FDI tại Đông Nam á đã tăng trở lại và tại châu Mỹ – Latinh và Caribê bắt đầu tăng nhanh

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối vói sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Hiện nay, xu thế hợp tác cùng phát triển đã thay thế cho cấm vận, bao vây kinh tế giữa các quốc gia. Sự hợp tác này được thể hiện thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp giữa các quốc gia. Việt Nam là một nước nghèo đang từng bước phát triển, do đó chúng ta phải đương đầu với sự thiếu thốn các thứ cần thiết cho sự phát triển. Việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài có các tác dụng sau : Đầu tư nước ngoài giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội. Cùng với việc cung cáp vốn thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư còn cung cấp thiết bị máy móc hiện đại, đội ngũ công nhân trong nước cũng được đào tạo, rèn luyện về nhiều mặt như trình độ kỹ thuật, phương pháp làm việc Đầu tư nước ngoài vào làm cho các hoạt động đầu tư trong nước phát triển, tính năng động và khả năng cạnh tranh trong nước ngày càng được tăng cường, các tiềm năng cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước có điều kiện được khai thác. Với việc tiếp nhận đầu tư chúng ta không phải lo trả nợ và thông qua đầu tư chúng ta sẽ tạo ra được nhiều việc làm góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước. Đặc biệt thông qua các chủ đầu tư nước ngoài chúng ta có điều kiện thâm nhập thị trường thế giới.

doc33 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu FDI tại Đông Nam á đã tăng trở lại và tại châu Mỹ – Latinh và Caribê bắt đầu tăng nhanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Phần I Tổng quan tình hình FDI trên thế giới gần đây Phần II: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số ngành mũi nhọn ở Việt Nam A - Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Da Giày Việt Nam I. Tổng quan ngành Da Giày Việt Nam II. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Da Giày Việt Nam 1.Tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành Da Giày trong giai đoạn 1990-6/2000 2. Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Da Giày Việt Nam III. Triển vọng và biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành Da Giày Việt Nam 1Phướng hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Da Giày 2. Những biện pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài B- Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam I. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam 1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may 2. Hiệu quả của việc thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành Dệt May II. Triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Dệt May 1. Dự báo nhu cầu vốn cho ngành dệt may giai đoạn 2001 – 2010 2. Phương hướng đầu tư phát triển trong giai đoạn 2001 – 2010 3. Những vấn đề cần thực hiện để thu hút đầu tư trực tiếp vào ngành dệt may có hiệu quả Phần III. Kết luận LờI NóI ĐầU Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối vói sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Hiện nay, xu thế hợp tác cùng phát triển đã thay thế cho cấm vận, bao vây kinh tế giữa các quốc gia. Sự hợp tác này được thể hiện thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp giữa các quốc gia. Việt Nam là một nước nghèo đang từng bước phát triển, do đó chúng ta phải đương đầu với sự thiếu thốn các thứ cần thiết cho sự phát triển. Việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài có các tác dụng sau : Đầu tư nước ngoài giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội. Cùng với việc cung cáp vốn thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư còn cung cấp thiết