Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8

Các lý thuyết kinh tế học hiện đại đã chỉ ra rằng nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất của một quốc gia, đặc biệt là trong một tổ chức. Nguồn nhân lực là một tài sản quan trọng nhất của một tổ chức, điều này được thể hiện trên một số khía cạnh như: Chi phí cho nguồn nhân lực trong một tổ chức là chi phí khó có thể dự toán được, lợi ích do nguồn nhân lực tạo ra không thể xác định được một cách cụ thể mà nó có thể đạt tới một giá trị vô cùng to lớn. Nguồn nhân lực trong một tổ chức vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho hoạt động của tổ chức. Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản cấu thành nên tổ chức, là điều kiện cho tổ chức tồn tại và phát triển đi lên. Vì vậy một tổ chức được đánh giá mạnh hay yếu, phát triển hay tụt hậu phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức đó. Trong điều kiện xã hội phát triển như ngày nay, nhu cầu của con người ngày càng đòi hỏi cao hơn với tiêu chí là giá cả không ngừng giảm xuống, chất lượng sản phẩm không ngừng được cải tiến. Vì vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại phải chú trọng đến việc đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao hàm lượng chất xám có trong một sản phẩm, nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Làm được điều này đòi hỏi phải có đội ngũ với nhân viên năng động, luôn bám sát nhu cầu thị hiếu của khách hàng, kịp thời đáp ứng nhanh nhất theo sự thay đổi đó. Mặt khác ngày nay khoa học kỹ thuật thay đổi rất nhanh chóng, vòng đời công nghệ cũng như các sản phẩm có xu hướng ngày càng bị rút ngắn. Bởi vậy doanh nghiệp luôn phải đảm bảo có đội ngũ nhân viên đáp ứng kịp thời với sự thay đổi đó. Chính vì các lý do trên, nên có thể khẳng định rằng việc nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực trong một tổ chức là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ tổ chức nào. Một lực lượng lao động chất lượng cao luôn là lợi thế cạnh tranh vững chắc cho các doanh nghiệp.Ở một khía cạnh khác, đầu tư vào con người được xem là cách đầu tư hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trưởng nhanh, bền vững của một doanh nghiệp, đảm bảo khả năng lành nghề của đội ngũ công nhân, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm bớt tai nạn lao động. Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết về chất lượng nguồn nhân lực, em chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8” để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp. Phương pháp nghiên cứu: • Tham khảo tài liệu • Thu thập số liệu thứ cấp tại Tổng công ty XDCTGT 8. • Phỏng vấn trực tiếp. • Phân tích số liệu. Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của chuyên đề được kết cấu thành 3 chương : • Chương I: Tổng quan về Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8. • Chương II: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty XDCTGT 8. • Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty XDCTGT 8.

doc77 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8119 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Các lý thuyết kinh tế học hiện đại đã chỉ ra rằng nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất của một quốc gia, đặc biệt là trong một tổ chức. Nguồn nhân lực là một tài sản quan trọng nhất của một tổ chức, điều này được thể hiện trên một số khía cạnh như: Chi phí cho nguồn nhân lực trong một tổ chức là chi phí khó có thể dự toán được, lợi ích do nguồn nhân lực tạo ra không thể xác định được một cách cụ thể mà nó có thể đạt tới một giá trị vô cùng to lớn. Nguồn nhân lực trong một tổ chức vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho hoạt động của tổ chức. Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản cấu thành nên tổ chức, là điều kiện cho tổ chức tồn tại và phát triển đi lên. Vì vậy một tổ chức được đánh giá mạnh hay yếu, phát triển hay tụt hậu phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức đó. Trong điều kiện xã hội phát triển như ngày nay, nhu cầu của con người ngày càng đòi hỏi cao hơn với tiêu chí là giá cả không ngừng giảm xuống, chất lượng sản phẩm không ngừng được cải tiến. Vì vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại phải chú trọng đến việc đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao hàm lượng chất xám có trong một sản phẩm, nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Làm được điều này đòi hỏi phải có đội ngũ với nhân viên năng động, luôn bám sát nhu cầu thị hiếu của khách hàng, kịp thời đáp ứng nhanh nhất theo sự thay đổi đó. Mặt khác ngày nay khoa học kỹ thuật thay đổi rất nhanh chóng, vòng đời công nghệ cũng như các sản phẩm có xu hướng ngày càng bị rút ngắn. Bởi vậy doanh nghiệp luôn phải đảm bảo có đội ngũ nhân viên đáp ứng kịp thời với sự thay đổi đó. Chính vì các lý do trên, nên có thể khẳng định rằng việc nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực trong một tổ chức là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ tổ chức nào. Một lực lượng lao động chất lượng cao luôn là lợi thế cạnh tranh vững chắc cho các doanh nghiệp.Ở một khía cạnh khác, đầu tư vào con người được xem là cách đầu tư hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trưởng nhanh, bền vững của một doanh nghiệp, đảm bảo khả năng lành nghề của đội ngũ công nhân, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm bớt tai nạn lao động. Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết về chất lượng nguồn nhân lực, em chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8” để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp. Phương pháp nghiên cứu: Tham khảo tài liệu Thu thập số liệu thứ cấp tại Tổng công ty XDCTGT 8. Phỏng vấn trực tiếp. Phân tích số liệu. Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của chuyên đề được kết cấu thành 3 chương : Chương I: Tổng quan về Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8. Chương II: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty XDCTGT 8. Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty XDCTGT 8. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1.1. Thông tin chung: - Tên doanh nghiệp: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8. - Tên gọi quốc tế: Civil Engineering Construction Corporation 8. - Tên viết tắt: CIENCO8. - Logo: - Hình thức pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. - Trụ sở chính: 18 Hồ Đắc Di – Đống Đa – Hà Nội. - Điện thoại: 84.438572767 - Fax: 84.438572798 - Website: www.cienco8.com.vn - Vốn điều lệ tạm tính tại thời điểm 31/12/2009 là 179.983.705.412 đồng (Một trăm bảy mươi chín tỷ, chín trăm tám mươi ba triệu, bảy trăm lẻ năm nghìn, bốn trăm mười hai đồng). Lĩnh vực kinh doanh, gồm các ngành nghề: Từ năm 1965: Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước. Từ năm 1980: Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn, gia công dầm thép, cấu kiện thép và các sản phẩm cơ khí khác. Xây dựng trụ sở, nhà dân dụng và công nghiệp. Từ năm 1990: Xây dựng đường sân bay. Xây dựng mặt bằng khu công nghiệp. Xây dựng cảng biển,cảng sông. Từ năm 1992: Tư vấn đầu tư xây dựng công trình giao thông,công nghiệp và dân dụng. Từ năm 2000: Sản xuất và lắp rắp môtô. Từ tháng 3/2003: Xây dựng và kinh doanh nhà đất. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Chia làm 3 giai đoạn: 1.2.1. Giúp nước bạn Lào xây dựng và đảm bảo giao thông trong thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc (1964 – 1975).     