Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính ngắn hạn tại Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang

Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính nói chung và tài chính ngắn hạn nói riêng là mục tiêu phấn đấu lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả quản lý tài chính nói chung và hiệu quả quản lý tài chính ngắn hạn nói riêng gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiêp. Để đưa ra những giải pháp hữu hiệu, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý tài chính ngắn hạn, bản thân doanh nghiệp phải biết kết hợp giữa lý luận và điều kiện thực tế của công ty mình cũng như điều kiện kinh tế xã hội và các quy định của nhà nước. Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước như Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang, vấn đề quản lý tài chính ngắn hạn được đặc biệt quan tâm. Trong tình hình mới, cùng với việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế là quá trình cắt giảm nguồn vốn ngân sách cấp, mở rộng quyền tự chủ và chuyển giao vốn cho các doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng, đã tạo một tình hình mới đầy phức tạp và biến động. Một số doanh nghiệp đã có phương thức ,biện pháp huy động và sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, đã có không ít những doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, các doanh nghiệp này chẳng những không huy động và phát triển tăng thêm vốn mà còn trong tình trạng mất dần vốn. Do công tác quản lý và sử dụng vốn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả, vi phạm các quy định trong thanh toán. Trong bối cảnh chung đó Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang đã có nhiều cố gắng trong việc tìm những giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý tài chính, đặc biệt là tài chính ngắn hạn và đã đạt được những kết quả nhất định. Là một doanh nghiệp Nhà nước duy nhất đảm nhiệm vai trò cung ứng giống vật tư phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh nên nguồn tài chính ngắn hạn của Công ty đòi hỏi khá lớn điều này bắt buộc Công ty phải có phương hướng, kế hoach quản lý nguồn tài chính ngắn hạn sao cho co hiệu quả nhất trong mọi hoạt động sản xuất của Công ty. Chính từ nhận thức trên của bản thân em và từ thực tiễn hoạt động của Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang em đã chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính ngắn hạn tại Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang”. Với hy vọng sử dụng những kiến thức đã học kết hợp với tình hình thực tế tại công ty để đóng góp một số ý kiến, giải pháp cho hoạt động thanh toán và quản lý tài sản lưu động của Công ty trong thời gian tới. Kết cấu luận văn của em gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính ngắn hạn Chương II: Thực trạng tình hình quản lý tài chính ngắn hạn tại Công ty Giống vật tư NLN Tuyên Quang Chương III: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính tại công ty Giống vật tư NLN Tuyên Quang

doc73 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2978 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính ngắn hạn tại Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC lêi nãi ®Çu Error! Bookmark not defined. Ch­¬ng 1:Nh÷ng vÊn ®Ò c¬ b¶n vÒ ho¹t ®éng thanh to¸n vµ qu¶n lý tµi s¶n l­u ®éng 4 I. Ho¹t ®éng thanh to¸n trong doanh nghiÖp Error! Bookmark not defined. 1.Kh¸i niÖm vµ vai trß cña ho¹t ®éng thanh to¸n ®èi víi doanh nghiÖp. Error! Bookmark not defined. 2. Ph­¬ng ph¸p, tr×nh tù vµ néi dung ph©n tÝch kh¶ n¨ng thanh to¸n cña doanh nghiÖp. Error! Bookmark not defined. 2.1.C¸c ph­¬ng ph¸p ph©n tÝch kh¶ n¨ng thanh to¸n Error! Bookmark not defined. 2.2.Tr×nh tù vµ néi dung ph©n tÝch t×nh h×nh vµ kh¶ n¨ng thanh to¸n Error! Bookmark not defined. 3. Nhãm chØ tiªu ®¸nh gi¸ kh¶ n¨ng thanh to¸n Error! Bookmark not defined. 