Công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã đem lại những thành tựu đáng kể, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Nền kinh tế nước nhà đã có những bước tăng trưởng cao, sản xuất kinh doanh mở rộng, thu nhập dân cư được nâng cao và có tích lũy.
Hiện nay trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, các DNNQD đã, đang và ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nước ta. Sự phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước; tạo công ăn việc làm, góp phần quan trọng cải thiện đời sống nhân dân và giữ vững ổn định chính trị xã hội,đóng góp vào sự tăng trưởng GDP,đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Tuy vậy DNNQD có điểm yếu đó là quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh nên các doanh nghiệp phải sử dụng vốn vay Ngân hàng. Vốn vay ngân hang không những giúp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tăng năng suất,mở rộng sản xuất kinh doanh mà còn đem lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM . Song hiện nay,hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng đối với thành phần kinh tế này là chưa cao, chưa được mở rộng. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả tín dụng Ngân hàng đối với các DNNQD là một vấn đề cần thiết và cũng chính là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, của các NHTM nói chung và của NHNo & PTNT Thành Phố Vinh nói riêng.
Với hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD của Ngân hàng em chọn đề tài :
“ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại NHNo &PTNT Thành Phố Vinh ’’.
Nội dung đề tài gồm 3 phần:
Chương 1: Tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển của các DNNQD
Chương 2: Chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh
61 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1866 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành Phố Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã đem lại những thành tựu đáng kể, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Nền kinh tế nước nhà đã có những bước tăng trưởng cao, sản xuất kinh doanh mở rộng, thu nhập dân cư được nâng cao và có tích lũy.
Hiện nay trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, các DNNQD đã, đang và ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nước ta. Sự phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước; tạo công ăn việc làm, góp phần quan trọng cải thiện đời sống nhân dân và giữ vững ổn định chính trị xã hội,đóng góp vào sự tăng trưởng GDP,đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Tuy vậy DNNQD có điểm yếu đó là quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh nên các doanh nghiệp phải sử dụng vốn vay Ngân hàng. Vốn vay ngân hang không những giúp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tăng năng suất,mở rộng sản xuất kinh doanh mà còn đem lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM . Song hiện nay,hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng đối với thành phần kinh tế này là chưa cao, chưa được mở rộng. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả tín dụng Ngân hàng đối với các DNNQD là một vấn đề cần thiết và cũng chính là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, của các NHTM nói chung và của NHNo & PTNT Thành Phố Vinh nói riêng.
Với hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD của Ngân hàng em chọn đề tài :
“ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại NHNo &PTNT Thành Phố Vinh ’’.
Nội dung đề tài gồm 3 phần:
Chương 1: Tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển của các DNNQD
Chương 2: Chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh
CHƯƠNG 1
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
1.1. Đặc điểm và vai trò của DNNQD trong nền kinh tế thị trường
1.1.1. Khái niệm,đặc điểm DNNQD
1.1.1.1. Khái niệm DNNQD
Các DNNQD là các đơn vị sản xuất kinh doanh có tính chất tư hữu ( không kể các đơn vị đầu tư nước ngoài ) bao gồm các DNTN,các công ty TNHH,các CTCP và các đơn vị theo hình thức hợp tác xã.
Thành phần này cò kết cấu sở hữu đa dạng, phong phú về hình thức,quy mô; hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu.Đặc điểm nổi bật trong chế đọ sở hữu là chế độ tư hữu, vì thế mà hoạt động của các DNNQD thường năng động, hiệu quả hơn, phát triển đa dạng hơn và thích ứng với mọi điều kiện thị trường.
Trong thời gian gần đây, chính sách cổ phần hóa diễn ra mạnh mẽ,cùng với sụ phát triển không ngừng của công ty TNHH,DNTN …số lượng các DNNQD ngày càng gia tăng và phát triển mạnh góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta tăng trưởng và hội nhập kinh tế thế giới.
1.1.1.2. Đặc điểm các DNNQD
Thứ nhất: Các DNNQD thực sự phát triển năng động,tham gia vào hầu hết các ngành nghề kinh doanh.Đa dạng về hình thức, phong phú về quy mô các DNNQD có thể tham gia vào tất cả các loại hình kinh doanh, các ngành nghề lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế.Các DNNQD có mặt trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,thương mại dịch vụ … kể cả những lĩnh vực có quy mô thị trường nhỏ hay những ngành mà cung cấp kỹ thuật hiện đại còn khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không muốn hoặc không thể đầu tư.Phát triển năng động, tiếp thu nhanh khoa học công nghệ,các DNNQD như là chiếc cầu nối đưa khoa học kỹ thuật hiện đại vế cho nền
kinh tế.
