Sự hợp tác và tham gia phân công lao động quốc tế tăng lên không ngừng không những làm cho trao đổi hàng hoá trong nước gia tăng mà còn làm cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các nước phát triển. Các mối liên hệ kinh tế giữa các nước ngày càng phát triển và dần dần tạo thành một thị trường thế giới thống nhất.
Trên cơ sở các mối quan hệ kinh tế giữa các nước dẫn đến vấn đề xuất nhập khẩu và hệ thống liên ngân hàng giữa các quốc gia được đẩy lên một tầm cao mới. Ngoại thương phát triển, lúc này thanh toán quốc tế rất cần thiết cho việc trao đổi và thanh toán giữa các quốc gia, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đối ngoại và ngoại thương.
Hệ thống thanh toán ngày nay rất phát triển. Thiết nghĩ rằng, việc nghiên cứu vấn đề này là rất cần thiết cho mỗi thành viên khi tham gia nghiên cứu kinh tế. Thời kỳ từ 1989 trở lại đây đã phản ánh rõ nét tính cấp thiết của thanh toán quốc tế. Mong rằng sự tìm hiểu này sẽ tạo lập được một số thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu hệ thống thanh toán quốc tế đi sâu sát hơn về tình hình quốc tế và Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại mà đặc biệt là trong ngoại thương.
Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Nam- Hà Nội dưới sự hướng dẫn của TS- ĐÀO VĂN HÙNG, Em đã chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thánh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM – Hà Nội”.
63 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1854 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thánh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng cổ phần phương nam – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Sự hợp tác và tham gia phân công lao động quốc tế tăng lên không ngừng không những làm cho trao đổi hàng hoá trong nước gia tăng mà còn làm cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các nước phát triển. Các mối liên hệ kinh tế giữa các nước ngày càng phát triển và dần dần tạo thành một thị trường thế giới thống nhất.
Trên cơ sở các mối quan hệ kinh tế giữa các nước dẫn đến vấn đề xuất nhập khẩu và hệ thống liên ngân hàng giữa các quốc gia được đẩy lên một tầm cao mới. Ngoại thương phát triển, lúc này thanh toán quốc tế rất cần thiết cho việc trao đổi và thanh toán giữa các quốc gia, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đối ngoại và ngoại thương.
Hệ thống thanh toán ngày nay rất phát triển. Thiết nghĩ rằng, việc nghiên cứu vấn đề này là rất cần thiết cho mỗi thành viên khi tham gia nghiên cứu kinh tế. Thời kỳ từ 1989 trở lại đây đã phản ánh rõ nét tính cấp thiết của thanh toán quốc tế. Mong rằng sự tìm hiểu này sẽ tạo lập được một số thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu hệ thống thanh toán quốc tế đi sâu sát hơn về tình hình quốc tế và Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại mà đặc biệt là trong ngoại thương.
Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Nam- Hà Nội dưới sự hướng dẫn của TS- Đào văn Hùng, Em đã chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thánh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM – Hà Nội”.
Chương I: Các phương thức thanh toán quốc tế
I. Các phương thức thanh toán quốc tế.........................................................................
1.1Khái niệm và các đặc trưng về thanh toán quốc ế............................................05
1.2Tính bức xứcvà cần thiết của hệ thống thanh toán quốc tế trong ngoại thương..................................................................................................................05
1.3Các nhân tố ảnh hưởng đến phương thức thanh toán quốc tế trong ngoại thương.................................................................................................06.
2. Các phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng trong ngoại thương:
2.1 Hối phiếu.....................................................................................................08
2.2 Séc...............................................................................................................09
2.3Kỳ phiếu.......................................................................................................12
3. Các điều kiện thanh toán quốc tế quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương:
3.1 Điều kiện tiền tệ:.........................................................................................14
3.2 Điều kiện địa điểm thanh toán....................................................................16
3.3 Điều kiện thời gian thanh toán....................................................................16
3.4 Điều kiện phương thức thanh toán..............................................................16
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế.
4.1Tỷ giá hối đoái.............................................................................................17
4.2Vai trò của Ngân hàng trong thanh toán quốc tế.........................................17
Chương II:
Thực trạng của hệ thống thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam .
I . Tổng quan về Ngân hàng Phương nam
Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Cổ phần PHƯƠNG NAM...................19
Các hoạt động kinh doanh chủ yếu..............................................................20
II. Tình hình hoạt động các nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh NHTMCP Phương Nam.
Chính sách liên quan đến dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng...................28
2.2 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP- Phương Nam...................30
2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Hà Nội..............................................32
2.3.1Phương thức thanh toán quốc tế L/C ...............................................................34
2.3.2 áp dụng phương thức thanh toán quốc tế L/C vào hoạt động.........................37.
