Dự thảo đề cương Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2016-2020

Nội dung trình bày I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN II. MỤC TIÊU III. CHIẾN LƯỢC THỰC HIỆN IV. MỘT SỐ NỘI DUNG

pdf24 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 2085 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự thảo đề cương Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2016-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỰ THẢO ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN CHĂM SÓC SỨC KHỎE NCT Giai đoạn 2016-2020 Hà Nội 04/9/2016 BỘ Y TẾ TỔNG CỤC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH 1 Nội dung trình bày 2 I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN II. MỤC TIÊU III. CHIẾN LƯỢC THỰC HIỆN IV. MỘT SỐ NỘI DUNG Nguồn: TCTK, Tổng Điều tra DS & Nhà ở 1979, 1989. 1999, 2009 và Điều tra Biến động DS-KHHGD, 2011 Năm 2011: Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn Già hoá dân số (NCT 65+ chiếm 7% DS) 3 Thời gian chuyển đổi từ “già hoá dân số” sang “dân số già” ở Việt Nam nhanh hơn một số nước phát triển I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN Nguồn: TCTK, Tổng Điều tra DS & Nhà ở 2009, Điều tra Quốc gia về NCT 2011  Gần 70% NCT sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp; 72,3% số NCT sống cùng với con cháu, trong khi xu hướng quy mô gia đình Việt Nam đang chuyển dần từ gia đình truyền thống sang gia đình hạt nhân. Vùng Tỷ trọng 65+/ tổng DS (%) Trung du & MN phía Bắc 6,0 ĐB sg Hồng 8,3 Bắc Trung bộ & DHMT 7,8 Tây Nguyên 4,0 Đông Nam bộ 4,7 ĐB sg Cửu Long 6,1 4 I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - Trong những năm qua, cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành y tế công tác chăm sóc CSSK NCT đã có những kết quả tích cực: + Hệ thống cơ SSKNCT bước đầu được hình thành và phát triển từ TW (BVLKTW) đến cơ sở (Trạm Y tế). + Nhiều mô hình SSK NCT ở cộng đồng hình thành và phát triển với sự vào cuộc của nhiều ngành, các đoàn thể chính trị xã hội; + NCT được hướng dẫn phòng bênh, khám sức khỏe định kỳ, được lập hồ sơ theo dõi SK; NCT 80+, NCT cô đơn, thuộc hộ chính sách và người nghèo được cấp thẻ BHYT. I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 5 - Tuy nhiên, việc tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng trong CS NCT còn hạn chế: + Mô hình y tế hướng đến cung cấp dịch vụ điều trị bệnh cấp tính + Việc cung cấp DV chuyên về lão khoa chưa nhiều (BVLKTW, các khoa lão của các BV (hiện có 49/63 Bệnh viện tỉnh/tp có khoa lão.) + Tại cộng đồng trạm y tế xã và các nhân viên xã hội chưa được đào tạo về CSSK NCT. + Chưa có nhiều mô hình chăm sóc tại cộng đồng có phù hợp; trung tâm chăm sóc SK dài hạn, chăm sóc giảm nhẹ và chăm sóc trung gian. + NCT chưa có thói quen khám sức khỏe định kỳ. I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 6 I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - Bên cạnh đó số lượng và tỷ lệ NCT tăng nhanh đang đặt ra nhiều thách thức trong CSSK NCT ở Việt Nam. - Trên thế giới nhiều Quốc gia đã chuyển đổi hệ thống y tế khi bước vào già hóa dân số. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã có khuyến nghị các quốc gia về chuyển đổi mô hình y tế thích ứng với già hóa dân số Vì vậy, việc xây dựng một đề án CSSK NCT ở Việt Nam là hết sức cấp thiết. Đề án sẽ đặt ra các mục tiêu, giải pháp và các hoạt động cụ thể nhằm nâng cao chất lượng, thu hẹp khoảng cách tiếp cận DVCSSKNCT của NCT phù hợp với tốc độ già hóa dân số , định hướng phát triển công tác Y tế/Dân số; và Chương trình hành động QG về NCT VN 2012-2020. 7 II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu tổng quát Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe NCT thích ứng với giai đoạn già hóa dân số góp phần thực hiện Chương trình hành động quốc gia NCT, Chiến lược Dân số/SKSS, Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đến năm 2020. 8 2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Tạo môi trường xã hội đồng thuận thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi 2.2. Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng và gia đình được đẩy mạnh 2.3. Năng lực thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại các cơ sở y tế được nâng cao II. MỤC TIÊU 9 3. Các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020 Chỉ tiêu 1: Đối với NCT, 100% NCT được: - Khám sức khỏe định kỳ 01lần/năm; - Lập hồ sơ theo dõi sức khỏe và khi ốm đau được hưởng chăm sóc sức khỏe của gia đình, cộng đồng; - Ưu tiên khi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế; - Không có khả năng đến cơ sở y tế được khám chữa bệnh tại nhà; - Cung cấp thông tin, kiến thức về hướng dẫn rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe, kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khỏe. (chỉ tiêu CTHDQGNCT2012-2020) Chỉ tiêu 2 Đối với Lãnh đạo Đảng chính quyền, ban ngành đoàn thể, 100% được được cung cấp thông tin về già hóa dân số, chăm sóc sức khỏe và phát huy NCT. II. MỤC TIÊU 10 3. Các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020 Chỉ tiêu 3: Ban hành các quy định của Bộ y tế về: - Đưa nội dung chăm sóc sức khỏe cho NCT vào nội dung trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; - Hướng dẫn thành lập các cơ sở khám, điều trị (Bệnh viện Lão khoa, Khoa Lão và Phòng khám lão khoa); - Hướng dẫn thành lập cơ sở chăm sóc sức khỏe cho NCT (gồm cả công lập và tư nhân) - Và một số văn bản hỗ trợ CSSKNCT. Chỉ tiêu 4: - 90% số bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa (trừ bệnh viện chuyên khoa nhi), bệnh viện y học cổ truyền có quy mô 50 giường bệnh kế hoạch trở lên có buồng khám bệnh riêng cho người cao tuổi, có giường bệnh điều trị nội trú cho người cao tuổi; - 100% bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp tỉnh (trừ chuyên khoa nhi có khoa lão khoa. II. MỤC TIÊU 11 3. Các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020 Chỉ tiêu 5: 50 % số trạm y tế xã xây dựng và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho NCT (bao gồm cả cơ sở chăm sóc). Chỉ tiêu 6: 50% số xã phường thành lập và duy trì CLB có nội dung chăm sóc sức khỏe, 70% người cao tuổi trên địa bàn được tham gia. Chỉ tiêu 7: Thành lập đưa vào hoạt động ít nhất 03 Trung tâm chăm sóc sức khỏe NCT tập trung ở ba miền bắc, trung, nam. II. MỤC TIÊU 12 1. 1. Vận động chính sách và hỗ trợ cho việc phát triển nhân lực, kỹ thuật và tài chính trong chăm sóc NCT: * Đầu tư ưu tiên mở rộng hệ thống trang thiết bị lão khoa,đặc biệt tại địa phương; * Phát triển các chương trình/khóa đào tạo chuyên sâu về lão khoa tại các trường đại học/cao đẳng y khoa; * Mở rộng hỗ trợ an ninh xã hội cho người cao tuổi (dưới 80) và những người thuộc hộ nghèo; *Hỗ trợ hơn nữa việc mở rộng độ bao phủ về bảo hiểm y tế dành cho người cao tuổi; 1. CẤP QUỐC GIA 4 – CÁC ĐỀ XUẤT III. CHIẾN LƯỢC THỰC HIỆN 1. 2. Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ từ cấp cao hơn đến thấp hơn: * Phát triển các chương trình đào tạo liên tục về kỹ năng CSSK NCT và các lĩnh vực có liên quan cho cán bộ y tế; * Khuyến khích các hoạt động giám sát hỗ trợ từ từ tuyến trên xuống tuyến dưới; * Phát triển và phổ biến những hướng dẫn kỹ thuật cho những người tham gia tại tuyến dưới; * Phát triển đào tạo điện tử (e-Learning) để cập nhật các kiến thức và chuyên môn mới cho người thực hiện ở tuyến dưới. 1. CẤP QUỐC GIA 4 – CC ĐỀ XUẤT III. CHIẾN LƯỢC THỰC HIỆN 1. 3. Tăng cường các hoạt động truyền thông về chăm sóc và sức khỏe người cao tuổi thông qua thông tin đại chúng, hội nghị quốc gia * Xu hướng và sự bất bình đẳng trong chăm sóc người cao tuổi; * Sự cần thiết và nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đặc biệt ở nhóm thiếu thuận lợi; * Độ bao phủ hiện nay và độ bao phủ dự kiến, tính hiệu quả, vấn đề bất bình đẳng và chất lượng của các mô hình chăm sóc sức khỏe NCT; * Sự thiếu xót, đầu tư tiềm năng và các bài học thành công để mở rộng mô hình và mạng lưới chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; 1. CẤP QUỐC GIA 4 – CÁC ĐỀ XUẤT III. CHIẾN LƯỢC THỰC HIỆN 1.4 . Vận động hợp