Giải pháp mở rộng tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây

Kinh tế thị trường là qui luật phát triển đi lên của bất cứ quốc gia nào. Đại hội Đảng lần thứ IX, một lần nữa Đảng ta khẳng định, Việt Nam quyết tâm xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Trong các thành phần kinh tế này thì tập trung phát triển kinh tế cá thể đang là một chính sách, một định hướng lớn của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình đẩy mạnh CNH_HĐH, bởi vì xét cho cùng thì sự phát triển của một đất nước phải đi từ mỗi người dân, từ mỗi gia đình. Với sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường thì kinh tế hộ gia đình ngày càng trở nên quan trọng hơn. Sớm nhận thức thấy vai trò quan trọng của kinh tế cá thể đối với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, Nghị quyết 10- NQ/TW ngày 05/04/1988 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã đưa hộ gia đình vào trọng tâm của sự phát triển kinh tế, hộ gia đình được tự chủ trong việc quyết định hướng phát triển kinh tế cho gia đình dựa trên nguồn tài nguyên, nhân lực hiện có. Bộ mặt kinh tế nông thôn đã và đang có những chuyển biến khởi sắc đáng kể đặc biệt từ khi Nhà nước có chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình để sản xuất lâu dài, tạo cơ sở vững chắc cho các hộ có thể yên tâm đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc giao ruộng đất cho các hộ sử dụng ổn định lâu dài với 5 quyền năng: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế, kết hợp với chính sách hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế như mở rộng các hoạt động tín dụng trong nông thôn, tăng cường khuyến nông, khuyến lâm, ngư. đã khuyến khích nông dân phát triển khả năng sẵn có về đất đai, sức lao động, tiền vốn để đẩy mạnh sản xuất. Hiện nay có rất nhiều hộ có khả năng về lao động, sản xuất, quản lý. song không thể tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh được do thiếu vốn đầu tư. Tuy nhiên do một số hạn chế trong cơ chế chính sách, qui trình nghiệp vụ, cơ sở vật chất mạng lưới. cho nên các Ngân hàng về cơ bản chưa đáp ứng được đủ nhu cầu vốn cho nền kinh tế nói chung, vốn cho các hộ sản xuất nói riêng. Qua quá trình học tập ở nhà trường và thực tế nghiên cứu hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Hà Tây, với mong muốn Ngân hàng sẽ là người bạn đường tích cực cùng với nông dân, với các hộ gia đình phát triển kinh tế, em quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà Tây” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu bài viết gồm ba chương: Chương I: Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với phát triển kinh tế hộ sản xuất. Chương II: Hoạt động tín dụng phát triển kinh tế hộ tại NHNo&PTNT Hà Tây. Chương III: Một số giải pháp mở rộng tín dụng phát triển kinh tế hộ tại NHNo&PTNT Hà Tây.

doc91 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Kinh tế thị trường là qui luật phát triển đi lên của bất cứ quốc gia nào. Đại hội Đảng lần thứ IX, một lần nữa Đảng ta khẳng định, Việt Nam quyết tâm xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Trong các thành phần kinh tế này thì tập trung phát triển kinh tế cá thể đang là một chính sách, một định hướng lớn của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình đẩy mạnh CNH_HĐH, bởi vì xét cho cùng thì sự phát triển của một đất nước phải đi từ mỗi người dân, từ mỗi gia đình. Với sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường thì kinh tế hộ gia đình ngày càng trở nên quan trọng hơn. Sớm nhận thức thấy vai trò quan trọng của kinh tế cá thể đối với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, Nghị quyết 10- NQ/TW ngày 05/04/1988 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã đưa hộ gia đình vào trọng tâm của sự phát triển kinh tế, hộ gia đình được tự chủ trong việc quyết định