Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh 6

Với bối cảnh nền kinh tếViệt Nam và quốc tế đang gặp nhiều khó khăn do sựkhủng hoảng và suy thoái kinh tế, hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước cũng đã và đang chịu nhiều ảnh hưởng với nhiều yếu tốkhông thuận lợi tác động trực tiếp đến kết quảkinh doanh. Bên cạnh đó, hệthống NHTM trong nước còn phải đối mặt với sựcạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là với các Ngân hàng nước ngoài có nhiều tiềm năng lẫn kinh nghiệm đang dần xâm nhập vào thịtrường tài chính Việt Nam. Đểcó thể đứng vững và phát triển trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt nhưhiện nay đòi hỏi các NHTM tất yếu phải luôn tìm hướng tựlàm mới bản thân mình với việc ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ, củng cốthương hiệu, đa dạng hóa hoạt động và các loại hình sản phẩm - dịch vụcung cấp đến khách hàng, v.v mà đặc biệt phải nhắc đến đó là lĩnh vực hoạt động ngân hàng bán lẻ. Đây cũng là lĩnh vực mà hầu hết các ngân hàng phát triển theo mô hình hiện đại trên thếgiới đã và đang tập trung định hướng đầu tưvà phát triển. Nếu xét vềgóc độtài chính và quản trịngân hàng thì hoạt động ngân hàng bán lẻmang lại nguồn thu ổn định cho ngân hàng nhưng rủi ro thì lại được hạn chế vì đây là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của chu kỳkinh tế. Ngoài ra, ngân hàng bán lẻ còn giữmột vai trò quan trọng trong mởrộng thịtrường, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng.

pdf99 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6235 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------------oOo--------------- TRIỀU MẠNH ĐỨC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH 6 CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN MỸ HẠNH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Số liệu được nêu trong luận văn là trung thực và có trích nguồn. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ Triều Mạnh Đức LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn TS. Phan Mỹ Hạnh đã nhiệt tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cám ơn các anh chị đang công tác tại Phòng Tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.Hồ Chí Minh và các anh chị đồng nghiệp đang công tác tại Ban Phát triển sản phẩm bán lẻ, Ban Tín dụng, Phòng Tổng hợp và tại chi nhánh 6 trực thuộc Hội sở chính Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn. Tên đề tài: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH 6 MỤC LỤC TRANG LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Mở đầu chương 1 ................................................................................................. 6 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại........................................................... 6 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 6 1.1.2. Chức năng............................................................................................. 7 1.1.3. Hoạt động kinh doanh .......................................................................... 8 1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn ............................................................ 8 1.1.3.2. Hoạt động cấp tín dụng .............................................................. 8 1.1.3.3. Hoạt động thanh toán và ngân quỹ ........................................... 10 1.1.3.4. Các hoạt động kinh doanh khác ............................................... 10 1.2. Hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại .............................. 11 1.2.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng bán lẻ ............................................ 11 1.2.1.1. Khái niệm tín dụng bán lẻ ........................................................ 11 1.2.1.2. Đối tượng của tín dụng bán lẻ .................................................. 11 1.2.1.3. Đặc điểm của tín dụng bán lẻ ................................................... 12 1.2.1.4. Ưu nhược điểm của tín dụng bán lẻ ......................................... 12 1.2.1.5. Điều kiện để phát triển tín dụng bán lẻ .................................... 13 1.2.2. Các sản phẩm tín dụng bán lẻ............................................................. 14 1.2.2.1. Cho vay bất động sản ............................................................... 14 1.2.2.2. Cho vay tiêu dùng..................................................................... 14 1.2.2.3. Cho vay sản xuất – kinh doanh ................................................ 14 1.2.2.4. Cho vay tiểu thương ................................................................. 15 1.2.2.5. Cho vay nông nghiệp................................................................ 15 1.2.2.6. Cho vay cầm cố các khoản tiền gửi.......................................... 16 1.2.3. Trình tự cấp tín dụng bán lẻ ............................................................... 16 1.2.3.1. Tiếp thị khách hàng và phỏng vấn lần đầu............................... 16 1.2.3.2. Hướng dẫn khách hàng và tiếp nhận hồ sơ vay vốn................. 17 1.2.3.3. Thẩm định các điều kiện vay vốn............................................. 17 1.2.3.4. Ký kết các hợp đồng và thực hiện các thủ tục liên quan.......... 18 1.2.3.5. Giải ngân .................................................................................. 