Nông thôn Việt Nam là khu vực rộng lớn chiếm 80% dân số và trên 70% lao động cả nước. Sau 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bộ mặt nông thôn đã thay đổi trước năm 1989, đến nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Tuy vậy, đến nay ở nhiều vùng nông thôn kinh tế còn kém phát triển, sản xuất chủ yếu là thuần nông và độc canh, năng suất thấp. Đời sống của nhiều nông dân ở địa phương còn nghèo, thu nhập thấp và không ổn định. Do ruộng đất bình quân đầu người thấp nên tình trạng thiếu việc làm mang tính chất thời vụ còn khá phổ biến . Trong điều kiện đó việc thúc đẩy các hoạt động phi nông nghiệp, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp ở nông thôn là tất yếu, có ý nghĩa lớn lao trong tạo việc làm tăng thu nhập và đa dạng hoá thu nhập dân cư, đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Bên cạnh đó nó còn có ý nghĩa tạo sự ổn định chính trị xã hội của đất nước, giảm sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng đặc biệt là giữa nông thôn và thành thị.
Nhiều vùng nông thôn hiện nay thiếu các điều kiện thiết yếu cho sản xuất như: điện, đường, giao thông, thông tin liên lạc .Một số chính sách ưu đãi cho khu vực nông thôn như thuế, vốn, đầu tư chưa được thực hiện đầy đủ chưa được hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Một số chính sách khác lại gây bất lợi các hoạt động của khu vực phi nông nghiệp. Hơn nữa một số địa phương, chính sách đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa thật sự thông thoáng, chưa chú ý đúng mức đến việc hỗ trợ phát triển. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bản thân các cơ sở kinh doanh công nghiệp và thương mại dịch vụ đều không nắm hết các nội dung hỗ trợ và làm thế nào được hưởng sự ưu đãi trong các chính sách. Việc hệ thống hoá các nội dung chính sách hỗ trợ và phân tích để chỉ ra các khó khăn, trở ngại trong việc hoạch định các chính sách làm cơ sở để đề suất các giải pháp tháo gỡ, góp phần thúc đẩy phát triển khu vực phi nông nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, với luận văn tốt nghiệp em xin trình bày đề tài: Giải pháp phát triển khu vực phi nông nghiệp ở tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2003-2010.
96 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1979 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp phát triển khu vực phi nông nghiệp ở tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2003 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Nông thôn việt nam là khu vực rộng lớn chiếm 80% dân số và trên 70% lao động cả nước. Sau 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bộ mặt nông thôn đã thay đổi trước năm 1989, đến nay việt nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Tuy vậy, đến nay ở nhiều vùng nông thôn kinh tế còn kém phát triển, sản xuất chủ yếu là thuần nông và độc canh, năng suất thấp. Đời sống của nhiều nông dân ở địa phương còn nghèo, thu nhập thấp và không ổn định. do ruộng đất bình quân đầu người thấp nên tình trạng thiếu việc làm mang tính chất thời vụ còn khá phổ biến . Trong điều kiện đó việc thúc đẩy các hoạt động phi nông nghiệp, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp ở nông thôn là tất yếu, có ý nghĩa lớn lao trong tạo việc làm tăng thu nhập và đa dạng hoá thu nhập dân cư, đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Bên cạnh đó nó còn có ý nghĩa tạo sự ổn định chính trị xã hội của đất nước, giảm sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng đặc biệt là giữa nông thôn và thành thị.
Nhiều vùng nông thôn hiện nay thiếu các điều kiện thiết yếu cho sản xuất như: điện, đường, giao thông, thông tin liên lạc ....Một số chính sách ưu đãi cho khu vực nông thôn như thuế, vốn, đầu tư… chưa được thực hiện đầy đủ chưa được hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Một số chính sách khác lại gây bất lợi các hoạt động của khu vực phi nông nghiệp. Hơn nữa một số địa phương, chính sách đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa thật sự thông thoáng, chưa chú ý đúng mức đến việc hỗ trợ phát triển. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bản thân các cơ sở kinh doanh công nghiệp và thương mại dịch vụ đều không nắm hết các nội dung hỗ trợ và làm thế nào được hưởng sự ưu đãi trong các chính sách. Việc hệ thống hoá các nội dung chính sách hỗ trợ và phân tích để chỉ ra các khó khăn, trở ngại trong việc hoạch định các chính sách làm cơ sở để đề suất các giải pháp tháo gỡ, góp phần thúc đẩy phát triển khu vực phi nông nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, với luận văn tốt nghiệp em xin trình bày đề tài: giải pháp phát triển khu vực phi nông nghiệp ở tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2003-2010.