hướng phát triển kinh tế cho gia đình dựa trên nguồn tài nguyên, nhân lực hiện có. Bộ mặt kinh tế nông thôn đã và đang có những chuyển biến khởi sắc đáng kể đặc biệt từ khi Nhà nước có chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình để sản xuất lâu dài, tạo cơ sở vững chắc cho các hộ có thể yên tâm đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc giao ruộng đất cho các hộ sử dụng ổn định lâu dài với 5 quyền năng: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế, kết hợp với chính sách hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế như mở rộng các hoạt động tín dụng trong nông thôn, tăng cường khuyến nông, khuyến lâm, ngư... đã khuyến khích nông dân phát triển khả năng sẵn có về đất đai, sức lao động, tiền vốn để đẩy mạnh sản xuất. Hiện nay có rất nhiều hộ có khả năng về lao động, sản xuất, quản lý... song không thể tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh được do thiếu vốn đầu tư. Tuy nhiên do một số hạn chế trong cơ chế chính sách, qui trình nghiệp vụ, cơ sở vật chất mạng lưới... cho nên các Ngân hàng về cơ bản chưa đáp ứng được đủ nhu cầu vốn cho nền kinh tế nói chung, vốn cho các hộ sản xuất nói riêng. Qua quá trình học tập ở nhà trường và thực tế nghiên cứu hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Hà Tây, với mong muốn Ngân hàng sẽ là người bạn đường tích cực cùng với nông dân, với các hộ gia đình phát triển kinh tế, em quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà Tây” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu bài viết gồm ba chương: Chương I: Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với phát triển kinh tế hộ sản xuất. Chương II: Hoạt động tín dụng phát triển kinh tế hộ tại NHNo&PTNT Hà Tây. Chương III: Một số giải pháp mở rộng tín dụng phát triển kinh tế hộ tại NHNo&PTNT Hà Tây. Chương i Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với phát triển kinh tế hộ sản xuất 1.Tín dụng Ngân hàng 1.1. Khái niệm Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết hoàn trả với một lượng giá trị lớn hơn theo thời hạn đã thoả thuận. TDNH là mối quan hệ tín dụng giữa một bên là Ngân hàng với một bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó Ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Giá (lãi suất) của khoản vay do Ngân hàng ấn định cho khách hàng vay là mức lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt khoản thời gian tồn tại của khoản vay. Chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng Ngân hàng là Ngân hàng, Nhà nước, doanh nghiệp và hộ dân cư. Đối tượng được sử dụng để cho vay ở đây là tiền, nó không chịu sự giới hạn theo hàng hoá, vận động đa phương đa chiều. Đây là đặc điểm khác biệt giữa TDNH với các loại hình tín dụng khác. Tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất là tín dụng mà một bên chủ thể tín dụng là Ngân hàng, một bên là các hộ sản xuất 1.2. Các phương thức cấp tín dụng Ngân hàng 1.2.1. Cho vay trực tiếp từng lần Đây là hình thức cho vay phổ biến của Ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên. Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và giải trình cho Ngân hàng phương án sản xuất kinh doanh. Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định phân tích khách hàng xem có đủ điều kiện và an toàn để cho vay hay không. Nếu Ngân hàng xét thấy đủ điều kiện sẽ tiến hành kí hợp đồng cho vay, xác định qui mô cho vay, thời hạn giải ngân, mức lãi suất và các điều kiện ràng buộc khác cần thiết. Theo từng kì hạn nợ trong hợp đồng, Ngân hàng sẽ tiến hành thu gốc và lãi. Quá trình khách hàng sử dụng vốn vay, Ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích sử dụng tiền vay và hiệu quả dự án. Nếu xét thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng Ngân hàng sẽ huỷ hợp đồng, thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. 