Giải pháp quản lý Nhà nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay
Đẩy mạnh XK nói chung và XKTS nói riêng là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Việc đẩy mạnh XK góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nguồn thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, kích thích đầu tư, phát triển kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm qua, cùng với những thành công trong XK nói chung, XKTS đã đạt được những thành tựu đáng kể. TS đã trở thành một trong những mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam. Hàng TSXK luôn xếp vào top đầu về KNXK, sản phẩm TSXK không những tăng về số lượng, chủng loại, giá trị XK, mà còn có mặt ở 130 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2006, KNXK TS đạt 3,358 tỷ USD. Con số đó của năm 2007 và 2008 tương ứng là 3,7637 tỷ USD và 4,5101 tỷ USD. Năm 2008, KNXK TS chỉ đứng sau dầu thô (10,3568 tỷ USD), dệt may (9,1204 tỷ USD), giày dép (4,7678 tỷ USD) [21] Hà Tĩnh là một tỉnh có tiềm năng sản xuất và XKTS rất lớn. Trong những năm qua, XKTS của Hà Tĩnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên, so với tiềm năng, XKTS của Hà Tĩnh còn ở mức độ khiêm tốn. Mặt khác, XKTS của Hà Tĩnh cũng như của Việt Nam đang đứng trước những thách thức mới. Hàng TSXK của Hà Tĩnh hiện phải cạnh tranh quyết liệt với hàng TS của nhiều địa phương khác và của nhiều nước khác cũng có điều kiện tương đồng như Việt Nam. Chẳng hạn Trung Quốc, một số nước ASEAN. Hơn nữa, hàng TSXK của Hà Tĩnh cũng như của Việt Nam hiện đang đứng trước những rào cản mới. Đó là những quy định khắt khe của Chính phủ các nước NKTS về VSATTP, các điều kiện kỹ thuật, Trong nhiều trường hợp, việc vượt qua những rào cản này còn khó khăn gấp bội so với hàng rào thuế quan trước đây. Trong khi đó, chất lượng hàng TSXK của Hà Tĩnh chưa cao. Chính sách hỗ trợ XKTS còn hạn chế và bị ràng buộc bởi những quy định của WTO. Hoạt động XKTS và QLNN đối với lĩnh vực này ở Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể khai thác tốt hơn lợi thế của mặt hàng XK chủ lực này, đảm bảo cho hàng TSXK có thể trở thành mặt hàng mũi nhọn, có thể đứng vững và có uy tín trên thị trường quốc tế? Điều đó cũng đòi hỏi cần có sự nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện hơn về XKTS và QLNN đối với lĩnh vực này của Hà Tĩnh, nhằm tìm ra giải pháp thúc đẩy hơn nữa XKTS trong giai đoạn tới. Đây cũng là lý do tôi chọn vấn đề: “Giải phỏp quản lý Nhà nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van sua lan cuoi.doc
- bia, muc luc.doc