Để phát triển khu vực phi nông nghiệp là rất rộng lớn và luôn gắn với các điều kiện tự nhiên, xã hội với những tiềm năng và thế mạnh của vùng, địa phương có sự khác biệt nhất định. Cộng với những kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế của bản thân nên em chọn tỉnh hà nam là nơi để em nghiên cứu thực tiễn.
Hà Nam là tỉnh thuộc châu thổ sông hồng, với diện tích tự nhiên nhỏ hẹp tỉnh có 91% dân số là lao động nông nghiệp nông thôn. trong thời kỳ đổi mới tuy đã có nhiều thành công trong việc phát triển kinh tế xã hội, nhưng đến nay nông nghiệp vẫn là chủ yếu, thu nhập bình quân đầu người còn thấp hơn mức trung bình toàn xã hội. Sự phát triển của khu vực phi nông nghiệp còn rất nhỏ hẹp và chưa phát triển. Số lượng các doanh nghiệp phi nông nghiệp còn ít và chủ yếu là các cơ sở vừa và nhỏ. đến nay các tiềm năng của tỉnh chưa được khai thác. Việc thúc đẩy các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp để khai thác các tiềm năng tại chỗ, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh đang là trăn trở của các nhà lãnh đạo và nhân dân toàn tỉnh. Để giải quyết các vấn đề này đòi hỏi sự nỗ lực bên trong tỉnh , đồng thời kết hợp với sự trợ giúp của Chính phủ và các tổ chức bên ngoài.
Mục đích nghiên cứu của đề tài: trên cơ sở nghiên cứu tình hình phát triển khu vực phi nông nghiệp hiện nay và tình hình thực hiện các chính sách phát triển khu vực phi nông nghiệp đặc biệt là đối với tỉnh hà nam để đề ra các giải pháp phát triển hiệu quả hơn nữa khu vực phi nông nghiệp nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động và phát triển hơn nữa hiệu quả kinh tế-xã hội.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu là địa bàn tỉnh Hà Nam. Và nghiên cứu thực trạng phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp và mang tính công nghiệp, dịch vụ thương mại và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của khu vực phi nông nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu: thu thập thông tin, mô tả và phân tích số liệu, tổng hợp so sánh và hệ thống hoá các chủ trương, đường lối, chính sách và những khó khăn, trở ngại hiện nay trong các chính sách phát triển công nghiệp nông thôn và một số phương pháp khác.
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
ChươngI: Vai trò của phi nông nghiệp đối với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
ChươngII: Thực trạng phát triển khu vực phi nông nghiệp tỉnh Hà Nam.
ChươngIII: Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển của khu vực phi nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2010.
Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo Ths lê quang cảnh và cô Ts dương thị nguyệt và các cô chú trong viện chiến lược phát triển kinh tế xã hội thuộc bộ kế hoạch đầu tư đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Chương I
vai trò của phi nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn
I. những lý luận chung về khu vực phi nông nghiệp
1. Ngành nghề phi nông nghiệp và khu vực phi nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất lương thực và thực phẩm phục vụ cho cuộc sống là ngành có trình độ sản xuất thấp nên có những mặt hạn chế, như không tự mình tạo ra những thay đổi mạnh mẽ về cơ sở vật chất kỹ thuật, về công nghệ về thiết bị để hiện đại hoá sản xuất tạo ra mức tăng trưởng nhanh hơn, cũng như không đủ khả năng tạo việc làm với thu nhập cao hơn cho số lao động tăng lên ở nông thôn, mà cần phải có sự tác động của công nghiệp với sự kèm theo của một số các lĩnh vực khác ra đời phục vụ nông nghiệp như là thương mại dịch vụ phục vụ phát triển sản xuất nâng cao đời sống kinh tế xã hội. Đó là lý do đặt ra vấn đề cần phải phát triển đồng bộ các ngành kinh tế công nghiệp, thương mại dịch vụ tức là phát triển toàn diện các ngành thuộc khu vực phi nông nghiệp để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội.