bị máy móc hiện đại, đội ngũ công nhân trong nước cũng được đào tạo, rèn luyện về nhiều mặt như trình độ kỹ thuật, phương pháp làm việc… Đầu tư nước ngoài vào làm cho các hoạt động đầu tư trong nước phát triển, tính năng động và khả năng cạnh tranh trong nước ngày càng được tăng cường, các tiềm năng cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước có điều kiện được khai thác. Với việc tiếp nhận đầu tư chúng ta không phải lo trả nợ và thông qua đầu tư chúng ta sẽ tạo ra được nhiều việc làm góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước. Đặc biệt thông qua các chủ đầu tư nước ngoài chúng ta có điều kiện thâm nhập thị trường thế giới. Việt Nam có ưu thế về tài nguyên thiên nhiên, có nguồn lao động to lớn với đức tính cần cù, thông minh nên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. ở bài viết này , tôi xin trình bày một số tìm hiểu về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một só ngành được coi là thế mạnh trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài đó là :Dệt May, Da Giày. Phần I. tổng quan tình hình fdi trên thế giới gần đây FDI thế giới tăng mạnh nhưng chủ yếu ở các nước phát triển Năm 1999, do ảnh hưởng của làn sóng sáp nhập và thôn tính luồng ra của FDI toàn cầu đạt 800 tỷ USD, tăng 16% so với năm1998. Các dấu hiệu hiện nay còn cho thấy luồng FDI năm 2000 có khả năng vượt mức 1000 tỷ USD. Sau khoảng thời gian giảm sút năm 1998, luồng FDI vào các nước đang phát triển đã tăng trở lại : Năm 1999, các nước đang phát triển thu hút được 208 tỷ USD FDI, tăng 16% so với năm 1998 và là mức tăng cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, tỷ trọng luồng FDI vào các nước đang phát triển so với tổng luồng FDI toàn thế giới bị giảm từ 38% năm 1997 xuống còn 24% năm 1999. Năm 1999, các nước đang phát triển thu hút được 636 tỷ USD FDI, chiếm xấp xỉ 3/4 FDI toàn cầu. Mỹ và Anh là hai nước đứng đầu thế giới vè tiếp nhận FDI và đầu tư nước ngoài. Năm 1999, Anh đã vượt Mỹ trở thành nước có lượng đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới với 199 tỷ USD. Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) thuộc EU trong năm 1999 đã đầu tư ra nước ngoài 510 tỷ USD, gần bằng 2/3 tổng luồng ra FDI của toàn thế giới. Trong khối EU, Anh, Pháp và Đức là ba nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất. Năm 1999, luồng FDI vào Nhật Bản tăng gấp 4 lần so với năm 1998, đạt con ssó kỷ lục 13 tỷ USD. Đây là lượng FDI lớn nhất mà Nhật Bản nhận được từ trước đến nay, phần lớn lượng FDI nhận được là từ các vụ sát nhập và thôn tính giữa các công ty Nhật Bản với các công ty nước ngoài. FDI tại Đông Nam á đã tăng trở lại và tại châu Mỹ –Latinh và Caribê bắt đầu tăng nhanh Trái ngược với nhiều dự báo, năm1999, FDI vào Đông và Đông Nam á tăng 11%, đạt 93 tỷ USD, chủ yếu là vào các nước mới công nghiệp hoá (Hồng Kông-Trung Quốc, Hàn Quốc, Xingapo và Đài Loan), luồng FDi vào những nước này tăng gần 70%. Tại Hàn Quốc, luồng vào FDI tăng kỷ lục, đạt 10 tỷ USD. Luồng FDI vào Xingapo và Đài Loan đã tăng nhanh trở lại sau khi giảm mạnh vào năm 1998. Luồng FDI vào Hông Kông- nước tiếp nhận FDI lớn thứ hai trong khu vực hiện nay-tăng hơn 50%, đạt 23 tỷ USD, do năm 1998 các nhà đầu tư tại Hồng Kông và các nhà đầu tư nước ngoài tại Hồng Kông đã dấy lên làn sóng đầu tư trở lại và một lượng lớn lợi nhuận đã được tái đầu tư nhờ có sự thay đổi toàn diện hoạt động kinh tế tại đây. Trái lại, luồng FDI vào 3 trong số 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua (Inđônêxia, Thái Lan và Philipin) lại giảm. Năm1999, FDI vào Trung Quốc, nước có lượng FDI trong 4 năm liền đều đạt 45 tỷ USD – giảm gần 8%, chỉ đạt hơn 40 tỷ USD. Những nước có thu nhập thấp tại khu vực Đông Nam