Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tếtại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội

Hội nhập kinh tế thếgiới đã và đang là một xu thếtất yếu trong thế giới ngày nay khi làn sóng toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Trong điều kiện này, ởViệt Nam hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tếtại các ngân hàng thương mại không chỉgóp phần nâng cao uy tín và vai trò của ngân hàng đó trong phạm vi khu vực và trên trường quốc tếmà còn hỗ trợthiết thực và hiệu quảcho phát triển kinh tế đối ngoại và công tác hội nhập kinh tếquốc tế. Chính vì vậy, việc tổng kết thực tiễn và tìm ra các giải pháp hoàn thiện các hoạt động thanh toán quốc tếtại m ột ngân hàng thương mại là điều vô cùng cần thiết. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội (NHNo Tây Hà Nội) là một chi nhánh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam), nằm ởtrung tâm phía Tây Hà Nội, m ột khu vực rất năng động và có nhiều trụ sở của các doanh nghiệp lớn. Trong những năm qua, hoạt động thanh toán quốc tếtại NHNo Tây Hà Nội tuy mới được hình thành nhưng đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, phát triển khá nhanh chóng và đã đóng góp một phần không nhỏ trong kết quảkinh doanh chung của toàn ngân hàng. Tuy vậy, trước xu thế hội nhập kinh tếquốc tếmạnh mẽ, hoạt động thanh toán quốc tếtại NHNo Tây Hà Nội đã gặp phải khá nhiều khó khăn và bộc lộnhững mặt hạn chế cần được khắc phục.

pdf95 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tếtại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội.” 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ ...................................................................................... 7 1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế .............. 7 1.1.1. Khái niệm .................................................................................. 7 1.1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế ................................ 8 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế ............................................................... 8 1.1.2.2. Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.................... 10 1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu trong NHTM ..... 11 1.2.1. Phương thức chuyển tiền ........................................................ 11 1.2.1.1. Khái niệm và các văn bản pháp lý liên quan ...................... 11 1.2.1.2. Các bên tham gia vào qui trình chuyển tiền ....................... 11 1.2.1.3. Quy trình chuyển tiền......................................................... 11 1.2.1.4. Các hình thức chuyển tiền .................................................. 12 1.2.1.5. Trường hợp áp dụng .......................................................... 13 1.2.2. Phương thức nhờ thu ............................................................. 13 1.2.2.1. Khái niệm và các văn bản pháp lý điều chỉnh .................... 13 1.2.2.2. Các bên tham gia ............................................................... 14 1.2.2.3. Phân loại và quy trình thực hiện ........................................ 14 1.2.2.4. Ưu nhược điểm và trường hợp áp dụng ............................. 17 1.2.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ .......................... 18 1.2.3.1. Khái niệm và các văn bản pháp lý điều chỉnh .................... 18 1.2.3.2. Các bên tham gia ............................................................... 19 1.2.3.3. Quy trình thực hiện ............................................................ 20 1.2.3.4. Thư tín dụng thương mại ................................................... 21 1.2.3.5. Ưu nhược điểm và trường hợp áp dụng ............................. 23 3 1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM .............................................................................................................. 27 1.3.1. Các yếu tố khách quan ............................................................ 27 1.3.2. Các yếu tố chủ quan ............................................................... 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY HÀ NỘI .......................................................................................... 30 2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Hà Nội .................................................................................. 30 2.1.1. Sự hình thành và phát triển .................................................... 30 2.1.2. Các hoạt động kinh doanh chính ........................................... 31 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN Tây Hà Nội ............. 33 2.2.1. Hoạt động huy động vốn ......................................................... 33 2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn ........................................................... 35 2.2.3. Kết quả kinh doanh ................................................................. 38 2.3. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của NHNN Tây Hà Nội ........................................................................................................ 