Đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới và ý nghĩa của nó đối với nước ta hiện nay

Vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng và dần bị sụp đổ. Bên cạnh đó, khoa học công nghệ hiện đại đã và đang tác động đến tất cả quốc gia dân tộc với mức độ khác nhau. Các quốc gia trong cộng đồng thế giới đều điều chỉnh chính sách đối ngoại để phù hợp với tình hình mới. Trong bối cảnh quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối ngoại, thế hai cực bị phá hoại, từ đó làm nảy sinh xu hướng đa dạng hóa, đa phương hóa trong quá trình toàn cầu hóa, phát triển và phụ thuộc lẫn nhau. Việt Nam nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và ASEAN là khu vực phát triển kinh tế năng động với tốc độ cao, chính trị tương đối ổn định. Là một bộ phận hợp thành đường lối đổi mới của Đảng, đường lối và chính sách đối ngoại đúng đắn của Đàng và Nhà nước Việt Nam đã cho phép khai thác có hiệu quả các nhân tố quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch hòng phá hoại thành quả cách mạng Việt Nam tiến lên. Bằng sự nhạy cảm chính trị, kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng, Đảng đề ra những giải pháp ngang tầm với những biến đổi to lớn trong nước và thế giới, tiến hành tự đổi mới để hội nhập với cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển. Trên cơ sở đổi mới chính sách đối nội đã hình thành và phát triển chính sách đối ngoại mới, giàu sức hấp dẫn đã tranh thủ được sự ủng hộ của các dân tộc trong cộng đồng thế giới hợp tác với Việt Nam. Chính vì thế sau hơn 20 năm đổi mới thế và lực của nước ta đã tăng lên đáng kể, Việt Nam đã và đang hội tụ đủ các điều kiện để đến 2020 trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

docx19 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 30816 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới và ý nghĩa của nó đối với nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN - CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN MÔN HỌC: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ TÀI: “ ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI NƯỚC TA HIỆN NAY. ” GVHD: Ths. Lê Hoài Nam Nhóm: B4.05 LHP : 211200840 TP. HCM, Tháng 06 Năm 2012 MỤC LỤC: Danh Sách Nhóm B4.05 Nguyễn Lương Công 11067901 Phan Thị Hồng Hải 11238821 Nguyễn Thị Thúy Hằng 11274791 Phạm Thanh Huy 11265761 Nguyễn Thị Hương 11270701 Nguyễn Ngọc Ái Kha 11242921 Trần Khuất Thùy Linh 10265931 Võ Quỳnh Như 11272101 Trần Thanh Thuận 11278241 Lê Nguyễn Ngọc Tịnh 11240531 NhómTrưởng Trần Thanh Thuận A- Phần Mở Đầu MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. Hiểu rõ về đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế thời kì đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế thời kì đổi mới. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Tìm kiếm nội dung trong tài liệu, trên các báo và mạng internet,… Đọc, tổng hợp và chọn lọc nội dung phù hợp đề tài. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Nghiên cứu dựa trên các tài liệu trong nước. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. Biết được nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, các thành tựu đạt được sau hơn 20 năm thực hiện đường lối, thấy được những cơ hội cũng như thách thức, hạn chế và nguyên nhân để từ đó có những thay đổi trong đường lối giúp đất nước ngày càng phát triển. LỜI MỞ ĐẦU. Vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng và dần bị sụp đổ. Bên cạnh đó, khoa học công nghệ hiện đại đã và đang tác động đến tất cả quốc gia dân tộc với mức độ khác nhau. Các quốc gia trong cộng đồng thế giới đều điều chỉnh chính sách đối ngoại để phù hợp với tình hình mới. Trong bối cảnh quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối ngoại, thế hai cực bị phá hoại, từ đó làm nảy sinh xu hướng đa dạng hóa, đa phương hóa trong quá trình toàn cầu hóa, phát triển và phụ thuộc lẫn nhau. Việt Nam nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và ASEAN là khu vực phát triển kinh tế năng động với tốc độ cao, chính trị tương đối ổn định. Là một bộ phận hợp thành đường lối đổi mới của Đảng, đường lối và chính sách đối ngoại đúng đắn của Đàng và Nhà nước Việt Nam đã cho phép khai thác có hiệu quả các nhân tố quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch hòng phá hoại thành quả cách mạng Việt Nam tiến lên. Bằng sự nhạy cảm chính trị, kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng, Đảng đề ra những giải pháp ngang tầm với những biến đổi to lớn trong nước và thế giới, tiến hành tự đổi mới để hội nhập với cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển. Trên cơ sở đổi mới chính sách đối nội đã hình thành và phát triển chính sách đối ngoại mới, giàu sức hấp dẫn đã tranh thủ được sự ủng hộ của các dân tộc trong cộng đồng thế giới hợp tác với Việt Nam. Chính vì thế sau hơn 20 năm đổi mới thế và lực của nước ta đã tăng lên đáng kể, Việt Nam đã và đang hội tụ đủ các điều kiện để đến 2020 trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. B - Phần Nội Dung: : ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỜI KỲ ĐỔI MỚI. Hoàn