Thứ hai: Các DNNQD có tính tư hữu cao
Mỗi doanh nghiệp đều tự chủ trong tài chính,họ hoạt động rất năng động, luôn tìm cách quay vòng vốn nhanh, táo bạo tìm kiếm lợi nhuận trên mọi mặt của thị trường. Hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền trực tiếp với quyền lợi, lợi ích cá nhân của người sản xuất nên các doanh nghiệp luôn tập trung tối đa sức lực, trí tuệ, tài sản để tồn tại và đứng vững trên thị trường.
Thứ ba: Các DNNQD có tính độc lập, tự chủ cao.
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, không có sự bảo hộ của Nhà nước như các doanh nghiệp nhà nước; bắt buộc các DNNQD phải “ tự thân vận động ’’, tự tìm tòi khai thác những nhu cầu và đáp ứng nhu cầu thị trường, tụ định hướng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và tự xây dựng cho mình một chỗ đứng trên thương trường. Để tìm kiếm lợi nhuận, các DNNQD đã đi bằng nhiều con đường khác nhau, chấp nhận rủi ro cao, mạnh dạn đầu tư vào ngành mới, đưa ra những sản phẩm độc đáo, phương thức kinh doanh sangs tạo.Tính tự chủ, độc lập trong hoạt động là một ưu thế giúp các doanh nghiệp bắt kịp nhu cầu thị trường, đứng vững trước những biến động hay suy thoái của nền kinh tế.
Thứ tư: Các DNNQD có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính chưa cao.
Các DNNQD hầu hết có bộ máy sản xuất kinh doanh gọn nhẹ, ngành nghề kinh doanh phong phú tạo điều kiện nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến. Quy mô nhỏ, hoạt động linh hoạt giúp các DNNQD dễ dàng tận dụng những kinh
nghiệm truyền thống sản xuất, tiếp cận tất cả các ngành nghề kinh doanh, nhất là các ngành nghề truyền thống, thừa hưởng những thành quả để phù hợp với xu thế phát triển, chủ trương đường lối chính sách của Đảng.
Tuy nhiên quy mô nhỏ cũng gây ra những khó khăn cho DNNQD trong việc tập trung vốn, thiếu vốn để quay vòng vốn lưu động. Tiềm lực tài chính hạn chế, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là đi vay, điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tự chủ của doanh nghiệp. Quy mô nhỏ hạn chế các DNNQD trong việc tiếp cận khoa học công nghệ, khó khăn trong cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Do đó cần có một biện pháp hữu hiệu để các DNNQD có diều kiện hơn nữa để phát triển, có đủ vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, tận dụng đươc mọi cơ hội kinh doanh.
Hiện nay Đảng và Nhà nước đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các DNNQD có cơ hội phát huy mọi thế mạnh của mình. Các cơ quan Nhà nước liên tục cải thiện môi trường kinh doanh cho DNNQD trong suốt quá trình hoạt động bằng việc ban hành, chỉnh sửa, bổ sung, sửa đổi hàng loạt các văn bản pháp luật. Luật doanh nghiệp 2005, luật đầu tư … đặc biệt chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vừa đươc ban hành tạo môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý thục sự thông thoáng, công bằng cho các DNNQD xác định phương hướng, chiến lược kinh doanh, phát huy vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế đất nước. NHNN cũng có những chính sách nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thúc đẩy các DNNQD phát triển mạnh mẽ, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
1.1.2. Vai trò của DNNQD đối với nền kinh tế
Doanh nghiệp nhà nước qua nhiều năm sắp xếp lại đã giảm về số lượng, cùng với sự phát triển của các CTCP, DNTN … tạo điều kiện cho các DNNQD phát triển mạnh. Đến cuối năm 2005 đã có trên 20 vạn doanh nghiệp của tư nhân ( gồm DNTN, CTCP, công ty TNHH ) gấp gần 4 lần năm 2000 và gấp gần 5 lần tổng số DNTN được thành lập từ năm 1991 đến 1999 cộng lại; có hơn 2,5 triệu hộ kinh doanh cá thể phi nông nghệp; gần 11 triệu hộ nông dân sản xuất hàng hóa cùng hàng ngàn hợp tác xã đã đóng góp rất lớn vào thu nhập quốc dân nền kinh tế, sử dụng trên 90% số lao động có việc làm thường xuyên, góp phần quan trọng cải thiện đời sống nhân dân và ngày càng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.
