Du lịch Việt Nam thực trạng và thách thức

Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch. Điều kiện tự nhiên cùng với nền văn hóa phong phú đa dạng đã tạo cho Việt Nam một nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng như: Địa hình: là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Đối với du lịch, các dấu hiệu bên ngoài của địa hình càng đa dạng và đặc biệt thì càng có sức hấp dẫn du khách.Địa hình miền núi vừa thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, thế giới sinh vật tự nhiên vô cùng phong phú. Ngoài ra còn có địa hình karst với những hang động có vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ như Phong Nha, Tam Cốc - Bích Động, động Hương Tích,… Khí hậu: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, cây cối quanh năm xanh tốt. Ở miền Bắc Việt Nam có bốn mùa khác nhau rõ rệt là: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Ở miền Nam Việt Nam chỉ có hai mùa là mùa khô và mùa mưa. Điều kiện khí hậu ôn hoà là yếu tố mà du khách quan tâm khi di du lịch, vì thế nó đã tạo điều kiện thuận lợi để cho du lịch ngày càng phát triển.

docx30 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3516 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Du lịch Việt Nam thực trạng và thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: DU LỊCH VIỆT NAM MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG 1.Nguồn lực phát triển du lịch Việt Nam 4 1.1 Tài nguyên du lịch 4 1.2 Các chính sách hỗ trợ của nhà nước. 6 2. Các loại hình du lịch ở Việt Nam 8 2.1 Du lịch homestay 8 2.2 Du lịch tàu biển 11 2.3 Du lịch MICE 14 2.4 Du lịch sinh thái 17 3.Các vùng du lịch 19 3.1 Vùng du lịch Bắc Bộ 19 3.2 Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 20 3.3 Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ 21 4.Thành tựu và thách thức của du lịch Việt Nam 23 4.1 Thành tựu 23 4.2 Thách thức 25 PHẦN KẾT LUẬN PHỤ LỤC PHẦN NỘI DUNG 1.Nguồn lực phát triển du lịch Việt Nam 1.1 Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch. Điều kiện tự nhiên cùng với nền văn hóa phong phú đa dạng đã tạo cho Việt Nam một nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng như: Địa hình: là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Đối với du lịch, các dấu hiệu bên ngoài của địa hình càng đa dạng và đặc biệt thì càng có sức hấp dẫn du khách.Địa hình miền núi vừa thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, thế giới sinh vật tự nhiên vô cùng phong phú. Ngoài ra còn có địa hình karst với những hang động có vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ như Phong Nha, Tam Cốc - Bích Động, động Hương Tích,… Khí hậu: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, cây cối quanh năm xanh tốt. Ở miền Bắc Việt Nam có bốn mùa khác nhau rõ rệt là: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Ở miền Nam Việt Nam chỉ có hai mùa là mùa khô và mùa mưa. Điều kiện khí hậu ôn hoà là yếu tố mà du khách quan tâm khi di du lịch, vì thế nó đã tạo điều kiện thuận lợi để cho du lịch ngày càng phát triển. Nguồn nước: tài nguyên nước bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm. Đối với du lịch thì nước mặt có ý nghĩa quan trọng. Nó bao gồm nước đại dương, biển, sông, hồ (tự nhiên, nhân tạo), suối phun, thác nước... Bờ biểnViệt Nam trải dài với 3260 km bờ biển, và nhiều cảnh quan phong phú đa dạng, nhiều bãi tắm chưa bị ô nhiễm, là một tiềm năng lớn cho du lịch biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí. Ngoài ra còn có hệ thống suối nước nóng và nước khoáng cũng rất phong phú và phân bố khá đều trong cả nước đáp ứng nhu cầu an dưỡng, chữa bệnh