Cảnh Lịch Sử Và Quá Trình Hình Thành Đường Lối: Hoàn Cảnh Lịch Sử: Từ thập kỷ 80, tình hình thế giới có những biến đổi sâu sắc. + Cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động đến hầu hết các quốc gia, dân tộc. + Các nước XHCN lâm vào khủng hoảng, đến đầu năm 1990 Liên Xô sụp đổ, trật tự thế giới thay đổi. + Các nước đổi mới tư duy về sức mạnh. + Xu thế chung của thế giới là hòa bình hợp tác và phát triển. + Các nước đang phát triển rất cần mở rộng quan hệ đối ngoại để tranh thủ các nguồn lực phát triển đất nước. Quá Trình Hình Thành Xu thế toàn cầu và tác động của nó. + Tích cực: thúc đẩy phát triển sản xuất; vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý…mang lại lợi ích cho các bên tham gia; tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các quốc gia. + Tiêu cực: các nước phát triển thao túng; tạo sự bất bình đẳng quốc tế; gia tăng sự phân cực giàu nghèo. Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. + Tuy có bất ổn nhưng đây vẫn là khu vực được đánh giá khá ổn định. + Đây là khu vực có tiềm lực và khả năng về phát triển kinh tế. + Xu thế hòa bình hợp tác trong khu vực phát triển. Yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. + Phá thế bị bao vây, cấm vận. + Tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Các Giai Đoạn Hình Thành Và Phát Triển Đường Lối: Giai Đoạn 1986-1996: Xác Lập Đường Lối Đối Ngoại Độc Lập, Tự Chủ, Mở Rộng, Đa Dạng Hóa, Đa Phương Hóa Quan Hệ Quốc Tế. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng ( tháng 12-1986):  xác định rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội của bộ máy Nhà nước, nghĩa là, Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và chính sách để điều hành, quản lý nền kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô. Tháng 12/1987 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị (khóa VI) tháng 5-1988 là mốc khởi đầu của quá trình đổi mới tư duy, nhận thức và đường lối đối ngoại của Đảng ta. Nghị quyết nhận định rằng, tình trạng kinh tế yếu kém, tình thế bị bao vây về kinh tế và cô lập về chính trị sẽ thành nguy cơ lớn đối với an ninh và độc lập dân tộc. Từ đó, đề ra nhiệm vụ ra sức tranh thủ các nước anh em, bè bạn và dư luận rộng rãi trên thế giới, phân hóa hàng ngũ đối phương, làm thất bại âm mưu cô lập ta về kinh tế và chính trị; chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ trạng thái đối đầu sang đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình; ra sức lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật và xu thế quốc tế hóa cao của kinh tế thế giới, đồng thời tranh thủ vị trí tối ưu trong phân công lao động quốc tế. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng ( tháng 6/1991) đề ra chủ trương “ hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị- XH khác nhau”. Với phương châm: “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Tại Đại hội này còn thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hội nghị Trung ương 3, khóa VII (tháng 6-1992) đã ra Nghị quyết chuyên đề về công tác đối ngoại. Nghị quyết xác định rõ nhiệm vụ công tác đối ngoại, tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại, các phương châm xử lý các vấn đề quan hệ quốc tế; đề ra chủ trương mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII ( tháng 1/1994) chủ trương triển khai mạnh mẽ và đồng bộ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Giai Đoạn 1996-2008: Bổ Sung Và Phát Triển Đường Lối Đối Ngoại Theo Phương Châm Chủ Động, Tích Cực Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế. Đại hội VIII của Đảng ( tháng 6/1996) nhấn mạnh sự hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương, khóa VIII (tháng 12/1997) đề ra nghị quyết chủ trương tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp định với Mỹ, gia nhập APEC và WTO. Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001) khẳng định Đảng và Nhà nước ta tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại đó với một tinh thần mạnh mẽ hơn và một tâm thế chủ động hơn bằng tuyên bố “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Tháng 11/2001, Bộ chính trị ra Nghị quyết 7 về hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết đề ra 9 nhiệm vụ cụ thể và 6 biện pháp tổ chức thực hiện quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khóa IX (1/2004) nhấn mạnh yêu cầu chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để sớm gia nhập WTO. Đại hội X của Đảng (tháng 4-2006) đã khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”. : NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. Mục Tiêu, Nhiệm Vụ Và Tư Tưởng Chỉ Đạo: Trong văn kiện liên quan đến lĩnh vực đối ngoại đảng ta đều chỉ rõ cơ hội và thách thức của việc mở rông quan hệ quốc tế. Dựa trên cơ sở đó Đảng ta xác định mục tiêu nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo để đưa nước ta hội nhập nền kinh tế quốc tế phát triển thành một nước công nghiệp hiện đại. Cơ hội và thách thức: Cơ hội: xu thế hòa bình hợp tác cùng phát triển và xu thế toàn cầu hóa kinh tế tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng hoạt động