Giải pháp ổn định thị trường phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tỉnh An Giang

Phân bón và thuốc BVTV là một trong những loại vật tư thiết yếu tác động trực tiếp đến hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Vào thời điểm chính vụ giá cả phân bón luôn bị biến động, không chỉ ảnh hưởng lớn đến sự xáo trộn của thị trường chung mà còn có tác động bất lợi đến người nông dân. Vì vậy, đòi hỏi cần phải có những giải pháp đồng bộ để quản lý và kiểm soát tình hình, kiềm chế hiệu quả những cơn biến động về giá cả, cung - cầu, ổn định vĩ mô, đáp ứng các nhu cầu của người sản xuất.

doc7 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2369 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp ổn định thị trường phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN VÀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH AN GIANG TS. Mai Thị Ánh Tuyết PGĐ. Sở KH&CN - UV. Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Phân bón và thuốc BVTV là một trong những loại vật tư thiết yếu tác động trực tiếp đến hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Vào thời điểm chính vụ giá cả phân bón luôn bị biến động, không chỉ ảnh hưởng lớn đến sự xáo trộn của thị trường chung mà còn có tác động bất lợi đến người nông dân. Vì vậy, đòi hỏi cần phải có những giải pháp đồng bộ để quản lý và kiểm soát tình hình, kiềm chế hiệu quả những cơn biến động về giá cả, cung - cầu, ổn định vĩ mô, đáp ứng các nhu cầu của người sản xuất. Trong phạm vi bài tham luận với phương pháp thu thập số liệu thông tin cần thiết, vận dụng lý thuyết về marketing tổng hợp MIX(4P) để phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp, từ đó xin trình bày một số vấn đề như sau: (1) P1 - Product (Sản phẩm): Phân bón và thuốc BVTV (VTNN) a/ Đối với tình hình cả nước: - Phân bón: Là một quốc gia nông nghiệp, Việt Nam tiêu thụ một lượng phân bón không nhỏ hàng năm, kim ngạch nhập khẩu phân bón từ năm 2001 đến nay vẫn có chiều hướng tăng. Theo ước tính của Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, nhu cầu phân bón các loại của cả nước năm 2009 là 7,8 triệu tấn, trong đó, 1,7 triệu tấn phân đạm urê; 1,85 triệu tấn phân NPK; DAP 0,7 triệu tấn; 1,6 triệu tấn phân lân trong nước sản xuất và một số chủng loại phân khác (SA, Kali...). Tuy nhiên, thị trường phân bón Việt Nam hiện nay vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu. Công nghiệp sản xuất phân bón nội địa Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 50-60% cầu về urê, 100% phân lân nung chảy và NPK từ lân nung chảy. Các loại phân khác như SA, Kali...hiện nay đang phải nhập khẩu 100%. Đặc biệt, thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, chiếm tới trên 30% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nguồn: AGROINFO Các DN phân bón chưa hợp tác với nhau nên không tạo được sức mạnh chung để đối phó với các đối tác nước ngoài. Hiện thị trường phân bón Việt Nam chưa có chiến lược phát triển dài hạn, các văn bản quản lý điều hành còn mang tính sự vụ. Chưa có luật phân bón và chiến lược dài hạn cho ngành phân bón Việt Nam để tạo hành lang pháp lý và điều hành vĩ mô mang tầm chiến lược để phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam. Xem xét một cách hệ thống các văn bản điều hành quản lý thị trường phân bón của các đơn vị liên quan như Bộ Nông Nghiệp, Bộ Tài Chính, bộ Công Thương... từ trước tới nay, Việt Nam chưa có chính sách, chiến lược dài hạn đối với ngành phân bón. Theo cơ sở dữ liệu luật của AGROINFO về ngành phân bón kể từ năm 1999 tới nay có khoảng 60 văn bản điều chỉnh ngành phân bón, trong đó có khoảng 29 công văn, 25 quyết định và 6 thông tư, tất cả đều là các văn bản dưới luật có hiệu lực thấp và liên tục bị thay thế. - Thuốc BVTV: Ngành sản xuất thuốc BVTV trong nước có tốc độ tăng trưởng khoảng 5%/năm về sản lượng trong giai đoạn 2001-2008. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng về sản lượng của ngành thuốc BVTV chỉ đạt khoảng 0,87%/năm. Nguyên nhân giải thích cho việc sản lượng thuốc BVTV tăng trưởng chậm trong những năm gần đây là do việc sử dụng thuốc BVTV phụ thuộc rất nhiều vào diện tích đất nông nghiệp, vì diện tích đất nông nghiệp không tăng lên, đặc biệt là trong những năm gần đây đã đưa tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, sử dụng giống kháng bệnh…nên đã giảm sử dụng thuốc BVTV. Nhu cầu về thuốc BVTV của cả nước hiện khoảng 50.000 tấn/năm, tương đương với giá trị khoảng 500 triệu USD, trong đó bao gồm 3 loại chính là thuốc trừ sâu và côn trùng; thuốc diệt nấm; thuốc diệt cỏ. Cơ cấu nhu cầu tiêu dùng thuốc BVTV trong các năm qua được duy trì khá ổn định, trong đó tỷ lệ thuốc trừ sâu và côn trùng chiếm khoảng 60% về giá trị. Nguồn cung chính cho thị trường thuốc BVTV trong nước hiện nay chủ yếu là từ nhập khẩu. Do ngành sản xuất các loại hoá chất tổng hợp dùng cho bảo vệ thực vật trong nước chưa phát triển nên các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thuốc BVTV ở Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu. Theo Cục Bảo vệ thực vật, thị trường kinh doanh thuốc bảo vệ tại Việt Nam hiện có khoảng 150 doanh nghiệp (Riêng tỉnh An Giang có 01 DN là Công ty BVTV An Giang), 70 xưởng gia công. Các doanh nghiệp kinh doanh thuốc BVTV đang phải cạnh tranh gay gắt với các loại thuốc BVTV nhập khẩu từ Trung Quốc. b/ Đối với tình hình tỉnh An Giang: Tỉnh An Giang về thị trường phân bón và thuốc BVTV có 10 công ty kinh doanh đầu mối thuốc BVTV và 11 DN đầu mối kinh doanh phân bón. Đa số các DN bán cả 2 mặt hàng phân bón và thuốc BVTV. Mật độ cửa hàng, đại lý kinh doanh còn mỏng chưa đáp ứng nhu cầu, phân bổ chưa đều nên chưa phát huy tốt hiệu quả . Phân bố tập trung ở khu dân cư, gần kênh rạch vì vậy rất nguy hiểm đến vấn đề an toàn và môi trường của người dân. Phương thức mua bán phân bón và thuốc BVTV từ các công ty đến các cửa hàng chủ yếu là mua đứt bán đoạn. Do đó, giá cả luôn biến động lớn, không đồng nhất về chất lượng và giá cả ở các nơi bán làm ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập người nông dân, nhất là thời điểm vào vụ mùa. Diện tích xuống giống sản xuất của tỉnh An Giang năm 2010 là 618 ha, nhu cầu phân bón là 247 ngàn tấn các loại và 550 ngàn kg a.i các loại (Nguồn: Sở NN&PTNT). (2) P2 - Place: Phân phối Tại An Giang, mật độ các cửa hàng, đại lý phân phối phân bón và thuốc BVTV với số lượng 1.006 cửa hàng, đại lý, đa số là cùng một nơi kinh doanh cả hai mặt hàng phân bón và thuốc BVTV. Phân bố các cửa hàng chưa hợp lý, không đồng đều, tập trung chủ yếu trong hoặc gần khu dân cư, ảnh hưởng môi trường đặc biệt khi có sự cố cháy nổ gây tác hại rất nguy hiểm. Về hệ thống phân phối đang bộc lộ 4 điểm yếu: hạ tầng; nhân lực; vốn và liên kết, phối hợp yếu. Hệ thống phân phối hầu như không quản lý ở khâu bán buôn, phân phối bị đứt đoạn, dẫn đến tình trạng đầu cơ, đẩy giá hàng hóa. Điều này làm cho giá phân bón trên thị trường ngày càng tăng và kém chất lượng. (3) P3 - Price: Giá cả Nhiều loại vật tư nông nghiệp khi tới tay nông dân đã bị đẩy giá lên hơn 30-40% so với giá nhà máy. Và một trong những nguyên nhân khiến giá tăng vọt là do hệ thống phân phối còn nhiều bất cập và thông qua nhiều trung gian với những khoản chi hoa hồng ở mức cao của các công ty phân phối cho hệ thống các đại lý. Các đại lý kinh doanh phân