Quá trình toàn cầu hóa làm tăng thêm mức độphụthuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tếtrên thếgiới. Trong lĩnh vực tài chính, NH cũng không ngoại lệ. Khủng
hoảng tín dụng đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Thời gian qua,
cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹlà khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu. Các quốc gia phải thực hiện cải cách, xây dựng hệthống quản lý tài chính
và cơchếphòng ngừa rủi ro tài chính quốc tế, công khai, minh bạch trong hoạt
động NH đểtránh những nguy cơbiến động mạnh của thịtrường tài chính, hoạt
động tuân theo quy luật chung của thịtrường.
Trong kinh doanh NH tại Việt Nam, lợi nhuận từhoạt động tín dụng chiếm tỷ
trọng chủyếu trong thu nhập của các NH. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi
ro cao, đặc biệt là ởcác nước có nềns kinh tếmới nổi nhưViệt Nam bởi hệthống
thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độquản trịrủi ro còn nhiều hạn
chế, tính chuyên nghiệp của cán bộNH chưa cao
Trong năm 2007, tình hình tăng nóng tín dụng đã chứa đựng nhiều nguy cơrủi
ro cao trong hoạt động của các NH. Năm 2008, tăng trưởng tín dụng có phần giảm,
tuy nhiên những hậu quảcủa tăng trưởng nóng năm 2007 giờbắt đầu có những dấu
hiệu đáng lo ngại. RRTD luôn tồn tại và nợxấu là một thực tếhiển nhiên ởbất cứ
NH nào, kểcảcác NH hàng đầu trên thếgiới bởi có những rủi ro nằm ngoài tầm
kiểm soát của con người. Tuy nhiên, sựkhác biệt cơbản của các NH có năng lực
quản trịRRTD là khảnăng quản trịnợxấu ởmột tỷlệcó thểchấp nhận được nhờ
xây dựng một mô hình quản trịrủi ro hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động
đểhạn chế được những RRTD mang tính chủquan, xuất phát từyếu tốcon người
và những RRTD khác có thểkiểm soát được. Kiểm soát tốt RRTD là công việc cần
thiết phải làm đối với các NH, song song với hoạt động tín dụng.
84 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4237 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao hiệt quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài : Giải pháp nâng cao hiệt quả quản trị rủi ro tín dụng
tại ngân hàng TMCP Á Châu
- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Quá trình toàn cầu hóa làm tăng thêm mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế trên thế giới. Trong lĩnh vực tài chính, NH cũng không ngoại lệ. Khủng
hoảng tín dụng đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Thời gian qua,
cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ là khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu. Các quốc gia phải thực hiện cải cách, xây dựng hệ thống quản lý tài chính
và cơ chế phòng ngừa rủi ro tài chính quốc tế, công khai, minh bạch trong hoạt
động NH để tránh những nguy cơ biến động mạnh của thị trường tài chính, hoạt
động tuân theo quy luật chung của thị trường.
Trong kinh doanh NH tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ
trọng chủ yếu trong thu nhập của các NH. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi
ro cao, đặc biệt là ở các nước có nềns kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống
thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn
chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ NH chưa cao…
Trong năm 2007, tình hình tăng nóng tín dụng đã chứa đựng nhiều nguy cơ rủi
ro cao trong hoạt động của các NH. Năm 2008, tăng trưởng tín dụng có phần giảm,
tuy nhiên những hậu quả của tăng trưởng nóng năm 2007 giờ bắt đầu có những dấu
hiệu đáng lo ngại. RRTD luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ
NH nào, kể cả các NH hàng đầu trên thế giới bởi có những rủi ro nằm ngoài tầm
kiểm soát của con người. Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của các NH có năng lực
quản trị RRTD là khả năng quản trị nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được nhờ
xây dựng một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động
để hạn chế được những RRTD mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con người
và những RRTD khác có thể kiểm soát được. Kiểm soát tốt RRTD là công việc cần
thiết phải làm đối với các NH, song song với hoạt động tín dụng.
NHTMCP Á Châu là một trong những NH hàng đầu trong Khối NHTMCP về
mọi mặt, tình hình kiểm soát tín dụng thời gian qua cũng được xem là khá tốt. Tuy
nhiên trong tình hình hiện nay, việc hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế là việc nên
- 2 -
làm đối với bất kỳ NH nào, và ACB cũng không ngoại lệ. Do đó, yêu cầu xây dựng
một mô hình quản trị RRTD có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một
đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hướng đến
các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro, phù hợp với môi trường hội nhập.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận trong quản trị RRTD tại
các NHTM.
- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản trị RRTD tại ACB, từ đó tìm ra các
nguyên nhân dẫn đến RRTD trong thời gian qua.
