Dùng phương pháp Dupont để phân tích ROE của Ngân hàng TMCP À Châu trong 3 năm Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động ROE của Ngân Hàng

Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu, ROE ROE = Trong tất cả các mục tiêu mà doanh nghiệp nhắm tới thì mục tiêu tạo ra lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu doanh nghiệp là quan trọng nhất. Để đánh giá hiệu quả thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp người ta sử dụng chỉ tiêu tỉ suất thu hồi vốn chủ sở hữu. Tỉ suất thu hồi vốn chủ sở hữu được đo bằng lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này phản ánh trong một trăm đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp thì tạo ra được bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu Đây là chỉ số tài chính quan trọng nhất và thiết thực nhất đối với chủ sở hữu

doc15 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 14213 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dùng phương pháp Dupont để phân tích ROE của Ngân hàng TMCP À Châu trong 3 năm Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động ROE của Ngân Hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DUPONT 1. Một số chỉ tiêu đánh giá tài chính của ngân hàng 1.1. Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu, ROE ROE =  Trong tất cả các mục tiêu mà doanh nghiệp nhắm tới thì mục tiêu tạo ra lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu doanh nghiệp là quan trọng nhất. Để đánh giá hiệu quả thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp người ta sử dụng chỉ tiêu tỉ suất thu hồi vốn chủ sở hữu. Tỉ suất thu hồi vốn chủ sở hữu được đo bằng lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này phản ánh trong một trăm đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp thì tạo ra được bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu Đây là chỉ số tài chính quan trọng nhất và thiết thực nhất đối với chủ sở hữu 1.2. Tỷ suất thu hồi tài sản, ROA ROA =  Tỉ suất thu hồi tài sản được đo bằng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chia cho tổng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong một trăm đồng vốn đầu tư vào daonh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Chỉ tiêu này so với doanh nghiệp khác càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời lớn, tiềm năng cao. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá xem doanh nghiệp hoạt động hiệu quả đến đâu. 1.3. Tỷ suất lợi nhuận biên, ROS Công thức: ROS =  Lợi nhuận biên là tỉ số so sánh thu nhập trên một đồng doanh thu, nó được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu. Chỉ tiêu này thể hiện mối liên quan giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai yếu tố có liên quan mật thiết với nhau, doanh thu thể hiện vai trò và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, và lợi nhuận thể hiện chất lượng hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Tỉ suất này thể hiện hiệu quả và vai trò của doanh nghiệp. Ý nghĩa của chỉ tiêu này cho biết trong một trăm đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận cho chủ sở hữu. ROS là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp luôn phải tìm cách tăng chỉ số này. 1.4. Vòng quay TTS (VQTTS) Vòng quay TTS =  Với việc phân tích chi tiết từng thành phần tài sản cho ta thấy được từng thành phần tài sản và khả năng luân chuyển của tài sản. Chi tiêu vòng quay tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh tổng quát phản ánh khả năng luân chuyển của toàn bộ tài sản. Nó cho biết một đồng tài sản góp phần tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử dụng của tổng tài sản càng tăng, nếu sức sản xuất của tổng tài sản càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tổng tài sản giảm. Vòng quay TTS cao chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Vòng quay TTS cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao Vòng quay TTS thấp là do yếu kém trong quản lý TSCĐ, quản lý tiền mặt, quản lý khoản phải thu, chính sách bán chịu, quản lý vật tư, quản lý sản xuất, quản lý bán hàng. 2. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính bằng phương pháp Dupont Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. 2.1. Đẳng thức DU PONT thứ nhất : ROA =  = x  = ROS x AU Trong đó AU là số vòng quay tổng tài sản Có hai hướng để tăng ROA: Tăng ROS và VQTTS Muốn tăng ROS cần phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán. Muốn tăng VQTTS cần phấn đấu tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán và tăng cường các hoạt động xúc tiến bán. 2.2. Đẳng thức DU PONT thứ hai ROE = =x = ROA x EM Trong đó EM là hệ số nhân vốn Có hai hướng để tăng ROE: Tăng ROA và tăng tỷ số TTS / VCSH (đòn bảy tài chính) Muốn tăng ROA cần làm theo đẳng thức Du Pont 1 Muốn tăng tỷ số TTS/VCSH cần phấn đấu giảm VCSH và tăng nợ. Đẳng thức này cho thấy tỷ số nợ càng cao lợi nhuận của chủ sở hữu càng cao Đương nhiên khi tỷ số nợ tăng thì rủi ro cũng sẽ tăng 2.3. Đẳng thức DU PONT tổng hợp: ROE =  = xx = ROS x AU x EM = ROA x EM = Tỷ suất lợi nhuận biên x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Đòn bảy tài chính Trong đó EM là hệ số nhân vốn AU là số vòng quay tổng tài sản ROE phụ thuộc vào 3 nhân tố: ROS (tỷ suất lợi nhuận biên) ROA (hiệu suất sử dụng tổng tài sản) - Tỷ số TTS/VCSH (đòn bảy tài chính). Các nhân tố này có thể ảnh hưởng trái chiều nhau đối với ROE Một số biện pháp làm tăng ROE như sau:              - Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.              - Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.               - Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.             Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị DN thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiêu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp. PHẦN II : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG Á CHÂU VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ROE CỦA NGÂN HÀNG TRONG 3 NĂM : 2007 – 2008 - 2009 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG Á CHÂU 1. Bối Cảnh Thành Lập : Pháp lệnh về Ngân hàng nhà nước và Pháp lệnh về ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, GIấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. 2. Tầm Nhìn Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB 3.Chiến Lược : Cơ Sở Cho Việc Xây Dựng Chiến Lược Hoạt Động Qua Các Năm Là:Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng. Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững.Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh, có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo của ngành ngân hàngViệtNam. Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả. Xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt. ACB đang từng bước thực hiện chiến lược tăng trưởng ngang và đa dạng hóa. Chiến Lược Tăng Trưởng Ngang: Thể Hiện 3 Hình ThứcTăng trưởng thông qua mở rộng hoạt động: hiện nay trên phạm vi toàn quốc, ACB đang tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối tại thị trường mục tiêu, khu vực thành thị Việt Nam, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới để cung cấp cho thị trường đang có và thị trường mới trong tình hình yêu cầu của khách hàng ngày càng tinh tế và phức tạp. Ngoài ra, khi điều kiện cho phép,ACB sẽ mở văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ. Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh với các đối tác chiến lược: hiện nay, ACB đã xây dựng được mối quan hệ với các định chế tài chính khác, ví dụ như các tổ chức thẻ quốc tế (Visa, Master Card), các công ty bảo hiểm (Prudential, AIA, Bảo Việt, Bảo Long), chuyển tiền Western Union, các ngân hàng bạn (Banknet), các đại lý chấp nhận thẻ, đại lý chi trả kiều hối, v.v… Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, ACB đang quan hệ hợp tác với các định chế tài chính và doanh nghiệp khác để cùng nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài chính mới và ưu việt cho khách hàng mục tiêu, mở rộng hệ thống kênh phân phối đa dạng. Đặc biệt, ACB đã có một đối tác chiến lược là Ngân hàng Standard Chartered, một ngân hàng nổi tiếng về các sản phẩm của ngân hàng bán lẻ. ACB đang nỗ lực tham khảo kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cũng như công nghệ của các đối tác để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cho quá trình hội nhập. Tăng trưởng thông qua hợp nhất và sáp nhập: ACB ý thức là cần phải xây dựng năng lực tiếp nhận đối với loại tăng trưởng không cơ học này và thực hiện chiến lược hợp nhất và sáp nhập khi điều kiện cho phép. Chiến Lược Đa Dạng Hóa Đa dạng hóa là một chiến lược tăng trưởng khác mà ACB quan tâm thực hiện, ACB đã có Công ty chứng khoán (ACBS), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (ACBA), đang chuẩn bị thành lập Công ty Cho thuê tài chính và Công ty Quản lý quỹ. Với vị thế cạnh tranh đã được thiết lập khá vững chắc trên thị trường, trong thời gian sắp tới, ACB có thể xem xét thực hiện chiến lược đa dạng hóa tập trung để từng bước trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện thông qua các hoạt động sau đây: Cung cấp và tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm để phối hợp cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng. Nghiên cứu thành lập công ty thẻ (phát triển từ trung tâm thẻ hiện nay), công ty tài trợ mua xe Nghiên cứu khả năng thực hiện hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư. Tuy ACB đã khẳng định được mình nhưng luôn nhận thức rằng thách thức vẫn còn phía trước và phải nỗ lực rất nhiều, đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện các chương trình trợ giúp kỹ thuật, các dự án nâng cao năng lực hoạt động, hướng đến áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế để có khả năng cạnh tranh và hội nhập khu vực thành công. Do vậy, từ năm 2005, ACB đã bắt đầu cùng các cổ đông chiến lược xây dựng lại chiến lược mới. Đó là chương trình Chiến lược 5 năm (2006-2011) và tầm nhìn 2015.  Để thực hiện các chiến lược đã đề ra, ACB luôn luôn tìm kiếm nhân tài để bổ sung cho nguồn nhân lực hiện tại. Nếu bạn tự tin vào năng lực bản thân, chúng tôi mời bạn tham gia vào đội ngũ những người tạo nên sự thành công của ACB. II. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ROE CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU Phân tích tỉ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE) Công thức: ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu Từ số liệu thực tế ta có: BẢNG 1: PHÂN TÍCH TỈ SUẤT THU HỒI VỐN CHỦ SỞ HỮU 2007-2008-2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu  2007  2008  2009  Chênh lệch 08-07  Chênh lệch 09-08   Lợi nhuận sau thuế  1,760,008  2,210,682  2,201,204  450,674  25.61%  -9,478  -0.43%   Vốn chủ sở hữu bình quân  3,955,918  7,012,159  8,936,378  3,056,241  77.26%  1,924,219  27.44%   ROE  44.49%  31.53%  24.63%   -12.96%   -6.89%   Nguồn: Ngân hàng Á Châu  Nguồn: Ngân hàng Á Châu Qua bảng phân tích trên ta thấy ROE của Ngân hàng Á châu năm 2009 là 24,63%. Chỉ tiêu này cho thấy trong 100 đồng lãi có 24.63 đồng là của chủ sở hữu. Chỉ số này giảm 6.89% so với cùng kì năm 2008. ROE của năm 2008 giảm 12.96% so với cùng kỳ năm 2007, điều này cho thấy trong suốt 3 năm từ 2007 đến 2009 tình hình kinh doanh cua ngân hàng đang đi xuống. Phân tích tỉ suất thu hồi tài sản Công thức: ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu) x ( Doanh thu / Tổng tài sản bình quân) = ROS x Vòng quay tổng tài sản