1.1.2.1 Các DNNQD khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực trong dân cư:
Trình độ lực lượng sản xuất của nước ta còn thấp, trong khi tiềm năng phát triển của nền kinh tế còn rất lớn nhưng khả năng khai thác còn hạn chế. Với qui mô nhỏ, được phân bổ hầu hết ở các địa phương, vùng lãnh thổ nên các DNNQD tận dụng được hầu hết các tiềm năng về lao động, nguồn nguyên vật liệu với trữ lượng hạn chế không đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất lớn nhưng lại rất có sẵn ở địa phương. Các DNNQD còn có thể sử dụng các sản phẩm phụ hoặc phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp lớn, tiết kiệm nguồn lực cho đất nước.
Khi thành lập, trong quá trình hoạt động DNNQD có thể dễ dàng huy động vốn dựa trên các mối quan hệ của mình như vay mượn từ người thân, anh em, bạn bè … Nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư khá lớn, chỉ phát triển DNNQD mới khai thác hêt những nguồn vốn mà các thành phần kinh tế khác, các NH, tổ chức tài chính không thể huy động được. Vì vậy DNNQD được coi là phương tiện có hiệu quả trong việc huy động vốn, sử dụng các nguốn vốn nhàn rỗi, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
1.1.2.2. Các DNNQD cung cấp một khối lượng lớn các sản phẩm, dịch vụ đa dạng và phong phú về chủng loại góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Các DNNQD với số lượng đông đảo trong nền kinh tế, kinh doanh ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề đã tạo ra một khối lượng sản phẩm, thu nhập đáng kể cho xã hội. Toàn bộ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tạo ra khoảng 32% giá trị tổng sản lượng công nghiệp hàng năm, năm 2005 đóng góp trên 60% vào GDP. Các DNNQD
có thể sản xuất dễ dàng những sản phẩm phụ, nhỏ và đơn giản mà các doanh nghiệp lớn không muốn làm,đáp ứng được mọi nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, giúp nền kinh tế có điều kiện phát triển. Chính sự phát triển của thành phần này tạo ra một thị trường cạnh tranh thúc đẩy các thành phần khác hoạt động hiệu quả giúp tăng trưởng và ổn định kinh tế.
1.1.2.3. Các DNNQD phát triển tạo điều kiện giải quyết việc làm, cải thiện đời sống người lao động, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
Tham gia vào hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực trong nền kinh tế từ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại đến dịch vụ các DNNQD đã sử dụng trên 50% số lao động có việc làm thường xuyên. Các doanh nghiệp này có thể dễ dàng tận dụng mọi nguồn lao động cả lao động có đào tạo hay chưa qua đào tạo. Theo Bọ kế hoạch và đầu tư trung bình có một doanh nghiệp thành lập mới sẽ tạo them việc làm cho 17 – 20 lao động, hàng năm DNNQD thu hút được 7,8 triệu lao động.
Chính việc tạo công ăn việc làm cho người lao động giảm được tỷ lệ thất nghiệp trong cả nước và thu nhập của người lao động được tăng cao, góp phần cải thiện cuộc sống và giảm đi những tệ nạn xã hội do người lao động không có việc làm gây ra.
1.1.2.4. Sự phát triển của các DNNQD còn góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự phát triển cân bằng và chuyển dịch kinh tế theo vùng lãnh thổ.
Các DNNQD có mặt ở tất cả các địa phương, vùng, lãnh thổ trên cả nước đã góp phần thúc đẩy các ngành nghề phát triển, nhất là các nghề truyền thống; khơi dậy tiềm năng của từng vùng, từng địa phương phát triển. Các doanh nghiệp không những đáp ứng được mọi nhu cầu của dân cư mà còn tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người dân, giảm bớt sự cách biệt giũa thành thị và nông thôn, tạo sự phát triển cân băng giữa các vùng, lãnh thổ. Các DNNQD còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ lệ sản xuất nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
1.1.2.5. Các DNNQD góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước
Hoạt động của các DNNQD đa dạng trên nhiều vùng lãnh thổ thúc đẩy các ngành nghề phát triển, nhất là các mặt hàng truyền thống, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Các DNNQD còn tạo môi trường cạnh tranh, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển, gia tăng sản phẩm và dịch vụ cho xã hội, tăng nguồn thu nhập cho đất nước, bổ sung được nguồn thu cho ngân sách.