cho du khách. Sinh vật: Cảnh quan thiên nhiên có một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ con người và là một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch, đặc biệt là loại hình Du lịch sinh thái. Rừng không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, sinh thái, mà còn có giá trị đối với du lịch, nhất là rừng nguyên sinh hoặc thuần chủng. Với đặc điểm khí hậu của Việt Nam đã làm cho hệ sinh thái phong phú và đa dạng với nhiều danh lam thắng ảnh và các khu bảo tồn quốc gia. Văn hóa – xã hội: Việt Nam có 4000 năm lịch sử, có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đó sinh sống trên những lãnh thổ khác nhau, có tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán khác nhau… Chính vì thế đã tạo cho Việt Nam một nền văn hoá đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc cùng bề dày lịch sử văn hóa phong phú và đa dạng góp phần tạo nên những di tích lịch sử, những di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Các yếu tố hỗ trợ du lịch: Sau những chuyến tham quan, vui chơi,… du khách cần có một nơi để nghỉ ngơi cũng như thưởng thức ẩm thực thì khách sạn là nơi đáp ứng nhu cầu đó cho du khách và nhà hàng - nơi mà du khách đến để khám phá tinh hoa ẩm thực của Việt Nam cũng như các món ăn khác trên thế giới. Chính vì thế đòi hỏi ở người phục vụ phải có một phong cách phục vụ chu đáo, lịch sự để làm hài lòng, tạo sự thoải mái cho du khách. Ngoài ra còn có resort là loại hình khách sạn được xây dựng độc lập thành khối hoặc thành quần thể gồm các biệt thự, căn hộ du lịch; băng-ga-lâu (bungalow) ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan du lịch. Resort là một nơi nghỉ dưỡng và tham quan lý tưởng cho khách du lịch. Cuộc sống hiện đại ngày càng làm con người bị căng thẳng hơn người ta nhận thức tốt về sức khỏe, sự cân đối, lựa chọn cách điều trị, ăn uống và thể dục… do đó nhu cầu đến spa để được thư giãn, cân bằng sức khỏe với cuộc sống ngày càng tăng cao. Spa là một liệu pháp dùng nước để điều trị cơ thể. Khi nói đến spa ta có thể hình dung Spa như một dưỡng đường thoáng mát, giàu chất thiên nhiên, đem lại sức khỏe thể chất và tinh thần thư thái cho con người. Spa hướng đến mục tiêu cuối cùng là “khôi phục nguồn năng lượng sống”. Nhờ có các dịch vụ trên mà du lịch phát triển từng ngày, ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch đến với Việt Nam. 1.2 Các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Ngày nay Việt Nam đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Việt Nam có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi cho việc phát triển du lịch phong phú đa dạng. Chính vì thế mà nhà nước đã có một số chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch như: Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch: Để tạo thuận lợi cho du khách quốc tế đi đến Việt Nam, Tổng cục du lịch Việt Nam đề xuất: tiếp tục xem xét mở rộng diện miễn visa nhập cảnh cho công dân một số nước là thị trường du lịch trọng điểm của du lịch Việt Nam gồm Pháp, Đức, Bỉ, Newzealand và Australia). Đơn giản hóa thủ tục cấp visa tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Chính sách đầu tư phát triển sản phẩm du lịch: Ưu tiên, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch mới bao gồm du lịch tầu biển, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch chữa bệnh, du lịch sinh thái và du lịch MICE. Ưu tiên các dự án phát triển du lịch gắn với liền với bảo tồn môi trường và đa dạng sinh học. Chính sách tài chính: Áp dụng thuế suất GTGT 0% đối với doanh thu đón khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Hoàn thuế GTGT cho khách du lịch quốc tế khi mua hàng tại Việt Nam. Có chính sách miễn, giảm, chậm nộp thuế trong các trường hợp nhất định. Sử dụng tiền ký quỹ của các doanh nghiệp lữ hành gửi ngân hàng thương mại, dùng lãi suất để thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch và xúc tiến quảng bá du lịch. Chính sách thúc tiến và quảng bá du lịch: Thu hút đầu tư và xã hội hóa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam. Huy động cộng đồng Việt Nam tham gia vào quảng bá về du lịch Việt Nam. Thành lập văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại nước ngoài Chính sách phát triển cơ sở lưu trú du lịch: Giảm thuế nhập khẩu đối với các trang thiết bị hiện đại phục vụ chuyên ngành cho các cơ sở lưu trú du lịch cao cấp mà trong nước không đủ điều kiện sản xuất. Điều chỉnh giá điện, nước đối với các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch ngang bằng với các loại hình kinh doanh thông thường khác. Điều chỉnh mức tiền thuê đất đối với diện tích khuôn viên không xây dựng trong khách sạn, resort. Chính sách phát triển hoạt động nữ hành: Ưu đãi đầu tư xây dựng các điểm dừng chân đạt chuẩn trên các tuyến đường du lịch chính. Xây dựng các cảng biển du lịch chuyên dụng tại các cảng biển trọng điểm của Việt Nam. Tạo điều kiện cho khách du lịch quốc tế mang phương tiện giao thông vào Việt Nam du lịch. Chính sách phát triển nguồn nhân lực: khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các trường đào tạo nghề du lịch đạt chuẩn. Chính sách kích cầu: Có các chính sách kích cầu du lịch cụ thể trong từng giai đoạn. Chính sách kích cầu du lịch nội địa thông qua việc điều chỉnh chế độ làm việc, đặc biệt là kết hợp các ngày lễ, tết để có các đợt nghỉ dài ngày. Chính sách sử dụng năng lượng sạch: Ưu tiên các dự án phát triển du lịch gắn liền với sử dụng năng lượng thay thế, tiết kiệm năng lượng Các văn bản pháp quy: Rà soát, sửa đổi Luật du lịch và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm về du lịch, trách chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật. 2. Các loại hình du lịch ở Việt Nam 2.1 Du lịch homestay Homestay là loại hình du lịch mà du khách sẽ được ở và sinh hoạt chung nhà với người dân bản xứ như thành viên trong gia đình, để khám phá phong cách sống của người dân, trải nghiệm cuộc sống thường ngày của họ để biết được văn hóa của người dân nơi đó. Homestay ở Việt Nam không phải xuất phát từ ý tưởng của các công ty lữ hành, mà từ nhu cầu của các vị khách nước ngoài, để thâm nhập, tìm hiểu đời sống người dân Việt. Việt Nam có nền văn hóa đa dạng, có phong cảnh đẹp và nhiều giá trị lịch sử nên hoàn toàn có thể phát triển loại hình du lịch homestay. Những năm gần đây, dịch vụ du lịch homestay đã phát triển nhanh ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang, TP Cần Thơ... Dịch vụ du lịch này đã và đang thu hút khá mạnh du khách nước ngoài. Đây là loại hình du lịch dành cho những người thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán, nền văn hóa... của người bản địa. Thường một tour homestay kéo dài một ngày một đêm, giá khoảng 10 USD/ khách, với nhiều chương trình đặc sắc. Du khách được ở nhà của người dân, ăn một bữa ăn sáng và một bữa chiều với những món ăn thuần túy của người Việt Nam, kết hợp với một chương trình tham quan. Tùy từng thời điểm, có những chương trình tham quan như: đi xe đạp trong vòng bán kính 5-10 km xung quanh khu vực homestay, tham quan chợ nổi, giao lưu, sinh hoạt với người bản địa, làm những công việc của người nông dân như: trồng rau màu, chăm sóc vườn cây, chèo xuồng giăng lưới, tát ao bắt cá... Đối với du khách, tham gia những công việc hằng ngày