Ngành nghềthủcông truyền thống (TCTT), trong đó thủcông mỹnghệ
(TCMN) là bộphận quan trọng đã hình thành và tồn tại trong suốt quá trình phát
triển kinh tếxã hội Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huếnói riêng. Ngành nghề
thủcông mỹnghệluôn gắn liền với những làng nghề, phốnghềsản xuất các sản
phẩm thủcông đểphục vụcho các mục đích sửdụng của đời sống xã hội.
Các ngành nghềthủcông mỹnghệxuất hiện, tồn tại và suy vong theo từng
giai đoạn phát triển của lịch sử. Các ngành nghềthủcông phù hợp với đòi hỏi của
nhu cầu xã hội tại một thời điểm nào đó thì sẽcó điều kiện phát triển, những ngành
nghềnào không còn phù hợp thì sẽtự đào thãi. Nhưvậy, theo dòng chảy của sựvận
động và phát triển mỗi ngành nghềthủcông đều trãi qua các giai đoạn hưng thịnh
và suy tàn nhất định. Nhưng nhìn chung cho đến nay ngành nghềthủcông mỹnghệ
vẫn có một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tếvà xã hội Việt Nam.
Đối với Thừa Thiên Huế, quá trình hình thành và phát triển của ngành nghề
thủcông mỹnghệngoài những nét chung nhưbao vùng miền khác trên đất nước thì
còn có những nét đặc thù riêng có của vùng đất này. Do Huếlà vùng đất kinh kỳ,
những sản phẩm thủcông được làm đểphục vụcho nhu cầu sửdụng của tầng lớp
quan lại, quý tộc thượng lưu hoặc hình thành từyêu cầu của triều đình. Chính các
yếu tốlịch sửnày giúp cho Huếtrởthành vùng đất tập trung nhiều ngành nghềthủ
công mỹnghệvà các sản phẩm đạt đến độtinh xảo cao, mang tính biểu tượng của
nền mỹthuật đất nước trong một giai đoạn lịch sử, nhiều sản phẩm trởthành di sản
văn hoá đặc sắc tượng trưng cho trình độphát triển ngành nghềthủcông mỹnghệ
của Việt Nam. [12
142 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3968 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành nghề thủ công truyền thống (TCTT), trong đó thủ công mỹ nghệ
(TCMN) là bộ phận quan trọng đã hình thành và tồn tại trong suốt quá trình phát
triển kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Ngành nghề
thủ công mỹ nghệ luôn gắn liền với những làng nghề, phố nghề sản xuất các sản
phẩm thủ công để phục vụ cho các mục đích sử dụng của đời sống xã hội.
Các ngành nghề thủ công mỹ nghệ xuất hiện, tồn tại và suy vong theo từng
giai đoạn phát triển của lịch sử. Các ngành nghề thủ công phù hợp với đòi hỏi của
nhu cầu xã hội tại một thời điểm nào đó thì sẽ có điều kiện phát triển, những ngành
nghề nào không còn phù hợp thì sẽ tự đào thãi. Như vậy, theo dòng chảy của sự vận
động và phát triển mỗi ngành nghề thủ công đều trãi qua các giai đoạn hưng thịnh
và suy tàn nhất định. Nhưng nhìn chung cho đến nay ngành nghề thủ công mỹ nghệ
vẫn có một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội Việt Nam.
