Sau hiệp định Giơnevơ, cách mạng Việt Nam có nhiều thuận lợi mới nhưng cũng phải đối
phó với nhiều thử thách phức tạp:
Thuận lợi:
Hệ thống XHCN tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học - kỹ thuật, nhất là của
Liên Xô; phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển ở châu Á, chấu Phi và Mỹ La Tinh;
phong trào hòa bình dân chủ lên cao ở các nước tư bản; miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm
căn cứ địa chung cho cả nước; thế và lực của cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh hơn sau 9 năm
kháng chiến; ý chí độc lập thống nhất Tổ quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam.
Khó khăn:
Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh có âm mưa bá chủ thế giới với các
chiến lược toàn cầu phản cách mạng; thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ
trang giữa hai phe XHCN và TBCN; sự xuất hiện bất đồng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa nhất
là giữa Liên Xô và Trung Quốc; đất nước ta bị chia làm hai miền, kinh tế miền Bắc nghèo nàn và
lạc hậu, miền Nam trở thành thuộc đia kiểu mới của Mỹ và đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp
của nhân dân ta.
Một Đảng lãnh đạo hai cuộc cách mạng khác nhau ở hai miền đất n ước có chế độ chính trị
khác nhau là đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau tháng 7/ 1954. Đặc điểm tr ên và
những thuận lợi, khó khăn chính là cở sở để Đảng phân tích hoạch định đường lối chiến lược
chung cho cách mạng cả nước trong giai đoạn mới.
13 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 18973 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đường lối kháng chiến chống mỹ, cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954-1975), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
Môn: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
Đề bài thảo luận
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU
NƯỚC, THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1954-1975)
2
MỤC LỤC
1. Đường lối trong giai đoạn 1954-1964 ..................................................................................... 3
a) Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7-1954: ......................................... 3
b) Quá trình hình thành, nội dung, ý nghĩa của đường lối: .................................................. 3
Nội dung của đường lối ........................................................................................................... 4
2. Đường lối trong giai đoạn 1965-1975 ..................................................................................... 7
a) Bối cảnh lịch sử: ................................................................................................................. 7
b) Quá trình hình thành, nội dung, ý nghĩa của đường lối: .................................................. 7
3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm. ........................ 11
a) Kết quả và ý nghĩa lịch sử ................................................................................................ 11
b) Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm.............................................................. 11
Danh mục tài liệu tham khảo: ................................................................................................. 13
3
1. Đường lối trong giai đoạn 1954-1964
a) Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7-1954:
Sau hiệp định Giơnevơ, cách mạng Việt Nam có nhiều thuận lợi mới nhưng cũng phải đối
phó với nhiều thử thách phức tạp:
Thuận lợi:
Hệ thống XHCN tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học - kỹ thuật, nhất là của
Liên Xô; phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển ở châu Á, chấu Phi và Mỹ La Tinh;
phong trào hòa bình dân chủ lên cao ở các nước tư bản; miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm
căn cứ địa chung cho cả nước; thế và lực của cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh hơn sau 9 năm
kháng chiến; ý chí độc lập thống nhất Tổ quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam.
Khó khăn:
Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh có âm mưa bá chủ thế giới với các
chiến lược toàn cầu phản cách mạng; thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ
trang giữa hai phe XHCN và TBCN; sự xuất hiện bất đồng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa nhất
là giữa Liên Xô và Trung Quốc; đất nước ta bị chia làm hai miền, kinh tế miền Bắc nghèo nàn và
lạc hậu, miền Nam trở thành thuộc đia kiểu mới của Mỹ và đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp
của nhân dân ta.
Một Đảng lãnh đạo hai cuộc cách mạng khác nhau ở hai miền đất nước có chế độ chính trị
khác nhau là đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau tháng 7/ 1954. Đặc điểm trên và
những thuận lợi, khó khăn chính là cở sở để Đảng phân tích hoạch định đường lối chiến lược
chung cho cách mạng cả nước trong giai đoạn mới.
b) Quá trình hình thành, nội dung, ý nghĩa của đường lối:
Quá trình hình thành của đường lối
Yêu cầu bức thiết đặt ra cho Đảng ta sau tháng 7-1954 là phải vạch ra được đường lối
đúng đắn, vừa phù hợp với tình hình mỗi miền, tình hình cả nước, vừa phù hợp với xu thế chung
của thời đại.
