Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Hiện nay, khối các ngân hàng thương mại cổ phần đang được đánh giá là phát triển năng động và chiếm thị phần ngày càng lớn trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thương mại. NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) là một trong số những NHTMCP đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Techcombank cũng là ngân hàng có thế mạnh về thanh toán quốc tế, đang nỗ lực duy trì vị trí một trong các NHTMCP có thị phần cao nhất về thanh toán quốc tế. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng trên phạm vi rộng lớn như hiện nay, các quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi nước, và Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Nắm bắt được xu thế ấy, các ngân hàng thương mại trong nước nói chung và Techcombank nói riêng đang rất chú trọng tới việc phát triển các nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại đơn vị để nâng cao thị phần của mình, từ đó gia tăng thu nhập từ lĩnh vực dịch vụ hấp dẫn và đầy tiềm năng này. Trong số các phương thức thanh toán quốc tế đang được sử dụng phổ biến hiện nay, phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi nhất do những ưu điểm vượt trội của nó so với các phương thức thanh toán khác. Tuy nhiên, đây cũng là phương thức thanh toán có quy trình phức tạp và chặt chẽ, việc áp dụng trong thực tế hiện nay vẫn tồn tại nhiều vướng mắc. Trung tâm giao dịch Hội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam nằm trong toà nhà Trụ sở chính NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam dự kiến sẽ được phát triển thành Sở giao dịch của ngân hàng trong thời gian tới. Do đó, đây sẽ là đầu mối thực hiện các giao dịch lớn của ngân hàng, đặc biệt là các giao dịch thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, tính đến nay, Trung tâm giao dịch mới hoạt động được hơn một năm nên số lượng khách hàng còn ít, quá trình thanh toán gặp phải không ít khó khăn; do đó, quy mô và hiệu quả hoạt động của Trung tâm chưa xứng với tiềm năng và trọng trách mà Trung tâm phải đảm nhận. Vì vậy, em chọn đề tài “Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam” với mong muốn đề xuất một số phương hướng, biện pháp cho việc nâng cao quy mô cũng như chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của Trung tâm giao dịch trong thời gian tới. Trong phạm vi chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em sẽ trình bày ba phần chính sau: Chương 1: Tổng quan về phương thức tín dụng chứng từ Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Trung tâm giao dịch Hội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Trung tâm giao dịch Hội sở NHTMCP Kỹ Thương.

doc71 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2090 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 8 1.1. Thanh toán quốc tế và các phương thức thanh toán quốc tế 8 1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế 8 1.1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế 8 1.1.2.1. Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance) 8 1.1.2.2. Phương thức thanh toán mở tài khoản (Open Account) 9 1.1.2.3. Phương thức thanh toán nhờ thu 9 1.1.2.4. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit) 11 1.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 11 1.2.1. Khái niệm 11 1.2.2. Nội dung của thư tín dụng 12 1.2.3. Phân loại L/C 15 1.2.3.1. Các loại L/C cơ bản 15 1.2.3.2. Các loại L/C đặc biệt 17 1.2.4. Các bên tham gia quá trình thanh toán 20 1.2.5. Quy trình thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ 21 1.2.6. Ưu thế của phương thức tín dụng chứng từ 22 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thanh toán 23 1.3.1. Nhân tố chủ quan 24 1.3.2. Nhân tố khách quan 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH HỘI SỞ NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 28 2.1. Giới thiệu về Trung tâm giao dịch hội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam 28 2.1.1. Lịch sử hình thành 28 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 29 2.1.3. Tình hình hoạt động của Trung tâm giao dịch hội sở NHTMCP Kỹ Thương 32 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 32 2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn 34 2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế 36 2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Trung tâm giao dịch hội sở NHTMCP Kỹ Thương 39 2.2.1. Tình hình hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu 39 2.2.1.1. Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu 39 2.2.1.2. Thực trạng hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu tại Trung tâm giao dịch Hội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam 43 2.2.2. Tình hình hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu 44 2.2.2.1. Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu 44 2.2.2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu tại Trung tâm giao dịch Hội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam 46 2.3. Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại Trung tâm giao dịch Hội sở NHTMCP Kỹ Thương 47 2.3.1. Kết quả đạt được 47 2.3.2. Hạn chế 48 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại Trung tâm giao dịch Hội sở NHTMCP Kỹ Thương 50 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH HỘI SỞ NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 52 3.1. Chiến lược phát triển của Trung tâm giao dịch Hội sở NHTMCP Kỹ Thương 52 3.1.1. Định hướng phát triển chung của TTGDHS 52 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của TTGDHS 54 3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Trung tâm giao dịch Hội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam 55 3.2.1. Hoạt động mở rộng và thu hút khách hàng 55 3.2.1.1. Không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác Marketing 56 3.2.1.2. Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn cho khách hàng 56 3.2.1.3. Quan tâm phát triển các dịch vụ hỗ trợ khách hàng 57 3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C 58 3.2.2.1. Sắp xếp bộ máy tổ chức, luôn luôn quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nghiệp vụ 58 3.2.2.2. Chú trọng đầu tư và sử dụng hiệu quả công nghệ hiện đại vào quy trình thanh toán tín dụng chứng từ 60 3.2.2.3. Quản lý chặt chẽ và ngày càng hoàn thiện quy trình kiểm tra, kiểm soát L/C 61 3.2.2.4. Mở rộng quan hệ với các ngân hàng đại lý trên toàn thế giới 62 3.2.2.5. Xây dựng định mức ký quỹ cho từng đối tượng khách hàng 63 3.2.3. Một số công việc khác cần quan tâm nhằm hỗ trợ hoạt động thanh toán L/C 65 3.2.3.1. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nguồn ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu thanh toán 65 3.2.3.2. Phối hợp tốt với các bộ phận, đặc biệt là bộ phận tín dụng nhằm nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng 66 3.3. Kiến nghị 66 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ 66 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 68 KẾT LUẬN 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCP Tổ chức tín dụng TCTD Trung tâm giao dịch hội sở TTGDHS Ngân hàng Nhà nước NHNN Doanh nghiệp DN Cá nhân CN Xuất khẩu XK Nhập khẩu NK LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, khối các ngân hàng thương mại cổ phần đang được đánh giá là phát triển năng động và chiếm thị phần ngày càng lớn trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thương mại. NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) là một trong số những NHTMCP đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Techcombank cũng là ngân hàng có thế mạnh về thanh toán quốc tế, đang nỗ lực duy trì vị trí một trong các NHTMCP có thị phần cao nhất về thanh toán quốc tế. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng trên phạm vi rộng lớn như hiện nay, các quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi nước, và Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Nắm bắt được xu thế ấy, các ngân hàng thương mại trong nước nói chung và Techcombank nói riêng đang rất chú trọng tới việc phát triển các nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại đơn vị để nâng cao thị phần của mình, từ đó gia tăng thu nhập từ lĩnh vực dịch vụ hấp dẫn và đầy tiềm năng này. Trong số các phương thức thanh toán quốc tế đang được sử dụng phổ biến hiện nay, phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi nhất do những ưu điểm vượt trội của nó so với các phương thức thanh toán khác. Tuy nhiên, đây cũng là phương thức thanh toán có quy trình phức tạp và chặt chẽ, việc áp dụng trong thực tế hiện nay vẫn tồn tại nhiều vướng mắc. Trung tâm giao dịch Hội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam nằm trong toà nhà Trụ sở chính NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam dự kiến sẽ được phát triển thành Sở giao dịch của ngân hàng trong thời gian tới. Do đó, đây sẽ là đầu mối thực hiện các giao dịch lớn của ngân hàng, đặc biệt là các giao dịch thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, tính