Khu vực phi nông nghiệp ở nước ta được hiểu là các ngành nghề phi nông nghiệp bao gồm công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ ở thành thị và nông thôn, với các hình kinh tế cá thể , tiểu chủ và tư bản tư nhân, hoạt động theo các loại hình hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân mà các hoạt động này diễn ra ở khu vực nông thôn. Các hoạt động của khu vực phi nông nghiệp gắn liền với sự hình thành và phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lấy nông nghiệp là tiền đề để phát triển sản xuất.
Khu vực phi nông nghiệp ở nước ta là toàn bộ các hoạt động phi nông nghiệp không chỉ bó hẹp trong hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn mà bao gồm các bộ phận sản xuất công nghiệp và dịch vụ có tính chất công nghiệp hoặc phục vụ công nghiệp của thợ thủ công chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã cổ phần, các tổ hợp công ty cổ phần… nó gắn trực tiếp với kinh tế nông nghiệp.
2. Các ngành nghề phi nông nghiệp
2.1. Công nghiệp
2.1.1. Khái niệm
Công nghiệp nông thôn là một khái niệm đơn ngành dùng để chỉ một bộ phận của ngành công nghiệp được tiến hành ở nông thôn, hoặc chính xác hơn là các hoạt động sản xuất mang tính công nghiệp được diễn ra ở nông thôn. Tuy nhiên một số tác giả sử dụng thuật ngữ công nghiệp nông thôn để bao hàm toàn bộ những hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn tức là bao gồm cả xây dựng, thương nghiệp và các loại dịch vụ khác liên quan tới kinh tế nông thôn của quá trình phân công lao động tại chỗ.
Công nghiệp nông thôn là các hoạt động sản xuất có tính chất công nghiệp diễn ra trên địa bàn nông thôn, khái niệm công nghiệp nông thôn chỉ hàm chứa các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ hoặc rất nhỏ như các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý là chủ yếu, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, các tư nhân và hộ gia đình tiểu chủ, cá thể. Các quy mô, tổ chức vừa và nhỏ đa dạng nói trên, có đăng ký sản xuất kinh doanh, dựa trên sở hữu tư liệu sản xuất .
Hình thức chủ yếu của công nghiệp nông thôn việt nam hiện nay là tiểu thủ công nghiệp - hình thức ban đầu của sự phát triển công nghiệp đã tồn tại và phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn, ngoài ra công nghiệp nông thôn còn bao gồm các bộ phận sản xuất công nghiệp và dịch vụ có tính chất công nghiệp hoặc phục vụ công nghiệp của thợ thủ công chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã, các tổ hợp công ty, công ty cổ phần, hộ sản xuất kinh doanh, tổ sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các xí nghiệp quốc doanh chế biến lương thực thực phẩm và các xí nghiệp công nghiệp khác, hầu hết có quy mô vừa và nhỏ mà họat động trực tiếp gắn liền với kinh tế nông thôn.
Phát triển công nghiệp nông thôn cho phép phát huy năng lực nội sinh khai thác kịp thời những lợi thế vốn có ở nông thôn trong qúa trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Phát triển công nghiệp nông thôn là một bộ phận quan trọng của công nghiệp hoá- hiện đại hoá là bộ phận quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở khu vực nông thôn. Nó tác động tích cực và hiệu quả tới toàn bộ sự phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Công nghiệp hoá nông thôn là khái niệm để chỉ quá trình biến đổi của công nghiệp nông thôn từ chỗ là các hoạt động kinh tế phụ trong cơ cấu kinh tế thuần nông truyền thống để trở thành ngành sản xuất chính trong cơ cấu kinh tế mới ở nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp, gia tăng tỷ trọng của phi nông nghiệp, bao gồm công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp, dịch vụ quan hệ với kinh tế nông nghiệp trên địa bàn nông thôn.