Đối với Thừa Thiên Huế, quá trình hình thành và phát triển của ngành nghề
thủ công mỹ nghệ ngoài những nét chung như bao vùng miền khác trên đất nước thì
còn có những nét đặc thù riêng có của vùng đất này. Do Huế là vùng đất kinh kỳ,
những sản phẩm thủ công được làm để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của tầng lớp
quan lại, quý tộc thượng lưu hoặc hình thành từ yêu cầu của triều đình. Chính các
yếu tố lịch sử này giúp cho Huế trở thành vùng đất tập trung nhiều ngành nghề thủ
công mỹ nghệ và các sản phẩm đạt đến độ tinh xảo cao, mang tính biểu tượng của
nền mỹ thuật đất nước trong một giai đoạn lịch sử, nhiều sản phẩm trở thành di sản
văn hoá đặc sắc tượng trưng cho trình độ phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ
của Việt Nam. [12]
Thừa hưởng những thành quả trên, ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa
bàn thành phố Huế cần phải tiếp tục tồn tại và tìm ra cho mình một con đường mới
để phát triển phù hợp. Nghị quyết của Thành uỷ về chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết TW 5 [58] : Huy động mọi nguồn lực trong dân, đầu tư sản xuất
2
hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, tổ chức tốt các điểm bán hàng
lưu niệm phục vụ du khách, xây dựng làng nghề truyền thống phục vụ du lịch và
xuất khẩu, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nhằm
thực hiện thắng lợi chương trình phát triển du lịch của địa phương.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất-kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ và làng
nghề trên địa bàn vẫn còn yếu, chưa tạo được những chuyển biến lớn nhằm tăng tốc
sự phát triển của ngành, giá trị sản xuất vẫn chưa cao so với các tỉnh, thành phố
khác. Số lượng cơ sở làm hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ vẫn chưa nhiều,
phần lớn các đơn vị chỉ duy trì sản xuất ở quy mô nhỏ, mẫu mã chưa phong phú,
chưa đáp ứng tốt thị hiếu khách tiêu dùng, năng suất thấp, giá trị lao động thủ công
trong một đơn vị sản phẩm còn quá lớn nên giá thành cao, bao bì thẩm mỹ kém,
công tác tuyên truyền, tiếp thị quảng cáo ít được chú trọng, trình độ quản lý của chủ
cơ sở còn hạn chế.
Trong các ngành nghề thủ công truyền thống, ngành nghề thủ công mỹ nghệ
là một trong những nhóm ngành có thế mạnh xuất khẩu. Huế là thành phố du lịch
nên có thể tận dụng ưu thế này để xuất khẩu tại chổ thông qua các của hàng bán
hàng lưu niệm, tổ chức các siêu thị hàng thủ công mỹ nghệ, tổ chức các làng nghề
mang tính biểu diễn vừa thu hút khách du lịch vừa có thể bán hàng trực tiếp. Thị
trường tiêu thụ có điều kiện thuận lợi như vậy nhưng sản phẩm hàng lưu niệm tại
địa phương lại không phong phú, một số mặt hàng sức cạnh tranh thua kém nhiều
so với hàng nhập từ Trung Quốc, Thái Lan... Đối với thị trường xuất khẩu trực tiếp
chúng ta vẫn chưa khai thác được do sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của thị
trường thế giới, thua kém trong cạnh tranh về mẫu mã sản phẩm, giá thành, kinh
nghiệm thương trường, chưa có các thương nhân lớn hoạt động trên lĩnh vực kinh
doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Trước những vấn đề trên, yêu cầu được
đặt ra là làm thế nào để phát huy tiềm năng của ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên
địa bàn thành phố Huế. Đây là yêu cầu vừa cấp thiết vừa lâu dài cần được nghiên
cứu nhằm tìm ra những căn cứ lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc đề xuất các
giải pháp phát triển phù hợp. Xuất phát từ đó, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp phát
triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Huế “làm luận văn thạc
sỹ của mình.
3
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài làm cơ sở hoạch định các chính sách và giải pháp phát triển cho ngành
nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Huế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về ngành nghề thủ công mỹ nghệ
Việt Nam nói chung và thành phố Huế nói riêng;
- Phân tích, đánh giá thực trạng một số ngành nghề thủ công mỹ nghệ có tiềm năng
phát triển của thành phố Huế;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên
địa bàn thành phố Huế trong thời gian đến.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp chung
Phương pháp duy vật biện chứng được vận dụng xuyên suốt trong quá trình
nghiên cứu. Bởi các hiện tượng kinh tế, xã hội nói chung đều chịu sự tác động của
nhiều yếu tố, mỗi một yếu tố lại được đặt trong mối liên hệ ràng buộc với các yếu tố
khác và có tác động qua lại lẫn nhau. Nghiên cứu ngành nghề TCMN được đặt
trong bối cảnh phát triển chung của ngành nghề TTCN truyền thống trên địa bàn
thành phố Huế và Tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong quá trình nghiên cứu, các yếu tố
như dân số, thu nhập của dân cư, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị-xã
hội…được đặt trong mối quan hệ thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập,
được xem xét qua nhiều năm, trong một thời gian dài để cho phép chúng ta có được
cách nhìn toàn diện và mang tính khoa học nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể, phù
hợp trong từng thời kỳ.
Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng để nghiên cứu trong luận văn, bởi
các hiện tượng kinh tế-xã hội bao giờ cũng tồn tại trong những điều kiện thời gian
và địa diểm cụ thể. Việc tiếp cận, đánh giá quá trình hình thành và phát triển của
ngành nghề TCMN cần dựa trên những tiền đề đã được hình thành trong quá khứ,
đứng trên quan điểm lịch sử để kiểm chứng và dự báo sự phát triển của ngành nghề
TCMN trong hiện tại và tương lai.
4
3.2. Các phương pháp cụ thể
3.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu
* Tài liệu thứ cấp: nguồn tài liệu được thu thập từ niên giám thống kê của tỉnh Thừa
Thiên Huế, số liệu từ Phòng Kinh tế thành phố Huế, các báo cáo quy hoạch, phát
triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ tỉnh Thừa thiên Huế, thành phố Huế, tài liệu từ
các nguồn sách báo, báo điện tử, các báo cáo khoa học, công trình nghiên cứu khoa
học của nhiều tác giả liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu ......
* Tài liệu sơ cấp : Mỗi nhóm ngành nghề được điều tra theo phương pháp chọn mẫu
phân loại. Những thông tin cần thu thập từ các đơn vị được điều tra (mẫu): các yếu
tố đầu vào, kết quả và hiệu quả sản xuất, quy trình sản xuất, lực lượng lao động,
trình độ người quản lý, thị trường tiêu thụ sản phẩm..... được thực hiện theo mẫu
soạn sẵn, phỏng vấn trực tiếp các chủ đơn vị. Công tác nghiên cứu thị trường cũng
được tiến hành thông qua các phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đơn vị kinh
doanh các mặt hàng TCMN, các đơn vị phỏng vấn được lựa chọn một cách ngẫu
nhiên và phân bổ đều khắp nhiều nơi trên địa bàn thành phố Huế. Chúng tôi tiến
hành phỏng vấn các đơn vị kinh doanh lữ hành đang đặt trụ sở tại thành phố Huế để
nắm được tình hình liên kết giữa ngành nghề TCMN cùng với ngành du lịch đã và
đang đạt được những gì, ở mức độ nào cũng như các nhận xét khách quan từ phía
đối tượng này và các đề xuất để tạo được sự liên kết hiệu quả giữa hai ngành trong
thời gian đến.
* Phương pháp điều tra
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn thuần theo khoảng cách
nhất định của nhóm điều tra. Sau một quá trình nghiên cứu, trao đổi ý kiến với lãnh
đạo Phòng Kinh tế thành phố Huế, các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành, các
đơn vị đã nhiều năm kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong ngành nghề TCMN
cũng như sự quan sát chủ quan của mình, chúng tôi quyết định tập trung điều tra,
nghiên cứu ba nhóm ngành cụ thể sau :
- Nghề mộc mỹ nghệ, mộc chạm khắc ( 50 trong tổng số 78 đơn vị)
- Nghề thêu tay, ren rua ( 36 trong tổng số 55 đơn vị)
- Nghề đúc đồng mỹ nghệ ( 50 trong tổng số 61 đơn vị)
5
Đây là 3 nhóm ngành nghề có số lượng đơn vị nhiều nhất trong các nhóm
ngành nghề thủ công mỹ nghệ đang hoạt động trên địa bàn thành phố Huế hiện nay,
thu hút một số lượng lao động lớn, có tổng số vốn đầu tư và tạo ra giá trị sản xuất
chiếm tỷ trọng cao. Nghề kim hoàn có số vốn đầu tư và tạo ra giá trị sản xuất cao
nhất, tuy nhiên chúng tôi không chọn nghề này để nghiên cứu sâu do giá trị nguyên
liệu của nghề này cao lại biến động thất thường, sản phẩm bán ra có giá trị lớn
nhưng phần lớn được sử dụng như phương tiện cất trữ và tiêu dùng thông thường,
giá trị gia tăng tạo ra mang tính đặc thù, khó tiếp cận.