2.3.3 Tín dụng theo hình thức thanh toán bằng L/C................................................39
2.4 Ưu và nhược điểm về hoạt động kinh doanh của chi nhánh..................................42
2.4.1 Ưu điểm..........................................................................................................42
2.4.2 Nhược điểm.....................................................................................................44
Chương III:
Một số giải pháp và kiến nghị dể phát triển hệ thống thanh toán quốc tế thông qua các phương thức thanh toán quốc tế hiện nay.
Định hướng phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của NHTMCP- Phương Nam...................................................................................................46.
Giải pháp và kiến nghị.
Đối với vấn đề thanh toán quốc tế........................................................................47
Giải pháp mở rộng thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tại chi nhánh Hà Nội ...............................................................................47
Tăng tổng dư nợ cho vay xuất nhập khẩu..............................................48
Chủ động tìm bạn hàng..........................................................................52
Hoạt động Marketing một cách có hiệu quả..........................................53
Bảo đảm lượng ngoại tệ cho hoạt động cho vay xuất nhập khẩu..........55
Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ cán bộ trong Ngân hàng..................55
Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Phương Nam..................................................
Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tạo thế cạnh tranh mới..................56
Củng cố và mở rộng hệ thống chi nhánh................................................57
Nâng mức uỷ quyền phans quyết cho vay ngoại tệ.................................57
Nới lỏng hoạt động huy động vốn..........................................................58
Kiến nghị đối với Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước..............................................
Về hệ thống luật và văn bản dưới luật....................................................58
Về chủ trương cơ cấu lại ngân hàng.......................................................59
Thành lập ngân hàng chi nhánh xuất nhập khẩu....................................60
Phát triển thị trường hối đoái hoàn hảo để mở rộng nguồn vốn bằng ngoại tệ, cung cấp cho hệ thống cho vay xuất nhập khẩu.................................62
Kết luận.......................................................................................................................63
Chương I: Các phương thức thanh toán quốc tế
Khái niệm và sự cần thiết phải nghiên cứu TTQT
1.Khái niệm về thanh toán quốc tế.
Chúng ta đều hiểu rằng , ngày nay mỗi quốc gia đều có quan hệ không nhiều thì ít với các quốc gia khác vì nhu cầu cuộc sống và phát triển kinh tế. Đòi hỏi của con người đã làm cho trao đổi ngày càng mở rộng khắp thế giới.
Khái niệm về thanh toán quốc tế.
Chúng ta đều biiết rằng, ngày nay mỗi quốc gia đều có quan hệ không ít thì nhiều với các quốc gia khác vì nhu cầu cuộc sống và phát triển thị trường. Đòi của con người đã làm cho trao đổi ngày càng mở rộng khắp thế giới. Quá trình trao đổi này kéo theo hai loại quan hệ: 1> quan hệ thanh toán trực tiếp giữa người mua và kẻ bán, 2> quan hệ thanh toán gián tiếp giữa các quốc gia. Vì những quan hệ thanh toán này vượt qua biên giới, người ta gọi đó là thanh toán quốc tế.
Vậy: Khi biên giới hữu hình giữa các quốc gia còn tồn tại thì mọi hoạt động thanh toán, chuyển, nhượng tiền, tài sản giữa một nước với các nước khác trên thế giới được gọi là thanh toán quốc tế (TTQT).
Tính bức xúc và cần thiết của hệ thống TTQT trong ngoại thương.
Không phải đợi đến khi thế giới nhất thể hoá thành một cộng đồng, nhu cầu tồn tại và phát triển tốt hơn cho con người đã thúc đẩy các nước phải có quan hệ buôn bán, đầu tư và liên kết với nhau. Do vậy, TTQT giữa các nước là điều kiện tất yếu.
Suy cho cùng, mục tiêu phấn đấu thiết lập cơ sở chung cho các đồng tiền từ đầu thế kỷ đến nay như hệ thống tiền tệ thế giới và các thiết chế tài chính đa quốc gia là nhằm hỗ trợ cho quá trình TTQT giữa các nước trên thế giới.
Từ điều kiện khách quan cho đến chủ quan đều phản ánh rõ TTQT là rất cần thiết. Thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung đều liên quan đến TTQTđể hội nhập và cùng phát triển với kinh tế các nước trên thế giới. Đó là điều kiện để phát triển và hội nhập cùng kinh tế khu vực và thế giới, cùng với các tổ chức kinh tế tạo sức mạnh cho kinh tế đối ngoại và ngoại thương lên một bước tiến mới.