Tóm lại, đối với nền kinh tế thị trường, sự tồn tại và phát triển của các DNNQD là một phần không thể thiếu và có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển.
1.2.Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của các DNNQD
1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn giữa ngân hàng và các tổ chức kinh tế cũng như các cá nhân khác theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi trong thời hạn nhất định.Thông qua quan hệ tín dụng, ngân hàng có khả năng chuyển các nguồn vốn từ nơi sử dụng kém hiệu quả sang nơi sử dụng có hiệu quả hơn trên giác độ toàn bộ nền kinh tế. Qua nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng cung cấp vốn cho các chủ thể kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho quá trình tái sản xuất, cải tiến máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ; nâng cao chất lượng hoạt động; hoàn thiện bộ máy quản lý và sản xuất … góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thong hàng hóa, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế cho nền kinh tế.
1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các DNNQD
a) Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho các DNNQD
Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho các DNNQD
Tín dụng ngân hàng đồng hành cùng các DNNQD ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, cung cấp vốn đầu tư trang thiết bị, mua sắm máy móc, nguyên vật liệu … Và trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho DNNQD luôn hoạt động suôn sẻ, liên tục, đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn; cung cấp vốn cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới, tiếp thu khoa học công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh … Các NH có thể đáp ứng nhu cầu vốn tức thời cho các DNNQD với thời hạn linh hoạt có thể từ vài ngày cho đến vài năm với lượng vốn theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của các DNNQD. Do ở Việt Nam thị trường tài chính chưa phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện như các nước phát triển nên tín dụng ngân hàng có vai trò và vị trí rất quan trọng đối với các DNNQD.
b) Tín dụng ngân hàng thúc đẩy các DNNQD nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Bản chất của hoạt động ngân hàng là đi vay để cho vay. Khi huy động vốn ngân hàng phải trả lãi cho người gửi tiền, do đó khi cho vay, người vay cũng phải trả gốc và lãi cho ngân hàng đúng kỳ hạn. Khi đi vay, doanh nghiệp phải có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, với những điều kiện ràng buộc về lãi suất, thời gian vay, mục đích vay … vì vậy người vay phải biết sử dụng vốn tiết kiệm và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sao cho hiệu quả nhất. Người đi vay phải tính toán chi phí sản xuất, tốc độ quay vòng vốn sao cho khi hết thời hạn vay có đủ vốn và lãi trả cho ngân hàng và thu được lợi cho mình. Trong quá trình vay ngân hàng thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp có đúng mục đích không ? kinh doanh có hiệu quả không ? có đủ khả năng trả nợ không ?...
Như vậy tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy việc hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
c) Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của DNNQD
Để được vay, doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh khả thi, đây là điều kiện không thể thiếu. Với phương án kinh doanh này ngân hàng sẽ tư vấn cho doanh nghiệp đầu tư đúng hướng, đưa ra sản phẩm mới, đi trước đón đầu, mở rộng quy mô kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Ngân hàng có thể cung cấp vốn cần thiết cho doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, tìm kiếm thị trường, nâng cao trình độ của nhân viên … do đó tạo cho doanh nghiệp khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Ngân hàng không những cung cấp vốn mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả, tăng khả năng trả nợ, nâng cao khả năng kinh doanh đầu tư của mình. Doanh nghiệp cần đến ngân hàng với tư cách là người bảo lãnh cho mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
d) Tư vấn cho doanh nghiệp về hoạt động sản xuất kinh doanh
Ngân hàng quan hệ rộng rãi với các đơn vị kinh tế trong hầu hết các ngành, lĩnh vực thông qua hoạt động tín dụng do đó thường có một hệ thống thông tin phong phú. Các cán bộ tín dụng có thể cung cấp các thông tin về thị trường và tư vấn cho khách hàng của mình về kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương án đầu tư hiệu quả, tăng khả năng hoạt động và hạn chế rủi ro, tăng lợi nhuận cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Thông qua việc kiểm soát quá trình sử dụng vốn, ngân hàng tư vấn cho doanh nghiệp áp dụng phương thức hạch toán phù hợp chuẩn mực, chê độ kế toán hiện hành.