3.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
* Phương pháp phân tổ thống kê: được sử dụng để hệ thống hoá tài liệu điều tra
theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung và mục đích nghiên cứu.
* Phương pháp phân tích tài liệu: Sử dụng hệ thống các phương pháp phân tích định
tính và định lượng của các hiện tượng để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có;
kết hợp giữa nghiên cứu các hiện tượng số lớn với nghiên cứu hiện tượng cá biệt; sử
dụng kết hợp phương pháp phân tích thống kê, phương pháp phân tích kinh tế và
phương pháp mô hình toán kinh tế.
* Phương pháp toán kinh tế :
Luận văn sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để đánh giá mối quan hệ
giữa các yếu tố đầu vào đối với kết quả và hiệu quả sản xuất đối với cả 3 nghề
(nghề đúc đồng, nghề mộc mỹ nghệ và thêu ren). Hàm Cobb-Douglas được chọn để
ước lượng hệ số hồi quy mô tả sự ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến kết quả sản
xuất và kết quả ước lượng được đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định T & F.
- Hàm sản xuất
Yj = AX1jα1. X2jα2. X3jα3. X4jα4.eβD1.. eβD2
- Hàm Logarit tương ứng
LnY = α0 + α1 Ln (X1j) + α2 Ln (X2j) + α3 Ln(X3j) + α4 Ln (X4j) + βD1 + βD2
Trong đó : Yj : Giá trị gia tăng (triệu đồng)
X1j : Vốn cố định (triệu đồng)
X2j : Vốn lưu động (triệu đồng)
X3j : Lao động thuê ngoài (người)
6
X4j : Lao động gia đình (người)
D1, D2 là các biến giả định
- D1 : Kinh nghiệm sản xuất từ 20 đến 30 năm; D2 là kinh nghiệm sản xuất trên 30 năm.
- α , β : Các hệ số hồi quy cần ước lượng.
- A : là hằng số.
* Số liệu xử lý bằng chương trình SPSS 15.0.
Theo kinh nghiệm của nhiều nghiên cứu về hiệu quả của các đơn vị sản xuất,
kinh doanh với quy mô nhỏ, để đánh giá đúng hiệu quả sản xuất, biến phụ thuộc của
hàm sản xuất phải là giá trị gia tăng chứ không phải tổng doanh thu. Điều này cho
phép loại bỏ được những sai sót trong phân tích do sự khác biệt về giá trị nguyên
vật liệu tạo nên.
3.2.3. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp thu thập thông
tin từ các nhà nghiên cứu văn hoá, các chuyên gia, chuyên viên, các nhà quản lý
nhiều kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, các nghệ nhân, những đơn vị
nhiều năm sản xuất-kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng và hàng thủ công
truyền thống nói chung…nhằm có được những luận cứ có sức thuyết phục về mặt
khoa học và thực tiễn để từ đó đề xuất được những giải pháp phù hợp với thực tế
của địa phương và mang tính khả thi.
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng hệ thống các chỉ tiêu cơ bản sau :
- Các chỉ tiêu đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh : Số lượng lao động, giá
trị tài sản cố định, vốn lưu động, công nghệ, thiết bị sản xuất của các đơn vị.
- Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh: Giá trị sản xuất (GO),
giá trị gia tăng (VA) và lợi nhuận (M).
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản suất kinh doanh: Giá trị sản xuất/vốn
(GO/K), giá trị gia tăng/vốn (VA/K), lợi nhuận/vốn (M/K), lợi nhuận/chi phí
(M/IC), Giá trị sản xuất/lao động (GO/L), Giá trị gia tăng /lao động (VA/L), lợi
nhuận/lao động (M/L).