3.1.Vèn l­u ®éng th­êng xuyªn Error! Bookmark not defined. 3.2. Tû lÖ thanh to¸n hiÖn hµnh Error! Bookmark not defined. 3.3.Tû lÖ thanh to¸n nhanh Error! Bookmark not defined. 3.4. Tû lÖ thanh to¸n tøc thêi Error! Bookmark not defined. 4. C¸c nh©n tè ¶nh h­ëng ®Õn kh¶ n¨ng thanh to¸n Error! Bookmark not defined. 4.1.C¸c nh©n tè kh¸ch quan Error! Bookmark not defined. 4.2. Nh©n tè chñ quan Error! Bookmark not defined. II. C¸c vÊn ®Ò c¬ b¶n vÒ qu¶n lý tµi s¶n l­u ®éng 4 1.Kh¸i niÖm 4 2. Vai trß cña tµi s¶n l­u ®éng ®èi víi doanh nghiÖp. 6 3. C¬ cÊu cña tµi s¶n l­u ®éng 8 3.1.TiÒn 8 3.2.§Çu t­ ng¾n h¹n 9 3.3.Ph¶i thu 10 3.4.Hµng ho¸ tån kho (dù tr÷) 10 3.5.Tµi s¶n l­u ®éng kh¸c 11 4. C¸c nh©n tè ¶nh h­ëng ®Õn hiÖu qu¶ qu¶n lý tµi s¶n l­u ®éng cña doanh nghiÖp. 11 4.1.Nhãm nh©n tè kh¸ch quan 12 4.2.Nh©n tè chñ quan 13 5. C¸c néi dung qu¶n lý tµi s¶n l­u ®éng 15 5.1.Qu¶n lý tiÒn 15 5.2.Qu¶n lý c¸c kho¶n ph¶i thu 19 5.3. Qu¶n lý dù tr÷ 21 5.4.C¸c chØ tiªu vÒ hiÖu qu¶ sö dông tµi s¶n l­u ®éng: 24 Ch­¬ng 2:Thùc tr¹ng kh¶ n¨ng thanh to¸n vµ t×nh h×nh qu¶n lý tµi s¶n l­u ®éng t¹i C«ng ty xuÊt nhËp khÈu vµ hîp t¸c quèc tÕ -Coalimex. 32 I.Giíi thiÖu chung vÒ c«ng ty Coalimex Error! Bookmark not defined. 1.LÞch sö h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña c«ng ty Error! Bookmark not defined. 2.Chøc n¨ng, nhiÖm vô vµ ®Æc ®iÓm kinh doanh cña c«ng ty Error! Bookmark not defined. 2.1.C¸c chøc n¨ng, nhiÖm vô c¬ b¶n cña c«ng ty Error! Bookmark not defined. 2.2. §Æc ®iÓm kinh doanh cña c«ng ty. Error! Bookmark not defined. 3.Bé m¸y qu¶n lý cña c«ng ty Error! Bookmark not defined. 4.T×nh h×nh kinh doanh cña C«ng ty trong giai ®o¹n hiÖn nay Error! Bookmark not defined. II. Thùc tr¹ng vÒ kh¶ n¨ng thanh to¸n vµ qu¶n lý tµi s¶n l­u ®éng t¹i C«ng ty xuÊt nhËp khÈu vµ hîp t¸c quèc tÕ -Coalimex 48 A.Thùc tr¹ng kh¶ n¨ng thanh to¸n Error! Bookmark not defined. 1.Vèn l­u ®éng th­êng xuyªn Error! Bookmark not defined. 2.Tû lÖ thanh to¸n hiÖn hµnh Error! Bookmark not defined. 3.Tû lÖ thanh to¸n nhanh Error! Bookmark not defined. 4.Tû lÖ thanh to¸n tøc thêi Error! Bookmark not defined. B.Thùc tr¹ng qu¶n lý tµi s¶n l­u ®éng Error! Bookmark not defined. 1.Qu¶n lý dù tr÷ 49 2.Qu¶n lý c¸c kho¶n ph¶i thu 51 3. Qu¶n lý tiÒn Error! Bookmark not defined. 4. Ph©n tÝch hiÖu qu¶ sö dông tµi s¶n l­u ®éng 56 III.§¸nh gi¸ t×nh h×nh kh¶ n¨ng thanh to¸n vµ qu¶n lý tµi s¶n l­u ®éng 65 1.C¸c kÕt qu¶ ®¹t ®­îc vµ nguyªn nh©n 65 2.H¹n chÕ vµ nguyªn nh©n 66 CH¦¥NG 3:mét sè gi¶i ph¸p nh»m c¶i thiÖn t×nh h×nh vµ kh¶ n¨ng thanh to¸n vµ n©ng cao hiÖu qu¶ qu¶n lý tµi s¶n l­u ®éng t¹i C«ng ty xuÊt nhËp khÈu vµ hîp t¸c quèc tÕ -Coalimex 69 I.C¶i thiÖn t×nh h×nh vµ kh¶ n¨ng thanh to¸n, t¨ng c­êng qu¶n lý tµi s¶n l­u ®éng lµ vÊn ®Ò cÊp b¸ch t¹i c«ng ty Coalimex 69 II.Mét sè gi¶i ph¸p c¶i thiÖn t×nh h×nh vµ kh¶ n¨ng thanh to¸n vµ n©ng cao hiÖu qu¶ qu¶n lý tµi s¶n l­u ®éng cña c«ng ty 70 1.Mét sè gi¶i ph¸p nh»m c¶i thiÖn kh¶ n¨ng thanh to¸n cña c«ng ty trong thêi gian tíi. 70 1.1.Nhanh chãng thu håi c¸c kho¶n ph¶i thu ®ång thêi t¨ng l­îng tiÒn mÆt 71 1.2.Gi¶m tû träng nî ng¾n h¹n vµ thay thÕ b»ng nî dµi h¹n 72 1.3. Sö dông c¸c nghiÖp vô thÞ tr­êng hèi ®o¸i nh»m gi¶m thiÓu rñi ro tû gi¸ trong ho¹t ®éng thanh to¸n cña c«ng ty Error! Bookmark not defined. 2.Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ qu¶n lý tµi s¶n l­u ®éng cña C«ng ty ®ång thêi c¶i thiÖn kh¶ n¨ng thanh to¸n vÒ l©u dµi 74 2.1.C¶i thiÖn bé m¸y qu¶n lý 74 2.2.§æi míi ph­¬ng ph¸p qu¶n lý 75 2.3. Rót ng¾n thêi gian lµm thñ tôc xuÊt nhËp khÈu, vËn chuyÓn. Error! Bookmark not defined. 3. Mét sè kiÕn nghÞ Error! Bookmark not defined. 3.1 §èi víi Nhµ n­íc 82 3.2. §èi víi Bé th­¬ng m¹i Error! Bookmark not defined. 3.3.