rất đỗi bình thường của người dân địa phương là một điều rất thú vị. Vợ chồng Maika và Gian – du khách người Thụy Sĩ - đang nghỉ ở một điểm homestay thuộc phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, cho biết: “Chúng tôi đã có thời gian thoải mái ở đây. Bữa ăn tối rất ngon, được đi du thuyền tham quan chợ nổi ngắm cảnh rất đẹp! Còn đi xe đạp ở vùng quê thì thật tuyệt vời!... Chủ homestay đã tạo điều kiện cho chúng tôi có cảm giác như đang ở quê nhà”. Ông Jean Cabane, du khách người Pháp, lần thứ 2 đưa gia đình trở lại điểm homestay ở phường An Bình, cho biết: “Gia đình tôi lại về đây, như người thân trở lại mái nhà xưa. Xin cảm ơn tình thân ấp áp của chủ gia đình homestay đã dành cho chúng tôi! Mong rằng nơi này cũng là mái ấm cho lữ khách”. “Homestay là cách tốt nhất để tôi có những hiểu biết sâu về đất nước các bạn. Nếu ở khách sạn tôi sẽ không thể hiểu rõ về cuộc sống của người dân Việt Nam... Khi tôi ở Bản Lác, Mai Châu (Hoà Bình), tôi đã được sinh hoạt cùng người dân địa phương, xem họ dệt vải chứng kiến cách họ sinh hoạt, đối xử với nhau. Qua quan sát, nói chuyện tôi cũng hiểu được nhiều điều về bản sắc của người dân tộc Thái...”. Nhiều vị khách nước ngoài cũng cho rằng nếu Việt Nam tổ chức tốt loại hình homestay thì vào những dịp đặc biệt, cảnh “sốt” phòng khách sạn, nhà nghỉ sẽ được giải quyết đáng kể... Không chỉ người nước ngoài đến Việt Nam homestay mà cũng đã có những du khách trong nước tích cực tham gia loại hình này. Qua hai lần diễn ra Festival Huế thì cả hai lần đều có hình thức homestay. Chỉ những gia đình giữ được nếp sống mang bản sắc Huế, nhà cửa tương đối cổ kính, có vườn rộng rãi mới được chọn làm điểm tiếp nhận khách. Cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt tại những gia đình Huế như thế là cách hiệu quả nhất để du khách tiếp nhận chiều sâu tinh thần, văn hoá Huế. Đến nay một số công ty lữ hành đã bắt tay kinh doanh loại hình du lịch homestay. Công ty Handspan Adventure Travel ở số 36 Lê Văn Hưu, Hà Nội chuyên tổ chức cho khách nước ngoài đi du lịch kết hợp hình thức ở cùng tại những địa điểm như Mai Châu (Hoà Bình), vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Cạn)... Công ty Thương mại và du lịch quốc tế Việt Nam (Study tours) tại Hà Nội đã tổ chức cho khách hàng học sinh, sinh viên những chuyến homestay ở nước ngoài để vừa du lịch vừa học ngoại ngữ. Trong dịp hè này, Study tours bắt đầu tiến hành chương trình homestay xuyên Việt cho các em tiếp cận, khám phá các địa điểm du lịch như Thác Đa, Quan Lạn - Vân Đồn, hồ Núi Cốc, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang. Tết Quý Mùi vừa qua, Saigon Tourist đã tổ chức cho khách nước ngoài đến ăn tết tại một số nhà dân; dù chưa nhiều nhưng được đánh giá khá thành công. Dù là điểm đến của nhiều du khách quốc tế, nhưng các điểm homestay ở Việt Nam đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế. Đa số các điểm homestay đều phát triển một cách tự phát, nằm rải rác ở các quận, huyện, thiếu thông tin hướng dẫn, năng lực phục vụ kém, chưa khai thác được những thế mạnh của địa phương trong việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ du lịch... Mặt khác, các điểm homestay ở khá xa nhau, nên khó chia sẻ, liên kết với nhau trong việc tiếp nhận du khách, dẫn đến nhiều điểm hoạt động chưa hiệu quả. 2.2 Du lịch tàu biển Du lịch biển đang trở thành một chiến lược phát triển của ngành du lịch nhằm tận dụng các cảnh quan và sinh thái vùng ven biển để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân cũng như tăng nguồn ngân sách Trung ương và địa phương. Trong cuộc hội thảo mới đây về quản lý và phát triển du