đến nay, Trung tâm giao dịch mới hoạt động được hơn một năm nên số lượng khách hàng còn ít, quá trình thanh toán gặp phải không ít khó khăn; do đó, quy mô và hiệu quả hoạt động của Trung tâm chưa xứng với tiềm năng và trọng trách mà Trung tâm phải đảm nhận. Vì vậy, em chọn đề tài “Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam” với mong muốn đề xuất một số phương hướng, biện pháp cho việc nâng cao quy mô cũng như chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của Trung tâm giao dịch trong thời gian tới. Trong phạm vi chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em sẽ trình bày ba phần chính sau: Chương 1: Tổng quan về phương thức tín dụng chứng từ Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Trung tâm giao dịch Hội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Trung tâm giao dịch Hội sở NHTMCP Kỹ Thương. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Thanh toán quốc tế và các phương thức thanh toán quốc tế 1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế Do điều kiện địa lý và đặc điểm xã hội khác nhau, mỗi quốc gia thường có thế mạnh về việc sản xuất một loại sản phẩm nào đó. Vì vậy, thương mại quốc tế trở nên ngày càng quan trọng, được tiến hành thường xuyên với quy mô và số lượng ngày càng tăng. Quan hệ thương mại quốc tế tất yếu làm nảy sinh nghĩa vụ tiền tệ giữa các bên, hay nói cách khác là quan hệ thanh toán giữa các bên. Như vậy, có thể hiểu “thanh toán quốc tế là việc chi trả tiền liên quan đến hàng hoá, dịch vụ vượt ra ngoài phạm vi một quốc gia”. Quan hệ thanh toán quốc tế được tiến hành thông qua các phương thức thanh toán. 1.1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế Phương thức thanh toán là cách thức mà thông qua đó người nhập khẩu trả tiền để nhận hàng hoá hoặc dịch vụ, còn người xuất khẩu giao hàng hoặc thực hiện các dịch vụ để nhận tiền. Việc trả tiền và nhận tiền này được thực hiện thông qua ngân hàng. Có nhiều phương thức thanh toán quốc tế đang được sử dụng hiện nay như: chuyển tiền, nhờ thu, mở tài khoản, tín dụng chứng từ. Tùy từng điều kiện cụ thể, các bên sẽ thoả thuận với nhau để sử dụng phương thức thanh toán phù hợp với quan hệ thương mại và thanh toán giữa họ. 1.1.2.1. Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance) Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán mà trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Ở đây, người trả tiền có thể là người mua, người nhập khẩu, người mắc nợ… Còn người thụ hưởng có thể là người bán, người xuất khẩu, chủ nợ… Phương tiện chuyển tiền có thể là chuyển bằng thư (Mail Transfer – M/T), chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T) hoặc sử dụng mạng SWIFT liên ngân hàng. Với phương thức này, ngân hàng chỉ đứng ở vị trí trung gian phục vụ khách hàng và nhận phí. Phương thức thanh toán chuyển tiền có ưu điểm là thủ tục đơn giản, nhanh gọn. Tuy nhiên, đây cũng là phương thức thanh toán chứa đựng nhiều rủi ro. Nếu là thanh toán trước thì người mua không chỉ bị đọng vốn mà còn không được đảm bảo về số lượng và chất lượng hàng hoá. Còn nếu là thanh toán sau thì người bán có thể bị rủi ro không được thanh toán hoặc trì hoãn thanh toán mặc dù đã giao đủ hàng cho người mua. Do những hạn chế như trên nên phương thức này thường chỉ áp dụng cho các đối tác làm ăn lâu dài, có uy tín và tin cậy lẫn nhau. 1.1.2.2. Phương thức thanh toán mở tài khoản (Open Account) Phương thức mở tài khoản là phương thức thanh toán trong đó bên bán mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ) để ghi nợ bên mua sau khi bên bán đã hoàn thành giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ. Định kỳ (tháng, quý, năm) sau khi kiểm tra, đối chiếu theo thoả thuận giữa hai bên, người mua trả tiền cho người bán. Phương thức này có đặc điểm là chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Người mua chỉ có thể mở tài khoản để theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán. Trong phương thức này không có sự tham gia của các ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán. Ngân hàng chỉ có thể tham gia với vai trò là trung gian chuyển tiền giữa các bên. Chính vì vậy, đây cũng là phương thức thanh toán mang lại nhiều rủi ro. Bên bán có thể bị chiếm dụng vốn vì việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí và tình hình tài chính của bên mua. Do đó, phương thức thanh toán mở tài khoản thường được áp dụng trong quan hệ bạn hàng tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau. 1.1.2.3. Phương thức thanh