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển TTQT trong ngoại thương.
Giữa các quốc gia, ngoại tệ là tài sản dự trữ dùng để đối thoại với nước ngoài. Cho nên việc lưu chuyển ra vào của loại tiền tài sản này được chính phủ theo dõi. Quá trình theo dõi nói rtên làm cho việc buôn bán với nước ngoài được thể hiện trên sổ sách quốc gia. Loại sổ sách mà quốc gia dùng để thể hiện các luồng thanh toán và trả nợ giữa người trong nước và ngoài nước được gọi là cán cân thanh toán.
Các nhân tố được phản ánh trên cán cân thanh toán đồng thời cho ta thấy sự ảnh hưởng và sự tác động đến sự biến động của TTQT.
Tài khoản vãng lai.
Tài khoản vốn.
Tài khoản dự trữ chính thức.
- Tài khoản vãng lai:bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá dịch vụ.
- Tài khoản vốn: bao gồm mua, bán các tài sản như cổ phần, trái phiếu, tài khoản ngân hàng, bất động sản và doanh nghiệp.
- Tài khoản dự trữ chính thức: bao gồm mua bán tài sản dự trữ quốc gia, ngoại tệ, vàng và quyền rút vốn đặc biệt (SDRs).
Thương mại quốc tế là sự xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình như dầu mỏ, quần áo, xe hơi... đều phản ánh hoạt động thanh toán thông qua các phương tiện thanh toán quốc tế. Dịch vụ cũng thuộc nhóm tài khoản vãng lai, bao gồm các khoản phải thanh toán và các khoản được thanh toán về cố vấn, luật pháp, dịch vụ kỹ thuật, bản quyền, bằng phát minh và tài sản tri thức, tiền đóng bảo hiểm, phí vận chuyển, chi tiêu du lịch. Các khoản thương mại mang hình thái dịch vụ này thường được gọi là thương mại vô hình. Đồng thời, yếu tố thu nhập cũng bao quát những khoản thanh toán và khoản được trả từ tiền lãi, cổ tức đến tất cả những thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài.
Tài khoản vốn gồm 3 nhóm: đầu tư trực tiếp, đầu tư chứng khoán và vốn khác.
Cán cân vốn đo lường chênh lệch giữa bán tài sản cho người nước ngoài và mua tài sản từ nước ngoài. Không giống như mua bán hàng hoá và dịch vụ, mua bán tài sản tài chính ảnh hưởng đến những khoản thanh toán và nhận được trong tương lai do đầu cơ về vốn.
Tài sản dự trữ chính thức đó là những khoản mà một quốc gia phải chi trả để thanh toán cho người nước ngoài vì thâm hụt cán cân thanh toán, ngân hàng trung ương của quốc gia đó nên giảm bớt tài sản dự trữ chính thức như vàng, ngoại tệ, SDRs, hoặc vay ngân hàng trung ương nước khác. Ngược lại, nếu quốc gia có thặng dư trên cán cân thanh toán, ngân hàng trung ương nước đó sẽ trả nợ nước ngoài hoặc tăng thêm tài sản dự trữ.
Tóm lại, mọi vấn đề đều tập trung để cân bằng cán cân thanh toán trong mỗi quốc gia khi tham gia và hội nhập với kinh tế các nước để có sự phát triển hài hoà và nhịp nhàng. Tài khoản vốn và tài khoản vãng lai ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thanh toán quốc tế trong ngoại thương. Đồng thời hai tài khoản trên càng phát triển bao nhiêu thì thanh toán quốc tế càng phát triển, tài khoản dự trữ chính thức dưới tác động của chính phủ ảnh hưởng tới hệ thống thanh toán khi sự phát triển không cân đối của nền kinh tế đặc biệt là kinh tế đối ngoại và ngoại thương.
2. Các phương tiện thanh toán thông dụng trong ngoại thương.
Các phương tiện lưu thông tín dụng (hối phiếu, kỳ phiếu, séc) được dùng làm phương tiện thanh toán quốc tế hình thành trên cơ sở của sự phát triển tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng, có vai trò rất quan trọng trong thanh toán quốc tế. Trong thời đại hiện nay, quy mô phát triển cực kỳ rộng lớn của các nghiệp vụ cho vay, các phương tiện lưu thông tín dụng đã trở thành vật mang hình thái tiền tệ đặc thù. Khác với tiền kim loại mang đầy đủ giá trị, các phương tiện lưu thông tín dụng không có giá trị nội tại mà nó chỉ là dấu hiệu của tiền tệ mà thôi. Tiền thật là do Nhà nước phát hành còn phương tiện lưu thông tín dụng phần lớn là do kết quả của hợp đồng mua bán hàng hoá và các nghiệp vụ của ngân hàng tạo ra.