Chỉ tiêu ROA phụ thuộc vào hai nhân tố: Doanh lợi doanh thu Vòng quay tổng tài sản Từ số liệu thực tế ở ngân hàng qua 3 năm ta có: BẢNG 2: PHÂN TÍCH TỈ SUẤT THU HỒI TÀI SẢN 2007 – 2008 - 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu  2007  2008  2009  Chênh lệch 08-07  Chênh lệch 09-08   Lợi nhuận sau thuế  1,760,008  2,210,682  2,201,204  450,674  25.61%  -9,478  -0.43%   Tổng tài sản bình quân  65,018,360  95,348,906  136,593,589  30,330,546  46.65%  41,244,683  43.26%   ROA  2.71%  2.32%  1.61%  -0.39%   -0.71%    Nguồn:Ngân hàng Á Châu  Tỉ suất thu hồi tài sản của ngân hàng năm 2009 là 1.67% giảm 0.71% so với cùng kỳ năm 2008 và ROA cua năm 2008 giảm 2.71% so với năm 2007. Xét trong cả 3 năm thi ROA của năm 2008 là cao nhất (2.32%), điều này phù hợp với tốc độ tăng trưởng của toàn ngành và của cả nước. Mặc dù tổn tài sản bình quân tăng đều qua 3 năm song lợi nhuận sau thuế giảm mạnh hơn tốc độ tăng của tài sản do vậy kéo theo sự đi xuống của chỉ tiêu ROA. Phân tích tỷ suất lợi nhuận biên, ROS Công thức: ROS = Lợi nhuận sau thuế / Doanh Thu Theo số liệu thực tế tại công ty ta có: BẢNG 3: PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN BIÊN Đơn vị tính: Triệuđồng Chỉ tiêu  2007  2008  2009  Chênh lệch 08-07  Chênh lệch 09-08   Lợi nhuận sau thuế  1,760,008  2,210,682  2,201,204  450,674  25.61%  -9,478  -0.43%   Doanh thu  7,042,078  12,773,133  12,549,298  5,731,055  81.38%  -223,835  -1.75%   ROS  24.99%  17.31%  17.54%  -7.69%   0.23%    Nguồn:Ngân hàng Á Châu Qua bảng và đồ thị ta thấy, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng 25.61% từ năm 2007 sang 2008 và doanh thu tăng 81.38%, doanh thu tăng cao gấp gần 4 lần tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên sang năm 2009, cả doanh thu và lợi nhuận đều, lợi nhuận giảm 0.43%, doanh thu giảm 1.75%, khiến cho tỉ suất lợi nhuận biên giảm 0.23%. Điều này cho thấy trong 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận của doanh nghiệp giảm 0,23 đồng. Nguyên nhân là do mức tăng chi phí cao hơn so với mức tăng tăng doanh thu.  Vòng quay tổng tài sản Công thức: Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân Từ công thức trên ta có: BẢNG 4: PHÂN TÍCH VÒNG QUAY TỔNG TÀI SẢN 2007-2008-2009 Đơn vị tính: Triệuđồng Chỉ tiêu  2007  2008  2009  Chênh lệch 08-07  Chênh lệch 09-08   Tổng tài sản đầu kì  44,645,039  85,391,681  105,306,130  40,746,642  91.27%  19,914,449  23.32%   Tổng tài sản cuối kì  85,391,681  105,306,130  167,881,047  19,914,449  23.32%  62,574,917  59.42%   Doanh thu thuần  6,405,118  12,083,988  11,899,175  5,678,870  88.66%  -184,813  -1.53%   Tổng tài sản bình quân  65,018,360  95,348,906  136,593,589  30,330,546  46.65%  41,244,683  43.26%   Vòng quay tổng tài sản  0.10  0.13  0.09  0.03  28.65%  -0.04  -31.26%   Nguồn:Ngân hàng Á Châu Qua bảng phân tích ta thấy, vòng quay tổng tài sản của công ty vào ở năm 2008 là 0.13 vòng cho thấy cứ 1 đồng tài sản của ngân hàng sinh ra được 0.13 đồng doanh thu, tăng 0.03 vòng so với năm 2007.Ở năm 2009 chỉ tiêu này chỉ đạt 0.09 vòng giảm 0.04 đồng so với 2008. Nhìn vào tổng thể vòng quay tổng tài sản đi xuống, mặc dù doanh thu thuần tăng.  Nguyên nhân chủ yếu là do hiệu quả sử dụng tài sản cố định giảm. Vòng quay tổng tài sản thấp là do khâu quản lý tài sản cố định, tiền mặt, phải thu, chính sách cho vay chưa tốt. III. PHÂN TÍCH TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU BẰNG PHƯƠNG PHÁP DUPONT Phân tích tổng hợp tài chính là đánh giá tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, nhà phân tích có thể thực hiện. Đẳng thức Dupont của phân tích tài chính là một công cụ tốt cho phép phân tích trực quan các số liệu tài chính như tỉ suất thu hồi tài sản hay tỉ suất đầu tư. Đẳng thức sử dụng ROA, ROE như là một cách chính để đo lường hiệu quả. Đẳng thức