1.2.2. Cho vay theo hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Đây là nghiệp vụ tín dụng mà theo đó Ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng. Trong kì khách hàng có thể thực hiện vay - trả nhiều lần, song dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng. Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoá hoặc dịch vụ, nêu yêu cầu vay và làm giấy nhận nợ. Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, Ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng. Thời hạn cho vay được xác định trên hợp đồng tín dụng hoặc trên từng giấy giấy nhận nợ phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nếu khách hàng kinh doanh tổng hợp thì lựa chọn chu kì kinh doanh dài nhất hoặc chiếm tỷ trọng lớn nhất để xác định thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay trên giấy nhận nợ có thể không phù hợp với thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh. 1.2.3. Cho vay luân chuyển Là nghiệp vụ cho vay dựa trên sự luân chuyển của hàng hoá. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn. Ngân hàng có thể cho vay để khách hàng mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Đầu năm hoặc đầu quí người vay phải làm đơn xin vay luân chuyển. Ngân hàng và khách hàng sẽ thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, lãi suất và phương thức trả lãi, các nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ. Hạn mức tín dụng có thể được thoả thuận trong một năm hoặc vài năm. Đây không phải là thời hạn hoàn trả mà là thời hạn để Ngân hàng xem xét lại mối quan hệ với khách hàng và quyết định có cho vay nữa hay không tuỳ mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng cũng như tình hình tài chính của Ngân hàng. Khi vay, khách hàng chỉ cần gửi đến Ngân hàng các chứng từ hoá đơn nhập hàng và số tiền cần vay. Ngân hàng sẽ cho vay và trả tiền cho người bán. theo hình thức này, giá trị hàng hoá mua vào (có hoá đơn, hợp pháp, hợp lệ đúng đối tượng) đều là đối tượng được Ngân hàng cho vay; thu nhập bán hàng đều là nguồn để chi trả cho Ngân hàng. Tuy nhiên Ngân hàng có thể chỉ cho vay với một tỉ lệ nhất định tuỳ theo khối lượng và chất lượng quan hệ nợ nần của người vay. Các khoản phải thu và cả hàng hoá trong kho của khách hàng trở thành vật đảm bảo cho khoản vay Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối với các doanh nghiệp thương nghiệp hoặc các doanh nghiệp sản xuất có chu kì tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với Ngân hàng. Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho các khách hàng. Thủ tục vay chỉ cần thực hiện một lần cho nhiều lần vay. Khách hàng được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, vì vậy việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn. Song nếu như doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ thì Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn do thời hạn của khoản vay không được qui định rõ ràng. Cho vay luân chuyển dựa trên sự luân chuyển của hàng hoá nên cả Ngân hàng lẫn doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoán dòng ngân quĩ trong thời gian tới., từ đó xác định một thời hạn cho vay hợp lý nhất. 1.2.4. Cho vay trả góp Cho vay trả góp là hình thức tín dụng mà theo đó Ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc và lãi làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định, hàng lâu bền, hoặc đối với các khoản cho vay tiêu dùng. Số tiền trả mỗi lần được được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng (thường là từ khấu hao và thu nhập sau thuế của dự án, hoặc thu nhập hàng kì của ngườ tiêu dùng). Ngân hàng thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định. Ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán về số hàng hoá mà khách hàng đã mua trả góp. Các cửa hàng bán nhận tiền ngay sau khi bán hàng từ phía Ngân hàng và làm đại lý thu tiền cho Ngân hàng, hoặc khách hàng trả trực tiếp cho cửa hàng. Đây là hình thức tín dụng tài trợ cho người mua (qua đó đến người bán) nhằm khuyến khích tiêu thụ hàng hoá Cho vay trả góp thường rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp. Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay. Nếu người vay mất việc, ốm đau, thu nhập giảm sút thì khả năng thu nợ của Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Chính vì rủi ro cao nên lãi suất cho vay trả góp thường là cao nhất trong khung lãi suất cho vay của Ngân hàng. 1.2.5. Cho vay thấu chi Cho vay thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó Ngân hàng cho phép người vay được chi trội (vượt) số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Giới hạn này gọi là hạn mức thấu chi. Đây là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn không có tài sản đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp và cá nhân song chỉ chủ yếu cấp cho các khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thu nhập ngắn. Để được thấu chi khách hàng phải làm đơn xin Ngân hàng hạn mức thấu chi và thời gian thấu chi (khách hàng có thể phải trả phí cam kết cho Ngân hàng). Trong quá trình hoạt động, khách hàng có thể kí séc, lập uỷ nhiệm chi, mua thẻ sác... vượt quá số dư tiền gửi để chi trả (song trong hạn mức thấu chi). Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi Ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ gốc và lãi. Số lãi mà khách hàng phải trả: Lãi = Lãi suất thấu chi *Thời gian thấu chi * Số tiền thấu chi 1.2.6. Cho vay gián tiếp Cho vay gián tiếp là hình thức Ngân hàng cho khách hàng vay thông qua các tổ chức trung gian. Đó là các tổ, đội, hội, nhóm như nhóm sản suất, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ...Các tổ chức này thường liên kết các thành viên theo một mục đích riêng, song chủ yếu là để hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ quyền lợi cho mỗi thành viên. Vì vậy, việc phát triển kinh tế, làm giàu, xoá đói giảm nghèo luôn được các trung gian rất quan tâm. Trong phương thức cho vay này Ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sang các tổ chức trung gian như thu nợ, phát tiền vay...Tổ chức trung gian cũng có thể đứng ra tín chấp cho các thành viên vay, hoặc các thành viên trong nhóm bảo lãnh cho một thành viên vay. Điều này rất thuận tiện khi người vay không có hoặc không đủ tài sản thế chấp. Tuy nhiên để các tổ chức trung gian hoạt động có hiệu quả thì các tổ chức trung gian cũng bị mất chi phí, vì vậy nhân hàng phải trích một phần thu nhập cho các tổ chức trung gian. Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua các người bán lẻ các sản phẩm đầu vào của quá trính sản xuất. Việc cho vay theo cách này hạn chế người vay sử dụng tiền sai mục đích. Cho vay gián tiếp thường áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán, cách xa Ngân hàng. Trong trường hợp như vậy cho vay thông qua trung gian có thể tiết kiệm chi phí cho vay (phân tích, giám sát, thu nợ...) Cho vay thông qua trung gian nhằm giảm bớt rủi ro, chi phí của Ngân hàng, tuy nhiên nó cũng bộc lộ những khiếm khuyết. Nhiều trung gian đã lợi dụng vị thế của mình và nếu Ngân hàng không kiểm soát tốt sẽ tăng lãi suất cho vay để cho vay lại, hoặc giữ lấy số tiền của các thành viên khác cho riêng mình. Các nhà bán lẻ có thể lợi dụng để bán hàng kém chất lượng hoặc bán với giá đắt cho người vay vốn. 1.3. Các hình thức đảm bảo đối với tín dụng Ngân hàng. Trong nhiều trường hợp, Ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi nhân tín dụng Ngân hàng. Lí do là khách hàng luôn phải đối đầu với rủi ro trong kinh doanh, có thể mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng do thu nhập từ hoạt đông kinh doanh giảm sút mạnh. Những biến cố không mong đợi đó có thể gây cho Ngân