- Trên cơ sở những nguyên nhân đó, đề xuất các giải pháp toàn diện phù hợp
với tình hình hoạt động của ACB trong quản trị RRTD theo thông lệ quốc tế, rút
ngắn thời gian hội nhập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Hệ thống lý luận về quản trị RRTD, hệ thống pháp luật, hệ thống
các chuẩn mực đánh giá, giám sát về quản trị tín dụng.
- Phạm vi: Trọng tâm nghiên cứu là các nguyên nhân dẫn đến RRTD tại NH
TMCP Á Châu trong giai đoạn 2006 – 2008, từ đó đề xuất các vấn đề về kỹ năng
quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Á Châu theo chuẩn mực của Basel.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp với các
phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, … đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn
nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Đồng thời, tiếp
thu ý kiến phản biện của nhiều chuyên gia, cán bộ quản lý, điều hành có liên quan
để hoàn thiện giải pháp.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể
như sau:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu
- 3 -
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP
Á Châu
Sơ đồ 1: Tóm tắt và mô tả nội dung nghiên cứu của đề tài
6. Điểm nổi bật của luận văn
Luận văn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại
ACB trong giai đoạn hiện nay dựa trên các nguyên tắc về quản trị RRTD theo Ủy
ban Basel. Đồng thời, các giải pháp này có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình
thực tế trong hoạt động tín dụng và quản trị RRTD của ACB.
Lý do nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết liên quan
đến vấn đề nghiên cứu
Thực trạng quản trị rủi ro
tín dụng tại ACB trong
thời gian qua
Một số giải pháp nâng
cao hiệu quả quản trị rủi
ro tín dụng tại ACB
- 4 -
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ
RỦI RO TÍN DỤNG
1.1 Hoạt động tín dụng
1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao cho KH sử dụng
một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với
nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi
vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả, kèm theo lợi tức khi đến hạn.
Tín dụng có thể hiểu một cách đơn giản là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể,
trong đó một bên chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc tài sản cho bên kia bằng
nhiều hình thức như: cho vay, bán chịu hàng hoá, chiết khấu, bảo lãnh,… được sử
dụng trong một thời gian nhất định và theo một số điều kiện nhất định nào đó đã
thỏa thuận.
Tín dụng ngân hàng (sau đây gọi tắt là tín dụng) là quan hệ chuyển nhượng
quyền sử dụng vốn từ NH cho KH trong một thời gian nhất định với một chi phí
nhất định.
1.1.2 Bản chất của tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, nhờ quan hệ
này mà vốn tín dụng (tiền và hiện vật) được vận động từ chủ thể này sang chủ thể
khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế - xã hội.
Đi sâu tìm hiểu có thể thấy rõ bản chất tín dụng chính là sự vận động của giá
trị vốn tín dụng, lần lượt trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn cho vay: người cho vay chuyển giao quyền sử dụng giá trị vốn tín
dụng cho người vay trong một thời gian nhất định
- Giai đoạn sử dụng vốn vay: người vay toàn quyền sử dụng giá trị vốn tín
dụng vào những mục đích đã được dự kiến trước
- 5 -
- Giai đoạn hoàn trả: sau thời gian sử dụng giá trị vốn tín dụng, người vay
phải hoàn trả lại cho người cho vay đầy đủ giá trị ban đầu và một phần phụ thêm
(lãi)
Như vậy, có thể khẳng định rằng, nét đặc trưng của sự vận động trong quan hệ
tín dụng là tính hoàn trả.
1.1.3 Phân loại tín dụng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế với xu hướng tự do hóa, các NHTM
hiện nay luôn luôn nghiên cứu và đưa ra các hình thức tín dụng khác nhau, để đáp
ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất và tái sản xuất, từ đó đa
dạng hóa các danh mục đầu tư, mở rộng tín dụng, thu hút KH, tăng lợi nhuận và
phân tán rủi ro.
Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản vay theo từng nhóm dựa trên
những tiêu thức nhất định. Phân loại tín dụng một cách khoa học là tiền đề để thiết
lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả QTRRTD. Tùy vào cách
tiếp cận mà tín dụng NH được chia thành:
Căn cứ vào thời hạn cho vay:
- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng (1 năm).
Tín dụng ngắn hạn được sử dụng để bổ sung vốn lưu động và các nhu cầu thiếu hụt
tạm thời về vốn của các chủ thể vay vốn.
- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm,
khoản tín dụng trung hạn thường được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện
các dự án cải tạo tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, nói chung là
đầu tư theo chiều sâu.
- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 5 năm, khoản tín dụng
dài hạn thường được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình mới.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay:
- Tín dụng cho sản xuất, lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng được cung cấp
cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa. Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong
quá trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hoặc đáp
- 6 -
ứng nhu cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tế.
- Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn
phục vụ đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồn thu nhập của cá nhân vay
vốn.
