Giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty bánh kẹo hữu nghị

Môc lôc Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “ LỢI NHUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ”1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài:1 1.2. Đối tượng nghiên cứu.1 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu.2 1.4. Phạm vi nghiên cứu.2 1.5. Kết cấu luận văn:2 Chương II: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP3 2.1.Một số khái niệm cơ bản.3 2.2. Một số nội dung lý thuyết cơ bản về lợi nhuận.3 2.2.1 Kết cấu lợi nhuận trong Doanh nghiệp:3 2.2.2. Phương pháp xác định lợi nhuận trong doanh nghiệp3 2.2.2.1. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh.3 2.2.2.1.Lợi nhuận khác3 2.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình lợi nhuận trong doanh nghiệp.3 2.2.3.1. Tổng lợi nhuận3 2.2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận3 2.3. Ý nghĩa của lợi nhuận và nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp.3 2.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao lợi nhuận.3 2.3.2.1. Phương hướng nâng cao lợi nhuận trong các doanh nghiệp3 2.3.2.1. Nhóm giải pháp tăng doanh thu:3 2.3.2.2. Nhóm giải pháp tiết kiệm chi phí:3 2.3.2.1. Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:3 2.3. Tổng quan về tình hình khách thể nghiên cứu.3 Chương III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ3 3.1. Phương pháp nghiên cứu vấn đề lợi nhuận tại công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị.3 3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu3 3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu3 3.2. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến lợi nhuận tại Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị.3 3.2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị.3 3.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị.3 3.3. Kết quả phiếu điều tra trắc nghiệm, kết quả tổng hợp đánh giá của chuyên gia về lợi nhuận tại CTCP bánh kẹo Hữu Nghị.3 3.3.1 Tổng hợp kết quả thu được theo phương pháp phiếu điều tra3 trắc nghiệm.3 3.3.2 Tổng hợp ý kiến của chuyên gia về tình hình của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị.3 3.4. Kết quả phân tích dữ liệu về lợi nhuận tại Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị.3 Chương IV: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁN KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ3 4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng lợi nhuận tại công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị.3 4.1.1 Những thành công đạt được và nguyên nhân:3 4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân.3 4.2. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết (thực hiện) vấn đề nghiên cứu.3 4.2.1. Dự báo triển vọng.3 4.2.2 Quan điểm nâng cao lợi nhuận của công ty:3 4.3. Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác nâng cao3 lợi nhuận tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hưu Nghị.3 4.3.1 Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty3 4.3.1.1. Nhóm giải pháp làm tăng Doanh thu:3 4.3.1.2. Nhóm giải pháp tiết kiệm chi phí:3 4.3.1.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:3 4.3.2 Một số kiến nghị3

doc64 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 4559 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty bánh kẹo hữu nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ” Tính cấp thiết của đề tài: Trong nghiên cứu, việc tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận có ý nghĩa to lớn trong hoạt động KD của DN và là mối quan tâm chung của các đối tượng bên trong và bên ngoài DN. Đây là hai mảng rất quan trọng chi phối và tác động trực tiếp, thường xuyên đến tình hình tài chính của DN. Bởi lợi nhuận và giải pháp nâng cao lợi nhuận trong DN được thực hiện tốt sẽ đảm bảo tình trạng tài chính lành mạnh cho DN, đảm bảo phát triển tốc độ lưu chuyển vốn để tăng hiệu quả KD và đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ được trả kịp thời và đúng hạn. Do vậy, trong điều kiện môi trường KD luôn biến động, việc nghiên cứu, phân tích, xem xét, đánh giá tình hình lợi nhuận và xu hướng biến động của lợi nhuận của DN trong những kỳ tiếp theo là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị DN, là vấn đề cấp thiết góp phần đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của DN. Qua khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, việc thực hiện lợi nhuận trong 2 năm gần đây (2007 – 2008) đã đạt được hiệu quả tương đối tốt. Tuy nhiên, nằm trong sự ảnh hưởng chung của sự suy thoái kinh tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên toàn cầu thì Công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị cũng chịu ảnh hưởng phần nào trong việc tìm kiếm và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong tình hình này. 1.2. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu. Đánh giá tình hình lợi nhuận của công ty. Xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty trong tình hình nền kinh tế hiện nay. 1.4. Phạm vi nghiên cứu. Về nội dung: - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngành và của công ty. - Đánh giá thực trạng tình hình lợi nhuận của công ty - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty. Về thời gian: luận văn sử dụng, nghiên cứu số liệu về kết quả kinh doanh và lợi nhuận của công ty trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2008. Kết cấu luận văn: Ngoài phần giới thiệu khái quát, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có bố cục bao gồm 4 chương: Chương I: Tổng quan nghiên cứu về đề tài Chương II: Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận và giải pháp nâng cao lợi nhuận tại doanh nghiệp. Chương III: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng về tình hình lợi nhuận tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. Chương IV: Kết luận và đề xuất giải pháp góp phần nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. Chương II NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP Một số khái niệm cơ bản. Lợi nhuận là gì? Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, nó là khoản chênh lệch giữa các khoản thu nhập thu được và các khoản chi phí bỏ ra để đạt được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định. Như vậy để xác định lợi nhuận thu được trong một thời kỳ nhất định, người ta căn cứ vào hai yếu tố: Thu nhập phát sinh trong một thời kỳ nhất định Chi phí phát sinh nhằm đem lại thu nhập trong thời kỳ đó. Hay nói cách khác, chỉ những chi phí phân bổ cho các hoạt đông, các nghiệp vụ kinh doanh đã thực hiện trong kỳ. * Công thức chung xác định lợi nhuận như sau: Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế của DN bao gồm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận khác. - Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động SXKD là chênh lệch giữa tổng DT thu được từ hoạt động SXKDX và chi phí phí phát sinh từ các hoạt động SXKD đó. - Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động khác là chênh lệch giữa DT hoạt động khác (hoạt động bất thường) và chi phí khác (chi phí bất thường). 2.2. Một số nội dung lý thuyết cơ bản về lợi nhuận. 2.2.1 Kết cấu lợi nhuận trong Doanh nghiệp: Trong nền kinh tế thị trường, với cơ chế hạch toán kinh doanh, phạm vi kinh doanh của DN được mở rộng, DN có thể đầu tư vào nhiều hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Do vậy lợi nhuận thu được của DN cũng đa dạng theo phương thức đầu tư của DN. Kết cấu lợi nhuận của DN thương mại bao gồm: Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh: hoạt động kinh doanh của DN là hoath động đầu tư vốn nhằm tìm kiếm lợi nhuận theo những mục tiêu được xác định sẵn, bao gồm hai hoạt động sau: +) Hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. Đây là hoạt động chủ yếu của DN thương mại dịch vụ là nhằm đưa hàng hóa từ sản xuất vào tiêu dùng. Hoạt động này thường tạo ra lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của DNTM. +) Hoạt động tài chính: Ngoài lĩnh vực SXKD, các DN có thể tham gia vào hoạt động đầu tư tài chính. Hoạt động đầu tư tài chính là hoạt động đầu tư vốn ra bên ngoài DN như: góp vốn liên doanh liên kết kinh tế, mua bán trái phiếu, cổ phiếu, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi và lãi cho vay thuộc nguồn vốn kinh doanh… Các khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động này góp phần làm tăng tổng lợi nhuận cho DN. Lợi nhuận khác: Đó là các khoản lãi thu được từ các hoạt động, nghiệp vụ riêng biệt nằm ngoài hoạt động nêu trên, những khoản lãi này phát sinh không thường xuyên (hay còn gọi là bất thường). DN không dự kiến trước hoặc có dự kiến trước những ít có khả năng thực hiện. Lợi nhuận này thường gồm: thu từ các khoản phải trả không xác định được chủ nợ, thu hồi các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ, khoản thu bán vật tư, tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt, mất mát, lãi thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, tiền phạt, tiền được bồi thường. Nh÷ng kho¶n lîi nhuËn bÊt th­êng cã thÓ do chñ quan ®¬n vÞ hay do kh¸ch quan ®­a tíi. Vậy: Lợi nhuận trong DN thương mại  =  Lợi nhuận hoạt động SXKD  +  Lợi nhuận khác   2.2.2. Phương pháp xác định lợi nhuận trong doanh nghiệp 2.2.2.1. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận Hoạt động SXKD  =  Doanh thu từ hoạt động SXKD  -  Chi phí của hoạt động SXKD   a) Doanh thu từ hoạt động SXKD. Doanh thu từ Hoạt động SXKD  =  Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ  +  Doanh thu từ hoạt động tài chính   +) Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và CCDV: DT thuần từ hoạt động bán hàng và CCDV  =  DT bánhàng và CCDV trong kỳ  -  Chiếtkhấu thươngmại  -  Giảmgiá hàngbán  -  DT bán bị trảlại  -  Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT tính theo pp trực tiếp   Khái niệm: DT bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và chi phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) Theo chuẩn mực kế toán 14 thì : Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được thu được trong kỳ phát sinh từ các hoạt động SXKD thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Các tiêu chuẩn ghi nhận DT: DT bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau: DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. DT được xác định tương đối chắc chắn. DN đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích từ giao dịch bán hàng. Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ mà DN thực hiện trong kỳ kế toán có thể thấp hơn DT bán hàng và CCDV ghi nhận ban đầu do các nguyên nhân: DN chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (do không đảm bảo điều kiện về quy cách, phẩm chất ghi trong hợp đồng kinh tế) và DN phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp được tính trên DT bán hàng và CCDV thực tế mà DN đã thực hiện trong một kỳ kế toán. Theo chuẩn mực kế toán 14: Chiết khấu thương mại: là khoản DN bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với khối lượng lớn. Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. Giá trị hàng bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng hóa xác định là đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán ( vì lý do về chất lượng, mẫu mã, quy cách). +) Doanh thu hoạt động tài chính. DT hoạt động tài chính gồm: Tiền lãi: lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư phát triển, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa, dịch vụ. (Theo chuẩn mực 14: tiền lãi là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tiền, các khoản tiền hoặc các khoản còn nợ DN như lãi cũ …) Các thu nhập từ cho người khác sử dụng tài sản (bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, phần mềm máy tính…) hay còn gọi là tiền bản quyền. Theo chuẩn mực 14, tiền bản quyền: là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tài sản như: bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm máy vi tính… Cổ tức lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh, liên kết hoặc cổ tức đầu tư cổ phiếu. Thu nhập do chuyển nhượng hoặc cho thuê cơ sở hạ tầng Các khoản lãi tỷ giá hối đoái, chênh lệch do bán ngoại tệ, chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn; Các khoản DT từ hoạt động tài chính khác. *) DT phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của DN được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau: a) Có khi thu nhập được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó b) DT được xác định tương đối chắc chắn *) DT từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận trên cơ sở: a) Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi thực tế từng kỳ b) Tiền bản quyền được ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù hợp với hoạt đông. c) Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vồn. b) Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí hoạt động SXKD  =  giá vốn hàng bán  +  Chi phí bán hàng  +  Chi phí quản lý  +  Chi phí tài chính   +) Giá vốn hàng bán: Được ghi nhận là mức chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ cấu thành nên thành phẩm, hàng hóa phù hợp với mức DT của số hàng đã bán được tạo ra từ các chi phí này. Ngoài ra, trong giá vốn hàng bán còn bao gồm tất cả các khoản chênh lệch giữa dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi đã trừ phần bồi thường do TNCN gây ra, và chi phí sản xuất chung phân bổ, được ghi nhận là chi phí xản xuất kinh doanh trong kỳ. Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí SXKD (tức là ghi giảm giá vốn hàng bán). Đối với hoạt động sản xuất: GVHB = giá thành SX + Chênh lệch giá thành phẩm tồn kho Chênh lệch giá thành phẩm tồn kho = giá TP tồn đầu kỳ - giá TP tồn cuối kỳ Đối với hoạt động thương mại: GVHB = Giá vốn hàng mua + Chênh lệch hàng tồn kho. Chênh lệch hàng tồn kho = hàng hóa tồn kho đầu kỳ - Hàng hóa tồn kho cuối kỳ +) Chi phí bán hàng: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa. Chi phí bán hàng bao gồm: Chi phí nhân viên bán hàng: bao gồm các khoản tiền lương, tiền công phải trả trực tiếp cho nhân viên bán hàng và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định của nhân viên bán hàng; - Chi phí vật liệu bao bì: Giá trị của các loại vật liệu, bao bì sử dụng trực tiếp cho quá trình bán hàng; Chi phí công cụ, đồ dùng: Giá trị phân bổ các loại công cụ, đồ dùng sử dụng cho quá trình bán hàng như quầy tủ, máy tính cá nhân…; Chi phí khấu hao tài sản cố định: giá trị hao mòn các loại tài sản cố định sử dụng trong quá trình bán hàng như khấu hao nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển…; Chi phí bảo hàng: toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình bảo hành sản phẩm, hàng hóa theo các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng như chi phí sửa chữa, chi phí thay thế linh kiện bị hư hỏng trong thời gian bảo hành; Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ các giá trị dịch vụ mà DN phải trả để phục vụ quá trình bán hàng như tiền thuê nhà, thuê tài sản, các dịch vụ thông tin quảng cáo, tiền điện nước, chi phí thông tin…; Chi phí bằng tiền khác: là toàn bộ các chi phí còn lại có liên quan tới quá trình bán hàng không nằm trong các yếu tố chi phí ở trên như chi phí hội nghị khách hàng, hàng mẫu tặng khách, chi phí khuyến mại, công tác phí…. +) Chi phí quản lý DN: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khac liên quan đến toàn bộ DN, chi phí này tương đối ổn định trong các kỳ KD của DN. Chi phí quản lý DN bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý: bao gồm các khoản tiền lương, tiền công phải trả trực tiếp cho nhân viên bán hàng và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định của nhân viên quản lý DN; Chi phí vật liệu dùng trong quản lý: giá trị các loại vật liệu xuất sử dụng cho hoạt động quản lý như vật liệu dùng để sửa chữa thay thế các bộ phận hư hỏng của tài sản dùng trong quản lý, nhiên liệu sử dụng cho các phương tiện vận tải dùng cho quản lý…; Chi phí công cụ, đồ dùng: giá trị phân bổ các loại công cụ, đồ dùng sử dụng cho quản lý như tủ hồ sơ, máy tính cá nhân…..; Chi phí khấu hao tài sản cố định: Giá trị hao mòn của các tài sản cố định sử dụng trong hoạt động quản lý hoặc các tài sản dùng chung cho toàn DN như khấu hao thiết bị quản lý, nhà của vật kiến trúc sử dụng cho quản lý hoặc khấu hao tài sản cố định dùng chung cho toàn DN; Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp: Bao gồm các khoản thuế như thuế nhà đất, thuế môn bài, các khoản lệ phí cầu đường, lệ phí giao thông…; Chi phí dự phòng: bao gồm các chi phí dự phòng nợ khó đòi, dự phòng nợ phải trả; Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ giá trị các loại dịch vụ mà DN phải trả để phục vụ quá trình quản lý như tiền thuê nhà, thuê tài sản, tiền điện nước, chi phí thông tin…; Chi phí bằng tiền khác: là toàn bộ các chi phí còn lại có liên quan tới quá trình bán hàng không nằm trong các yếu tố chi phí ở trên như chi phí đào tạo nhân viên, tiền công tác phí, chi phí tiếp khách… Về mặt bản chất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN không làm tăng thêm giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Nó là những chi phí phục vụ gián tiếp cho SXKD không được tiến hành một cách thường xuyên liên tục. Hai loại chi phí này được xem là chi phí thời kỳ, chi phí làm giảm trực tiếp lợi nhuận trong kỳ của DN. +) Chi phí tài chính: Chi phí tài chính là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra bên ngoài doanh nghiệp nhằm sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và chi phí đi vay. Chi phí góp vốn liên doanh, các khoản lỗ do chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch chứng khoán… dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, lỗ do bán ngoại tệ, lỗ do chênh lệch tỷ giá hối đoái, chiết khấu thanh toán. Lợi nhuận khác Lợi nhuận khác  =  Thu nhập khác  -  Chi phí khác   Thu nhập khác: Theo chuẩn mực 14: Thu nhập khác bao gồm các khoản thu từ hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra DT gồm: Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ Thu tiền phạt khách do vi phạm hợp đồng Thu tiền bảo hiểm được bồi thường Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ vào chi phí kỳ trước Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại Các khoản thu khác. *) Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí của kỳ trước là khoản nợ phải thu khó đòi, xác định là không thu hồi được đã được xử lý xóa sổ và ghi vào chi phí để xác định kết quả KD trong các kỳ trước nay thu hồi được. *) Khoản nợ phải trả nay mất chủ: là khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ hoặc chủ nợ không còn tồn tại. b) Chi phí khác là: Là các khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng với hoạt động thông thường của DN gây ra. Chi phí khác gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCD đưa góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế Bị phạt thuế, truy nộp thuế C¸c kho¶n chi phÝ do kÕ to¸n ghi nhÇm hay bá sãt khi vµo sæ Các khoản chi phí khác. Việc xác định chính xác lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng đối với DN. Nó đảm bảo phản ánh đúng kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong một thời kỳ nhất định (1 năm), là cơ sở cho việc đánh giá năng lực hoạt động của DN trên thương trường, đồng thời là cơ sở cho việc phản ánh đúng đắn quá trình tái SXKD của DN được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. 2.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình lợi nhuận trong doanh nghiệp. 2.2.3.1. Tổng lợi nhuận Tổng mức lợi nhuận là một chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số lãi được tạo ra trong năm. Chỉ tiêu này được xác định và tập hợp theo từng mảng hoạt động hoặc theo từng đơn vị thành viên của DN. 2.2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận Trong nền kinh tế thị trường, DN có tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc DN có tạo ra được lợi nhuận hay không. Lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của DN, là nguồn quan trọng để DN tái đầu tư mở rộng sản xuất. Trên phạm vi xã hội, lợi nhuận là nguồn thực hiện tái sản xuất xã hội. Tuy vậy, lợi nhuận không phải là chỉ tiêu duy nhất và đánh giá chất lượng hoạt động của một DN. Khi đánh giá, so sánh chất lượng hoạt động KD của nhiều DN với nhau thì việc sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận lại gặp khó khăn, bởi hoạt động KD của mỗi DN là tổng hợp của nhiều nhân tố cấu thành mà chỉ tiêu lợi nhuận lại không phản ánh được những mặt đó. Bởi các lý do sau: Thứ nhất là: Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của HĐSXKD, là chỉ tiêu tuyệt đối và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan. Thứ hai là: do mỗi DN có đặc điểm KD khác nhau, HĐSXKD ở mỗi DN chịu nhiều ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố (nguồn cung ứng vật liệu, nhân tố đặc thù của ngành, thị trường tiêu thụ…) và mức độ tác động của mỗi nhân tố không giống nhau. Thứ ba là: quy mô HĐSXKD của mỗi DN cũng có ảnh hưởng tới lợi nhuận của DN. Các DN cùng loại, nếu có quy mô SX khác nhau sẽ mang lại mức lợi nhuận khác nhau. Các DN có quy mô lớn thường đạt mức LN lớn hơn các DN nhỏ, mặc dù các các DN nhỏ có công tác quản lý tốt hơn. Do vậy, để đánh giá chất lượng hoạt động của các DN một cách chính xác, người ta phải kết hợp chỉ tiêu lợi nhuận với các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận như: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản…. Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả SXKD tổng hợp nhất của một DN, nó biểu hiện khả năng tạo lãi của tài sản và vốn chủ sở hữu. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa tổng mức lợi nhuận với tổng DT thực hiện trong kỳ. = Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong 100 đồng DT hay trong 100 đồng DT thuần mà DN thực hiện trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Kết cấu vốn và trình độ công nghệ tác động tới chỉ tiêu này. Các DN có kết cấu vốn và trình độ công nghệ cao thường có chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm cao hơn. Chỉ tiêu nay càng cao càng tốt. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Đây là chỉ tiêu tương
Luận văn liên quan