Tháng 9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách
mới của Đảng. Nghị quyết đã chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của tình hình trong lúc cách mạng
Việt Nam bước vào một giai đoạn mới là: từ chiến tranh chuyển sang hoà bình; nước nhà tạm
chia làm hai miền; từ nông thôn chuyển vào thành thị; từ phân tán chuyển sang tập trung.
Tại Hội nghị lần thứ bảy (tháng 3-1955) và lần thứ tám (tháng 8-1955) Trung ương Đảng
nhận định: Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn
thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy
mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam.
4
Tháng 12-1957, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, đường lối tiến hành đồng thời hai
chiến lược cách mạng được xác định: “Mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng của toàn Đảng, toàn dân
ta hiện nay là: Củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục đấu tranh
để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hoà bình”.
Tháng 1-1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 họp bàn về cách mạng miền Nam. Sau
nhiều lần họp và thảo luận, Ban Chấp hành Trung ương đã ra nghị quyết về cách mạng miền
Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn, chẳng những đã mở đường cho
cách mạng miền Nam tiến lên, mà còn thể hiện rõ bản lĩnh độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng ta
trong những năm tháng khó khăn của cách mạng.
Đại hội lần thứ III của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960, đã hoàn
chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1954-1964.
Nội dung của đường lối
Nhiệm vụ chung: “tăng cường đoàn kết dân tộc, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình,
đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập dân chủ, xây dựng
một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần
tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới”.1
Nhiệm vụ chiến lược: Một là, tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc2.
Trong niềm vui miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung
ương Đảng chuẩn bị trở về Thủ đô. Ngày 19-9-1954, Người về thăm Đền Hùng, gặp gỡ và nói
chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô. Người căn
dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Người nêu những nhiệm vụ trước mắt của nhân dân ta là kiên quyết thi hành hiệp định
đình chiến, khôi phục kinh tế, củng cố quốc phòng, tiếp tục cải cách ruộng đất, thực hiện người
cày có ruộng…“nhằm củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ
trong cả nước”. Về đối ngoại, Người nêu lên chính sách của Đảng và Nhà nước ta là tán thành 5
nguyên tắc chung sống hoà bình, lấy đó làm cơ sở để xây dựng và phát triển mối quan hệ với các
nước láng giềng Lào, Miên và các nước Đông Nam Á khác. Với nước Pháp, cố gắng lập lại mối
quan hệ kinh tế và văn hoá trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên đều có lợi, đoàn kết với nhân dân
Pháp và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng tập trung lãnh đạo củng cố
miền Bắc về mọi mặt, vì “Miền Bắc là nền tảng, là gốc rễ lực lượng đấu tranh của toàn dân ta”.
Trong việc khôi phục kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh trước hết phải khôi phục và nâng
cao sản xuất nông nghiệp. Người đã phát động phong trào thi đua sản xuất và tiết kiệm mùa xuân,
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.18, tr.772.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.21, tr.916.
5
kêu gọi cấy lúa xuân, trồng các loại hoa màu ngắn ngày để cứu đói. Để đẩy mạnh phát triển nông
nghiệp, thì phải tiếp tục thực hiện “người cày có ruộng”, vì vậy Đảng và Chính phủ đã quyết định
tiến hành cải cách ruộng đất đợt 5, đợt cuối cùng của cuộc đấu tranh xoá bỏ giai cấp phong kiến ở
miền Bắc. Sau gần nửa năm tiến hành khẩn trương và gian khổ, cải cách ruộng đất đợt 5 đã căn
bản hoàn thành ở đồng bằng, trung du và 280 xã miền núi. Thắng lợi đó đã “mở đường cho đồng
bào nông thôn ta xây dựng cuộc đời ấm no, góp phần xứng đáng vào công cuộc khôi phục và phát
triển kinh tế, củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh để đấu tranh thực hiện thống nhất nước
nhà”. Tuy nhiên trong quá trình này đã xảy ra những sai lầm cơ bản về nhận thức, đường lối,
nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Những sai lầm này đã ảnh hưởng lớn đến công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nói riêng và cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước nói chung.
