nhiều khách du lịch vào Việt Nam. Cơ hội vẫn còn mở rộng đối với việc đầu tư xây mới khách sạn cao cấp ở TP. Hồ Chí Minh vì đa số các khách sạn trên địa bàn hiện nay rất nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu của khách đoàn. Trong khi đó, khách du lịch quốc tế đều muốn đặt phòng đạt tiêu chuẩn từ 4-5 sao. Tuy nhiên, không phải khách du lịch nào cũng đủ tiền ở khách sạn 5 sao, vì thế cần xây dựng thêm nhiều khách sạn 4 sao. Dự kiến tới năm 2010, Hà Nội sẽ đón khoảng 2triệu lượt khách du lịch quốc tế và khi đó cần khoảng 7.000 phòng tiêu chuẩn 4-5 sao. Thế nhưng các dự án mới được cấp phéo và chấp thuận đầu tư gần đây, đến năm 2010, Hà Nội mới có khoảng 2.000 phòng khách sạn cao cấp. Hiện nay, với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, Hà Nội đang đón nhận nhiều dự án xây dựng khách sạn cao cấp với quy mô khá lớn. Chẳng hạn như Tập đoàn Accor (Pháp) vừa chính thức khởi công khách sạn thứ 5 của mình tại Hà Nội là Novotel Hanoi on the Park, nơi được xem là “ khu resort trong lòng thành phố” và là điểm tổ chức hội nghị hàng đầu tại Hà Nội. Hay hàng loạt dự án lớn tập trung chủ yếu quanh khu Trung tâm Hội nghị Quốc gia, trên đường Phạm Hùng, Mỹ Đình của các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản. Do vậy, việc này được dự đoán rằng sẽ thu hút khách du lịch tới Hà Nội trong các năm tới. Hiện nay, trong tìn hình nền kinh tế đang gặp khủng hoảng, lạm phát cao, nhiều người dân quyết định cắt bỏ chi tiêu cho đi du lịch. Do vậy, thực hiện chương trình hành động của ngành du lịch nhằm tăng cường thu hút khách quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa, sáng ngày 7/2/2009, tại TP.HCM đã diễn ra hội nghị “ Thực trạng kinh doanh khách sạn và các giải pháp cấp bách nhằm tăng cường thu hút khách”. Giải pháp cấp bách mà Vụ Khách sạn đưa ra là: giảm giá phòng để thu hút khách, vấn đề này các cơ sở lưu trú du lịch cần tham khảo kinh nghiệm và mặt bằng giá phòng của các nước lân cận để xây dựng giá phòng, giá dịch vụ hợp lý so với các nước trong khu vực và đảm bảo giữ được chất lượng tương xứng với thứ hạng được công nhận. Việc giảm giá một cách linh hoạt trong tình hình hiện nay nhằm kích cầu du lịch cũng là biện pháp cần thiết để thúc đẩy ngành Du lịch thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Bên cạnh đó, tiếp tục các chiến dịch khuyến mãi nhằm thu hút khách đến lưu trú tại cở sở, trong đó có ưu đãi đối với khách đi theo tour. Đặc biệt cần đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá trong và ngòai nước, cần chú trọng tới thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng của bản thân cơ sở lưu trú. Ngành giao thông vận tải, lưu chuyển khách cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển ngành kinh tế du lịch, bởi nếu các công ty lữ hành càng đảm bảo an toàn cho du khách, rút ngắn thời gian đi lại, tăng các điểm đến du lịch bấy nhiêu thì càng có khả năng hấp dẫn người dân đi du lịch bấy nhiêu. Để kích cầu du lịch, các hãng du lịch cũng đã “ gõ cửa” ngành đường sắt hình thành nên các tuyến du lịch bằng các toa tàu chất lượng cao trên tuyến Hà Nội – Sa Pa và TP. HCM – Nha Trang, Bình Thuận. Bên cạnh đó là các hãng hàng không bắt tay với du lịch để tạo ra những sản phẩm du lịch mới, giá tour giảm, chất lượng dịch vụ tăng hơn. Ví dụ như cả hai hãng hàng không Vietnam Airlines và Pacific Airline đều kết hợp với các công ty du lịch mở thêm những tour du lịch mới độc đáo, giá lại giảm so với trước. Vấn đề an toàn cho khách tham quan không chỉ do các công ty vận tải khách mà còn do cả các công ty bảo hiểm, y tế, an ninh chịu trách nhiệm. Một địa điểm du lịch tốt quan trọng nhất phải đảm bảo tình hình chính trị ổn định, an ninh tốt, không có các dịch bệnh hay đại dịch nguy hiểm. Do vậy các cơ quan y tế cần phải đảm bảo vệ sinh môi trường, đặc biệt là vệ sinh thực phẩm, nếu có dịch bệnh cần khoanh vùng, không để lây lan bệnh sang các vùng khác nhằm ảnh hưởng tới du lịch của địa phương đó. Ngòai ra, các cơ quan y tế cũng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng nhằm đảm bảo an toàn cho khách du lịch, tránh việc mang các bệnh, dịch bệnh dễ lây lan, truyền nhiễm của hành khách vào khu du lịch. Các cơ quan an ninh, chính quyền địa phương cũng cần giữ an ninh trật tự, ngăn chặn các cuộc bạo loạn, khủng bố ở các khu du lịch, hay những hiện tượng quậy phá cho khách khi đi trên