lịch biển, đảo Việt Nam, các chuyên gia du lịch khẳng định du lịch biển và kinh tế đảo là một trong năm đột phá về kinh tế biển, ven biển. Với bờ biển dài trên 3.000 km, hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, hàng loạt những bãi tắm cát trắng, nước trong xanh trải dài ven biển là những điều kiện thuận lợi cho du lịch biển Việt Nam phát triển. Những bãi biển, vịnh biển của Việt Nam được du khách cả thế giới biết đến như vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang hay bãi biển Đà Nẵng được Tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh… đều nói lên sức hút của biển Việt Nam đối với du khách trong và ngoài nước. Dọc bờ biển Việt Nam đã có khoảng 125 bãi biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trên 30 bãi biển đã được đầu tư và khai thác. Trong đó, các khu vực biển có tiềm năng lớn đã đầu tư phát triển là vịnh Hạ Long - Hải Phòng - Cát Bà; Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; Vân Phong - Đại Lãnh - Nha Trang; Vũng Tàu - Long Hải - Côn Đảo; Hà Tiên - Phú Quốc; Phan Thiết - Mũi Né.     Hệ thống cơ sở lưu trú vùng ven biển không ngừng tăng lên, đặc biệt số lượng những cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên phần lớn tập trung ở các địa phương ven biển. Theo thống kê, vùng ven biển có gần 1.400 cơ sở lưu trú với trên 45.000 buồng. Đội ngũ lao động du lịch vùng ven biển hiện chiếm khoảng 65% tổng số lao động trực tiếp của cả nước. Du lịch biển Việt Nam vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch. Năm 2006, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển chiếm khoảng trên 6% trong tổng lượt khách quốc tế. Thời gian neo đậu của tàu du lịch ở các cảng chỉ từ 8 đến 24 giờ, do đó, khách không có nhiều cơ hội tham quan, giải trí mua sắm. Nguyên nhân được các chuyên gia đưa ra là hiện nay ở Việt Nam hầu hết các cảng biển là cảng hàng hóa, chưa có cảng chuyên biệt cho tàu du lịch. Nhiều cảng có trọng tải lớn không thể cập bờ và phải di chuyển khách bằng canô hoặc tàu du lịch mất nhiều thời gian, giảm hứng thú cho du khách. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền và quảng bá về du lịch biển VN lâu nay chưa được quan tâm đúng mức. Du lịch Việt Nam chưa tham gia các hội nghị, hội chợ chuyên về du lịch biển và du lịch tàu biển trên thế giới. Để ngành du lịch Việt Nam phát triển bền vững, Tổng cục Du lịch đề xuất Đề án phát triển du lịch biển, đảo mục tiêu năm 2010 và tầm nhìn 2020. Theo đó, đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% GDP cả nước, trong đó du lịch biển là khâu đột phá thứ 4 sẽ có mức đóng góp khoảng 14-15% GDP của nền kinh tế biển quốc gia. Đưa Việt Nam trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn và thân thiện hàng đầu của khu vực trong giai đoạn phát triển mới tới năm 2020. Các loại hình phát triển du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, sinh thái cộng đồng được ưu tiên phát triển trong thời gian tới, trong đó du lịch biển được coi là loại hình du lịch chủ đạo. Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng TCDL cho biết: “Việt Nam nằm trong số những nước có nhiều bãi biển và vịnh biển, đảo đẹp nhất thế giới. Các sản phẩm du lịch biển, đảo cũng thu hút lượng khách du lịch đông nhất ở Việt Nam và mang lại doanh thu du lịch cao nhất. Tuy nhiên, những gì chúng ta đang khai thác nguồn tài nguyên biển, đảo quý giá để làm du lịch hiện nay vẫn còn quá tự phát, nghèo nàn và lãng phí tài nguyên. Vì thế, cần phải có chiến lược và quy hoạch lâu dài về chủ đề này để phát triển du lịch giai đoạn tới”. Phát triển du lịch biển với các dòng sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới về du lịch nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển. Hình thành các dòng sản phẩm du lịch thể thao biển và sinh thái biển. Xây dựng mô hình làng du lịch nghỉ dưỡng biển theo tiêu chí đẳng cấp, sang trọng nhằm thu hút khách cao cấp, phát triển song song với các khu du lịch biển, ven biển khác. 2.3 Du lịch MICE MICE là cụm từ viết tắt theo các chữ cái đầu tiếng Anh của các từ: Meeting (gặp gỡ, hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention/ Conference (hội nghị/ hội thảo) và Exhibition/ Event (triển lãm, sự kiện). Như vậy, MICE tour là sự kết hợp của Meeting tour, Incentive tour, Convention tour và Exhibiton tour, hay nói cách khác, MICE tour là một loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội họp, khen thưởng, triển lãm, sự kiện được kinh doanh bởi các công ty, các doanh nghiệp du lịch có tiếng tăm, uy tín và năng lực chuyên môn cao cũng như bởi các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị có chức năng và thẩm quyền. MICE đã xuất hiện và phát triển từ lâu trên thế giới, nhưng du lịch MICE với Việt Nam lại là loại hình tương đối mới. Tuy vậy, Việt Nam được đánh giá là một “Ngôi sao đang lên”, một điểm đến mới hấp dẫn khách du lịch MICE từ khắp nơi trên thế giới. Các đặc trưng của du lịch MICE: Đối tượng khách du lịch MICE thường giữ những cương vị, địa vị quan trọng trong xã hội cũng như có tầm ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, như các nguyên thủ quốc gia, các vị lãnh đạo nhà nước, các quan chức cấp cao của chính phủ, các nhà hoạt động xã hội, thương gia....và thường gồm nhiều quốc tịch hoặc đến từ nhiều tổ chức khác nhau. Không những thế, khách du lịch MICE thường được tổ chức với số lượng đông, được đài thọ kinh phí bởi một số tổ chức, chính phủ cùng với khả năng thu nhập và chi trả cao nên họ có nhu cầu về các dịch vụ cung ứng hoàn hảo, sáng tạo, chất lượng cao. Việc tổ chức các hoạt động du lịch MICE luôn đòi hỏi tính chuyên nghiệp, khoa học và sáng tạo. Đối với bất cứ một chương trình du lịch MICE nào, các hội nghị, hội thảo, meeting, triển lãm...luôn là nội dung chủ yếu, có tầm quan trọng bậc nhất và thường có những chủ đề cụ thể, riêng biệt cũng như mục đích cần đạt tới. Bên cạnh đó, các chương trình này còn bao gồm các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng, thư giãn, ăn, nghỉ, thưởng thức văn nghệ...từ đó thỏa mãn các nhu cầu phong phú, đa dạng của các đối tượng khách. Một nét đặc trưng đáng chú ý khác là du lịch MICE thường không có mùa vụ rõ rệt. Vì thế, bên cạnh lợi nhuận khổng lồ, việc kinh doanh và phát triển du lịch MICE còn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tính mùa vụ trong hoạt động du lịch. Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để phát triển du lich MICE: Thứ nhất, trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn ra phức tạp, mất ổn định tại nhiều quốc gia và khu vực dẫn đến tâm lý không an toàn cho du khách thì Việt Nam nổi lên như một điểm đến an toàn, thân thiện trong mắt du khách quốc tế. Thứ hai, với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và các giá trị văn hóa đặc sắc mang tính truyền thống lịch sử lâu đời, cùng với các di sản thế giới đã thu hút khách du lịch thế giới đến Việt Nam ngày càng tăng trong đó có khách du lịch MICE. Thứ ba, với sự nhộn nhịp của thị trường MICE trong thời gian gần đây, các công ty kinh doanh trong ngành du lịch như các hãng lữ hành, hàng không, khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, trung tâm tổ chức hội chợ và triển lãm… đã có những bước liên kết dịch vụ để tạo ra sản phẩm du lịch trọn gói n
Luận văn liên quan