Thực hiện Chỉ thị số 54/TM ngày 1-4-1964 và Chỉ thị 70/TM ngày 23-7-1965 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, hàng vạn cán bộ công nhân viên, thanh niên xung phong đã vượt Trường Sơn sang làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Lào. Ngày 23-7-1965 Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định thành lập Ban Xây dựng 64 làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, nay là Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (CIENCO 8).           Thời kỳ đầu, nhiệm vụ chủ yếu của Ban Xây dựng 64 là đảm bảo giao thông và mở những tuyến đường huyết mạch từ vùng căn cứ cách mạng ra các mặt trận của nước bạn Lào. Bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là đảm bảo giao thông phục vụ cho các mặt trận, cán bộ công nhân viên Ban Xây dựng 64, đã khảo sát giúp bạn thiết kế nhiều tuyến đường bộ, đường sông, mở các tuyến đường mới ra mặt trận và xây dựng các công trình chuẩn bị cho việc tái thiết đất nước sau chiến tranh. 1.2.2. Giúp Cộng hoà DCND Lào xây dựng hạ tầng giao thông và khôi phục đất nước sau chiến tranh (1975 – 1990).           Ngày 30-11-1982, Bộ Giao thông vận tải đã quyết định số 1916 QĐ/TCCB, chuyển Ban Xây dựng 64 thành Liên hiệp các Xí nghiệp xây dựng giao thông 8 với nhiệm vụ khảo sát thiết kế và xây dựng giao thông giúp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào theo hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào. Mục tiêu của Liên hiệp trong giai đoạn này là tăng dần tỷ trọng thi công cơ giới, giảm dần lao động thủ công. Một dấu mốc quan trọng giai đoạn này là Liên hiệp tiến hành chuyển đổi từ cơ chế tập trung hành chính, thực thanh, thực chi sang cơ chế hạch toán kinh tế. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế mới, sản xuất kinh doanh muốn có lãi phải hạch toán kinh tế, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá dây chuyền sản xuất…              Ngày 28-4-1989, Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định số 813 QĐ/TCCB-LĐ tổ chức lại Liên hiệp các Xí nghiệp xây dựng giao thông 8 thành Liên hiệp các Xí nghiệp xây dựng công trình 8. Tính đến thời điểm này, Liên hiệp là đơn vị duy nhất của ngành Giao thông vận tải Việt Nam đảm nhận công tác xây dựng cơ bản và khảo sát thiết kế giao thông tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.  1.2.3. Chuyển quân về Việt Nam, một số đơn vị tiếp tục ở lại Lào xây dựng công trình (1990 đến nay.)           Cùng với sự đổi mới của Đất nước, cuối năm 1989, Liên hiệp đã chuyển một bộ phận về xây dựng đường 8 của Việt Nam, mở đầu cho thời kỳ hội nhập và chiếm lĩnh thị trường xây dựng cơ bản trong nước.          Ngày 5-7-1991, Bộ Giao thông Vận tải ra Quyết định số 1291 QĐ/TCCB-LĐ đổi tên Liên hiệp các Xí nghiệp xây dựng công trình 8 thành Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco 8). Để tăng thêm năng lực, Tổng công ty đã nhận sáp nhập thêm một số đơn vị mới; thành lập thêm các chi nhánh, văn phòng đại diện; thành lập Trung tâm Đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ giao thông 8, Trung tâm Y tế giao thông 8; thành lập các Ban điều hành dự án. Đến năm 2002, Tổng Công ty đã có 12 thành viên hạch toán độc lập, 1 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 1 trung tâm đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ, 1 trung tâm Y tế, với địa bàn hoạt động khắp các tỉnh thành trong cả nước và ở Lào. Mặt khác, Tổng công ty đã tiến hành liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài ngành để có đủ tăng thêm năng lực về tài chính, công nghệ và các yêu cầu cần thiết để trở thành một nhà tham gia đấu thầu và thắng thầu quốc tế. Lực lượng công nhân kỹ thuật thường xuyên được đào tạo lại và nâng cao tay nghề.  Năm 1992, Tổng công ty đã nhanh chóng vượt qua nhiều đối thủ để giành phần thắng thầu dự án ADB4 từ Ka Sỉ đến Luông Pha Băng (Lào) trước 29 hãng thầu quốc tế. Để tăng cường lực lượng, năm 1993 Bộ Giao thông Vận tải quyết định điều động, sáp nhập 3 đơn vị của Khu Quản lý đường bộ II là: Công ty 210, 242 và 220 về Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8.          