đường và vui chơi trong các khu du lịch, đồng thời cũng phải có các biện pháp để tránh việc các thành phần khủng bố trà trộn vào khách du lịch gây mất ổn định, an ninh trật tự. Các cơ quan an ninh chức trách cũng là người tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, trước mỗi mùa du lịch, các cơ quan an ninh cũng cần phải rà soát để nắm các đối tượng cần phải quản lý, nhắc nhở. Các công ty lữ hành cũng cần phải mua bảo hiểm cho khách, đặc biệt là khách quốc tế để đề phòng các trường hợp xấu có thể xảy ra như: tử vong, tai nạn, phát sinh các chi phí y tế liên quan đến việc điều trị cho khách du lịch trong thời gian khách đi du lịch. Bảo hiểm y tế du lịch cho người nước ngoài vào Việt Nam của Bảo Việt đã làm du khách nước ngòai cảm thấy yên tâm hơn khi du lịch ở Việt Nam. Những người nước ngòai có độ tuổi đến 75 vào Việt Nam với mục đích du lịch, thăm thân, kinh doanh, học tập, tham dự hội thảo, hội nghị quốc tế… trong thời gian tối đa 180ngày/chuyến tại Việt Nam, người nước ngòai đang công tác tại Việt Nam đi du lịch, công tác trong lãnh thổ Việt Nam được xách định là những khách hàng tiềm năng tham gia bảo hiểm này. Nhiều công ty du lịch và lữ hành trong nước còn ít biết về hoạt động bảo hiểm. Các quy tắc và điều khỏan bảo hiểm cho người nước ngòai vào Việt Nam còn hạn chế về quyền lợi bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm và mức số tiền bảo hiểm. Các công ty lữ hành trong nước chỉ đơn thuần là đơn vị lấy khách từ các tour do các công ty lữ hành ở nước ngòai tổ chức mà không phải là đơn vị độc lập tổ chức du lịch vì vậy trách nhiệm, quyền hạn về quyết định mua bảo hiểm cho đoàn tour của các công ty lữ hành trong nước bị hạn chế và phụ thuộc và công ty lữ hành, du lịch nước ngòai. 2. TÍNH LIÊN VÙNG TRONG KINH TẾ DU LỊCH: Sự phụ thuộc, lan toả về du lịch giữa các nước trong cùng khu vực, giữa các địa phương trong vùng là một tất yếu.Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, công tác liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong xây dựng sản phẩm liên vùng và xúc tiến quảng bá đã được các ngành, các cấp, địa phương quan tâm thúc đẩy, đặc biệt là ở Đà Nẵng , Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Để tăng cường công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh, tiềm năng thế mạnh của du lịch miền Trung nói chung, tại thành phố Đà Nẵng, ba sở Du lịch Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng đã ký biên bản hợp tác liên kết phát triển du lịch. Mở đầu là việc ba địa phương đã có những hành động hưởng ứng chuỗi sự kiện: “Đà Nẵng biển gọi”, “Hành trình Di sản”- Quảng Nam, “Lăng cô huyền thoại biển”- Thừa Thiên Huế; đồng thời ngành du lịch ba địa phương đã phối hợp tổ chức Roadshow tại thủ đô Băng cốc - Thái Lan vào cuối tháng 7 năm 2007. Thông qua các hoạt động chung của ngành du lịch ba địa phương và sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ qua các chương trình lễ hội, xây dựng sản phẩm du lịch; ... Du lịch Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đang nâng dần tính chuyên nghiệp của sự liên kết, hướng tới việc phát triển du lịch một cách bền vững. "Trong xu thế phát triển chung, du lịch Đà Nẵng trong năm 2007 đã có bước tiến vượt bậc: là năm đầu tiên du lịch thành phố đạt ngưỡng một triệu khách du lịch, với doanh thu 606 tỷ đồng tăng 39% so với năm 2006... Kết quả trên là do thành phố Đà Nẵng đã có sự khởi động mạnh mẽ các dự án đầu tư du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện đáng kể môi trường du lịch, đồng thời đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch, đổi mới việc tổ chức các sự kiện du lịch để tạo sức thu hút khách. Ngành du lịch Đà Nẵng xác định 2008 là năm “Sản phẩm và môi trường Du lịch”. Đây là bước đệm để Đà Nẵng xây dựng môi trường du lịch, đồng thời đa dạng hoá sản phẩm, xác định thế mạnh của du lịch Đà Nẵng trong mối liên hệ với Huế, Quảng Nam. Đà Nẵng có sự mệnh to lớn trong việc tiếp tục duy trì con đường di sản miền Trung và nối dài tới không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Hơn thế nữa, chủ động kết nối du lịch miền Trung - Tây Nguyên với những điểm đến nổi tiếng của ba nước Đông Dương và tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây sẽ mở ra những vận hội mới cho du lịch trong vùng. Hội nhập và liên kết đang là một xu thế tất yếu, và du lịch Đà Nẵng quyết không đứng ngoài