2.1 Hối phiếu (Bill of exchange)
Thương phiếu là công cụ thanh toán quốc tế thông dụng. Thương phiếu bao gồm hai loại: hối phiếu và kỳ phiếu trong đó hối phiếu được sử dụng rộng rãi hơn.
a-Khái niệm và đặc trưng của hối phiếu.
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu của người này khi nhìn thấy phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất định, hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.
Qua khái niệm cho thấy, hối phiếu có ba đặc điểm quan trọng:
-Tính trừu tượng của hối phiếu : Trên hối phiếu không cần phải ghi nội dung quan hệ tín dụng, tức là nguyên nhân sinh ra hối phiếu mà chỉ ghi số tiền phải trả với nội dung liên quan tới việc trả tiền. Do đó nghĩa vụ trả tiền của hối phiếu là trừu tượng.
-Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu : Người trả tiền hối phiếu phải trả tiền theo đúng nội dung ghi trên hối phiếu.
-Tính lưu thông của hối phiếu : hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó.
b- Điều kiện thành lập hối phiếu :
-Về mặt hình thức quy định:
+ Hối phiếu làm thành văn bản (bắt buộc).
+Hình mẫu hối phiếu không quyết định giá trị pháp lý của hối phiếu .
+Ngôn ngữ tạo lập hối phiếu là ngôn ngữ viết hoặc in sẵn, đánh máy bằng một thứ tiếng nhất định và thống nhất.
+Hối phiếu lập thành một hay nhiều bản, mỗi bản đều đánh số thứ tự, các bản đều có giá trị như nhau. Bản nào đến trước thì thanh toán trước, bản nào đến sau thì vô giá trị.
-Về nội dung:
+ Tiêu đề của hối phiếu: “Hối phiếu”.
+ Địa đIểm ký phát hối phiếu: địa điểm ký phát hoặc địa chỉ người ký.
+ Ngày tháng ký phát: xác định thời gian trả tiền của hối phiếu.
2.2séc (Cheque)
Khái niệm chung.
Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản.
Đối với người có tiền mở tại ngân hàng một tài khoản, ngân hàng sẽ cấp cho người gửi tiền một quyển séc. Mỗi lần muốn rút tiền thì viết một tờ séc đưa đến ngân hàng để lĩnh tiền.
Đặc điểm của séc
-Tính thời hạn: tức là tờ séc chỉ có giá trị tiền tệ hoặc thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết đối với séc thương mại. Thời hạn hiệu lực của tờ séc được ghi rõ trên tờ séc. Thời hạn đó tuỳ thuộc vào phạm vi không gian mà séc lưu hành và luật pháp của các nước quy định. Nói chung séc lưu hành trong nội địa thời gian ngắn hơn lưu hành trong TTQT.
Séc dùng để trả tiền ngay, thời hạn hiệu lực của séc là 8 ngày làm việc kể từ ngày phát hành séc nếu là séc lưu hành trong một nước, là 20 ngày làm việc nếu lưu thông ngoài nước trong cùng một châu lục, là 70 ngày nếu séc được trả ở một nước ngoài châu lục.Quá thời hạn trên nếu séc quay trở lại ngân hàng thì séc sẽ mất hiệu lực. Đối với séc du lịch thì không kể thời gian.
Séc có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ, do vậy séc phải có những quy định về hình thức và nội dung theo luật định:
Về nội dung:
. Một lệnh trả tiền muốn được coi là séc thì trước tiên phải có tiêu đề SEC ghi trên tờ lệnh đó. Vì séc là lệnh nên khi nhận dược séc thì phải chấp hành lệnh này vô điiêù kiện, trừ trường hợp tài khoản phát hành séc không có tiền hoặc tờ séc không đủ tính pháp lý.
. số tiền ghi trên séc phải rõ ràng, phải ghi bằng số và ghi bằng chữ phải khớp đúng nhau, có ký hiệu tiền tệ. Trên séc phải ghi rõ địa điểm và ngày tháng lập séc, tên địa chỉ của người yêu cầu trích tài khoản, tài khoản được trích trả, ngân hàng trả tiền, tên địa chỉ người hưởng số tiền trên séc, chữ ký của người phát hành séc (nếu là tổ chức thì phải có chữ ký của người có tài khoản, kế toán trưởng và dấu của tổ chức đó).