bón tại An Giang, do nhu cầu tiêu thụ tăng, nhất là khi bước vào vụ ssản xuất, giá các loại phân bón đều tăng. Hiện giá nhiều loại phân bón như: Urea, DAP, NPK, Kali... đã tăng 20.000 - 40.00đ/bao. Nguồn: AGROINFO Bên cạnh, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vụ làm VTNN giả thương hiệu, chất lượng rất kém, hàm lượng không đạt như trên bao bì ghi đến 60% và hiện tượng không nêm yết giá là phổ biến. Tuy nhiên, ngoài việc được hưởng hoa hồng rất cao, hiện nhiều chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp còn tính mức lãi ít nhất 2%/tháng khi bán thiếu hàng cho nông dân. Ngoài ra, nông dân còn bị thiệt do mua vật tư làm nhiều lần và dù các đợt lấy hàng cách đợt đầu tiên một, hai hay gần ba tháng thì các chủ cửa hàng vẫn cộng dồn hết giá trị của lô hàng lại và tính tiền lời ngay thời điểm lấy hàng đầu tiên. (4) P4 - Promotion: Xúc tiến Hoạt động xúc tiến của các Công ty được quan tâm đầu tư, duy trì thường xuyên và có hiệu quả với các công cụ xúc tiến là bán hàng cá nhân, quảng cáo, xúc tiến bán hàng, quan hệ công chúng với nhiều hình thức phong phú, đặc biệt là Công ty BVTV An Giang cung cấp giải pháp trọn gói, liên kết áp dụng kỹ thuật, cung cấp thông tin và khơi dậy sáng tạo nông dân thông qua giao lưu trao đổi kinh nghiệm sản xuất...Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến phân bón của các DN vẫn chưa tiếp cận sâu rộng đến người nông dân. Đến nay tại thị trường tiềm năng này, mạng lưới phân phối của DN vẫn còn mỏng, thiếu chuyên nghiệp dẫn đến hàng hóa, sản phẩm phải qua nhiều khâu trung gian mới đến được người nông dân, làm giá thành đẩy lên cao và kém chất lượng. Từ thực trạng trên cho thấy quá trình thực hiện từ khâu đầu vào của VTNN đến người nông dân còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho người nông dân. Để tháo gỡ những vướng mắc hiện nay, đề nghị các giải pháp trọng yếu theo nguyên tắc chung như sau: I/ TRUNG ƯƠNG: 1/ Cần có Luật phân bón: Cần có chiến lược phát triển dài hạn, các văn bản quản lý điều hành cần mang tính chiến lược dài hạn cho ngành phân bón Việt Nam để tạo hành lang pháp lý và điều hành vĩ mô để phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam. 2/ Cân đối ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu: Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất VTNN hiện chủ yếu được nhập khẩu; do đó, những rủi ro về biến động giá và nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào cũng như tỉ giá đồng ngoại tệ so với đồng Việt Nam sẽ tác động trực tiếp tới giá VTNN trong nước và khả năng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp, người nông dân. Chính vì vậy, bên cạnh chính sách nhập khẩu và dự trữ hàng tồn kho, thì kế hoạch cân đối nguồn ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu nguyên liệu cũng là vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp SXKD VTNN. Chính phủ nên xem xét có kế hoạch cân đối nguồn ngoại tệ ổn định để thực hiện nhập khẩu nguyên liệu sản xuất phân bón và thuốc BVTV, tránh giá vật tư của người nông dân phải gánh chịu tăng giá do chênh lệch quá lớn giữa tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ. 