39 2.3.1. Tình hình chung ..................................................................... 39 2.3.2. Tình hình thực hiện thanh toán theo từng phương thức ....... 41 2.3.2.1. Chuyển tiền ........................................................................ 41 2.3.2.2. Nhờ thu .............................................................................. 42 2.3.2.3. Tín dụng chứng từ .............................................................. 44 2.4. Đánh giá về hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo Tây Hà Nội .............................................................................................................. 48 2.4.1. Kết quả chung ......................................................................... 48 2.4.2. Kết quả đạt được đối với từng phương thức thanh toán ........ 53 2.4.3. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................ 54 2.4.3.1. Hạn chế chung ................................................................... 54 4 2.4.3.2. Hạn chế đối với từng phương thức thanh toán ................... 56 2.4.3.3. Nguyên nhân ...................................................................... 58 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY HÀ NỘI .................................... 67 3.1. Những định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo Tây Hà Nội ............................................................................... 67 3.1.1. Định hướng chung của NHNo&PTNT Việt Nam .................. 67 3.1.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh của NHNo Tây Hà Nội .......................................................................................................... 67 3.1.3. Kế hoạch phát triển của NHNo Tây Hà Nội ........................... 68 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo Tây Hà Nội ............................................................. 70 3.2.1. Giảm bớt sự chồng chéo, phức tạp trong việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế ....................................................................... 70 3.2.2. Hoàn thiệnvà phát triển các loại hình thanh toán quốc tế ..... 71 3.2.2.1. Hoàn thiện các nghiệp vụ hiện có tại Chi nhánh ................ 71 3.2.2.2. Triển khai và phát triển các nghiệp vụ khác, hỗ trợ cho hoạt động thanh toán quốc tế. ................................................................ 72 3.2.3. Xây dựng một chính sách khách hàng hợp lý ........................ 74 3.2.4. Củng cố và hoàn thiện hệ thống ngân hàng hiện đại ............ 76 3.2.5. Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác đào tạo cán bộ chuyên môn....................................................................................... 77 3.3. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp &Phát triển Nông thôn Việt Nam ..................................................................................... 78 KẾT LUẬN .............................................................................................. 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 92 5 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế thế giới đã và đang là một xu thế tất yếu trong thế giới ngày nay khi làn sóng toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Trong điều kiện này, ở Việt Nam hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại không chỉ góp phần nâng cao uy tín và vai trò của ngân hàng đó trong phạm vi khu vực và trên trường quốc tế mà còn hỗ trợ thiết thực và hiệu quả cho phát triển kinh tế đối ngoại và công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, việc tổng kết thực tiễn và tìm ra các giải pháp hoàn thiện các hoạt động thanh toán quốc tế tại một ngân hàng thương mại là điều vô cùng cần thiết. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội (NHNo Tây Hà Nội) là một chi nhánh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam), nằm ở trung tâm phía Tây Hà Nội, một khu vực rất năng động và có nhiều trụ sở của các doanh nghiệp lớn. Trong những năm qua, hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo Tây Hà Nội tuy mới được hình thành nhưng đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, phát triển khá nhanh chóng và đã đóng góp một phần không nhỏ trong kết quả kinh doanh chung của toàn ngân hàng. Tuy vậy, trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo Tây Hà Nội đã gặp phải khá nhiều khó khăn và bộc lộ những mặt hạn chế cần được khắc phục. Chính từ thực tế của hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo Tây Hà Nội, em đã chọn đề tài: “Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 6 2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo Tây Hà Nội, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, từ đó luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo Tây Hà Nội. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận. Các phương pháp được sử dụng trong việc nghiên cứu gồm phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp và so sánh…phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu 3. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số lý luận cơ bản về hoạt động Thanh toán quốc tế Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Hà Nội Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Hà Nội 7 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế 1.1.1. Khái niệm Thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước. Các quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào các giao dịch, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động văn hóa, khoa học kỹ thuật và xã hội của bản thân quốc gia mình. Để có thể tồn tại và phát triển, các quốc gia phải tiến hành trao đổi kinh tế và thương mại với nhau. Chính việc trao đổi này đã làm phát sinh các khoản thu và chi bằng tiền của nước này đối với một nước khác. Trong mối quan hệ chi trả này, các quốc gia phải cùng nhau quy định những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán giữa các quốc gia như quy định về chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các công cụ và các phương thức đòi hoặc chi trả tiền tệ. Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế đó tạo thành thanh toán quốc tế giữa các quốc gia. Thanh toán quốc tế có những đặc điểm khác biệt rõ ràng so với thanh toán quốc nội: Thứ nhất, thanh toán quốc tế khác thanh toán quốc nội là ở yếu tố ngoại quốc. Hoạt động thanh toán quốc tế cũng có những đặc điểm tương tự như hoạt động thanh toán trong nước, tuy vậy nó khác thanh toán quốc nội ở yếu tố ngoại quốc. Trong đó, yếu tố ngoại quốc được thể hiện trên các thành tố cụ thể như: 8 + Chủ thể tham gia thanh toán quốc tế là những người cư trú và phi cư trú, không phân biệt quốc tịch hay khác quốc tịch hoặc giữa những người phi cư trú với nhau. + Tiền tệ trong thanh toán quốc tế được chuyển khoản từ tài khoản người phi cư trú sang tài khoản người cư trú hoặc giữa tài khoản hai người phi cư trú với nhau không kể tài khoản đó mở ở một ngân hàng hay ở hai ngân hàng ở trong cùng một quốc gia hay ở hai quốc gia khác nhau. + Tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế phải là ngoại tệ đối với một trong hai nước hoặc có thể là nội tệ có nguồn gốc ngoại tệ. Thứ hai, hoạt động thanh toán quốc tế là một loại dịch vụ mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng. Chính vì vậy, ngoài những đặc điểm truyền thống của một loại hình dịch vụ ngân hàng như dịch vụ mang tính vô hình, quá trình cung ứng và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời, không thể lưu trữ được dịch vụ thì dịch vụ thanh toán quốc tế còn có một số đặc điểm riêng khác như: cung ứng dịch vụ qua biên giới quốc gia, tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài, hình thành đại lý dịch vụ ở nước người tiêu dùng dịch vụ. Thứ ba, hoạt động thanh toán quốc tế còn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Nguyên nhân phát sinh những rủi ro này là không gian thanh toán lớn, thời gian thanh toán dài, cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật phục vụ thanh toán quốc tế ở các quốc gia chưa đồng đều… Cuối cùng, hệ thống thanh toán quốc tế phát triển ngày một hoàn thiện, thanh toán quốc tế điện tử sẽ có chỗ đứng thích đáng vào cuối thế kỷ này và dần dần thay thế cho thanh toán quốc tế chứng từ truyền thống. 1.1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế Khi các quan hệ về thương mại và kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng như ngày này thì thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương 9 mại càng có vị trí quan trọng. Nó làm cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia với nhau. Nhờ có thanh toán quốc tế, hoạt động giao lưu buôn bán giữa nước ta và các nước bạn được thuận lợi từ đó giúp ta phát huy được những lợi thế tương đối. Bên cạnh đó chúng ta còn có thể học hỏi được ở các nước phát triển hơn về kinh nghiệm cũng như các công nghệ hiện đại trong mọi lĩnh vực đời sống. Một nội dung quan trọng của thanh toán quốc tế là việc bảo lãnh khách hàng trong nước, thanh toán cho các Ngân hàng nước ngoài. Để làm được điều này các ngân hàng trong nước cần mở quan hệ đại lý với các đối tác nước ngoài. Điều này góp phần tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động xuất nhập khẩu, tạo sự tin tưởng, yên tâm cho bạn hàng quốc tế. Do đó cũng góp phần tăng cường mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Việc hoạt động thanh toán quốc tế phát triển và được tổ chức tốt còn là một động lực đối với các doanh nghiệp trong nước để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, đem lại lợi ích to lớn cho quốc gia. Thanh toán quốc tế giúp cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành an toàn, tiện lợi và tối thiểu hóa chi phí so với việc thanh toán bằng tiền mặt. Thêm vào đó, khách hàng còn được tư vấn, hướng dẫn các kỹ thuật trong thanh toán nhằm hạn chế rủi ro và tạo độ tin cậy lớn cho giao dịch. Mặt khác, với những khách hàng không đủ khả năng tài chính, Ngân hàng cũng có thể cho vay để thanh toán hàng nhập khẩu, bảo lãnh mở L/C, chiết khấu chứng từ….Qua đó các doanh nghiệp cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hóa trên thị trường thế giới. Thực hiện thanh toán quốc tế, Ngân hàng có thể giám sát được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước theo đúng chính sách kinh tế đối ngoại được đề ra. 10 1.1.2.2. Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản cho các Ngân hàng. Điều này xuất phát từ việc khách hàng theo quy định phải ký quỹ một khoản tiền nhất định khi yêu cầu Ngân hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế cho mình. Nguồn tiền này khá ổn định và phát sinh thường xuyên do nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi kỳ hạn thực hiện nghĩa vụ thanh toán chưa đến, đây sẽ là một nguồn tạo thanh khoản cho Ngân hàng dưới hinh thức tiền tệ tập trung nhờ thanh toán. Thanh toán quốc tế tạo động lực cho Ngân hàng phát triển ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Do yêu cầu của dịch vụ cần nhanh chóng, chính xác và kết nối quốc tế, thanh toán quốc tế luôn đòi hỏi sự đầu tư lớn về công nghệ, viễn thông và xử lý dữ liệu. Điều này làm nâng cao tính hiện đại của hệ thống công nghệ trong toàn Ngân hàng, Thêm vào đó, thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ đòi hỏi trình độ cao về chuyên môn, ngoại ngữ, luật pháp trong nước cũng như quốc tế. Do đó đòi hỏi cán bộ Ngân hàng phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ, trau dồi về kiến thức để phù hợp với yêu cầu công việc. Trên cơ sở giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng về công nghệ và nhân lực, thanh toán quốc tế giúp các Ngân hàng tạo dựng được uy tín, niềm tin với khách hàng, thu hút nhiều khách hàng mới có nhu cầu thanh toán quốc tế, từ đó nâng cao sức cạnh tranh và lợi nhuận trên thị trường. Điều này là hết sức quan trọng trong bối cảnh ngành Ngân hàng Việt Nam sắp phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng lớn nước ngoài khi mở cửa ngành Ngân hàng theo cam kết gia nhập WTO. 11 1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu trong NHTM 1.2.1. Phương thức chuyển tiền 1.2.1.1. Khái niệm và các văn bản pháp lý liên quan Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng quy định. Các văn bản pháp lý liên quan: Do quy trình chuyển tiền khá đơn giản nên không cần có các văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh việc chuyển tiền. Việc chuyển tiền chỉ được điều chỉnh bằng luật quốc gia của nước chuyển tiền và các thỏa thuận đại lý ký kết giữa ngân hàng các nước. 1.2.1.2. Các bên tham gia vào qui trình chuyển tiền Người trả tiền (Payer): người nhập khẩu, người bị ký phát.. Người chuyển tiền (Remitter): là người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước, người chuyển tiền phát sinh từ các thu nhập yếu tố... Người hưởng lợi (Benificiary): là người nhận tiền do người yêu cầu chuyển tiền chỉ định. Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank): là ngân hàng ở nước người yêu cầu chuyển tiền chỉ định. Ngân hàng trung gian (Intermidiary bank) hay ngân hàng trả tiền (Paying bank): là ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người hưởng lợi. 1.2.1.3. Quy trình chuyển tiền Quy trình chuyển tiền của Ngân hàng được thể hiện ở sơ đồ 1.1 sau: 12 Sơ đồ 1.1: Quy trình chuyển tiền (1) Người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ quy định trong hiệp định, hợp đồng hoặc các thỏa thuận. (2) Người yêu cầu chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng của nước mình chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. (3) Ngân hàng chuyển tiền báo nợ tài khoản ngoại tệ của người yêu cầu chuyển tiền. (4) Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho ngân hàng trả tiền ở nước người hưởng lợi. (5) Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản ngân hàng chuyển tiền. (6) Ngân hàng trả tiền báo có tài khoản người hưởng lợi. 1.2.1.4. Các hình thức chuyển tiền Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T, có những dạng điện là: Telex, Fax, EFT (Electronic Funds Transfer) và SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication). Trong đó SWIFT là hình thức phổ biến ngày nay do phương thức chuyển tiền này có ưu điểm là chuyển thông tin thanh toán nhanh chóng với giá thành hạ và an toàn. Ngân hàng chuyển tiền Người yêu cầu Người hưởng lợi Ngân hàng trả tiền 4 3 2 1 6 5 13 Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T): phương tiện này tuy có chi phí rẻ nhưng tốc độ thanh toán chậm nên ít được sử dụng. 1.2.1.5. Trường hợp áp dụng Phương thức chuyển tiền chủ yếu được sử dụng là một bộ phận của phương thức thanh toán khác, thường là kết thúc của phương thức thanh toán khác như nhờ thu, ghi sổ, bảo lãnh ngân hàng… Phương thức này cũng được áp dụng một cách độc lập trong thanh toán phi thương mại như: - Chuyển tiền thanh toán cung ứng dịch vụ cho nước ngoài - Chuyển kiều hối, chuyển tiền cho du học sinh - Chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài… Trong thanh toán quốc tế, phương thức này chỉ có lợi cho người nhập khẩu do người nhập khẩu nhận hàng xong mới phải chuyển tiền trả cho người xuất khẩu. Vai trò của ngân hàng thương mại trong phương thức chuyển tiền: Trong phương thức thanh toán này, ngân hàng thương mại chỉ đóng vai trò trung
Luận văn liên quan