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
- Tín dụng có bảo đảm: là loại tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của chủ thể
vay vốn được bảo đảm bằng tài sản của chủ thể vay vốn, tài sản hình thành từ vốn
vay hoặc bảo đảm bằng uy tín và năng lực tài chính của bên thứ ba.
- Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: là loại tín dụng mà theo đó NH chủ
động lựa chọn KH để cho vay trên cơ sở KH có tín nhiệm với NH, có năng lực tài
chính và có phương án, dự án khả thi có khả năng hoàn trả nợ vay.
Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn:
- Tín dụng vốn lưu động: được cung cấp để bổ sung vốn lưu động cho các
thành phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với NH.
- Tín dụng vốn cố định: cho vay để hình thành nên tài sản cố định cho các
thành phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với NH.
Theo phương thức cấp tín dụng:
- Chiết khấu thương phiếu: là việc NHTM sẽ đứng ra trả tiền trước cho KH.
Số tiền NH ứng trước phụ thuộc vào giá trị chứng từ, lãi suất chiết khấu, thời hạn
chiết khấu và lệ phí chiết khấu. Thực chất là NH đã bỏ tiền ra mua thương phiếu
theo một giá mà bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị của thương phiếu (cho vay gián tiếp).
- Cho vay: là việc NH đưa tiền cho KH với cam kết KH phải hoàn trả cả gốc
và lãi trong khoảng thời gian đã xác định. Cho vay gồm các hình thức chủ yếu như:
thấu chi, cho vay trực tiếp (từng lần, theo hạn mức tín dụng), cho vay gián tiếp.
- Bảo lãnh (tái bảo lãnh): Bảo lãnh NH là cam kết của NH dưới hình thức thư
bảo lãnh về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho KH của NH khi KH
không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết.
- Cho thuê tài chính: là việc NH bỏ tiền mua sắm tài sản cho KH thuê. Sau
một thời gian nhất định KH phải trả cả gốc lẫn lãi cho NH. Tài sản cho thuê thường
- 7 -
là tài sản cố định. Vì vậy, cho thuê tài chính được xếp vào tín dụng trung dài hạn.
1.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH là những biến cố không mong đợi
khi xảy ra, dẫn đến tổn thất về tài sản của NH, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự
kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp
vụ tài chính nhất định.
Tín dụng NH là quan hệ tín dụng giữa NH, tổ chức tín dụng và tổ chức kinh
tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả. Việc hoàn trả nợ gốc trong tín dụng có nghĩa là
việc thực hiện được giá trị hàng hóa trên thị trường, còn việc hoàn trả được lãi vay
trong tín dụng là việc thực hiện được giá trị thặng dư trên thị trường. Do đó, có thể
xem RRTD cũng là rủi ro kinh doanh nhưng được xem xét dưới góc độ kinh doanh
NH.
RRTD trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất
trong hoạt động tín dụng do KH không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ của mình theo cam kết.
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng:
Tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu mà có cách phân loại RRTD phù hợp:
Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro
thì RRTD được phân thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan.
- Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai,
địch họa, người vay chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất
thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách.
- Rủi ro chủ quan do nguyên nhân chủ quan của người vay và người cho vay
vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác.
Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro thì RRTD được phân thành các
loại sau:
- 8 -
Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng NH
¾ Rủi ro giao dịch: là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do
những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá KH. Rủi ro
giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ:
- Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến đánh giá và phân tích tín dụng khi
NH lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.
- Rủi ro đảm bảo phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản
trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm
bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo
- Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý
các khoản vay có vấn đề.
¾Rủi ro danh mục: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh
mục cho vay của NH, được phân chia thành rủi ro nội tại và rủi ro tập trung
- Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng bên trong của mỗi chủ
thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc
đặc điểm sử dụng vốn của KH vay.
- Rủi ro tập trung là trường hợp NH tập trung cho vay quá nhiều đối với một
số KH, cho vay quá nhiều KH hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế
hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, …
Ngoài ra, còn có nhiều hình thức phân loại khác như phân loại căn cứ theo cơ
Rủi ro
tín dụng
Rủi ro
tập trung
Rủi ro
nội tại
Rủi ro
nghiệp vụ
Rủi ro
bảo đảm
Rủi ro
lựa chọn
Rủi ro
giao dịch
Rủi ro
danh mục
- 9 -
cấu các loại hình rủi ro, theo nguồn gốc hình thành, đối tượng sử dụng vốn vay, …
1.2.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng và nền kinh tế xã hội
RRTD luôn tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của NH và đã gây ra những
hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội của quốc
gia, và lan rộng trên phạm vi toàn cầu.
1.2.3.1 Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
- Khi RRTD xảy ra, NH không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay,
nhưng vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền khi đến hạn, gây mất cân đối thu chi, vòng
quay vốn tín dụng giảm làm cho NH kinh doanh không hiệu quả, chi phí tăng.