18 1.2.3.6. Kiểm tra, đánh giá khách hàng và khoản vay .......................... 18 1.2.4. Rủi ro trong tín dụng bán lẻ................................................................ 18 1.2.4.1. Rủi ro môi trường ..................................................................... 18 1.2.4.1. Rủi ro tín dụng.......................................................................... 19 1.3. Xu hướng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Việt Nam .................... 20 1.3.1. Hệ thống NHTM tại Việt Nam........................................................... 20 1.3.1.1. NHTM quốc doanh................................................................... 20 1.3.1.2. NHTM cổ phần......................................................................... 21 1.3.1.3. NHTM liên doanh .................................................................... 21 1.3.1.4. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ............................................ 22 1.3.1.5. NHTM 100% vốn nước ngoài .................................................. 22 1.3.2. Xu hướng phát triển tín dụng bán lẻ................................................... 22 Kết luận chương 1 .............................................................................................. 25 Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH 6 Mở đầu chương 2 ............................................................................................... 26 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. 26 2.1.1. Giới thiệu chung về hệ thống Agribank ............................................. 26 2.1.2. Giới thiệu về Agribank chi nhánh 6 ................................................... 28 2.1.2.1. Địa thế hoạt động ..................................................................... 28 2.1.2.2. Quá trình thành lập ................................................................... 29 2.1.2.3. Ý nghĩa thành lập...................................................................... 30 2.2. Tình hình hoạt động của Agribank chi nhánh 6 trong những năm gần đây...... 31 2.2.1. Hoạt động huy động vốn .................................................................... 31 2.2.2. Hoạt động cấp tín dụng ...................................................................... 34 2.2.3. Hoạt động dịch vụ .............................................................................. 37 2.2.3.1. Dịch vụ ngân quỹ ..................................................................... 38 2.2.3.2. Dịch vụ thanh toán trong nước................................................. 38 2.2.3.3. Dịch vụ bảo lãnh....................................................................... 39 2.2.3.4. Dịch vụ thanh toán quốc tế kinh doanh ngoại hối.................... 40 2.2.3.1. Dịch vụ thẻ ............................................................................... 41 2.2.4. Hoạt động phát triển thị phần và thị trường ....................................... 41 2.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh............................................................ 42 2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Agribank chi nhánh 6 ................ 44 2.3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động ........................................................... 44 2.3.2. Thành tựu và hạn chế ......................................................................... 50 2.3.2.1. Thành tựu.................................................................................. 50 2.3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân .......................................................... 51 Kết luận chương 2 .............................................................................................. 56 Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH 6 Mở đầu chương 3 ............................................................................................... 57 3.1. Căn cứ đề xuất những giải pháp.................................................................. 57 3.1.1. Môi trường hoạt động......................................................................... 57 3.1.2. Phân tích SWOT về khả năng cạnh tranh .......................................... 58 3.1.2.1. Điểm mạnh .............................................................................. 59 3.1.2.2. Điểm yếu .................................................................................. 60 3.1.2.3. Cơ hội ....................................................................................... 61 3.1.2.4. Thách thức ................................................................................ 62 3.1.3. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của hệ thống Agribank . 63 3.1.3.1. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2014 ............................................ 63 3.1.3.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ..................... 64 3.2. Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Agribank chi nhánh 6 ...... 65 3.2.1. Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ .................................. 65 3.2.1.1. Xây dựng định hướng, chiến lược phát triển và điều hành hoạt động bán lẻ....................................................................... 65 3.2.1.2. Đổi mới mô hình tổ chức.......................................................... 66 3.2.1.3. Đổi mới và hoàn thiện qui trình cấp tín dụng bán lẻ ................ 67 3.2.1.4. Phát triển các kênh phân phối................................................... 68 3.2.1.5. Tăng cường tiếp cận và thu hút các đối tượng khách hàng tín dụng bán lẻ ......................................................................... 69 3.2.1.6. Phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ ................................... 69 3.2.1.7. Tăng cường năng lực quản lý rủi ro và nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng bán lẻ ............................................... 72 3.2.2. Giải pháp hỗ trợ hoạt động tín dụng bán lẻ ........................................ 74 3.2.2.1. Giải pháp về marketing theo định hướng ngân hàng bán lẻ..... 74 3.2.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ................... 76 3.2.2.3. Giải pháp tạo động lực hoạt động............................................. 77 3.2.2.4. Giải pháp về công nghệ thông tin............................................. 78 3.3. Một số kiến nghị với cấp quản lý và các cơ quan khác .............................. 79 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ .................................................................... 79 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước................................................... 80 3.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội Ngân hàng .................................................... 80 Kết luận chương 3 .............................................................................................. 82 PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam IPCAS : Hệ thống Core Banking hiện đang áp dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại Techcombank : Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam TCKT : Tổ chức kinh tế TCTD : Tổ chức tín dụng TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh VCB : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam WB : Ngân hàng thế giới WTO : Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU – ĐỒ THỊ TRANG PHẦN BẢNG BIỂU Bảng 2.1 : Cơ cấu tín dụng của Agribank chi nhánh 6 ................................ 36 Bảng 2.2 : Kết quả thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Agribank Chi nhánh 6 từ năm 2007 đến nay .................................................... 39 Bảng 2.3 : Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank chi nhánh 6 từ năm 2007 đến nay .................................................... 40 Bảng 2.4 : Tình hình triển khai một số sản phẩm – dịch vụ của Agribank chi nhánh 6 đến năm 2008 ......................................................... 41 Bảng 2.5 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 6 ......... 43 Bảng 2.6 : Tình hình hoạt động tín dụng bán lẻ không có đảm bảo bằng tài sản của Agribank chi nhánh 6 ............................................... 47 Bảng 2.7 : Danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ của Agribank chi nhánh 6 và một số NHTM khác............................................................... 48 Bảng 2.8 : Cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ theo đối tượng của Agribank chi nhánh 6 ................................................................................. 49 Bảng 2.9 : Tình hình cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh 6 .............. 50 PHẦN HÌNH - ĐỒ THỊ Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức của Agribank chi nhánh 6.................................... 30 Hình 2.2 : Biểu đồ tăng trưởng huy động vốn của Agribank chi nhánh 6 .... 32 Hình 2.3 : Biểu đồ cơ cấu huy động vốn của Agribank chi nhánh 6........... 33 Hình 2.4 : Biểu đồ tăng trưởng tín dụng của Agribank chi nhánh 6 ........... 35 Hình 2.5 : Biểu đồ thu nhập từ dịch vụ của Agribank chi nhánh 6 ............. 38 Hình 2.6 : Biểu đồ dư nợ tín dụng bán lẻ của Agribank chi nhánh 6.......... 46 -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO NGHIÊN CỨU Với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và quốc tế đang gặp nhiều khó khăn do sự khủng hoảng và suy thoái kinh tế, hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước cũng đã và đang chịu nhiều ảnh hưởng với nhiều yếu tố không thuận lợi tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó, hệ thống NHTM trong nước còn phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là với các Ngân hàng nước ngoài có nhiều tiềm năng lẫn kinh nghiệm đang dần xâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam. Để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt như hiện nay đòi hỏi các NHTM tất yếu phải luôn tìm hướng tự làm mới bản thân mình với việc ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ, củng