hàng những tổn thất lớn. Chính vì vậy, trừ những khách hàng có uy tín cao, phần lớn khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi nhận tín dụng của Ngân hàng. Đặt yêu cầu phải có tài sản đảm bảo, Ngân hàng muốn có nguồn trả nợ thứ hai khi nguồn thứ nhất là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không đảm bảo trả nợ. Có nhiều hình thức đảm bảo đối với tín dụng Ngân hàng Phân loại theo tính chất an toàn, Ngân hàng chia tài sản đảm bảo thành hai loại. - Loại 1, Là các tài sản thuộc sở hữu hoặc sử dụng lâu dài của khách hàng, hoặc đảm bảo của bên thứ ba cho khách hàng của Ngân hàng (bảo lãnh). Những đảm bảo này không được hình thành từ chính từ chính khoản tín dụng của Ngân hàng. Đảm bảo loại 1 có thể có giá trị lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng giá trị của khoản tín dụng tuỳ theo dự đoán của Ngân hàng về độ rủi ro. Các khoản tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo loại 1 thường đảm bảo an toàn cho Ngân hàng, song gây khó khăn cho cả Ngân hàng lẫn khách hàng trong việc định giá, bảo quản, làm cho thời gian phân tích tín dụng bị kéo dài. - Loại 2, Là những tài sản được hình thành từ nguồn tài trợ của Ngân hàng (đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay). Ví dụ, Ngân hàng cho khách hàng vay tiền để mua một chiếc xe máy thì chiếc xe máy hình thành từ vốn vay sẽ trở thành đảm bảo loại 2. Đây là biện pháp cuối cùng để Ngân hàng có thể hạn chế việc người vay bán tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên, khi người vay không trả được nợ thì phần lớn các tài sản này đều giảm giá, khó bán. Do đó tải sản đảm bảo loại hai thường không đảm bảo cho Ngân hàng thu đủ gốc và lãi nếu khách hàng mất khả năng thanh toán. Tài sản loại 2 thường áp dụng cho những khách hàng mà tài sản loại 1có ít hoặc không thể trở thành tài sản đảm bảo của Ngân hàng và thường được áp dụng đối với những khách hàng có uy tín đối với Ngân hàng. Phân loại tài sản đảm bảo theo hình thức vật chất. Thứ nhất: đảm bảo bằng hàng hoá trong kho (như nguyên, nhiên vật liệu sản phẩm...). Nếu Ngân hàng có kho bãi riêng hoặc có phương thức bảo quản thích hợp thì đây là hình thức rất thuận lợi cho khách hàng và Ngân hàng. Các nhân tố tác động đến việc chấp nhận hàng hoá làm đảm bảo cho khoản vay: + Khả năng kiểm soát hàng hoá đảm bảo. Nếu hàng đảm bảo thuộc kho người vay, hoặc kho người vay thuê, Ngân hàng phải nắm quyền kiểm soát việc bán hàng hoá đó; nếu không Ngân hàng phải có kho để cất giữ hàng đảm bảo. Ngân hàng phải nắm giữ hàng hoặc giấy tờ lưu kho để đảm bảo người vay không mang thế chấp cho Ngân hàng khác hoặc rút ra bán. Ngân hàng cũng cần xem xét xem những hàng hoá đảm bảo này đã là hàng hoá đảm bảo cho các khoản vay ở các tổ chức tín dụng khác hay chưa. Khi có nhu cầu vay, người vay phải trình đơn cho Ngân hàng kiểm soát hàng hoá trong kho (sau khi trừ đi hàng hoá đảm bảo nợ khác, hàng kém phẩm chất, hàng hoá được tài trợ bằng nguồn vốn tự có...). Do đó chỉ khoảng 70-80% của phần còn lại mới là đối tượng cho vay của Ngân hàng. + Tính thị trường của hàng hoá đảm bảo. Ngân hàng quan tâm đến tính ổn định giá trị thị trường của hàng hoá đảm bảo. Những hàng hoá làm đảm bảo phải là hàng hoá dễ bán và có giá cả ổn định. + Khả năng bảo quản, định giá hàng đảm bảo. Điều này xuất phát từ một số đặc thù riêng biệt của một số hàng hoá là đòi hỏi kĩ thuật bảo quản cao, nếu không sẽ giảm giá. Do vậy Ngân hàng chỉ chấp nhận hàng hoá ít chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường Tất cả các hàng hoá phải được bảo hiểm. Bảo hiểm sẽ tránh cho Ngân hàng những tổn thất lớn khi khi hàng bị cháy, trộm cướp, hoặc các thiên tai khác. Thứ hai. Đảm bảo bằng tài sản cố định. Trong hình thức đảm bảo này thì nhà máy, trang thiết bị sản xuất và phương tiện vận chuyển, cây con, quyền sử dụng