- Từ đó, bắt buộc phải thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm
sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm không những đối với thị trường nội địa mà còn lan
rộng sang các nước, kết quả kinh doanh của NH ngày càng xấu có thể dẫn đến thua
lỗ hoặc đưa đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
1.2.3.2 Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội
- NH là một tổ chức trung gian tài chính, có chức năng huy động vốn nhàn rỗi
để cho vay lại, nên khi có RRTD xảy ra thì chẳng những NH bị thiệt mà quyền lợi
của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Vả lại, khi một NH gặp phải RRTD sẽ có tác
động dây chuyền, làm cho toàn bộ hệ thống NH gặp khó khăn.
- Khi uy tín của NH giảm sút, hệ thống NH không còn khả năng thực hiện
chức năng trung gian tài chính thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, dẫn đến thất nghiệp. Hơn nữa, sự đổ vỡ của NH sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến toàn bộ nền kinh tế, làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua
giảm, thất nghiệp và xã hội mất ổn định, …
Tóm lại, RRTD của NH xảy ra ở những mức độ khác nhau. Nếu kéo dài NH
sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống NH
nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị NH phải hết sức thận trọng và có
những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong khi cấp tín dụng.
- 10 -
1.3 Quản trị rủi ro tín dụng
1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có
hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất
mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
Nhiệm vụ của công tác quản trị rủi ro
- Hoạch định phương hướng, kế hoạch phòng chống rủi ro. Dự đoán rủi ro có
thể xảy ra đến đâu, trong điều kiện nào, nguyên nhân và hậu quả ra sao, … Đồng
thời, tổ chức phòng chống rủi ro một cách khoa học nhằm chỉ ra những mục tiêu cụ
thể cần đạt được, ngưỡng an toàn, mức độ sai sót có thể đạt được
- Xây dựng các chương trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm soát phòng chống rủi ro,
phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọn những công cụ kỹ
thuật phòng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra một
cách nghiêm túc
- Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch phòng
chống rủi ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, các sai sót khi thực hiện
giao dịch, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp điều chỉnh và bổ sung nhằm hoàn
thiện hệ thống quản trị rủi ro.
1.3.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng
Để chủ động phòng ngừa RRTD, thì nhận biết đặc điểm của RRTD là điều cần
thiết. RRTD có các đặc điểm sau:
- Rủi ro mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, NH chuyển giao quyền
sử dụng vốn cho KH. RRTD xảy ra khi KH gặp những tổn thất và thất bại trong quá
trình sử dụng vốn. Do đó, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của KH là nguyên nhân
chủ yếu gây nên RRTD cho NH
- Rủi ro có tính chất đa dạng và phức tạp: đặc điểm này biểu hiện ở sự đa
dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức và hậu quả của RRTD. Do đó, khi phòng
ngừa và xử lý RRTD phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân
bản chất và hậu quả do RRTD đem lại để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
- 11 -
- RRTD có tính tất yếu luôn tồn tại gắn liền với hoạt động tín dụng của
NHTM: tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho NH không thể nắm bắt được
các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, điều này làm cho bất kỳ khoản
vay nào cũng tiềm ẩn những rủi ro. Kinh doanh NH là kinh doanh rủi ro ở mức độ
phù hợp và đạt được lợi nhuận tương ứng.
1.3.3 Đo lường rủi ro tín dụng
Trong công tác quản trị rủi ro, cần thiết phải có một hệ thống đo lường RRTD
nhằm phân loại các mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH,
từ đó có biện pháp cụ thể để quản trị tốt những rủi ro ở các mức độ khác nhau. Có
thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá RRTD. Các mô hình này rất đa
dạng bao gồm cả định lượng và định tính. Một số mô hình phổ biến sau:
1.3.3.1 Mô hình định tính - Mô hình 6C
Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu người vay có thiện chí và khả năng
thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không. Cụ thể bao gồm 6 yếu tố sau:
- Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin
vay của KH, mục đích vay của KH có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành
của NH hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với KH cũ;
còn KH mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như Trung tâm phòng
ngừa rủi ro, từ NH khác, hoặc các cơ quan thông tin đại chúng …
- Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào qui định luật pháp của
quốc gia. Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
- Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết phải xác định được nguồn trả nợ
của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán
thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán … Sau đó cần phân tích tình
hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông qua các tỷ số tài chính.
- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để NH cấp tín dụng và là
nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho NH.
- Các điều kiện (Conditions): NH quy định các điều kiện tùy theo chính sách
tín dụng theo từng thời kỳ.
- 12 -
- Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật
pháp, quy chế hoạt động đến khả năng KH đáp ứng các tiêu chuẩn của NH.
Mô hình 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên lại phụ thuộc quá nhiều vào m