á mà lâu nay vẫn phụ thuộc vào nguồn FDI của các nước khác trong khu vực tiếp tục lâm vào tình trạng khó khăn, do hoạt động đầu tư tại Châu á bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính. Sự phục hồi luồng FDI vào khu vực này là do những nỗ lực mạnh mẽ trong việc thu hút FDI, bao gồm tự do hoá hơn nũa ở các ngành , cởi mở hơn đối với các hoạt đông sáp nhập và thôn tính xuyên quốc gia. Năm 1999, tại 5 nước (Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Hàn Quốc và Thái Lan) chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng tại chính trong khu vực, tổng giá trị sáp nhập và thôn tính xuyên quốc gia đạt con ssố kỷ lục 15 tỷ USD. Các hoạt động sáp nhập thực sự trở thành một phương thức quan trọng để các công ty xuyên quốc gia đầu tư vào khu vực này. Trong giai đoạn 1997 –1999, trung bình mỗi năm khu vực này nhận được 20 tỷ USD từ các hoạt đông sáp nhập và thôn tính, so với mức 7 tỷ USD trong giai đoạn 1994 – 1996. Năm 1999, FDI vào khu vực Nam á giảm 13%, đạt 3,2 tỷ USD. Luồng FDI vào ấn Độ nước tiếp nhận FDI lớn nhất tại khu vực là 2,2 tỷ USD giảm 17% so với năm 1998. Năm 1999, FDI vào Trung á giảm đôi chút, đạt 2,8 tỷ USD, làm mất đi đà tăng trưởng đã có được trong thời kỳ đầu của chương trình tự do hoá và cải cách kinh tế. FDI tại các quốc đảo Thái Bình Dương đã có những bước tiến triển. Trong năm 1999, tổng giá trị FDI tại các quốc gia này đạt 250 triệu USD, còn tại Tây á, luồng FDI vào đạt 6,7 tỷ USD, trong đó Arập-Xêút là nước tiếp nhận phần lớn các nguồn đầu tư mới. Luồng FDI ra từ các nước đang phát triển tại Châu á đã tăng trở lại sau thời kỳ suy giảm do cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn còn thấp hơn so với thời kỳ trước khủng hoảng. Hồng Kông vẫn là nước đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất, chiếm hơn 1/2 tổng giá trị luồng FDI ra của cả khu vực. Trong năm 1999, FDI vào Châu Mỹ Latinh và vùng biển Caribê tiếp tục tăng, đạt 90 tỷ USD, một mức kỷ lục mới tăng hơn 23% so với năm 1998. Braxin là nước tiếp nhận FDI lớn nhất trong khu vực với 4 năm liền FDI tăng đạt 31 tỷ USD năm 1999, chủ yếu là trong các lĩnh vực phi thương mại và các ngành công nghiệp chế tạo phục vụ thị trường trong nước. Năm1999, FDI vào Achentina tăng gấp 3 lần, đạt 23 tỷ USD,vượt qua Mêhicô trở thành nước tiếp nhận FDI lớn thứ hai trong khu vực. FDI vào Trung và Đông Âu tăng chậm, Châu Phi tiếp tục là khu vực nhận ít đầu tư nhất Năm 1999 là năm thứ ba FDI vào Trung và Đông Âu tăng liên tục, đạt 23 tỷ USD. Tuy nhiên, khu vực này vẫn chỉ nhận được chưa đầy3% FDI toàn thế giới. Giống như năm 1998, Ba Lan, Cộng Hoà Séc và Liên Bang Nga tiếp tục là 3 nước nhận FDI nhiều nhất. Đối với Nga, tuy FDI đã tăng trở lại nhưng mới chỉ bằng một nửa so với mức 6 tỷ USD năm 1997. So với quy mô của nền kinh tế thì Estonia, Hungari và Cộng Hoà Séc là những nước đứng đầu trong khu vực về tiếp nhận FDI. Các TNCs của EU là những nhà đầu tư quan trọng tại khu vực Trung và Đông Âu và lĩnh vực dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng hơn so với lĩnh vực chế tạo. Mặc dù FDI vào Châu Phi đã tăng đôi chút, từ 8 tỷ USD năm 1998 lên 10 tỷ USD năm 1999 nhưng hiệu năng kinh tế của khu vực này vẫn mờ nhạt. Tuy nhiên, bước phát triển đáng mừng là FDI vào Châu Phi đã được duy trì ở mức cao hơn so với nhưng năm đầu của thập kỷ 90 do những cố gắng bền bỉ của nhiều nước nhằm cải thiện môi trường kinh doanh. Những năm gần đây, một số nước như : Ăngôla, Ai Cập, Marốc, Nigiêria, Nam Phi, Tuynizi đã thu hút được một lượng lớn FDI.