2.1.2. Các ngành công nghiệp nông thôn
Các hoạt động sản xuất có tính chất công nghiệp ở nông thôn là rất đa dạng, được phân bố ở các vùng nông thôn nhằm đáp ứng các nhu cầu trong quá trình phát triển của mỗi vùng. Sản phẩm công nghiệp nông thôn rất đa dạng, phù hợp với nhu cầu đa dạng của thị trường địa phương trong nước và vươn tới thị trường quốc tế. Dựa theo đặc điểm các hoạt động công nghiệp nông thôn về các phương diện: Trình độ kỹ thuật công nghệ, nguồn nguyên liệu sử dụng, tính chất của sản phẩm đầu ra …người ta phân biệt một số ngành chủ yếu sau:
Nhóm công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản: Bao gồm các hoạt động sơ chế và tinh chế sản phẩm từ các nguồn nguyên liệu thô. Đây là ngành công nghiệp quan trọng nhất ở nông thôn , có mối liên kết chặt chẽ với đầu ra sản xuất nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản sẽ góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sử dụng và giá trị thương mại của sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nông nghiệp mạnh mẽ, ổn định và vững chắc theo chiều sâu. Hiện nay phần lớn nông lâm, thuỷ sản ở nước ta được sản xuất ra để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu sơ chế chất lượng thấp. Do vậy, giá trị thương mại của hầu hết của các loại nông, lâm thuỷ sản không cao, gây thiệt hại cho người sản xuất và lãng phí nguồn tài nguyên. Mặt khác, do trình độ chế biến thấp đã gây khó khăn cho việc bảo quản, vận chuyển cũng như việc thỏa mãn kịp thời các nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Việc phát triển mạnh mẽ các cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản, từ sơ chế đến tinh chế là nội dung quan trọng trong giai đoạn hiện nay để tiếp tục thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Trong việc phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, ngư nghiệp phương hướng cơ bản là chú trọng phát triển ở những vùng tập trung chuyên canh nguyên liệu như : Lương thực, chè, cao su, mía,…, các vùng chăn nuôi tâp trung, các vùng tập trung nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản. Cần từng bước tăng nhanh tỷ trọng các sản phẩm tinh chế để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu .
Nhóm công nghiệp cơ khí và sửa chữa trong nông thôn: Công nghiệp cơ khí sản xuất công cụ thường, công cụ cải tiến và sửa chữa là ngành công nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất của các ngành kinh tế nông thôn, trong đó có các ngành nông nghiệp. Sự phát triển của các ngành này sẽ đảm bảo cung cấp và sửa chữa kịp thời các loại công cụ lao động phù hợp với trình độ kỹ thuật rất khác nhau, với từng loại công việc canh tác trên những địa bàn cụ thể.
Nhóm công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Trong quá trình phát triển đất nước nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng, nhu cầu xây dựng là rất lớn. ở nông thôn, các công trình xây dựng ngày càng nhiều gồm các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, kênh mương thuỷ lợi, công trình nhà cửa phục vụ giáo dục, ytế, văn hoá các công trình phục vụ sinh hoạt của nhân dân như nhà ở, giếng nước …Do vậy, nhu cầu về vật liệu xây dựng càng nhiều và đa dạng về chủng loại với chất lượng ngày càng cao. Ngoài hai vật liệu chiến lược là sắt thép và xi măng phải do công nghiệp lớn sản xuất, phần lớn các loại vật liệu xây dựng ở mỗi nơi, từng địa phương có thể tổ chức việc khai thác có thể do công nghiệp nông thôn đảm nhận. Tuỳ điều kiện cụ thể về nguồn tài nguyên phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng để đáp ứng nhu cầu tại chỗ và cung cấp cho các vùng khác.