- Các chỉ tiêu phù hợp để phân tích việc tiêu thụ sản phẩm.
7
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng sản xuất kinh doanh của các ngành nghề thủ công mỹ nghệ; chủ
yếu là các ngành nghề đúc đồng, mộc mỹ nghệ, thêu ren và các giải pháp để phát
triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
* Phạm vi nghiên cứu
- Không gian : Địa bàn thành phố Huế.
- Thời gian : Phân tích, đánh giá thực trạng trong giai đoạn 2004-2006 và đề xuất
giải pháp phát triển đến năm 2015.
8
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NGÀNH NGHỀ
THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG, NGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ,
LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
1.1.1. Ngành nghề thủ công truyền thống
Ngành nghề thủ công (NNTC) Việt nam vốn có truyền thống lâu đời gắn liền
với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ
công truyền thống. Có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ ngành nghề (NN) thủ công
truyền thống (TCTT) ở nước ta: Nghề truyền thống, nghề cổ truyền, nghề thủ
công... Hiện nay, các số liệu thống kê chính thức hàng năm vẫn chưa có một mục
chuyên về sản xuất thủ công truyền thống mà gộp các ngành nghề này vào nhóm “
Tiểu công nghiệp-thủ công nghiệp”, “Sản xuất hộ gia đình phi nông nghiệp”....
Vấn đề đặt ra hiện nay là phải thống nhất tiêu chí xác định ngành nghề
truyền thống để làm cơ sở thực hiện các chính sách bảo tồn, phát triển và định
hướng chiến lược phù hợp. Các nhà nghiên cứu đề xuất một số yếu tố cấu thành của
ngành nghề TCTT :
+ Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta;
+ Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề;
+ Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề;
+ Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt nam;
+ Sử dụng nguyên liệu tại chổ, trong nước hoàn toàn hoặc chủ yếu nhất;
+ Là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng; có đóng góp đáng
kể về kinh tế vào ngân sách nhà nước. [17]
Theo thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) hướng dẫn thực hiện một số nội dung của
9
Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành
nghề nông thôn: Nghề truyền thống là nghề được hình thành từ lâu đời, tạo ra
những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày
nay hoặc có nguy cơ bị mai một thất truyền.
Tiêu chí công nhận ngành nghề thủ công truyền thống :
a/ Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
b/ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;
c/ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. [36]
1.1.2. Ngành nghề thủ công mỹ nghệ
Ngành nghề thủ công mỹ nghệ là một bộ phận quan trọng của ngành nghề
thủ công truyền thống. Ngành nghề TCMN có vai trò rất lớn trong quá trình phát
triển ngành nghề TCTT của Việt Nam (VN), sản phẩm của ngành nghề thủ công mỹ
nghệ là loại sản phẩm nghệ thuật, kết tinh từ những thành tựu kỹ thuật-công nghệ
truyền thống, phương pháp thủ công tinh xảo với đầu óc sáng tạo nghệ thuật. Mô
hình biểu diễn như sau :
Phương pháp thủ
công tinh xảo
+
Sự sáng tạo nghệ
thuật
Hàng thủ công mỹ
nghệ
Mô hình 1 : Đặc trưng của hàng thủ công mỹ nghệ
Ngành nghề thủ công mỹ nghệ bên cạnh các yếu tố cấu thành của ngành
nghề TCTT còn có những nét đặc thù của NN này, đó là : Sản phẩm tiêu biểu và
độc đáo của Việt nam, có giá trị và chất lượng rất cao, vừa là hàng hoá vừa là sản
phẩm văn hoá nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành các di sản văn hoá của dân
tộc, mang bản sắc văn hoá Việt Nam. Chính yếu tố nghệ thuật, văn hoá tinh thần kết
tinh trong văn hoá vật thể là một đặc thù hết sức quan trọng của hàng thủ công mỹ
nghệ. Sự kết hợp giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật
của nghệ nhân và thợ thủ công để tạo ra hàng thủ công mỹ nghệ đã kéo theo những
10
đặc thù khác trong sự phát triển của ngành nghề TCMN và được xem như là những
tiêu chí của ngành nghề này :
- Tính riêng, đơn chiếc mạnh hơn tính đồng loạt;
- Chiều sâu nhiều hơn chiều rộng, mang tính trường phái, gia tộc, giữ bí quyết
trong sáng tạo hơn là sự phổ cập, phổ biến rộng rãi;
- Đầy chất trí tuệ, tri thức tích tụ lâu đời;
- Sử dụng hàng thủ công đồng thời thưởng thức nó nữa (thưởng thức nghệ
thuật và tư tưởng, trí tuệ). [17]
1.1.3. Làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề thủ công mỹ nghệ
Làng nghề là một thiết chế gồm hai yếu tố cấu thành là “làng” và “nghề”
được hình thành dựa trên cơ sở tập hợp những gia đình nhỏ trong một không gian
nhất định để sản xuất và sinh hoạt độc lập. Làng nghề gắn bó với các ngành nghề
phi nông nghiệp, các ngành nghề thủ công ở trong các thôn làng. Khi phân loại làng
nghề, ta thấy có làng một nghề và có làng nhiều nghề, có làng nghề truyền thống và
làng nghề mới.