3/ Thuế nhập khẩu: Vừa qua, Bộ Tài Chính vừa ban hành quyết định điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu ưu đãi bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/04/2009 với phân khoáng, phân hóa học có chứa phosphate... từ mức 5% lên 6,5%. Ngoài ra, thuế suất nhập khẩu ưu đãi các loại phân khoáng, phân hóa học có chưa hai hoặc ba nguyên tố cầu thành là nitơ, phospho và kali; các loại phân bón dạng viên, dạng khác... đều tăng từ mức 3% lên 6,5% (Thông tư 76/2009/TT-BTC ban hành ngày 13/04/2009). Hiện nay, trong tình trạng giá phân bón thị trường thế giới duy trì khá ổn định và trong xu hướng giảm giá thì giá phân bón nhập khẩu trên thị trường Việt Nam lại có chiều hướng tăng lên do yếu tố tăng thuế nhập khẩu làm ảnh hưởng đến giá tiêu thụ của nông dân sản xuất. Đề nghị các Bộ ngành TW cần xem xét xác định mức thuế nhập khẩu phù hợp để không tác động giá đầu vào nguyên liệu đội lên lớn làm tăng giá VTNN. Đồng thời, nhanh chóng xây dựng các sàn giao dịch bởi đây là khâu quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hoá, là nơi nhà sản xuất và tiêu dùng gặp nhau, góp phần làm minh bạch hoá thị trường. 4/ Hình thành quỹ bình ổn giá VTNN: Nhằm thực hiện hệ thống phân phối tốt thì phải có dự trữ trong lưu thông, vì vậy đề nghị thành lập quỹ bình ổn giá VTNN. Dự trữ bình ổn hình thành từ nguồn vốn Nhà nước và vốn huy động để giúp người nông dân ổn định chi phí đầu vào khi có biến động lớn do tình hình trong và ngoài nước. II/ BỘ NGÀNH TRUNG ƯƠNG:  Cần hoạch định chính sách phát triển và xác lập cơ chế quản lý nhà nước  với ba hệ thống  phân phối chủ yếu. Thứ nhất là, hệ thống  phân phối hàng hóa trọng yếu, với sản xuất và tiêu dùng, gồm các mặt hàng xăng dầu, thép xây dựng, phân bón, xi-măng, gạo. Hai là, hệ thống  phân phối tổng hợp hàng tiêu dùng. Thứ ba, mạng lưới phân phối (chủ yếu bán lẻ) địa phương. Nhà nước  có thể chủ động can thiệp vào thị trường  ngành hàng thông qua DN đầu nguồn bằng các công cụ gián tiếp (thuế, tín dụng, dự trữ quốc gia...). Giai pháp chính để ổn định thị trường phân bón và thuốc BVTV là đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống phân phối của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn về phân bón và thuốc BVTV, trong đó nòng cốt và chủ lực là các doanh nghiệp nhà nước phải được tổ chức và phân bố thông suốt trên phạm vi cả nước, nhưng bảo đảm chiếm lĩnh tại các địa bàn thị trường then chốt, trọng yếu và có đủ các nguồn lực để can thiệp, chi phối, dập tắt những đột biến bất thường về quan hệ cung cầu - giá cả trong các tình huống gay gắt, căng thẳng của thị trường. Quản lý nhà nước để ổn định thị trường phân bón và thuốc BVTV đề nghị các Bộ ngành Trung ương sớm triển khai các nội dung sau: a/. Sớm quy hoạch đầu tư phát triển hệ thống phân phối ( Mạng lưới phân phối và các cơ chế chính sách vào quá trình tổ chức thực hiện các quy hoạch...). b/. Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các chính sách, luật pháp và biện pháp điều hành vĩ mô của Nhà nước đối với các hệ thống phân phối hàng hóa trên thị trường, để các tỉnh có cơ sở triển khai thực hiện. c/. Xây dựng và thực hiện chế độ thông tin hai chiều giữa Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp-PTNT, Hiệp hội Phân bón với các tỉnh, thành về tình hình xây dựng, triển khai hệ thống phân phối để kịp thời xử lý những bất cập về tình hình thị trường - giá cả và hoạt động của các hệ thống phân phối. Đồng thời, quan tâm xây dựng và nâng cao hoạt động dự báo để giúp các tỉnh chủ động trong quản lý điều hành về cung-cầu về phân bón và thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh.. d/. Rà soát và điều chỉnh, bổ sung các quy định phù hợp về trách nhiệm và mức xử phạt các hành vi vi phạm về hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng…một cách nghiêm và hiệu quả nhất. e/. Quản lý, giám sát chặt chẽ nội dung quảng cáo về phân bón, thuốc BVTV đúng theo Pháp lệnh quảng cáo. f/. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu để đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất giảm chi phí đầu vào sản phẩm do giảm phân bón và thuốc BVTV. III/ DOANH NGHIỆP: a/ Xây dựng hệ thống phân phối: Để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp cần nhanh chóng cải tiến, hoàn thiện 4P như đã trình bày phần trên để sản phẩm (luôn chất lượng, cải tiến mẫu mã, tuân thủ nhãn mác…), giá cả phù hợp, hệ thống phân phối tiếp cận tốt nhất đến người nông dân (theo kênh cấp 1 và 2 như sơ đồ mạng lưới phân phối), quan tâm đúng mức hoạt động quản bá sản phẩm. Trong đó, cần khẩn trương lập chương trình  phát triển hệ thống  phân phối từ bán buôn đến bán lẻ thống nhất  và thông suốt. Trong hệ thống  ngành dọc, phải có các đơn vị có tổng kho và kho phân phối và các chi nhánh, mạng lưới cửa hàng bán lẻ rộng khắp trên các địa bàn thị trường. Bên cạnh đó là hệ thống  đại lý các cấp do DN lập ra và kiểm soát việc phân phối hàng hóa cho DN đến nông dân. b/ Hình thành hoặc liên kết với nhà phân phối chuyên nghiệp: Nhà sản xuất phát triển hệ thống phân phối cần nghiên cứu thực hiện hình thức  liên kết với những nhà phân phối chuyên nghiệp  để mở rộng thị phần,  đặc biệt là ổn định giá bán đến người nông dân. Việc tổ chức tốt khâu phân phối không chỉ giúp DN đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng mà còn giúp ổn định, đồng nhất giá bán, chất lượng VTNN đến tay người nông dân. IV/ TỈNH AN GIANG: a/ Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch và chính sách TW: Tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp, quy hoạch đầu tư phát triển hệ thống phân phối và các cơ chế chính sách của Trung ương trên địa bàn tỉnh An Giang nhằm phòng, chống các đột biến bất thường về quan hệ cung cầu - giá cả, tạo bình ổn và phát triển thị trường một cách lành mạnh, bền vững thị trường phân bón và thuốc BVTV tại tỉnh An Giang. b/ Quy hoạch, mở rộng mạng lưới phân phối địa phương: Cần quy hoạch, mở rộng, phát triển và tăng cường quản lý mạng lưới phân phối tại địa phương, trọng tâm là mạng lưới bán lẻ. c/ Đa dạng mô hình đầu mối phân phối: Phát triển mô hình hợp tác xã (HTX) hoạt động đa năng, kinh doanh dịch vụ tổng hợp ở nông thôn, trong đó mô hình chủ yếu là HTX nông nghiệp - thương mại hoặc HTX dịch vụ tổng hợp nhằm phục vụ sản xuất của kinh tế hộ, kinh tế trang trại; nhân rộng mô hình HTX quản lý và kinh doanh VTNN. Đồng thời, phát triển mô hình công ty bán lẻ hiện đại và chuyên nghiệp, thu hút đông đảo các hộ kinh doanh với các cửa hàng bán lẻ độc lập trở thành mạng lưới các đơn vị "chân rết" trực thuộc, ứng dụng những mô hình tổ chức và phương thức hoạt động kinh doanh hiện đại như chuỗi phân phối bán lẻ, nhượng quyền thương mại, cửa hàng tiện lợi... Tỉnh nên có chính sách hỗ trợ vốn, đào tạo chuyên môn, kỹ năng… cho cán bộ các HTX hoặc Công ty bán lẻ để có khả năng thực hiện làm đầu mối trong khâu lưu thông phân phối mặt hàng phân bón và thuốc trừ sâu theo hướng giảm khâu trung gian theo sơ đồ sau: d/ Tăng cường công tác quản lý nhà nước: Tăng cường quản lý nhà nước đối với các hệ thống phân phối trên thị trường của tỉnh, trong đó sở công thương, phòng kinh tế tại các huyện, cùng lực lượng quản lý thị trường là những đầu mối và có trách nhiệm quản lý về chất lượng và giá cả mặt hàng phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh An Giang. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng ngành trong việc bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường vật tư nông nghiệp. e/ Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất: Tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để tiết kiệm phân bón thuốc BVTV như 3giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm hoặc ứng dụng phân vi sinh thay thế phân hóa học để sản xuất sản phẩm an toàn thực phẩm và nâng cao hiệu quả người dân.
Luận văn liên quan