tác, đối tác và sự tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: * Đẩy mạnh các hợp tác trong và ngoài nước; * Khuyến khích hợp tác từ đối tác tư nhân; * Các hoạt động vận động xã hội khác; 1. CẤP QUỐC GIA III. CHIẾN LƯỢC THỰC HIỆN 2.1. Khuyến khích các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện: * Nâng cao sức khoẻ và dự phòng bệnh tật * Theo dõi, giám sát, điều trị bệnh * Phục hồi chức năng * Dưỡng sinh, vệ sinh, vận động; * Thư giãn, giao tiếp và chăm sóc khác 2. CẤP ĐỊA PHƯƠNG III. CHIẾN LƯỢC THỰC HIỆN 2.2. Hình thành các dịch vụ chăm sóc sức khỏe lồng ghép : * Đối với cá nhân: Một người chăm sóc có thực hiện các kỹ năng chăm sóc khác nhau * Đối với trang thiết bị: Một trung tâm chăm sóc sức khỏe có thể cung cấp hai hoặc nhiều các gói dịch vụ * Chương trình: Một chương trình ban đầu có thể thực hiện kết hợp các phương pháp can thiệp khác nhau 2. CẤP ĐỊA PHƯƠNG III. CHIẾN LƯỢC THỰC HIỆN 2.3. Nâng cao năng lực cho đối tác tại địa phương, đặc biệt trong: * Các kỹ năng điều phối, làm việc trong mạng lưới, hợp tác, giao tiếp, giám sát và đánh giá (M&E) trong hệ thống; * Các kỹ năng chăm sóc với công cụ và tinh thần nhiều hơn so với các chức năng chăm sóc cơ bản hàng ngày; * Các kỹ năng quản lý các bệnh không lây nhiễm, tư vấn và nâng cao sức khỏe để thực hiện chữa trị và dự phòng; * Các kỹ năng hướng dẫn thực hành thư giãn/luyện tập thể chất, trao đổi văn hóa cho các cộng tác viên; 2. CẤP ĐỊA PHƯƠNG III. CHIẾN LƯỢC THỰC HIỆN 2.4. Tăng cường nguồn hỗ trợ tài chính/kỹ thuật: * Khuyến khích sự chú ý & chỉ đạo của các nhà chức trách địa phương và sự tham gia của các tổ chức địa phương; * Khuyến khích tham gia của các cơ quan kỹ thuật địa phương (bệnh viện, trung tâm dự phòng, các trường y); * Vận động hỗ trợ từ gia đình và sự đóng góp của các tổ chức nhân đạo; 2. CẤP ĐỊA PHƯƠNG III. CHIẾN LƯỢC THỰC HIỆN 1.1. Hướng dẫn các kỹ năng tự chăm sóc cá nhân cho người cao tuổi có it khả năng độc lập trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày; 1.2. Đào tạo thành viên chăm sóc trong gia đình các kỹ năng cơ bản về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (ADL). 1.3. Đào tạo các kỹ năng cho các công tác viên & tình nguyện viên cung cấp các dịch vụ chăm sóc tại nhà cho người cao tuổi sống một mình hoặc thiếu sự chắm sóc từ gia đình; 1.4. Tổ chức các chuyến thăm hỏi & khám chữa bệnh cho người cao tuổi tàn tật bị ốm yếu, theo yêu cầu (ngoài giờ làm việc); 1. NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHĂM SÓC TẠI NHÀ IV. MỘT SỐ NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NCT TẠI CỘNG ĐỒNG 2.1. Nâng cao năng lực cán bộ của trung tâm y tế xã: các kỹ năng tư vấn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.; 2.2. Tăng cường kết hợp lồng ghép chương trình quản lý các bệnh không lây truyển (NCD) tại trung tâm y tế xã (CHC) với các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; 2.3. Tổ chức các câu lạc bộ người cao tuổi nâng cao sức khỏe, giải trí, trao đổi văn hóa xã hội tại địa phương; 2. 4. Cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật để thành lập trung tâm chăm sóc sức khỏe theo ngày hoặc trung tâm điều dưỡng,những nơi mà có thể; 2. TĂNG CƯỜNG CSSK DỰA VÀO TRUNG TÂM IV. MỘT SỐ NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NCT TẠI CỘNG ĐỒNG 3.1. Khuyến khích khám bệnh định kỳ cho người cao tuổi; 3.2. Tăng cường các hoạt động tư vấn/giáo dục sức khỏe và các giao tiếp xã hội tại cộng đồng; 3. ĐẨY MẠNH PHƯƠNG PHÁP MỞ RỘNG IV. MỘT SỐ NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NCT TẠI CỘNG ĐỒNG 4. KHUYẾN KHÍCH PHƯƠNG PHÁP MẠNG LƯỚI 4.1. Tạo điều kiện thành lập các nhóm chuyên môn hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: * Các nhóm người cao tuổi tự chăm sóc; * Các nhóm tình nguyện viên chăm sóc người cao tuổi; * Các nhóm cộng tác viên hoặc gia đình người cao tuổi; 4.2. Thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức cộng động/xã hội và các thành viên của họ trong chăm sóc người cao tuổi; Hà Nội, 9/2016 24
Luận văn liên quan