mà sẽ đóng góp sinh động vào tiến trình này." (Ông Ngô Quang Vinh - Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng) "Ngành du lịch Quảng Nam luôn quan tâm đến sự liên kết vùng, xem đó là một trong những giải pháp phát  triển của chính mình. Vấn đề đặt ra là phối hợp như thế nào để đạt hiệu quả và tiếp cận thị trường tốt hơn. Phối hợp đón các đoàn Famtrip, và kết hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến tại các thị trường nước ngoài (Hàn Quốc, Nga) đang là định hướng chung của ba địa phương. Trong các hoạt động này, ba Sở Du lịch sẽ cùng phát hành một số ấn phẩm chung về du lịch như sách hướng dẫn, bản đồ, brochure ... Đồng thời, các Sở sẽ tăng cường phối hợp trong việc tổ chức các sự kiện du lịch để tránh trùng lặp về thời gian, hỗ trợ nhau trong công tác tổ chức và quảng bá cho các sự kiện du lịch ở mỗi địa phương một cách thiết thực; tạo điều kiện cho các công ty lữ hành trong việc đặt văn phòng, chi nhánh, vận chuyển khách trên địa bàn của mình.  Với tốc độ đầu tư các khu du lịch hiện nay ở Quảng Nam, Đà Nẵng và Huế thì vấn đề hạ tầng là rất bức thiết. Do đó, du lịch miền Trung luôn quan tâm đến việc nâng cấp sân bay và mở nhiều tuyến đường bay quốc tế đến Đà Nẵng, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông đường thuỷ phục vụ du lịch của ba địa phương. Cần có nhiều chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tổng thế của 3 địa phương nói riêng, của miền Trung và cả nước nói chung tại các thị trường trọng điểm." (Ông Đinh Hài - Giám đốc Sở Du lịch Quảng Nam) "Du lịch Thừa Thiên - Huế từ lâu đã là một điểm dừng chân quan trọng trong các chương trình du lịch đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa các địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Đặc biệt, khai thông con đường Xuyên Á trên tuyến hành lang Đông Tây, các chương trình du lịch “Ba quốc gia - Một điểm đến”; “Một ngày ăn cơm ba nước”,... là những minh chứng cho thành quả của việc liên kết, hợp tác xây dựng sản phẩm và xúc tiến quảng bá cho ngành du lịch ba địa phương. Vừa qua, thành phố Huế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng trở thành thành phố Festival của Việt Nam. Theo đó, thành phố sẽ tổ chức chuyên nghiệp Festival 2 năm một lần. Đây là điều kiện phát huy vai trò to lớn của sự liên kết nhằm khai thác tiềm năng phát triển du lịch của cả ba địa phương. Sự liên kết sẽ hướng tới những mục tiêu chủ yếu như: Đẩy mạnh công tác hợp tác quản lý chất lượng sản phẩm ...; xây dựng các thương hiệu sản phẩm liên vùng, miền ...; phối hợp tổ chức các hoạt động chung ...; khai thác các loại hình sản phẩm du lịch lễ hội, sự kiện... Từ những kết quả đạt được trong thời gian qua, ngành du lịch ba địa phương đang cùng nhau tháo gỡ những rào cản, đề ra những biện pháp hữu hiệu trong liên kết giữa các địa phương trên Hành lang Kinh tế Đông Tây đặc biệt là trong xây dựng sản phẩm và xúc tiến quảng bá điểm đến trong quá trình hội nhập và phát triển."   (Ông Nguyễn Quốc Thành - Phó Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế) Với tiềm năng du lịch phong phú của Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam; sự quan tâm của lãnh đạo Chính quyền, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch, sự quyết tâm của toàn ngành du lịch của 3 địa phương, chúng ta tin tưởng hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch của 3 địa phương nói riêng và miền Trung nói chung trong thời gian tới sẽ đem lại những thành quả tốt đẹp cho ng ành kinh tế du lịch của Việt Nam. Do vậy, có thể nói rằng kinh tế du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng, phức tạp, để phát triển bền vững ngành du lịch, ta cần phải hiểu rõ mối quan hệ của nó với các ngành khác và đối với ngành kinh tế nói chung, từ đó mới có thể đưa ra được các chính sách, đường lối đúng đắn để phát triển du lịch. PHẦN III: TẦM QUAN TRỌNG CỦA LIÊN KẾT NGÀNH, VÙNG TRONG NGÀNH KINH TẾ DU LỊCH, LỮ HÀNH Trong lĩnh vực lữ hành, để thu hút khách du lịch nhiều hơn, việc tăng cường khả năng liên kết ngành, vùng, nhất là trong lĩnh vực du lịch ngày càng trở thành nhu cầu cấp thiết đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới. Với sự hợp tác giữa ngành du lịch với các bộ, ban ngành khác đồng thời sự liên kết chặt chẽ, tránh sự trùng lặp về sản phẩm du lịch ở các địa phương đã giúp cho sản phẩm, dịch vụ du lịch của V
Luận văn liên quan