Nhóm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp: Các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống ở nước ta có lịch sử phát triển lâu đời và trải qua nhiều bước thăng trầm, những năm gần đây đã phát triển rất rộng khắp ở nhiều vùng. Bằng cách sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên sẵn có như gỗ, tre, nứa, mây…để sản xuất những mặt hàng truyền thống có giá trị kinh tế và tính thẩm mỹ cao đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, các ngành nghề truyền thống bao gồm các mặt hàng tơ lụa, gốm sứ, sơn mài, chạm khắc gỗ, nghề mộc, thảm len, đúc đồng… gắn liền với nguồn nguyên liệu tại chỗ rất đa dạng và phong phú, cùng với tài năng của các nghệ nhân đã sản xuất ra nhiều mặt hàng có mẫu mã đa dạng, chất lượng cao. Để sản phẩm làm ra ngày càng có chỗ đứng trên thị trường và cạnh tranh với sản phẩm của thế giới cần có sự nỗ lực hơn nữa của các cơ sở sản xuất và vai trò của nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các ngành nghề này.
2.1.3. Các cụm công nghiệp nông thôn
Sự hình thành và phát triển công nghiệp nông thôn dựa trên tiền đề khách quan là sự phát triển phân công lao động xã hội trong nông thôn. Trong thời gian đầu, công nghiệp nông thôn tồn tại dưới dạng tiểu thủ công nghiệp gia đình với tính cách là một nghề phụ. hình thức kinh doanh chủ yếu là hộ gia đình dưới dạng bán công bán nông. Sau này, sự phân công lao động xã hội trong nông thôn phát triển cao hơn đã tách tiểu thủ công nghiệp ra khỏi nghề nông hình thành một nghề độc lập. Một số hộ rời bỏ nghề nông để chuyển sang kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, nhưng vẫn sống ở nông thôn. Dần dần, theo yêu cầu của việc phát triển nghề, các hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp tự quần tụ lại, thông thường là tại những nơi thuận lợi giao thông hoặc những nơi trung tâm, dần hình thành các cụm công nghiệp nông thôn. Đến lượt nó, các cụm công nghiệp nông thôn sau khi hình thành lại giữ vai trò là hạt nhân kĩ thuật trong nông thôn, tác động trở lại thúc đẩy nông nghiệp khác phát triển. Như vậy có hai điểm cần lưu ý về sự hình thành và phát triển các cụm công nghiệp nông thôn.
Thứ nhất, cụm công nghịêp nông thôn hình thành và phát triển luôn gắn liền với những đặc điểm sản xuất, trước hết là sản xuất nông nghiệp và tập quán truyền thống ở mỗi vùng.
Thứ hai, cụm công nghiệp nông thôn là bộ phận không thể tách rời của ngành công nghiệp cả nước, là mạng lưới chân rết của công nghiệp thành thị, của công nghiệp lớn. Điều này xuất phát từ bản chất của sản xuất công nghiệp là có tính xã hội hoá cao.
2.2. Kinh tế dịch vụ nông thôn
2.2.1. Những vấn đề chung về dịch vụ nông thôn
kinh tế nông thôn là một khu vực kinh tế của đất nước bao gồm nhiều ngành nghề phát triển gắn bó hữu cơ với nhau và mỗi ngành có vai trò nhất định trong phát triển kinh tế nông thôn. Thương mại dịch vụ là một ngành kinh tế quan trọng, là một bộ phận cấu thành kinh tế nông thôn ở nước ta trong quá trình công nghiệp hoá.