cố thương hiệu, đa dạng hóa hoạt động và các loại hình sản phẩm - dịch vụ cung cấp đến khách hàng, v.v… mà đặc biệt phải nhắc đến đó là lĩnh vực hoạt động ngân hàng bán lẻ. Đây cũng là lĩnh vực mà hầu hết các ngân hàng phát triển theo mô hình hiện đại trên thế giới đã và đang tập trung định hướng đầu tư và phát triển. Nếu xét về góc độ tài chính và quản trị ngân hàng thì hoạt động ngân hàng bán lẻ mang lại nguồn thu ổn định cho ngân hàng nhưng rủi ro thì lại được hạn chế vì đây là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế. Ngoài ra, ngân hàng bán lẻ còn giữ một vai trò quan trọng trong mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng. Mặt khác, trong sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước trong lĩnh vực bán lẻ nói chung và về hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng thì ưu thế vẫn thực sự nghiêng về các NHTM cổ phần – với mô hình hoạt động gọn nhẹ, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động cùng những sản phẩm bán lẻ đa dạng và thường xuyên thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong khi đó, các NHTM quốc doanh lại thường chỉ tập trung chủ yếu phục vụ các đối tượng khách hàng lớn như các -2- tập đoàn, tổng công ty, xí nghiệp, v.v… mà chưa để ý nhiều đến thị trường bán lẻ đầy tiềm năng, đó chính là hạn chế lớn cần khắc phục trong tương lai của các NHTM quốc doanh. Chính thực trạng trên đã dẫn đến lý do vì sao đề tài này được đặt ra nhằm xây dựng một số giải pháp liên quan đến sự phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung với trọng yếu tập trung vào lĩnh vực tín dụng bán lẻ của các NHTM quốc doanh, đây là lĩnh vực thực sự đang bị bỏ ngõ nên tất yếu cần được đẩy mạnh phát triển trong bối cảnh hội nhập hiện nay. 2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là một trong những NHTM quốc doanh của Việt Nam có bề dày lịch sử hình thành và phát triển lâu đời cùng với mạng lưới hoạt động rộng khắp trên toàn quốc thực sự là tạo thế mạnh cũng như là lợi thế trong việc phát triển mô hình ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua, cũng như các NHTM quốc doanh khác, hoạt động tín dụng của Agribank tuy đã được phát triển rất mạnh nhưng lại chỉ chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng là các tập đoàn, công ty, tổng công ty và các doanh nghiệp quốc doanh, dẫn đến tỷ trọng tín dụng của đối tượng này chiếm rất lớn trong tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống Agribank, trong khi mảng hoạt động tín dụng bán lẻ với đối tượng khách hàng cá nhân tuy đã được xây dựng nhưng lại chưa thực sự được tập trung phát triển một cách đúng mực. Đứng trước tình hình này, vấn đề nghiên cứu của đề tài được đặt ra là xây dựng “Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” với phạm vi nghiên cứu tập trung vào hoạt động của chi nhánh 6 trực thuộc hệ thống Agribank, đây là một trong những chi nhánh trẻ của một ngân hàng quốc doanh đồng thời cũng mang đầy đủ những đặc trưng của một NHTM Việt Nam đang từng bước phát triển theo mô hình ngân hàng hiện đại. -3- Mục đích nghiên cứu như vừa được xác định xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện hơn nữa về lý luận cũng như thực tiễn về sự phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của Agribank nói riêng và cả hệ thống NHTM Việt Nam nói chung theo định hướng của một Ngân hàng hiện đại trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế quốc tế. 3. MỤC TIÊU VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu: Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đã phát biểu trên đây, đề tài này nhằm vào các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau đây: • Hệ thống hóa về lý luận cơ bản của các hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng bán lẻ của các NHTM. • Nghiên cứu những thách thức và cơ hội trong phát triển lĩnh vực tín dụng bán lẻ của các NHTM Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. • Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh chung của Agribank toàn hệ thống Agribank. • Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ của Agribank chi nhánh 6 cũng như toàn hệ thống Agribank. • Đề ra một số giải pháp giúp Agribank nói riêng và các NHTM trong nước khác nói chung xây dựng chính sách phát triển lĩnh vực tín dụng bán lẻ một cách phù hợp và hiệu quả nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Giới hạn nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu vào hoạt động tín dụng bán lẻ của Agribank chi nhánh 6 trong giai đoạn từ năm 2004 đến nay; từ đó nhận định được những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của nó tạo; từ đó tạo cơ sở cho việc đề ra những giải -4- pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng ban lẻ tại Agribank chi nhánh 6 trong tương lai. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Tiếp cận hoạt động của Agribank chi nhánh 6 và toàn hệ thống Agribank, qua đó đánh giá tình hình hoạt động chung, thực trạng và định hướng phát triển trong tương lai của Ngân hàng. Đồng thời, rút ra những thế mạnh, điểm yếu cùng cơ hội và thách thức của Agribank trong thời kỳ hội nhập. - Sử dụng phương pháp hệ thống, thống
Luận văn liên quan