Thực hiện Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải ra Quyết định số 4897 QĐ/TCCB-LĐ ngày 27-11-1995 thành lập lại Doanh nghiệp Nhà nước: Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 8, tên giao dịch quốc tế là Civil Engineering Construction Corporation 8 viết tắt là CIENCO 8. CIENCO 8 đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường xây dựng các công trình giao thông, liên tục thắng thầu quốc tế, thực hiện các dự án lớn ở Việt Nam và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.   1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Ngày 25/6/2010, Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số 1761/QĐ - TCCB về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 trên cơ sở tổ chức lại cơ quan quản lý điều hành của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8, các chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp.             Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại các ngân hàng và Kho bạc Nhà nước; có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp và xử lý những vấn đề tồn tại và phát sinh của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 trước khi chuyển đổi; trực tiếp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại công ty mẹ và đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết.             Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 gồm: Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Sơ đồ1.1: Bộ máy tổ chức: CHỦ SỞ HỮU HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ CÔNG TY MẸ CÁC CÔNG TY CON CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT PHÓ TGĐ A. Hội đồng thành viên : - Chủ tịch HĐTV: Vũ Văn Liêm  - Uỷ viên HĐTV kiêm Tổng Giám đốc:  Vũ Hải Thanh  - Uỷ viên - Trưởng Ban Kiểm soát: Nguyễn  Xuân Thịnh  - Uỷ viên: Nguyễn Văn Đấu  - Uỷ viên: Đỗ Thái Hưng  B. Ban Tổng giám đốc: - Tổng Giám đốc: Vũ Hải Thanh  - Các Phó Tổng Giám đốc:  Chu Văn Thiệu; Dương Văn Toàn; Đỗ Thái Hưng; Mai Ngọc Phát; Trần Huy Hoàng. C. Trưởng các phòng nghiệp vụ: - Phòng Kinh tế kế hoạch :Trần Tuấn Anh - Phòng Dự án công nghệ : Trần Văn Hưng - Phòng Tài chính kế toán : Nguyễn Văn Thành - Phòng TCCB-LĐ : Nguyễn Văn Hồi - Phòng Vật tư thiết bị : Lê Tấn Thịnh - Văn phòng (phòng Hành chính quản trị) :Trần Quốc Tăng             Mối quan hệ giữa Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 với chủ sở hữu nhà nước và với các công ty con, công ty liên kết được thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.             Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 gồm: Các phòng ban tham mưu giúp việc; các ban điều hành dự án; Chi nhánh đào tạo và Xuất khẩu lao động; Công ty Vật tư và Xây dựng công trình; Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ 8 và Trung tâm Y tế giao thông 8.             Các công ty con gồm:             - Công ty TNHH một thành viên do Tổng công ty XDCT giao thông 8 nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng cầu 75; Công ty TNHH một thành viên Xây dựng công trình giao thông 829; Công ty TNHH một thành viên Xây dựng công trình giao thông 892; Công ty TNHH một thành viên Xây dựng công trình giao thông 875. - Công ty cổ phần gồm: Công ty Cp Xây dựng công trình giao thông 810; Công ty Cp Xây dựng công trình giao thông 820; Công ty Cp Xây dựng công trình giao thông 842; Công ty Cp Xây dựng công trình giao thông 873; Công ty Cp Xây dựng công trình giao thông 874; Công ty Cp Xây dựng công trình giao thông 889; Công ty Cp Xây dựng công trình giao thông Việt - Lào; Công ty Cp Tư vấn Xây dựng giao thông 8; Công ty Cp Đầu tư Xây dựng công trình 809 – Cienco8. - Các công ty liên kết gồm: Công ty Cp Xây dựng công trình giao thông 838; Công ty Cp Xây dựng công trình giao thông 872; Công ty Cp Xây dựng Miền Tây; Công ty Cp Quan hệ quốc tế và Đầu tư sản xuất; Công ty Cp Đầu tư hạ tầng – Kinh doanh