Tóm lại, tín dụng ngân hàng đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, thuận lợi. Với tốc độ phát triển nhanh chóng cả về quy mô và chất lượng, các DNNQD tạo ra một nhu cầu lớn cho ngân hàng về vốn tín dụng, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền.
Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của DNNQD nhưng trong thời gian qua việc cho vay đối với thành phần này còn nhiều hạn chế. Có đến 80% vốn tín dụng được đầu tư cho DNNN, chỉ còn khoảng 20% đầu tư cho các DNNQD trong khi sự đóng góp vào GDP của nó thường chiếm khoảng 50%. NĐ 90 của Chính phủ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn nhưng thực tế chỉ có khoảng gần 40% số doanh nghiệp tiếp cận được vốn ngân hàng. Hiện nay, NHNN đang xem xét, tiến hành sửa đổi cơ chế bảo đảm tiền vay, thanh toán quản lý ngoại hối … nhằm tạo điều kiện cho các DNNQD tiếp cận vốn vay và sử dụng dịch vụ ngân hàng được nhiều hơn. Các ngân hàng cần tin tưởng hơn nữa vào khả năng hoạt động của các doanh nghiệp vừa giúp ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cho vay, cung cấp dịch vụ; vừa giúp các doanh nghiệp hoạt động sử dụng vốn tốt và hiệu quả nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh cho các DNNQD và cả bản thân NH nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
1.3.Vấn đề hiệu quả cho vay của NH đối với sự phát triển của các DNNQD
1.3.1. Quan điểm về hiệu quả cho vay
NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ vì lợi nhuận vẫn là mối quan tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Đối với các ngân hàng cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt để tạo ra lợi nhuận, cho vay thường chiếm khoảng 60% - 80% tài sản của ngân hàng. Thu lãi từ hoạt động cho vay phải đủ trang trải các khoản lãi huy động, các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và phải đem lại thu nhập cho ngân hàng.
Hiệu quả cho vay được đo bằng thu nhập ròng trên tổng vốn đầu tư. Nghĩa là hiệu quả của khoản vay đạt được khi ngân hàng tiết kiệm tối đa chi phí cho vay, doanh nghiệp sử dụng vốn vay kinh doanh có lãi và ngân hàng thu được gốc và lãi khoản vay đúng hạn, có doanh thu và không có rủi ro quá hạn xảy ra.
Hiệu quả cho vay còn thể hiện ở sự phù hợp về phạm vi, mức độ giới hạn tín dụng với thực lực của ngân hàng, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong quá trình
hoạt động kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo được khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Đối với các đơn vị vay vốn và nền kinh tế xã hội, hoạt động cho vay của ngân hàng thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa, góp phần tạo công ăn việc làm, khai thác được khả năng tiềm tàng của nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình tích tụ tập trung sản xuất, giải quyết tốt quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế. Do đó hiệu quả cho vay ngân hàng được thể hiện thông qua việc đầu tư vốn đúng hướng, thúc đẩy đơn vị vay vốn làm ăn có lãi và thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay
Khi đã cho vay, thì hiệu quả đạt được là vấn đề quan tâm hàng đầu của ngân hàng và cả doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả cho vay là việc làm thường xuyên của cán bộ tín dụng để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Để đánh giá hiệu quả cho vay, ngân hàng thường sử dụng một số chỉ tiêu sau:
1.3.2.1.Tình hình cho vay, thu nợ và dư nợ
- Doanh số cho vay: là chỉ tiêu định lượng phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng đối với các doanh nghiệp, ngân hàng cho vay có hiệu quả, đầu tư đúng hướng, các doanh nghiệp sử dụng vốn vay sản xuất kinh doanh có lãi, uy tín của ngân hàng đối với khách hàng tăng lên từ đó thu hút nhiều khách hàng, doanh số cho vay tăng lên mở rộng được quy mô cho vay. Ngược lại, ngân hàng cho vay không có hiệu quả, không những doanh nghiệp kinh doanh không có lãi mà hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng trở nên khó khăn, các doanh nghiệp sẽ tìm đến các ngân hàng khác hoạt động tốt hơn từ đó ảnh hưởng đến doanh số cho vay, quy mô cho vay bị thu hẹp
- Doanh số