đối ngoại hợp tác phát triển kinh tế. Thắng lợi của cuộc đổi mới đã nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế tạo thuận lợi cho mối quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế. Thách thức: phân hóa giàu nghèo, dịch bệnh tội phạm xuyên quốc gia…là những vấn đề toàn cầu gây tác động bất lợi đối với nền kinh tế nước ta. Nền kinh tế nước ta phải chịu sức ép cạnh tranh ở ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Bên cạnh đó lợi dụng toàn cầu hóa, các thế lực thù địch trong và ngoài nước gây chống phá chế độ chính trị và sự ổn định và phát triển nền kinh tế nước ta. Những cơ hội và thách thức có mối quan hệ, tác động qua lại, có thể chuyển hóa lẫn nhau. Cơ hội không tự phát huy tác dụng mà tùy thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội. Nếu biết tận dụng tốt cơ hội sẽ tạo thế và lực mới để vượt qua thách thức và tạo cơ hội lớn hơn. Không phải cơ hội tự dưng mà có do đó cần phải có sự chuẩn bị tốt và biết nắm bắt được thời cơ, xác định mục tiêu nhiệm vụ và đưa ra những tư tưởng chỉ đạo đưa đất nước phát triển. Mục tiêu đối ngoại. Lấy việc giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế- xã hội là lợi ích cao nhất của tổ quốc. Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là để tạo thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; kết hợp ngoại lực với các nguồn bên ngoài tạo thành nguồn lực bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh; phát huy vai trò nâng cao vị thế của nước ta trong quan hệ khu vực và trên trường quốc tế. Nhiệm vụ đối ngoại: Giữ vững môi trường hòa bình tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng bảo vệ Tổ quốc đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân trên toàn thế giới vì hòa bình, độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội. Tư tưởng chỉ đạo: Trong quan hệ đối ngoại, hội nhập kinnh tế quốc tế phải quán triệt đầy đủ và sâu sắc các quan điểm: Bảo đảm lợi ích của dân tộc chân chính là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiên khả năng quốc tế phù hợp với khả năng của đất nước. Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ với quốc tế, nhưng phải đấu tranh dưới hình thức và mức độ phù hợp với từng đối tác, đấu tranh để hợp tác; tránh trực tiếp đối đầu, tránh để vào thế cô lập. Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị xã hội, coi trọng quan hệ hòa bình hợp tác với khu vực; chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu. Kết hợp đối ngoại của Đảng – đối ngoại nhà nước – đối ngoại nhân dân. Xác định hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ toàn dân. Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn môi trương sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở thực hiện các cam kết gia nhập WTO, đẩy mạnh nhịp độ cải cách thể chế, cơ chế, chính sách phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và nhà nước. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của nhà nước mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân,tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đoàn kết đại dân tộc cũng chính là nhiệm vụ mục tiêu hàng đầu của Đảng và nhà nước ta trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế. “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công. ” (Hồ Chí Minh) Một Số Chủ Trương, Chính Sách Lớn Về Mở Rộng Quan Hệ Đối Ngoại, Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế: Các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương lần thứ tư, khóa X đã đề ra một số chủ trương, chính sách lớn: Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững: Phát triển quan hệ với các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế theo nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp: tận dụng các ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển; chủ động và tích cực nhưng phải hội nhập từng bước, dần dần mở cửa thị trường theo một lộ trình hợp lý. Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO: Đa dạng hóa các hình thức sở hữu, phát triển kinh tế nhiều thành phần; thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường; xây dựng các sắc thuế, công bằng, thống nhất, đơn giản, thuận tiện cho mọi chủ thể kinh doanh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước: loại bỏ nhanh các thủ tục hành chính không còn phù hợp; đẩy mạnh phân cấp gắn với tăng cường trách nhiệm và kiểm tra giám sát; thực hiện công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế: tích cực thu hút đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp điều chỉnh quy mô và cơ chế sản xuất trên cơ sở xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm và thị trường; điều chỉnh quy hoạch phát triển; phát triển nhanh các dịch vụ có giá trị gia tăng cao... Giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập: xây dựng cơ chế kiểm soát và có chế tài xử lí sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa không lành mạnh; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; tiếp thu chọn lọc các giá trị văn hóa tiên tiến và tăng cường giao lưu với các nền văn hóa bên ngoài. Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập: xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh; có phương án chống lại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại: Các hoạt động đối ngoại song phương, đa phương cần hướng mạnh vào việc phục vụ đắc lực nhiệm vụ mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; tích cực tham gia đấu tranh vì một hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế bình đẳng, công bằng, cùng có lợi. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước với các hoạt động đối ngoại: tăng cường xây dựng Đảng trong các doanh nghiệp và xây dựng công nhân trong điều kiện mới; đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, trọng tâm là cải cách hành chính. Thành Tựu Và Ý Nghĩa, Hạn Chế Và Nguyên Nhân. Thành Tựu Và Ý Nghĩa: Sau hơn 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước, Việt Nam đã và đang thực hiện đường lối mở rộng mối quan hệ đối ngoại, hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, chủ động tham gia giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu,…Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường thế giới. Phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam chủ động kí hiệp định Pari để tạo tiền đề Việt Nam thúc đẩy quan hệ với khu vực và cộng đồng quốc tế. Ngoài ra, chỉ trong một thới gian ngắn Việt Nam đã giải quyết các mâu thuẫn với các thế lực thù địch, bình thường hòa mối quan hệ với Trung Quốc (11/1991), với Mỹ (7/1995); Chính phủ Nhật cũng đã tiếp tục viện trợ cho Việt Nam (ODA). Quan hệ “đối tác chiến lược” Việt Nam - Liên bang Nga ngày càng đi vào chiều sâu với nhiều lĩnh vực hợp tác và các biện pháp lớn được hai bên thống nhất qua chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (10/08). Và quan hệ Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục được củng cố hướng tới “đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở châu Á” Quan hệ “đối tác chiến lược” Việt Nam - Ấn Độ có những bước phát triển tích cực. Giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan. Công tác biên giới, lãnh thổ đạt nhiều tiến bộ quan trọng có tính bước ngoặt. Đàm phán thành công với Malaixia về giải pháp “Gác tranh chấp, cùng khai thác”; Việt Nam và Lào, Cam-pu-chia đã ký Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới giữa ba nước; Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền theo đúng thỏa thuận. Đây là một sự kiện mang tính lịch sử trọng đại, tạo mối liên kết Việt – Trung hòa bình, vững bền, ổn định. Ngoài ra, chúng ta cũng theo dõi chặt chẽ tình hình xảy ra trên biển để kịp thời đối phó, xử lí kịp thời, bảo vệ quyền lợi của nước Việt Nam. Mở rộng mối quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. Chủ động trong các mối quan hệ song phương, chú trọng vào hiệu quả đối với các nước láng giềng và một số nước lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên Bang Nga,… đưa mối quan hệ lên mức ổn định, bền vững…Mở rộng trên cục diện “Đa phương hóa, đa dạng hóa”. Phát huy tốt mối quan hệ chính thức với các Ủy viên Thường trực của Liên Hợp Quốc, củng cố vai trò của mình với cương vị là ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Ký hiệp định khung về hợp tác EU (1995); thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược trên toàn diện Việt Nam – Trung Quốc. Mở rộng quan hệ hợp tác với 168 trên tổng số 200 nước trên thế giới. Tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế. Hiện nay , Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thành quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Việt Nam đã, đang và sẽ không ngừng tham gia vào các tổ chức kinh tế trên thế giới, từng bước đưa nền kinh tế Việt Nam lên vị trí trên trường thế giới. Và Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, lần lượt trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) , Ngân hàng thế giới (WB) , Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB); Gia nhập tổ chức ASEAN(7-1995) , Khu vực Mậu dịch tự do (AFTA); Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM); Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC); Và gần đây nhất, Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường tiếp thu khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý. Về mở rộng thị trường: Tạo dựng quan hệ thương mại với 180 quốc gia và vùng lãnh thổ ; Tiến hành xuất khẩu hàng hóa vào thị trường thế giới ; Đẩy nhanh thể chế kinh tế thị trường, hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; Từ năm 1986 – 2008 kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng khá nhanh (789 triệu USD – 62.9 tỉ USD). Trong một thời gian ngắn, nước ta đã thu hút được khối lượng lớn đầu tư nước ngoài. Đầu tư trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế , văn hóa , du lịch,…Đến 2008, vốn đầu tư nước ngoài đã đạt đến 65 tỉ USD. Gần đây, tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc của cách mạng khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức đã dẫn tới sự phát triển mang tính nhảy vọt trong xã hội, nó trở thành một xu thế tất yếu trong thời đại. Trong đà đó, Việt Nam cũn
Luận văn liên quan