đô thị; Công ty Cp Xây dựng Thương mại và Đào tạo 8; Công ty Cp Đầu tư xây dựng 808; Công ty Cp Đầu tư và Xây dựng 818 – Cienco8; Công ty Cp Đầu tư và Thương mại 819 – Cienco8; Công ty Cp Tư vấn công nghệ xây dựng 868; Công ty Cp Đầu tư xây dựng và Thương mại 886; Công ty Cp Đầu tư và Xây dựng 898 – Cienco8; Công ty Cp Đầu tư và Thương mại Hà Thành và Công ty TNHH Công trình Miền Trung. Tổ chức được Nhà nước phân công, phân cấp là chủ sở hữu: Bộ Giao thông vận tải. Hội đồng thành viên Tổng công ty XDCT giao thông 8 có trách nhiệm: Tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản do chủ sở hữu giao để thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanh. Chỉ đạo tổ chức đăng ký kinh doanh, thực hiện chuyển đổi, làm thủ tục đăng ký lại quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật. Xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty và tiếp tục thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 1.4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Tổng công ty. 1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm.           Trải qua hơn 10 năm đổi mới tại Việt Nam, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 đã xây dựng được hàng nghìn cây số đường bộ, nhiều công trình cầu cống, kiến trúc, sân bay, bến cảng… với giá trị xây dựng hàng trăm triệu USD. Các công trình có chất lượng và có mục đích sử dụng khác nhau nhằm phục vụ cho sản xuất, nâng cao điều kiện sống về vật chất cũng như tinh thần, tạo tiện nghi ngày càng cao cho con người. Cienco 8 là một đơn vị kinh tế mạnh hoạt động lâu năm trong ngành xây dựng và công nghiệp. Sản phẩm của Cienco 8 là các công trình xây dựng gắn liền với các công trình giao thong như cầu, đường… Đối với các dự án xây dựng công trình giao thông vận tải,vì là dự án phục vụ công cộng nên chúng thường chỉ có hiệu quả xét từ góc độ kinh tế - xã hội và ít khi hiệu quả nếu thuần túy xét từ góc độ tài chính.Cũng vì vậy các dự án này không hấp dẫn các doanh nghiệp vì các doanh nghiệp vốn có mục tiêu trước hết là tối đa hóa lợi nhuận.Do đó, các công trình này thường do Nhà nước đầu tư để vừa phục vụ sản xuất lại vừa phục vụ dân sinh, nên khả năng hoàn vốn Nhà nước là nhờ vào các khoản lệ phí giao thông thu được ở tất cả các khu vực cũng như nhờ vào sự gia tăng khoản thu từ thuế giá trị gia tăng cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp,mà sự gia tăng nộp thuế này là do dự án xây dựng đường mang lại. Những công trình xây dựng của Tổng công ty là sản phẩm đặc biệt:mang tính cố định; đơn chiếc; sản xuất theo đơn đặt hàng; có quy mô lớn,thời gian hình thành sản phẩm dài; chủ yếu nằm ngoài trời hay trong lòng đất. Bên cạnh đó, chúng còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện địa phương, mang tính cá biệt cao về công dụng. Sản phẩm được tạo thành do sự hợp tác của nhiều đơn vị và liên quan đến cảnh quan, môi trường, ý nghĩa công trình, KT-XH và an ninh quốc phòng nên khâu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty gặp nhiều khó khăn và cũng ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng các thiết bị sản xuất, mâu thuẫn lớn luôn phát sinh. Do thời gian dài, chi phí lớn, vì vậy những sai sót dù nhỏ cũng có thế gây ra những tổn thất lớn và phải khắc phục trong nhiều năm. 1.4.2. Đặc điểm về khách hàng. Khách hàng là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Khách hàng chủ yếu của Tổng công ty là cán bộ, các cơ quan chủ quan, địa phương được nhà nước đầu tư xây dựng, các công ty doanh nghiệp trong và ngoài nước có khả năng tài chính lớn. Từ đặc điểm sản phẩm cần vốn đầu tư lớn, xây dựng và sử dụng trong thời gian dài, khiến khách hàng của Tổng công ty thường rất kỹ tính và cẩn thận khi lựa chọn nhà thầu có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm triển khai dự án… Đáp ứng yêu cầu chất lượng của khách hàng là thành công của Tổng công