Song song với việc phát triển nông nghiệp là đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Theo
Người: Đời sống của nhân dân chỉ có thể được cải thiện khi chúng ta dùng máy móc trong sản
xuất công nghiệp và nông nghiệp, để đưa năng suất lao động lên cao. Người đã đi thăm và tìm
hiểu tình hình sản xuất cũng như đời sống của cán bộ, công nhân các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí
nghiệp, khu mỏ của các tỉnh Hải Phòng, Hồng Quảng, Nam Định, Lào Cai, Phú Thọ, Nghệ An,
Hà Nội…
Đi đôi với việc lãnh đạo khôi phục kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng tới việc
chỉ đạo phát triển nền văn hoá nước nhà. Người nói: Giáo dục phải cung cấp cán bộ cho kinh tế.
Kinh tế tiến bộ thì giáo dục mới tiến bộ được… Giáo dục không phát triển thì không đủ cán bộ
giúp cho kinh tế phát triển. Người còn nhắc nhở việc chăm sóc sức khỏe cho toàn dân. Bên cạnh
đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm tới việc củng cố, xây dựng và phát triển quân đội
và công an nhân dân, những lực lượng có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ nền độc lập
của dân tộc, giữ gìn hoà bình, chống thù trong giặc ngoài, chống bọn phá hoại và làm hậu thuẫn
cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc
cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đã làm rõ
hơn những nội dung cụ thể về đường lối, nhiệm vụ chiến lược và mối quan hệ chặt chẽ giữa hai
nhiệm vụ chiến lược đồng thời tiến hành ở hai miền trong cuộc đấu tranh đòi thực hiện đúng
những điều khoản của Hiệp định Giơnevơ. Người nhấn mạnh: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội thành
công thì đấu tranh thống nhất nước nhà nhất định thắng lợi”.
Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện
thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước3.
Nhân dân ta ở miền Nam, dưới ánh sáng Nghị quyết Trung ương 15 (1-1959), Nghị quyết
Đại hội toàn quốc lần thứ III (9-1960) của Đảng, đã đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị đồng thời
với đẩy mạnh cuộc đấu tranh vũ trang, tiến công địch trên cả hai mặt trận chính trị và quân sự và
3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.21, tr.916
6
đã giành được thắng lợi ngày càng to lớn. Tháng 3-1961, các lực lượng vũ trang cách mạng ở
miền Nam đã được hợp nhất lại, thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.
Mục tiêu chiến lược: “nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và nhiệm vụ cách mạng ở miền
Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền
trong hoàn cảnh nước nhà bị chia cắt. Hai nhiệm vụ đó lại nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của
cả nước giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng, thực hiện mục tiêu chung
trước mắt là hòa bình thống nhất tổ quốc”4.
Mối quan hệ của cách mạng hai miền: “Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết
với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau”5.
Vai trò, nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền đối với cách mạng cả nước:
Cách mạng XHCN ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả
nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên CNXH về sau, nên giữ
vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự
nghiệp thống nhất nước nhà. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết
định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ
tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
trong cả nước.
Con đường thống nhất đất nước: trong khi tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng,
Đảng kiên trì con đường hòa bình thống nhất theo tinh thần hiệp nghị Giơnevơ, sẵn sàng thực
hiện hiệp thương tổng tuyển cử hòa bình thống nhất Việt Nam, vì đó là con đường tránh được sự
hao tổn xương máu cho dân tộc ta và phù hợp với xu hướng chung của thế giới: “Nhưng chúng ta
phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sang đối phó với mọi tình thế. Nếu đế quốc Mỹ và bọn tay
sai của chúng liều lĩnh gây ra chiến tranh hòng xâm lược miền Bắc, thì nhân dân cả nước ta sẽ
kiên quyết đứng dậy đánh bại chúng, hoàn thành độc lập và thống nhất tổ quốc”.