§èi víi Tæng C«ng ty than ViÖt Nam vµ c¸c c¬ quan chøc n¨ng Error! Bookmark not defined. KÕt luËn 80 Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 82 LỜI MỞ ĐẦU Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính nói chung và tài chính ngắn hạn nói riêng là mục tiêu phấn đấu lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả quản lý tài chính nói chung và hiệu quả quản lý tài chính ngắn hạn nói riêng gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiêp. Để đưa ra những giải pháp hữu hiệu, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý tài chính ngắn hạn, bản thân doanh nghiệp phải biết kết hợp giữa lý luận và điều kiện thực tế của công ty mình cũng như điều kiện kinh tế xã hội và các quy định của nhà nước. Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước như Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang, vấn đề quản lý tài chính ngắn hạn được đặc biệt quan tâm. Trong tình hình mới, cùng với việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế là quá trình cắt giảm nguồn vốn ngân sách cấp, mở rộng quyền tự chủ và chuyển giao vốn cho các doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng, đã tạo một tình hình mới đầy phức tạp và biến động. Một số doanh nghiệp đã có phương thức ,biện pháp huy động và sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, đã có không ít những doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, các doanh nghiệp này chẳng những không huy động và phát triển tăng thêm vốn mà còn trong tình trạng mất dần vốn. Do công tác quản lý và sử dụng vốn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả, vi phạm các quy định trong thanh toán. Trong bối cảnh chung đó Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang đã có nhiều cố gắng trong việc tìm những giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý tài chính, đặc biệt là tài chính ngắn hạn và đã đạt được những kết quả nhất định. Là một doanh nghiệp Nhà nước duy nhất đảm nhiệm vai trò cung ứng giống vật tư phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh nên nguồn tài chính ngắn hạn của Công ty đòi hỏi khá lớn điều này bắt buộc Công ty phải có phương hướng, kế hoach quản lý nguồn tài chính ngắn hạn sao cho co hiệu quả nhất trong mọi hoạt động sản xuất của Công ty. Chính từ nhận thức trên của bản thân em và từ thực tiễn hoạt động của Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang em đã chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính ngắn hạn tại Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang”. Với hy vọng sử dụng những kiến thức đã học kết hợp với tình hình thực tế tại công ty để đóng góp một số ý kiến, giải pháp cho hoạt động thanh toán và quản lý tài sản lưu động của Công ty trong thời gian tới. Kết cấu luận văn của em gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính ngắn hạn Chương II: Thực trạng tình hình quản lý tài chính ngắn hạn tại Công ty Giống vật tư NLN Tuyên Quang Chương III: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính tại công ty Giống vật tư NLN Tuyên Quang Để có thể hoàn thành Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em rất cám ơn Thầy giáo Th.S Đặng Anh Tuấn đã tận tình chỉ bảo cho em, đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô các chú, các anh chị tại phòng Kinh tế kế hoạch -Tài chính và toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty đã giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành báo cáo này. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN I. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 1.KHÁI NIỆM TÀI SẢN LƯU ĐỘNG Như ta đã biết, tư liệu lao động và đối tượng lao động là hai mặt của phạm trù tư liệu sản xuất. Nếu như phần lớn tư liệu lao động là tài sản cố định thì tài sản lưu động chính là đối tượng lao động và phần còn lại của tư liệu lao động. Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động thường chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và trong chu kỳ ấy chúng chuyển hoá toàn bộ giá trị của mình vào sản phẩm. Do đó đến chu kỳ sản xuất sau lại phải sử dụng các đối tượng lao động khác. Phần lớn các đối tượng lao động thông qua quá trình chế biến để hợp thành thực thể của sản phẩm như bông thành sợi, cát thành thuỷ tinh… một số khác bị mất đi như các loại nhiên liệu. Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có các đối tượng lao động, lượng tiền ứng ra để thoả mãn nhu cầu về đối tượng lao động gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp chính vì thế ta có thể nói vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn (thời hạn sử dụng dưới một năm) và luân chuyển thường xuyên trong quá trình sản xuất. Như ta đã nói ở trên đối tượng lao động có những đặc điểm khác hẳn với tư liệu lao động nên kéo theo đó mà tài sản lưu động mang những đặc tính hoàn toàn khác với tài sản cố định là hầu như chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và luân chuyển duy nhất một lần. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp thì tài sản lưu động chủ yếu được thể hiện ở các khoản mục như tiền mặt,các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho. Giá trị các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thường chiếm từ 25% đến 50% tổng giá trị tài sản của chúng. Quản lý và sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Quản lý tài sản lưu động có ảnh hưởng trực tiếp tới hai mục tiêu vô cùng quan trọng của doanh nghiệp là lợi nhuận và khả năng thanh toán cần thấy rằng sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch đinh và kiểm soát một cách chặt chẽ các loại tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản doanh nghiệp. Song do các đặc tính của tài sản lưu động củng như do sự đa dạng của nó mà việc quản lý tài sản lưu động trở nên rất phức tạp đòi hỏi rất nhiều cố gắng của doanh nghiệp. 2. VAI TRÒ CỦA TÀI SẢN LƯU ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP. Như ta đã biết trong bất cứ doanh nghiệp nào tài sản lưu động cũng là một phần không thể thiếu trong cơ cấu tài sản của mình. Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tài sản cố định như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng.... doanh nghiệp còn phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hoá nguyên nhiên vật liệu... phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy, tài sản lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác tài sản lưu động là điều kiện tiên quyết cho quá trình sản xuất kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào. Ngoài ra, tài sản lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục. Do đặc điểm của đối tượng lao động là giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào sản phẩm nên trong chu kỳ sản xuất sau lại phải thường xuyên mua sắm dự trữ vật tư hàng hoá để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất. Lượng tài sản lưu động có hợp lý đồng bộ thì mới không làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy tài sản lưu động còn là điều kiện vật chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản lưu động còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của vật tư cũng tức là phản ánh và kiểm tra quá trình mua sắm, dự trữ sản xuất tiêu thụ của doanh nghiệp. Nhu cầu lượng vật tư dự trữ ở các khâu nhiều hay ít phản ánh nhu cầu vốn lưu động nhiều hay ít. Tài sản lưu động luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số vật tư tiết kiệm hay lãng phí, thời gian nằm ở các khâu có hợp lý hay không hợp lý và mức độ luân chuyển vốn lưu động đã đạt yêu cầu hay chưa. Bởi vậy thông qua sự vận động của tài sản lưu động có thể đánh giá được tình hình dự trữ tiêu thụ sản phẩm, tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Tài sản lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp, trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tựa chủ trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp thì cần phải có thêm một lượng vật tư hàng hoá nguyên nhiên vật