ty .Do vậy,Tổng công ty xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài,bền vững với khách hàng bằng sự thỏa mãn và những giá trị mà Tổng công ty có thể chia sẻ cùng với khách hàng. Hướng đến mục tiêu chung là các bên cùng có lợi, cùng phát triển,Tổng công ty và khách hàng cùng góp phần vào sự tăng trưởng của xã hội. Để trở thành một đối tác thường xuyên và tin cậy của khách hàng,mọi thành viên trong cơ quan Tổng công ty đều phải thấu hiểu chính sách chất lượng này và xem mọi hoạt động của mình đều góp phần tạo nên những giá trị hiện tại và tương lai của Tổng công ty. 1.4.3.Đặc điểm về thị trường. Những năm gần đây, từ một doanh nghiệp xây lắp gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt do hậu quả từ những dự án bỏ thầu giá thấp, bão giá VLXD đã khiến tình hình tài chính Tổng công ty rất trầm trọng. Tuy vậy, nhờ làm tốt công tác văn hóa doanh nghiệp gắn liền với đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh nên hiện nay Cienco 8 là một trong số ít tổng công ty xây lắp của ngành GTVT thoát lỗ và từng bước làm ăn có lãi. Trong thời gian gần đây, Cienco 8 liên tục thắng thầu và thi công nhiều dự án trên cả 3 miền đất nước và nước bạn Lào. Tổng công ty đã đấu thầu và thắng thầu nhiều hàng loạt các công trình lớn và điều hành quản lý thi công có hiệu quả.  Trong thời gian tới, Cienco 8 xác định mục tiêu: củng cố và phát triển thị trường khu vực phía Nam để nắm bắt và giành quyền thi công các dự án tại các vùng kinh tế năng động nhất này của đất nước. Mở rộng thị trường  và phát triển lâu dài ở khu vực miền Trung như khu công nghiệp Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai, nối các cảng biển nước sâu với vùng Tây Nguyên và các tuyến đường Liên á ở Nam Lào, thông qua các cảng biển để vươn tới các nước khác trong khu vực. Bên cạnh đó,Tổng công ty tiếp tục giữ vững thị trường xây dựng giao thông truyền thống ở Lào và mở rộng thị trường ở Việt Nam, từng bước tạo tiền đề để mở rộng thị trường xây dựng ra các nước ASEAN và trên thế giới. . 1.4.4.Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị. Bảng 1.1: BẢNG THAM CHIẾU DANH MỤC THIẾT BỊ CHỦ YẾU TT Tên thiết bị Đơn vị tính SỐ LƯỢNG Công suất Tiêu chuẩn Châu Âu Nhật Mỹ Trung Quốc Hàn Quốc Việt Nam 1 Máy ủi Chiếc 26 15 3 6 40 - 210CV 2 Máy đào bánh lốp Chiếc 4 22 9 0,4 - 0,7m3/g 3 Máy đào bánh xích Chiếc 3 30 0,7 - 1,0m3/g 4 Máy xúc lật Chiếc 7 11 1 5 1,4 - 3,0m3/g 5 Máy san Chiếc 15 25 9 120 - 180CV 6 Lu rung Chiếc 39 14 1 60 14 - 28T 7 Lu tĩnh Chiếc 9 48 4 12 8 - 12T 8 Lu bánh lốp Chiếc 2 24 4 10 - 20T 9 Xe phun nhựa Chiếc 1 1 5 2 3 - 5.000L 10 Máy rải asphalt Chiếc 14 3 1 3 250 - 500T/h 11 Trạm trộn asphalt Chiếc 3 1 7 2 35 - 120T/h 12 Trạm trộn bê tông xi măng Chiếc 2 3 2 25 - 50m3/h 13 Bơm bê tông Chiếc 4 1 30 - 90m3/h 14 Xe mix Chiếc 7 4 6000L 15 Xe ô tô ben Chiếc 166 7 2 12 8 - 15T 16 Cần cẩu bánh xích Chiếc 1 1 50 - 60T 17 Cần cẩu bánh lốp Chiếc 10 1 1 1 7 - 25T 18 Cẩu long môn Chiếc 3 15T 19 Khoan cọc nhồi Chiếc 2 1 2 Đến 2000mm 20 Xe đúc hẫng Chiếc 2 4 20m 21 Búa đúng cọc Chiếc 1 6 2,5 - 4,5T 22 Máy phát điện Chiếc 10 5 1 1 1 Đến 500KVA 23 Dây chuyền nghiền sàng đá Bộ 2 1 2 40 - 200T/h 24 Bộ ván khuôn dầm superty Bộ 50 18-33m 25 Xe ô tô con Chiếc 7 52 23 Đến 7 chỗ 26 Bộ trắc đạc điện tử Bộ 4 3 1 23 Độ phóng đại 30 lần, cấp CS 7" 27 Phòng thí nghiệm hiện trường Phòng 5 Nguồn: Phòng vật tư thiết bị. Thiết bị của Tổng công ty XDCTGT 8 (CIENCO8) được đầu tư chủ yếu vào các năm 2000 – 2002 có nguyên giá xấp xỉ 800 tỷ đồng với gần 1.000 đầu thiết bị các loại, được phân ra gần 30 chủng loại. Các thiết bị hiện có được sản xuất tại Châu Âu, Nhật bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, … nên có tính năng kỹ thuật hiện đại và đã thích ứng được yêu cầu công nghệ thi công tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực xây lắp cầu, đường đang phát tri