Triển vọng của Cách mạng Việt Nam: Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước
nhà là một quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài chống đế quốc
Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam. Thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về nhân dân ta,
Nam Bắc nhất định sum họp một nhà, cả nước sẽ đi lên XHCN.
Ý nghĩa của đường lối
Đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng do Đại hội
lần thứ III của Đảng đề ra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn.
- Đường lối đó thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng: giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, vừa phù hợp với miền Bắc vừa phù hợp với miền Nam, vừa phù hợp với cả
nước Việt Nam và phù hợp với tình hình quốc tế, nên đã huy động và kết hợp được sức mạnh của
4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.21, tr.917
5 Sđd, tr. 916
7
hậu phương và tiền tuyến, sức mạnh cả nước và sức mạnh của ba dòng thác cách mạng trên thế
giới, tranh thủ được sự đồng tình giúp đỡ của cả Liên Xô và Trung Quốc. Do đó đã tạo ra được
sức mạnh tổng hợp để dân tộc ta đủ sức đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước.
- Đặt trong bối cảnh Việt Nam và quốc tế lúc bấy giờ, đường lối chung của cách mạng
Việt Nam đã thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng ta trong việc giải quyết
những vấn đề không có tiền lệ lịch sử, vừa đúng với thực tiễn Việt Nam, vừa phù hợp với lợi ích
của nhân loại và xu thế thời đại.
- Đường lối chiến lược chung cho cả nước và đường lối cách mạng ở mỗi miền là cơ sở để
Đảng chỉ đạo quân dân ta phấn đấu giành được những thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thắng lợi chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay
sai ở miền Nam.
2. Đường lối trong giai đoạn 1965-1975
a) Bối cảnh lịch sử:
Từ đầu năm 1965, Mỹ ồ ạt đưa quân Mỹ và các nước chư hầu vào miền Nam nhằm cứu
vãn sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn và sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Mỹ bắt
đầu tiến hành cuộc “chiến tranh cục bộ” với quy mô lớn, đồng thời dùng không quân, hải quân
phá hoại miền bắc. Trước tình hình đó, Đảng tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
trên phạm vi cả nước.
Thuận lợi:
Khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cách mạng thế giới đang ở thế tấn công. Kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc đã đạt và vượt các mục tiêu về kinh tế, văn hóa. Ở miền
Nam, từ năm 1963 cuộc đấu tranh của quân dân ta đã có bước phát triển mới. Ba công cụ của
“Chiến tranh đặc biệt” (ngụy quân, ngụy quyền và ấp chiến lược và đô thị) đều bị quân ta tấn
công liên tục. Đến năm 1965, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đã bị phá sản.
Khó khăn:
Sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc càng ngày càng gay gắt, không có lợi cho cách
mạng Việt Nam. Mỹ mở cuộc “chiến tranh cục bộ” ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ và các nước chư
hầu vào trực tiếp xâm lược miền Nam làm cho tương quan lực lượng bất lợi cho ta.
Tình hình đó đặt ra yêu cầu cho Đảng ta trong việc xác định quyết tâm và đề ra đường lối
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
b) Quá trình hình thành, nội dung, ý nghĩa của đường lối:
Quá trình hình thành của đường lối:
Quá trình hình thành đường lối cách mạng kháng chiến chống Mỹ trong giai đoạn 1964-
1975 tiếp tục kế thừa đường lối chỉ đạo của giai đoạn trước (1961 – 1962), đồng thời đưa ra
8
đường lối mới trong ba hội nghị trung ương Đảng lần thứ 9, 10, 11 để phù hợp với tình hình cách
mạng lúc đó.