toán nhờ thu Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua sẽ uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do người bán lập. Căn cứ vào cách thức yêu cầu thanh toán của bên bán có thể phân biệt thành hai hình thức nhờ thu, đó là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán trong đó bên bán sau khi giao hàng cho bên mua sẽ uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ bên mua căn cứ vào hối phiếu do chính bên bán lập. Còn các chứng từ thương mại có liên quan đến giao dịch bên bán chuyển giao trực tiếp cho bên mua mà không qua ngân hàng. Như vậy, phương thức này cũng không an toàn nên chỉ áp dụng trong trường hợp bên mua và bên bán có quan hệ bạn hàng tin cậy. Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi giao hàng cho người mua sẽ uỷ nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo hối phiếu với điều kiện nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ cho người mua nhận hàng. Khi đưa ra yêu cầu nhờ thu, khách hàng cần nêu rõ điều kiện thanh toán: trả tiền theo điều kiện D/P (Documents against Payment) hay D/A (Document against Acceptance). Nếu theo điều kiện D/P thì người mua chỉ được ngân hàng giao bộ chứng từ nhận hàng khi họ đã hoàn tất việc thanh toán tiền trên hối phiếu. Nếu theo điều kiện D/A thì người mua được ngân hàng giao bộ chứng từ nhận hàng sau khi họ ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu kỳ hạn. Như vậy, trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, việc trả tiền và nhận hàng đã không còn tách rời nhau nên phương thức này an toàn hơn các phương thức chuyển tiền, mở tài khoản, nhờ thu trơn. Tuy nhiên, ở phương thức này, người bán vẫn ở thế bất lợi. Đối với nhờ thu kèm chứng từ D/P, khi người mua từ chối thanh toán và không nhận hàng thì người bán có thể gặp khó khăn trong việc giải toả hàng hoá, nhất là đối với loại hàng hoá mau hỏng như rau quả, lương thực thực phẩm. Đối với nhờ thu kèm chứng từ D/A, người mua có thể không trả tiền mặc dù trước đó họ đã ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu. Tóm lại, đối với phương thức nhờ thu, rủi ro vẫn luôn là vấn đề cần quan tâm của bên bán. Vì vậy phương thức này cũng thường chỉ áp dụng trong quan hệ bạn hàng làm ăn lâu dài, tín nhiệm lẫn nhau. 1.1.2.4. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit) Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, do nó là phương thức ưu việt hơn cả trong các phương thức thanh toán quốc tế. Phương thức này đảm bảo quyền lợi tương đối cho cả người mua và người bán, do đó góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thương, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của các nước. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.2.1. Khái niệm “Phương thức tín dụng chứng từ là một sự cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của ngân hàng, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả tiền cho người hưởng lợi hay chấp nhận, mua hối phiếu do người hưởng lợi phát hành; hoặc cho phép một ngân hàng khác trả tiền, chấp nhận, hay mua hối phiếu đó khi mọi điều kiện đặt ra trong thư tín dụng đều được thực hiện đầy đủ”. Phương thức tín dụng chứng từ có đặc trưng là ngân hàng và các bên liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ mà không dựa trên hàng hoá hoặc dịch vụ, nghĩa là ngân hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán là hoàn toàn dựa vào việc kiểm tra bộ chứng từ chứ không phải là trực tiếp kiểm tra hiện trạng hàng hoá. Phương thức tín dụng chứng từ được điều chỉnh bởi “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”, số xuất bản 600 – UCP 600 của phòng thương mại quốc tế ICC. Bản quy tắc này mang tính chất pháp lý tuỳ, hoàn toàn do các chuyên gia thuộc khu vực tư nhân soạn thảo, ra đời nhằm làm giảm sự bất đồng giữa các bên thuộc các quốc gia khác nhau trong thương mại quốc tế. Điều đó có nghĩa là quy tắc này áp dụng cho bất kỳ tín dụng chứng từ nào có nội dung chỉ ra một cách rõ ràng nó phụ thuộc quy tắc này. Trong phương thức tín dụng chứng từ, thư tín dụng (L/C – Letter of credit) được coi là một phương tiện thanh toán, một văn bản pháp lý quan trọng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Đó là bức thư do một ngân hàng lập ra trên cơ sở yêu cầu của khách hàng là người nhập khẩu, trong đó thể hiện cam kết thanh toán của ngân hàng cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C. Thư tín dụng được lập ra trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, tuy nhiên khi L/C đã được mở thì nó lại