liệu... để dự trữ và đưa vào sản xuất. Vốn lưu động bằng tiền còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài ra tài sản lưu động còn đóng một vai trò là giúp doanh nghiệp một cách đắc lực trong việc thanh toán và duy trì khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn giúp cho doanh nghiệp tránh khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán và chặn đứng nguy cơ phá sản doanh nghiệp. Vì vậy có thể nói tài sản lưu động góp phần vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp hoạt động bình thường và đứng vững. Ta có thể khẳng định rằng tài sản lưu động động là không thể thay thế được trong bất cứ loại hình doanh nghiệp nào thuộc bất cứ thành phần kinh tế nào. Do đó quản lý tài sản lưu động là việc không thể thiếu trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động cũng như góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3. CƠ CẤU CỦA TÀI SẢN LƯU ĐỘNG Tài sản lưu động của doanh nghiệp được chia thành các loại sau: 3.1.Tiền Tiền của doanh nghiệp là tài sản tồn tại trực tiếp dưới dạng giá trị bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, và các khoản tiền đang chuyển. Việc duy trì một lượng tiền mặt hợp lý có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì: Tiền đảm bảo giao dịch kinh doanh hàng ngày, thường là thanh toán cho khách hàng và thu tiền từ khách hàng. Bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp. Đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp xuất hiện những biến động không lường trước được của luồng tiền vào và ra Hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng Việc doanh nghiệp lưu giữ nhiều tiền có lợi thế sau: Chủ động trong kinh doanh do có thể chủ động trong thanh toán chi trả Khi mua hàng công ty có thể được hưởng chiết khấu do thanh toán ngay Duy trì tốt các chỉ số thanh toán giúp doanh nghiệp tạo uy tín tốt với khách hàng và ngân hàng nên dễ dàng mua được hàng hoá với các điều kiện thuận lợi và được hưởng những ưu đãi trong việc đi vay Dự trữ được lượng vật tư, hàng hoá lớn nếu giá cả hợp lý Song việc giữ nhiều tiền cũng có những bất lợi đó là: Tiền dễ bị mất giá Khả năng sinh lời là không đáng kể Do đó việc giữ đủ tiền cho sản xuất kinh doanh là rất quan trọng nó sẽ giúp doanh nghiệp phát huy các lợi thế trên và tối thiểu hoá các bất lợi. 3.2.Đầu tư ngắn hạn Đây là các chứng khoán có giá trị hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền, hiện vật có thể thu hồi kịp thời trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trong thời gian không quá một năm (như tín phiếu kho bạc, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng…) và các loại đầu tư khác không quá một năm. Trong đầu tư ngắn hạn, việc đầu tư vào các chứng khoán có tính lỏng cao là hết sức quan trọng. Các chứng khoán này giữ vai trò như một “bước đệm” cho tiền mặt. Vì nếu số dư tiền mặt lớn, doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán đó nhưng khi cần thiết cũng có thể chuyển đổi chúng thành tiền một cách dễ dàng ít tốn kém. Trong quản lý tài chính, các chứng khoán có tính lỏng cao được sử dụng để duy trì tiền mặt ở mức độ mong muốn. 3.3.Phải thu Các khoản phải thu bao gồm: Phải thu từ khách hàng: là khoản tiền mà doanh nghiệp cho người mua nợ dưới dạng hàng hoá, dịch vụ. Nhờ có khoản phải thu khách hàng mà doanh nghiệp có điều kiện tăng cao được số lượng hàng hoá tiêu thụ, từ đó nâng cao doanh thu có điều kiện mở rộng thị trường, tăng cường được quan hệ với người mua. Phải thu nội bộ (giữa các đơn vị chính và đơn vị phụ thuộc) Thế chấp (tài sản mang đi khi cầm cố khi đi vay vốn), ký cược (tiền đặt cược khi đi thuê tài sản), ký quỹ (tiền hoặc tài sản gửi để làm tin). 