Hội nghị của Bộ Chính trị đầu 1961 và 1962 nêu chủ trương giữ vững và phát triển thế
tiến công giành được sau “đồng khởi” 1960, đưa cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần
phát triển thành chiến tranh cách mạng trên quy mô toàn miền. Bộ Chính trị chủ trương kết hợp
khởi nghĩa quần chúng với chiến tranh cách mạng, giữ vững và đẩy mạnh đấu tranh chính trị,
phát triển đấu tranh vũ trang nhanh lên một bước mới ngang tầm với đấu tranh chính trị. Thực
hành kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị song đẩy mạnh đánh địch bằng ba mũi giáp
công: quân sự, chính trị, binh vận. Vận dụng phương châm đấu tranh phù hợp với đặc điểm từng
vùng chiến lược: rừng núi, đồng bằng, thành thị.
Hội nghị TW Đảng lần IX (11-1963): xác định đúng đắn quan điểm quốc tế, hướng hoạt
động đối ngoại vào việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để đánh và thắng Mỹ.
Hội nghị khẳng định đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang đi đôi, cả hai đều có vai trò quyết
định cơ bản, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu mới của đấu tranh vũ trang. Xác định nhiệm vụ của
miền Bắc là căn cứ địa, hậu phương đối với cách mạng miền Nam, nâng cao cảnh giác, triển khai
mọi mặt, sẵn sàng đối phó với âm mưu đánh phá của địch.
Hội nghị Trung ương lần thứ XI (tháng 3/1965) và lần thứ XII (tháng 12/1965): tập trung
đánh giá tình hình và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên cả nước.
Nội dung của đường lối:
Trong giai đoạn trước đó, Mỹ tiến hành “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam nhưng thất bại
và chuyển sang chiến tranh phá hoại miền Bắc. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng đã tổ chức
Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (tháng 3-1965) và lần thứ 12 (tháng 12-1965) tập trung đánh giá
tình hình và vạch ra đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước trên cả nước. Nội dung đường lối
gồm các vấn đề chính sau:
Về nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: Trung ương Đảng nhận định cuộc chiến
tranh cục bộ của Mỹ là một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, buộc phải thực thi
trong thế thua, thế thất bại và bị động nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn về chiến lược. Mỹ đưa
quân vào miền Nam trong thế thua, thất bại thảm hại của chiến tranh đặc biệt (1961-1965), và
lâm vào cuộc khủng hoảng quân sự chính trị trầm trọng. Hơn nữa phong trào cách mạng ở hai
miền đang phát triển mạnh: miền Bắc được xây dựng và phát triển về mọi mặt và là hậu phương
vững chắc chi viện cho miền Nam. Từ sự phân tích đó, Trung ương Đảng quyết định phát động
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cứu nước trong toàn quốc, coi chống Mỹ cứu nước là
nhiệm vụ thiêng liêng của dân tộc cả nước từ Bắc chí Nam. Như vậy so với nhiệm vụ chung trong
đại hội lần 3 mà Đảng đã xác định thì nhiệm vụ giai đoạn này nhấn mạnh đến nhiệm vụ kháng
chiến chống Mỹ là trên hết, kháng chiến trong toàn quốc và với quyết tâm cao độ, dốc hết sức lực
nhằm giành lại độc lập cho nước nhà, cả miền Nam, miền Bắc đều đặt nhiệm vụ kháng chiến
chống Mỹ là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng nhất.
9
Về quyết tâm và mục tiêu chiến lược: Nêu cao khẩu hiệu “ quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ
xâm lược”, “ kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kì tình
huống nào, để bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân trong cả nước, tiến tới hòa binh thống nhất nước nhà”6. Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ
xâm lược của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở khoa học. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói “ đế
quốc Mỹ sử dụng phương tiện khoa học để tiến hành chiến tranh. Còn ta lãnh đạo, chỉ đạo chiến
tranh chống Mỹ cứu nước một cách khoa học”. Sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh chống Mỹ cứu
nước một cách khoa học của ĐCSVN được thể hiện ở chỗ Đảng đã vận dụng phương pháp biện
chứng duy vật của chủ nghĩa Mác Lênin. Đảng ta quán triệt quan điểm toàn diện, quan điểm phát
triển, quan điểm lịch sử.
Phương châm chỉ đạo chiến lược: Tiếp tục và đẩy mạng cuộc chiến tranh nhân dân chống
“Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam, đồ