hoàn toàn độc lập với các hợp đồng đó. Đó là vì khi thanh toán, ngân hàng chỉ căn cứ vào các chứng từ được quy định trong L/C chứ không căn cứ vào hợp đồng. Điều 4 của UCP 600 ghi: “Về bản chất, tín dụng là một giao dịch riêng biệt với hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà có thể là cơ sở của tín dụng. Các ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế, ngay cả khi tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó”. Phương thức tín dụng chứng từ đảm bảo quyền lợi cho cả bên mua và bên bán vì trong phương thức này, ngân hàng không chỉ là trung gian thu hộ, trả hộ mà còn là chủ thể đứng ra bảo đảm cho bên xuất khẩu nhận được số tiền tương ứng với hàng hoá mà họ cung cấp; đồng thời, bảo đảm cho bên nhập khẩu nhận được hàng hoá tương ứng với số tiền mà họ phải chi trả. 1.2.2. Nội dung của thư tín dụng Như đã nói ở trên, thư tín dụng được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại nhưng khi đã được mở thì nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng đó. Ngân hàng chấp nhận hay từ chối thanh toán hoàn toàn dựa vào việc đối chiếu bộ chứng từ do người xuất khẩu xuất trình với các điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng. Do những đặc điểm như vậy nên mỗi thư tín dụng thường có các nội dung chủ yếu sau: - Số hiệu của L/C Mỗi L/C đều có số hiệu riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa các bên liên quan trong quá trình giao dịch. Số hiệu này cũng được ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán. - Địa điểm và ngày mở L/C Địa điểm mở L/C là nơi ngân hàng phát hành L/C viết cam kết cho người xuất khẩu. Địa điểm này rất quan trọng vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp dụng để giải quyết những bất đồng, tranh chấp xảy ra. Ngày mở L/C là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C, và cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có thực hiện việc mở thư tín dụng đúng thời hạn mà hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng không. - Loại thư tín dụng Mỗi loại thư tín dụng có tính chất, nội dung khác nhau; quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các bên liên quan tới L/C khác nhau. Vì vậy, khi mở L/C, người yêu cầu mở phải xác định rõ loại L/C cần mở. - Tên, địa chỉ của những người có liên quan Các thương nhân: bao gồm những người nhập khẩu, người yêu cầu mở L/C, người xuất khẩu, người hưởng lợi L/C. Các ngân hàng tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ: bao gồm ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận và các ngân hàng khác (nếu có). - Số tiền của thư tín dụng Số tiền trên thư tín dụng phải được ghi vừa bằng số, vừa bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Tên đơn vị tiền tệ phải được ghi cụ thể, chính xác. Trong thư tín dụng không nên ghi số tiền dưới dạng một số tuyệt đối vì như vậy có thể gây khó khăn cho việc giao hàng và nhận tiền của bên bán. Do đó, nên ghi số tiền theo một giới hạn mà người xuất khẩu có thể đạt được. - Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng Đây là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán trong thời hạn đó và phù hợp với những điều quy định trong thư tín dụng. Thời hạn hiệu lực của L/C được tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C. Việc xác định thời hạn này phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý, được tính tối thiểu bằng tổng số ngày cần có để thông báo L/C, số ngày lưu L/C ở ngân hàng thông báo, số ngày chuẩn bị hàng để giao cho người nhập khẩu. Ngày hết hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý, bao gồm số ngày cần thiết để nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ và chuyển tới ngân hàng thông báo, số ngày ngân hàng thông báo kiểm tra chứng từ và số ngày chuyển chứng từ tới ngân hàng phát hành. - Thời hạn trả tiền của L/C Thời hạn trả tiền được quy định trong L/C là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau và điều này hoàn toàn tùy thuộc vào quy định của hợp đồng thương mại giữa các bên. Nếu là trả tiền ngay thì thời hạn trả tiền phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C. Nếu là trả chậm thì thời hạn trả tiền có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C. Tuy nhiên, hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C. - Thời hạn giao hàng Thời hạn giao hàng được ghi trong thư tín dụng cũng do hợp đồng thương mại quy định. Đó là thời hạn quy định bên xuất khẩu phải chuyển chuyển giao xong hàng hoá cho bên nhập khẩu kể từ khi thư tí
Luận văn liên quan