Làng một nghề là những làng ngoài nghề nông ra chỉ còn thêm một nghề thủ
công nghiệp duy nhất chiếm ưu thế tuyệt đối như lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng,
chạm bạc Đồng Xâm, thêu Quất Động…
Làng nhiều nghề là những làng ngoài nghề nông còn có một số nghề thủ
công nghiệp như Ninh Hiệp, Kiêu Kỵ, Trai Trang, Đình Bảng….
Làng nghề truyền thống (LNTT) là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời
trong lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay, là những làng nghề đã tồn tại hàng trăm
năm, thậm chí hàng nghìn năm.
Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan toả của các
làng nghề truyền thống trong những năm gần đây, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới,
thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường. Đồng thời cũng có một số nghề mới
xuất hiện hoặc du nhập từ nước ngoài vào các làng nghề truyền thống.
11
Như vậy, các tiêu chí để phân loại làng nghề chỉ mang tính tương đối, đan
xen, bao hàm lẫn nhau, làng nghề thủ công mỹ nghệ đặt trong mối liên hệ chặt chẽ
với làng nghề TCTT, làng nghề TCMN là làng nghề TCTT trong đó TCMN là nghề
chính hoặc chiếm ưu thế so với các nghề thủ công khác.
Làng nghề truyền thống là trung tâm sản xuất hàng thủ công, có phần lớn bộ
phận dân số làm nghề cổ truyền, là nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình
chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời kiểu cha truyền con nối, có sự liên
kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh
nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề. Sự liên kết, hỗ trợ nhau về nghề, kinh tế, kỹ
thuật, đào tạo thợ trẻ giữa các gia đình cùng dòng tộc, cùng phường nghề trong quá
trình hình thành, phát triển nghề nghiệp đã hình thành LNTT ngay trên làng xóm
của họ. Về mặt định lượng, có thể hiểu làng nghề có từ 35 - 40% số hộ trở lên
chuyên làm nghề, giá trị sản lượng của nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng
của địa phương. Tuy nhiên, định nghĩa trên chỉ là một thước đo tương đối. Bởi vì,
đối với từng loại nghề khác nhau thì tỷ lệ nói trên cũng khác nhau. Quy mô về số hộ
và số lao động của các làng và các vùng cũng chênh lệch nhau đáng kể. Mặt khác,
cùng với sự thăng trầm trong quá trình phát triển của từng nghề và làng nghề, dẫn
đến số lượng hộ và lao động chuyên làm nghề TCMN có sự biến động mạnh mẽ.
Ngày nay, khái niệm làng nghề không chỉ bó hẹp ở những làng nghề chỉ có
những người chuyên làm nghề thủ công nghiệp đơn thuần theo như cách phân chia
trước đây. Trong quá trình công nghiệp hoá và chuyển sang nền kinh tế thị trường
hiện nay, trong các làng nghề, các công nghệ sản xuất của nhiều nghề không còn
hoàn toàn là kỹ thuật thủ công, mà nhiều nghề đã