Với tư cách là một ngành then chốt trong khu vực phi nông nghiệp, ngành thương mại dịch vụ ra đời và phát triển dựa trên sự phân công lao động xã hội. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự phân công lao động xã hội diễn ra ngày càng sâu sắc, chuyên môn hoá sản xuất ngày càng cao. Chính việc chuyên môn hoá sản xuất đã đặt ra sự cần thiết phải trao đổi trong xã hội các sản phẩm giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Cho đến ngày nay, việc sản xuất và trao đổi hàng hoá đã có một quá trình phát triển rất lâu dài. Khi trao đổi hàng hoá phát triển đến trình độ nhất định xuất hiện tiền tệ làm chức năng phương tiện lưu thông, thì trao đổi hàng hoá được gọi là lưu thông hàng hoá. Như vậy, đầu tiên là trao đổi hàng hoá và sau này là lưu thông hàng hoá, là một khâu không thể thiếu trong toàn bộ quá trình tái sản xuất. trong điều kiện phát triển sản xuát hàng hoá chưa cao, mọi chức năng lưu thông là do chính người sản xuất và người tiêu dùng thực hiện, ở trình độ phát triển cao hơn, xã hội đòi hỏi lao động đảm nhiệm trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá phải được chuyên môn hoá. Sự nảy sinh, phát triển các mối quan hệ trao đổi hàng hoá giữa các doanh nghiệp các hộ gia đình và việc chuyên môn hoá các hoạt động trao đổi đó đã thúc đẩy sự ra đời của các ngành thương mại dịch vụ ở nông thôn. Cùng với sự phát triển của sản xuất kinh doanh và tiến bộ khoa học công nghệ, các ngành thương mại dịch vụ nông thôn phát triển ngày càng đa dạng và phong phú.
Xét về nội dung hoạt động thì ngành thương mại và ngành dịch vụ có những điểm khác nhau. Thương mại có nội dung hoạt động chủ yếu là trao đổi, lưu thông hàng hoá, còn dịch vụ lại có nội dung hoạt động mang tính chất phục vụ. Các hoạt động phục vụ này không chỉ phục vụ cho việc trao đổi hàng hoá như bán hàng và vận chuyển hàng theo yêu cầu của khách, chuẩn bị hàng trước khi bán và đưa vào sử dụng, dịch vụ kĩ thuật khách hàng, dịch vụ cho thuê thiết bị, các dịch vụ thương mại thuần tuý như quảng cáo, hội chợ…Ngoài ra các dịch vụ hoạt động còn liên quan đến cả các lĩnh vực khác ở nông thôn như du lịch sinh thái, bảo hiểm dịch vụ tài chính ngân hàng các dịch vụ y tế văn hoá xã hội v.v…tuy nhiên, nếu ta coi việc trao đổi lưu thông hàng hoá là một dịch vụ của sự phát triển sản xuất và dịch vụ này do ngành thương mại đảm nhận, thì về thực chất thương mại cũng là một hoạt động dịch vụ đảm nhận chức năng cung ứng đầu tư vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các doanh nghiệp và hộ gia đình ở nông thôn. Theo ý nghĩa như vậy, chúng ta dùng khái niệm dịch vụ nông thôn để chỉ toàn bộ các hoạt động thương mại dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, đời sống và các nhu cầu phát triển khác ở nông thôn.
2.2.2. Phân loại kinh tế dịch vụ nông thôn
Cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội và trình độ phát triển sản xuất hàng hoá ở nông thôn ngay càng cao, sự phát triển của hoạt đông dịch vụ ngày càng phức tạp, đa dạng và cũng dần dần được chuyên môn hoá. Để nhận dạng các hoạt động dịch vụ, người ta phân loại kinh tế dịch vụ nông thôn theo các tiêu thức khác nhau :
Theo lĩnh vực được cung ứng dịch vụ : Người ta phân chia thành dịch vụ sản xuất, dịch vụ đời sống nông thôn.
Dịch vụ sản xuất cho nền kinh tế nông thôn bao gồm các dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng nông thôn. Đây là loại dịch chủ yếu nhất trong nông thôn, bao gồm nhiều hoạt động cụ thể như cung cấp thông tin cho người sản xuất, xây dựng hệ thống chợ và các đầu mối giao lưu vật tư hàng hoá, hướng dẫn sản xuất và tiêu thụ .v.v…
Dịch vụ đời sống nông thôn bao gồm hai loại: dịch vụ đời sống vật chất và dịch vụ đời sống tinh thần cho cá nhân và cộng đồng dân cư. Các dịch vụ đời sống vật chất chủ yếu có dịch vụ ăn uống , may mặc , thẩm mĩ , vệ sinh, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ v.v…Các dịch vụ tinh thần chủ yếu có dịch vụ giáo dục đào tạo nghề, văn hoá tín ngưỡng, thể dục, thể thao v.v...Ngoài ra còn môt số dịch vụ khác phục