3.4.Hàng hoá tồn kho (dự trữ) Khoản mục này bao gồm vật tư, hàng hoá, thành phẩm, giá trị sản phẩm dở dang. Việc dự trữ mặc dù có chi phí nhưng nó cũng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, chẳng hạn như doanh nghiệp dự trữ một lượng lớn thành phẩm thì sẽ không bị mất cơ hội khi thị trường trở nên khan hiếm loại hàng hoá này. Nếu doanh nghiệp dự trữ một lượng nhỏ thành phẩm thì chẳng những bị lơ cơ hội khi hàng hoá khan hiếm và giá cả lên cao mà còn khó có khả năng thực hiện được hợp đồng giao hàng một cách chính xác. Tương tự như vậy, ta có thể thấy rằng nếu doanh nghiệp dự trữ nguyên vật liệu quá ít thì có thể dẫn tới tình trạng ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu. 3.5.Tài sản lưu động khác Tạm ứng (cho công nhân viên chức) và chi phí trả trước (chi phí đã phát sinh nhưng có tác dụng tới kết quả nhiều kỳ hoạch toán, được tính vào chi phí của nhiều kỳ. Ngoài ra, tài sản lưu động còn bao gồm các khoản chi phí sự nghiệp dở dang hoặc đã kết thúc nhưng đang chờ quyết toán. Chi phí sự nghiệp là những khoản chi phí của doanh nghiệp cho những công việc, những hoạt động được trang trải bằng nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp, cấp trên cấp phát. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp thì tài sản lưu động chủ yếu được thể hiện ở các bộ phận là tiền mặt, các chứng khoán có tính lỏng cao, phải thu và hàng tồn kho. Quản lý các tài sản lưu động có ảnh hưởng hết sức quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. 4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp không nằm ngoài hai mục đích là nhằm xác định sự thay đổi của tài sản lưu động chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào và quan trọng hơn là dự đoán sự biến động của các nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả quản lý tài sản lưu động. Trên thực tế có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý tài sản lưu động có thể khái quát một số nhân tố cơ bản sau đây: 4.1.Nhóm nhân tố khách quan Đây là nhóm nhân tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp và vì không thể tác động vào những nhân tố này được nên doanh nghiệp cần phải tận dụng triệt để những thuận lợi và từ điều chỉnh để thích ứng với những khó khăn do các nhân tố này mang lại. Thuộc nhóm nhân tố này gồm: + Nhu cầu tiêu dùng. Ở đây ta đề cập đến nhu cầu tiêu dùng của thị trường đối với sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Yếu tố này luôn ảnh hưởng quyết định đến quy mô và cơ cấu hàng hoá của một doanh nghiệp sản xuất ra. Để đáp ứng được sự thay đổi của nhu cầu thị trường, doanh nghiệp phải tăng hay giảm lượng vật tư nguyên vật liệu cũng như hay thậm chí phải thay đổi cơ cấu hàng hoá, chuyển đổi quy trình sản xuất, tổ chức lại mạng lưới phân phối, cung cấp thêm các dịch vụ kèm theo, thay thế sản phẩm cũ bằng sản phẩm mới... từ đó dẫn tới những thay đổi lớn lao trong cơ cấu và quy mô tài sản lưu động đòi hỏi công tác quản lý tài sản lưu động cũng phải có những thay đổi tương ứng, kịp thời và phù hợp. + Thị trường các nhân tố đầu vào Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn sản xuất đều phải có các yếu tố đầu vào và nếu như tài sản cố định là một nhân tố đầu vào được doanh nghiệp mua hay thuê ngay từ khi mới thành lập và sử dụng trong thời gian dài thì các nhân tố đầu vào thuộc nhóm tài sản lưu động đòi hỏi doanh nghiệp phải mua sắm thường xuyên liên tục. Do đó, sự biến động trên thị trường nhân tố đầu vào thuộc nhóm tài sản lưu động như: thị trường nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ.. có ảnh hưởng rất lớn tới việc quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp, bất kỳ một sự thay đổi nào dù lớn hay nhỏ về phía nhà cung cấp cũng như giá cả, chất lượng của thị trường này cũng đòi hỏi nhà quản trị doanh nghiệp phải có những biện pháp ứng phó kịp thời nhằm quản lý tài sản lưu động có hiệu quả hơn phù hợp với tình hình mới. + Cơ sở hạ tầng xã hội Việc bố trí cơ sở sản xuất kinh doanh tại những đầu mối giao thông quan trọng thuận tiện sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích
Luận văn liên quan