Du pont thứ nhất ROA = Lãi ròng / Tổng tài sản = (Lãi ròng / Doanh thu) :(Doanh thu / Tổng Tài sản) = ROS x Số vòng quay tổng tài sản Từ công thức trên ta thấy có hai hướng để tăng ROA là tăng ROS và số vòng quay tổng tài sản. Muốn tăng ROS cần phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán. Muốn tăng số vòng quay tổng tài sản cần phấn đấu tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán và tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng. Từ số liệu thực tế ta có: ROA = ROS x Số vòng quay tổng tài sản BẢNG 5: PHÂN TÍCH TỔNG HỢP ROA 2007-2008-2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu  2007  2008  2009  Chênh lệch 08-07  Chênh lệch 09-08   ROS  24.99%  17.31%  17.54%  -7.69%  0.23%   Số vòng quay tổng tài sản  0.10  0.13  0.09  0.03  -0.04   ROA  2.71%  2.32%  1.61%  -0.002687  -0.00665   Qua việc phân tích Dupont ta thấy có hai yếu tố ảnh hướng đến ROA đó là ROS và số vòng quay tổng tài sản. Bằng phân tích thay thế liên hoàn, ta xem xét ảnh hưởng của các yếu tố trên tới ROA. Ta có: ROA2007 = ROS2007 x VQTTS2007 ROA2008 = ROS2008 x VQTTS2008 ROA2009 = ROS2009 x VQTTS2009 * Xét trong 2 năm 2007 và 2008: Mức độ ảnh hưởng của hệ số vòng quay tổng tài sản đến ROA của năm 2008: ảnh hưởng của nhân tố này đến ROA được xác định trong điều kiện là ROS và VQTTS ở năm 2007: ∆ROA1 = ROS2007xVQTTS2008 – ROS2007xVQTTS2007 = ROS2007x∆VQTTS = 24.99%x (0.13 - 0.10) = 24.99%x0.03 = 0.007053 Từ kết quả trên cho thấy nhân tố vòng quay tổng tài sản tăng từ 0.10 năm 2007 lên 0.13 năm 2008 làm cho ROA năm 2008 tăng lên 0.007053. Mức độ ảnh hưởng của ROS tới ROA: ∆ROA2= VQTTS2008xROS2008 – VQTTS2008xROS2007 = VQTTS2008x(ROS2008-ROS2007) = 0.13x((17.31% - 24.99%) = -0.00974 Ta thấy rằng nhân tố ROS giảm 7.69% làm cho ROA giảm 0.00974. Tổng hợp hai nhân tố ảnh hưởng tởi ROA ta có: ∆ROA = ∆ROA1 + ∆ROA2 = 0.007053+ (-0.00974) = -0.002687 Như vậy nguồn gốc làm giảm lợi nhuận là do ROS. Do đó cần có hướng cải thiện ROS trong năm tới để có được ROA cao hơn * Xét trong 2 năm 2008 và 2009: - Xét mức độ ảnh hưởng của vòng quay tổng tài sản đến ROA năm 2009, được xác định trong điều kiện ROS và VQTTS ở năm 2008 ∆ROA1 = ROS2008xVQTTS2009 – ROS2008xVQTTS2009 = ROS2008x∆VQTTS = 17.31%x (0.09 - 0.13) = 17.31%x(-0.04) = -0.006857 Từ kết quả trên cho thấy nhân tố vòng quay tổng tài sản giảm từ 0.13 năm 2008 xuống 0.09 năm 2009 làm cho ROA năm 2009 giảm 0.006857 .- Mức độ ảnh hưởng của ROS tới ROA ∆ROA2= VQTTS2009xROS2009 – VQTTS2009xROS2008 = VQTTS2009x(ROS2009-ROS2008) = 0.09x(17.54% - 17.31%) = 0.000207 Ta thấy rằng nhân tố ROS tăng 0.23% làm cho ROA tăng 0.000207. Tổng hợp hai nhân tố ảnh hưởng tởi ROA ta có: ∆ROA = ∆ROA1 + ∆ROA2 = -0.006857+ 0.000207 = -0.00665 Như vậy nguồn gốc làm giảm lợi nhuận là do VQTTS giảm từ năm 2008 sang 2009. Do đó cần có hướng cải thiện VQTTS để có được ROA cao hơn Đẳng thức Du pont thứ hai ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản) x (Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu) = ROA x EM Trong đó: EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu Từ công thức trên ta thấy có hai hướng để tăng ROE: tăng ROA và hệ số nhân vốn. Muốn tăng ROA cần làm theo đăng thức Dupont thứ nhất. Muốn tăng tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu cần phấn đấu giảm vốn chủ sở hữu và tăng nợ. Đẳng thức này cho thấy tỉ số nợ càng cao thì lợi nhuận của chủ sở hữu càng cao, tuy nhiên khi chỉ số nợ tăng thì rủi ro cũng sẽ tăng. Bảng 6: PHÂN TÍCH TỔNG HỢP ROE THEO ĐẲNG THỨC DUPONT II Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu  2007  2008  2009  Chênh lệch 08-07  Chênh lệch 09-08   Tổng tài sản bình quân  65,018,360  95,348,906  136,593,589  30,330,546  41,244,683   Nguồn VCSH bình quân  3,955,918  7,012,159  8,936,378  3,056,241  1,924,219  
Luận văn liên quan