Tất cả các yếu tố trên cần phải ghi rõ ràng, không tẩy xoá, ghi cùng loại chữ, một thứ mực, không ghi bằng mực đỏ. Điều cơ bản quan trọng là người phát hành séc phải có tiền mở ở ngân hàng, số tiền trên tờ séc không vượt quá số dư trên tài khoản ở ngân hàng.
Sơ đồ lưu thông séc:
người mua
người bán
NGÂN Hàng
Lưu thông séc qua một ngân hàng (NH)
(1): giao hàng.
(2): Phát hành séc thanh toán.
(3): Mang séc đến ngân hàng lĩnh tiền.
(4):Báo có cho người hưởng lợi Séc.
(5):Quyết toán giữa NH với người mua.
nh Bên bán
Lưu thông Séc qua 02 NH
người mua
người bán
nh Bên mua
(1): Giao hàng.
(2):Phát hành Séc thanh toán.
(3): Nhờ NH thu hộ tiền ghi trên Séc.
(4): Thu tiền.
(5): NH trả tiền cho người hưởng Séc.
(6): Quyết toán giữa NH với người mua.
Các loại Séc:
Séc tên là loại Séc ghi rõ tên người hưởng lợi (không thể chuyển nhượng).
Séc vô danh là loại Séc không ghi tên người hưởng lợi (Séc có thể chuyển nhượng).
Séc gạch chéo (Crossed cheque) là loại Séc trên mặt trước của nó có hai gạch chéo song song với nhau. Séc gạch chéo không thể dùng dể rút tiền mặt, thường dùng để chuyển khoản qua NH. Có hai loại Séc gạch chéo:
+ Séc gạch chéo thường (Cheque crossed generaly) gạch chéo không tin tức là giữa hai gạch song song không ghi tên NH lĩnh hộ tiền.
+ Séc gạch chéo đặc biệt (Cheque crossed specially) gạch chéo có ghi tin tức là giữa hai gạch chéo có ghi tên một tên NH nào đó và chỉ có NH đó mới có quyền lĩnh tiền mà thôi.
Séc chuyển khoản ( cheque transferable) là loại Séc mà người ký phát Séc ra lệnh cho NH rtích từ tài khoản của mình chuyển sang tài khoản khác của người khác trong hoặc ngoài NH.
Séc du lịch ( Traverller’s cheque) là loại Séc do NH phát hành và được trả tiền tại bất cứ một chi nhánh nào hoặc đại lý nào của NH đó.
Séc xác nhận (Certified cheque) là loại Séc được NH chấp nhận việc trả tiền. Mục đích xác nhận là nhằm đảm bảo khả năng chi trả cho tờ Séc, chống Séc khống.
2.3 Kỳ phiếu:( Promissory note)
Ngược lại với Hối phiếu, Kỳ phiếu là do con nợ viết ra để hứu cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Với tính thụ động trong thanh toán trên, trong thanh toán quốc tế Kỳ phiếu ít được sử dụng hơn Hối phiếu.
a. Khái niệm.
Hối phiếu là một tờ giấy cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu phát hành ra hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc lệnh của người này trả cho người khác theo quy định trong Kỳ phiếu đó.
b.Đặc điểm và điều kiện:
Như Kỳ phiếu thương mại, tuy nhiên nó có một số đặc thù sau:
Kỳ hạn Kỳ phiếu được ghi rõ trên nó.
Một Kỳ phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát để cam kết thanh toán cho một hay nhiều người hưởng lợi.
Kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh của NH hoặc công ty Tài chính. Sự bảo lãnh nay đảm bảo khả năng thanh toán của Kỳ phiếu.
Kỳ phiếu khác với Hối phiếu làthường có hai bản: bản 01 và bản 02, Kỳ phiếu chỉ có một bản chính do con nợ phát ra để chuyển cho người hưởng lợi Kỳ phiếu đó.
3. Các điều kiện thanh toán quốc tế quy định trong hợp đồng mua bán Ngoại thương
Trong quan hệ thanh toán giữa các nước, các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của đôi bên thì phải đề ra để giải quyết và thực được quy định lại thành những điều kiện gọi là điều kiện thanh toán quốc tế. Cácđiều kiện đó là:
Điều kiện về tiền tệ.
Điều kiện về địa điểm.
Điều kiện về thời gian.
Điều kiện về phương thức thanh toán.
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện TTQT. Những điều kiện này được thể hiện ra trong các điều khoản thanh toán của các hiệp định thương mại, các hiệp định trả tiền ký kết giữa các nước, của các hợp đồng mua bán ngoại thương ký kết giữa n