đất, rừng... đều có thể trở thành tài sản đảm bảo cho Ngân hàng. Đảm bảo bằng đất đai rất phức tạp vì khách hàng phải đăng kí với Sở địa chính, hoặc các cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển nhượng hoặc thế chấp cho Ngân hàng. Các nhân tố tác động đến việc chấp nhận các tài sản cố định làm đảm bảo cho các khoản tài trợ bao gồm: + Quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền thuê lâu dài. Điều này ảnh hưởng đến việc chấp nhận tài sản làm vật thế chấp bởi vì tài sản cố định phải được bán khi cần thiết do đó liên quan đến quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu của tài sản và khả năng chuyển nhượng tài sản đó. Ngân hàng cũng quan tâm đến tranh chấp, di chúc cũng như các qui định của pháp luật đối với tài sản đảm bảo. + Tính thị trường của tài sản đảm bảo: Giá cả của tài sản cố định thường có những giai đoạn thay đổi rất lớn. Máy móc đã lắp đặt, vận hành thường bị giảm giá rất lớn so với giá trị còn lại. Nhiều loại tài sản cố định bị tác động mạnh bởi hao mòn vô hình. Bên cạnh đó nhiều loại tài sản cố định có giá trị thường xuyên gia tăng như cây trồng, vật nuôi. Ngân hàng thường phải nghiên cứu những tính chất này để định tỉ lệ tài trợ hợp lý vừa đảm bảo an toàn cho Ngân hàng hàng vừa đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. + Bảo hiểm: Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm đối với tài sản cố định làm đảm bảo cho khoản tài trợ. Thứ ba: Đảm bảo bằng hợp đồng chi trả của bên thứ ba. Nhiều khách hàng kí hợp đồng bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ (ví dụ khách hàng nhận thầu cung cấp xây dựng, dịch vụ...) và nhận về hợp đồng thanh toán. Hợp đồng thanh toán là cam kết của người thứ ba về việc sẽ thanh toán số tiền trong thời hạn nhất định với những điều kiện cụ thể cho khách hàng. Hợp đồng này có thể trở thành đảm bảo cho khách hàng để nhận tài trợ của Ngân hàng. Các nhân tố ảnh hưởng đến là : + Khả năng chi trả của người thứ ba: Việc tài trợ cho khách hàng dựa trên các hợp đồng chi trả đã chuyển trọng tâm phân tích tuín dụng từ phía khách hàng sang người thứ ba. Tình hình tài chính, uy tín, tính sòng phẳng trong thanh toán là những yếu tố để Ngân hàng cân nhắc. Ví dụ Ngân hàng thường dễ chấp nhận hợp đồng bảo hiểm của các công ty bảo hiểm có tên tuổi. + Khả năng thực hiện hợp đồng với người thứ ba của khách hàng. Nếu người cung cấp hàng hoá và dịch vụ hoặc người mua không có khả năng thực hiện hợp đồng cam kết thì bên thanh toán sẽ không thực hiện cam kết thanh toán. + Các cam kết có khả năng chuyển nhượng: Nếu khách hàng đã chuyển nhượng cam kết cho người khác thì Ngân hàng rất khó thu hồi nợ, vì vậy Ngân hàng phải xem xét khả năng chuyển nhượng các cam kết. Ví dụ, Ngân hàng đề phòng có những hợp đồng bảo hiểm ngắn hạn, nắm quyền sở hữu hợp pháp bằng cách yêu cầu công ty bảo hiểm viết giấy chuyển nhượng... Thứ tư: Đảm bảo bằng chứng khoán: Các chứng khoán có thể được xem là tài sản đảm bảo cho khoản vay. Các tài sản tài chính này rất thuận tiện đối với Ngân hàng do phần lớn Ngân hàng đều có nghiệp vụ quản lý và kinh doanh chứng khoán. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng chứng khoán làm đảm bảo. + Tính an toàn của chứng khoán: Ngân hàng quan tâm đến tình hình tài chính, uy tín của các tổ chức sở hữu chứng khoán, tức là người chi trả các chứng khoán. Các chứng khoán của Chính phủ, các tổ chức tài chính lớn, hoặc các công ty lớn thường dễ được Ngân hàng chấp nhận đảm bảo và tài trợ với tỉ lệ cao. Ngân hàng không chấp nhận đảm bảo bằng chứng khoán của chính khách hàng. + Tính thị trường (tính thanh khoản). Các chứng khoán thường xuyên trao đổi trên thị trường được Ngân hàng ưu tiên nhận làm đảm bảo so với các chứng khoán ít trao đổi. Nhiều loại chứng khgoán giá cả bị ảnh hưởng bởi tệ nạn đầu cơ, do vậy Ngân hàng
Luận văn liên quan