Đặc biệt Ăngôla và Ai Cập đã rất thành công, vượt qua Nigiêria trở thành nước tiếp nhận FDI lớn nhất trong khu vực năm 1999. Mặc dù mức FDI nói chung của phần lớn các nước trong khu vực còn rất thấp, song cũng đáng kể nếu so với quy mô của nền kinh tế, với thước đo là GDP và tổng đầu tư trong nước. Kết quả cuộc điều tra 296 công ty xuyên quốc gia(TNCs) lớn nhất thế giới, do UNTAD và phòng Thương Mại Quốc tế phối hợp tiến hành vào đầu năm 2000, cho thấy luồng FDI vào Châu Phi gần đây tăng đôi chút và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Hơn 43% các công ty được điều tra cho rằng triển vọng chung của khu vực Châu Phi trong việc thu hút FDI sẽ được cải thiện trong vòng 3-5 năm tới. Kết quả cuộc điều tra nói chung phù hợp với một cuộc diều tra trước đó do cơ quan xúc tiến đầu tư ở Châu Phi tiến hành năm 1999. Tuy nhiên, có những khác biệt đáng lưu ý về những vấn đề quan trọng có liên quan đến vấn đề quyết định đầu tư. Trong năm 1999 các vụ sáp nhập thôn tính xuyên quốc gia tăng khoảng 35% theo đánh giá của UNTAD tổng giá trị của hơn 6000 vụ sáp nhập trong năm đạt 720 tỷ USD. Giá trị các vụ sáp nhập và thôn tính xuyên quốc gia chiếm hơn 80% tổng giá trị FDI trên thế giới, có thể nói sát nhập là nguồn FDI chủ yếu cho các nước đang phát triển. Phần II. tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số ngành mũi nhọn ở việt nam A. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành da giầy việt nam I. Tổng quan ngành Da Giầy Việt Nam Ngành Da giầy Việt Nam với ưu thế là một ngành kinh tế kỹ thuật thu hút được nhiều lao động, góp phần tạo ra công ăn việc làm cho xã hội, tham gia vào quá trìn chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu. Vì vậy, nó có vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu cả quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, hiện nay đang được Chính phủ quan tâm và coi là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển hàng công nghiệp tiêu dùng hướng ra xuất khẩu. Trước năm 1992 ngành Da Giày Việt Nam chủ yếu thực hiện các hợp đồng gia công mũ giày cho Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu. Khi khối này tan rã, ngành Da Giày đã phải trải qua một thời kỳ khó khăn do thiếu đơn đặt hàng. Tuy nhiên giai đoạn này kéo dài không lâu. Bắt đầu từ năm1993, ngành Da Giày đã khởi sắc trở lạinhờ làn sóng di chuyển sản xuất của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động từ các nước công nghiệp phát triển và các nước công nghiệp mới (NIEs) sang các nước đang phát triển. Ngành Da Giày Việt Nam đã bắt đầu tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ từ các nước thông qua đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), đặc biệt là các NIEs trong khu vực. Cùng với nó là sự dịch chuyển các đơn đặt hàng từ những nước có truyền thống về sản xuất Da Giày như Đài Loan, Hàn Quốc sang Việt Nam. -Về số lượng các doanh nghiệp: Hiện nay ngành Da Giày có khoảng 148 doanh nghiệp với cơ cấu như sau: Ngành Giày có 122 doanh nghiệp, trong đó, doanh nghiệp trong nước là 78 và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% vốn nước ngoài và liên doanh là 44, trong số này có 7 doanh nghiệp chuyên sản xuất nguyên phụ liệu và đế giày. Ngành Da có tất cả 26 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhà nước là 16 và doanh nghiệp nước ngoài, kể cả doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và liên doanh là 10 -Về năng lực sản xuất và thiết bị công nghệ: Tính đén cuối năm 1999 toan ngành Da Giày đã đầu tư 550 dây chuyền sản xuất đồng bộ các loại giày dép, trên 2000 máy may chuyên dùng sản xuất túi, cặp da, sửa chữa gân 200000 m2 và xây dựng mới trên 240.000 m2 nhà xưởng. Hiện nay, năng lực sản xuất của toàn ngành đạt 380 triệu đôi giày dép/năm, trong đó giày thể thao chiếm 48,5% - 148,3 triệu đôi, giày vải chiếm 18% - 68,4 triệu đôi, giày da chiếm 1,5%- 5,7 triệu đôi, 30 triệu sản phẩm túi cặp, 22 triệu Sqft sản phẩm da thuộc (1sqft = 0.093m2). Ngành này tạo việc làm cho gần 300000 lao động (chưa kể số lao động làm việc trong các lĩnh vực phục vụ cho ngành da giày). -Về tình hình xuất khẩu da giày: Sau những khó khăn do mất thị trường truyền thống của những năm 1988 –1990. Từ năm 1993 trở lại đây, nhờ đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, tìm kiếm thị trường, xây dựng danh mục mặt hàng… , nên xuất khẩu sản phẩm da giày đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao, trung bình trong giai đoạn 1993-1999 là hơn 50%/năm. Năm 1996 toàn ngành đã xuất khẩu được 138 triệu đôi giày,dép các loại, 18 triệu chiếc cặp, túi sách và120.000m2 da thuộc, đạt kim ngạch 533,28 triệu USD. Năm 1999, toàn ngành xuất khẩu được 221 triệu đôi giày dép các loại, 28 triệu chiếc cặp, túi sách và hơn 74.000 m2 da thuộc đạt kim ngạch 1344 triệu USD, tăng hơn năm trước 33,4% và gáp 2,5 lần so với năm 1996. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành giày dép Việt Nam hiện nay là các nước thuộc liên minh Châu Âu, chiếm tới 75% tổng kim ngạch . Nếu năm 1995, giày dép Việt Nam xuất khẩu sang EU mới đạt 400 triệu USD, thì đến năm 1999 đã vọt lên gần 1 tỷ USD. Cho đến nay sản phẩm giày dép đang chiếm vị trí hàng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU và tại thị trường EU, Việt Nam là nước xuất khẩu giày dép đứng thứ hai sau Trung Quốc. Mỹ là nước nhập khẩu giày dép lớn nhất thế giới, nhưng cho đến nay, giày dép Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này mới đạt 11,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đối với thị trường Nhật Bản, xuất khẩu giày dép của Việt Nam vẫn con chiếm tỷ trọng thấp, mới đạt gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xết về khả năng cạnh tranh đối với hàng ngoại, sản phẩm giày dép Việt Nam đạt vào loại trung bình, tương đương với sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Inđônêxia, Philipin nhưng thấp hơn hàng Trung Quốc.Thông thường giá bán hàng Trung Quốc nhập khẩu thấp hơn từ 20% đến 50% hàng Việt Nam cùng loại. Về cơ bản có thể nói ngành Da Giày Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tăng trưởng mạnh và trở thành nước xuất khẩu giày lớn ở Châu á, cũng như trên thế giới. Trong những năm tới, khả năng tiêu thụ ở các thị trường lớn như Bắc Mỹ, EU vãn ổn định ở mức cao. Sản phẩm Da Giày của Việt Nam xuất khẩu sang EU cũng như nhiều nước khác không bị hạn chế bởi hạn ngạch, vẫn được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi, nên khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài lập cơ sở sản xuất ở Việt Nam cả về sản xuất thành phẩm cũng như nguyên liệu phụ để hưởng ưu đãi thuế quan theo giấy chứng nhận xuất xứ (C/O). Với đặc điểm chi phí thấp, tạo nhiều công ăn việc làm và có lợi thế cạnh tranh, ngành da giày sẽ vẫn là ngành được ưu tiên phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. II. tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành da giày việt nam 1.Tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành da giày trong giai đoạn 1990-6/2000 Theo số liệu của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, tính đến ngày 20/6/2000, cả nước có 68 dự án đầu tư trực tiếp vào ngành da giày với tổng số vốn là 602,68 triệu USD quy mô bình quân mỗi dự án là 8,86 triệu USD. Trong đó, số vốn thực hiện là471,3 triệu USD chiếm khoảng78,2% tổng số vốn đăng ký. Nhìn chung tốc độ đầu tư vào ngành da giày vừa qua có xu hướng tăng lên, tuy nhiên không đồng đều, vốn đầu tư giữa các năm có thay đổi rõ rệt về giá trị. Trong khoảng 2 năm 1997 và 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á đã tác động mạnh đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành da giày Việt Nam, làm vốn đầu tư giảm trong 2 năm1997, 1998 xuống chỉ bằng khoảng 50% so với năm trước. Năm 1997 chỉ thu hút được 70,88 triệu USD, giảm gần một nửa so với năm 1996. Năm 1998 dòng vốn đầu tư trực tiếp giảm xuống chỉ còn 21,922 triệu USD, bằng 1/3 so với năm 1997. Tuy nhiên, sang năm 1999 vốn đầu tư vào khu vực này đã có xu hướng phục hồi trở lại. Năm 1999 đạt 44,275 triệu USD, gấp hơn 2 lần so với năm 1998. Bảng1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành da giày Việt Nam giai đoạn 1990- 6/2000 ( Nguồn: bộ kế hoạch đầu tư) Năm Số dự án Tổng vốn (triệu) Tỷ trọng (%) Bình quân mỗi dự án triệu USD 1990 2 4,344 0,72 2,17 1991 2 3,28 0,54 1,64 1992 6 25,235 4,17 4,19 1993 4 11,431 1,89 2,58 1994 16 245,517 40,74 15,34 1995 5 19,004 3,15 3,8 1996 4 136,259 22,61 34,06 1997 6 70,881 11,76 11,81 1998 5 21,922 3,64 4,38 1999 12 44,275 7,35 3,69 6/2000 6 20,65 3,43 3,44 Tổng số 68 602,68 100 8,86 Về đối tác đầu tư: Tính đến tháng 6/2000 có 8 nước và khu vực đã tham gia đầu tư vào ngành da giày Việt Nam. Những nước có vốn đầu tư nhiều nhất bao gồm Đài Loan, Hàn Quốc và Hồng Kông với tổng số vốn là 549,768 triệu USD chiếm 91,22% tổng số vốn đầu tư vào ngành da giày , trong đó, Đài Loan đầu tư nhiều nhất với số vốn là 215,207 triệu USD chiếm 41,68% tổng số vốn đầu tư; Hàn Quốc đạt 197,621 triệu USD chiếm 32,82% và Hồng Kông là 100,749 triệu USD chiếm 16,73%. Bảng 2: Những nước và khu vực đầu tư vào ngành da giày Việt Nam (Nguồn bộ kế hoạchvà Đầu Tư) Tên nước Số dự án Tỷ trọng (%) Tổng số vốn TriệuUSD Tỷ trọng (%) Đài Loan 31 45,59 251,207 41,68 Hàn Quốc 26 38,24 197,821 32,82 Hồng Kông 4 5,88 100,812 16,27 B.V. Islands 1 1,47 34,025 5,65 Singapore 2 2,94 11,704 1,94 Đức 2 2,94 5,883 0,98 Niu Dilân 1 1,47 0,800 0,13 Thái Lan 1 1,47 0,500 0,08 Tổng số 68 100 602,680 100 Về địa bàn đầu tư: Phần lớn các dự án đầu tư vào ngành da giày đều tập trung ở các tỉnh phía Nam chiếm tới 88% tổng số dự án và 85% tổng vốn đầu tư. Miền Trung là khu vực là khu vực nhận được ít đầu tư nhất, chỉ có 4 dự án với tổng số vốn là 21,972 triệu USD, chiếm 3,6% trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành da giày. Trong các địa phương có vốn đầu tư nước ngoài thì thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu hút được nhiều nhất, 30 dự án với tổng giá trị đạt 226,716 triệu USD chiếm 37,62% trong tổng vốn đầu tư toàn ngành. Tiếp đến là Đồng Nai 209,887 triệu USD chiếm 34,83% và Bình Dương 70,737 triệu USD chiếm 11,74%. Bảng 3: Các địa phương có vốn đầu trực tiếp nước ngoài vào ngành Da Giày Việt Nam (Giai đoạn 1990 – 6/2000) STT Tên địa phương Số dự án Tỷ trọng (%) Tổng số vốn (Triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 TP.Hồ Chí Minh 30 44,12 226,716 37,62 2 Đồng Nai 13 19,12 209,887 34,83 3 Bình Dương 15 22,06 70,737 11,74 4 Hải Phòng 4 5,88 69,368 11,51 5 Đà Nẵng 2 2,94 16,089 2,67 6 Nghệ An 2 2,94 5,882 0,98 7 Long An 2 2,94 4,000 0,66 Tổng số 68 100 602,680 100 Về hình thức đầu tư: Cho đến nay chỉ có hai hình thức đầu tư chủ yếu vào ngành da giày là loại hình xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và các xí nghiệp liên doanh. Trong đó, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 73,5% số dự án và 81,3% vốn đầu tư. Xí nghiệp liên doanh chiếm 26,5% số dự án và 18,7% vốn đầu tư. Bảng 4: Các loại hình đầu tư vào ngành Da Giày Việt Nam giai đoạn 1990 –6/2000 Loại hình Số dự án Tỷ trọng (%) Tổng vốn (triệu USD) Tỷ trọng (%) 100% vốn nước ngoài 50 73,57 489,993 81,3 Xí nghiệp liên doanh 18 26,47 112,687 18,7 Tổng số 68 100 602,680 100 2. Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành da giày Việt Nam a) Những khó khăn và thách thức đối với ngành Da Giày Vi
Luận văn liên quan