Giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty TNHH Ngọc Khánh

Trong những năm qua cùng vớí sự phát triển của đất nước, của toàn nhân loại, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng SảnViệt nam đang từng ngày , từng giờ khắc phục mọi khó khăn quyết tăm hoàn thành đổi mới nền kinh tế đất nước nhằm nhanh chóng đổi mới nên kinh tế Việt sớm hòa nhập cùng nền kinh tế các quốc gia trong khu vực và treeen toan thế gioi. Thực tế sau nhiều năm thực hiện sự chuyển dịch kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước đến nay, bộ mặt của nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn. và trở thành một nền kinh tế có tốc độ phát triển cao. Trong nền kinh tế thị trường và nhất là trong xu thế hội nhập về kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh rất gay gắt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững trên thị trường, muốn sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của doanh nghiệp khác thì không còn cách nào khác là phải tiến hành hoạt động sản xuất sao cho hiệu quả. Do vậy, tìm ra các biện pháp để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp trong nước quan quan tâm và chú trọng. Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Ngọc Khánh, trước thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và hiệu quả của hoạt động, em quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty TNHH Ngọc Khánh ” cho chuyên đề thực tập của mình với mục đích để thực hành những kiến thức đã học và qua đó xin đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Chuyên đề gồm 3 chương chính: CHƯƠNG I : Giới thiệu chung về Công ty TNHH Ngọc Khánh CHƯƠNG II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Ngọc Khánh trong thời gian qua CHƯƠNG III: Giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Ngọc Khánh

doc59 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2116 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty TNHH Ngọc Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….1 CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NGỌC KHÁNH…....3 Lịch sử hình thành và phát triển……………………………………………...3 1.2 Cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty………………………....6 1.2.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh……………………………6 1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý…………7 1.3 Cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm………………………………………………………………….8 1.3.1 Cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh…………………………………..8 1.3.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty…………..10 1.3.3 Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm…………………………………15 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH NGỌC KHÁNH TRONG THỜI GIAN QUA………………...16 2.1 Những mặt hàng kinh doanh của công ty…………………………………...16 2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty…………..16 2.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm………………………………………….…..16 2.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh…………………………………….……..18 2.2.3 Tình hình lao động…………………………………………………..........22 2.2.4 Hiệu quả sản xuất kinh doanh……………………………………..……...25 2.2.4.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các chỉ tiêu tổng hợp………………………………………………………………………..…25 2.2.4.2 Hiệu quả sử dụng vốn…………………………………………........29 2.2.4.3 Hiệu quả sử dụng nhân lực…………………………………….........32 2.3 Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty………………..........34 2.3.1 Những kết quả đạt được…………………………………………..….......34 2.3.2 Nhũng tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh………………..……36 2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ………………………………………………………………................37 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH NGỌC KHÁNH……………………………..........40 3.1 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty……...…………...40 3.1.1 Định hướng phát triển của Công ty đến 2015…………………………….40 3.1.2 Mục tiêu của công ty……………………………………………………..41 3.1.3 Nhiệm vụ của công ty………………………………………………........42 3.2 Giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Ngọc Khánh………………………………………………………………….........43 3.2.1 Giải pháp về quản lý và sử dụng nguyên vật liệu……………………...…43 3.2.2 Nâng cao hơn nữa công tác quản trị doanh nghiệp………………………45 3.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn…………………………………….........46 3.2.4 Xây dựng duy trì hệ thông thông tin kịp thời và hiệu quả………….........47 3.2.5 Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường………………………………………...48 3.2.6 Nâng cao chất lượng sản phẩm…………………………………………..49 3.2.7 Nâng cao chất lượng lao động……………………………………………50 3.3 Một số kiến nghị………………………………………………………………53 3.3.1 Đối với nhà nước…………………………………………………………53 3.3.2 Đối với công ty…………………………………………………………...53 KẾT LUẬN………………………………………………………………………...54 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………55 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Hình 1.2 Sơ đồ Quy trình sản xuất Hình 2.1 Biều đồ tiêu thụ sản phẩm của Công Ty từ năm 2007 đến 2010 Hình 2.2 Biều đồ Tổng doanh thu và lợi nhuận từ năm 2007 đến 2010 Hình 2.3 Biểu đồ cơ cấu lao động của Công ty theo trình độ năm 2009 và năm 2010 Hình 2.4 Biểu đồ tình hình sản xuất của Công ty từ năm 2007 đến 2010 Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Ngọc Khánh Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Ngọc Khánh Bảng 2.3: So sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2007 đến 2010 Bảng 2.4: Cơ cấu lao động của Công ty TNHH Ngọc Khánh Bảng 2.5: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Ngọc Khánh từ năm 2007 đến 2010 Bảng 2.6: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí Bảng 2.7: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu Bảng 2.8: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí Bảng 2.9: Chỉ tiêu doanh thu trên toàn bộ vốn Bảng 2.10: Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn cố định Bảng 2.11: Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn lưu động Bảng 2.12: Hiệu quả sứ dụng vốn cố định Bảng 2.13: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Bảng 2.14: Năng suất lao động bình quân trong năm Bảng 2.15: Khả năng sinh lời của lao động Bảng 3.1: Mục tiêu của công ty đến năm 2013 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua cùng vớí sự phát triển của đất nước, của toàn nhân loại, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng SảnViệt nam đang từng ngày , từng giờ khắc phục mọi khó khăn quyết tăm hoàn thành đổi mới nền kinh tế đất nước nhằm nhanh chóng đổi mới nên kinh tế Việt sớm hòa nhập cùng nền kinh tế các quốc gia trong khu vực và treeen toan thế gioi. Thực tế sau nhiều năm thực hiện sự chuyển dịch kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước đến nay, bộ mặt của nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn. và trở thành một nền kinh tế có tốc độ phát triển cao. Trong nền kinh tế thị trường và nhất là trong xu thế hội nhập về kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh rất gay gắt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững trên thị trường, muốn sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của doanh nghiệp khác thì không còn cách nào khác là phải tiến hành hoạt động sản xuất sao cho hiệu quả. Do vậy, tìm ra các biện pháp để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp trong nước quan quan tâm và chú trọng. Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Ngọc Khánh, trước thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và hiệu quả của hoạt động, em quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty TNHH Ngọc Khánh ” cho chuyên đề thực tập của mình với mục đích để thực hành những kiến thức đã học và qua đó xin đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Chuyên đề gồm 3 chương chính: CHƯƠNG I : Giới thiệu chung về Công ty TNHH Ngọc Khánh CHƯƠNG II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Ngọc Khánh trong thời gian qua CHƯƠNG III: Giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Ngọc Khánh CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NGỌC KHÁNH Lịch sử hình thành và phát triển Tên công ty: Công ty TNHH Dây và cáp điện Ngọc Khánh NGOC KHANH CO., LTD Đăng ký kinh doanh: Số 044200 do Phòng ĐKKD Sở Kế Hoạch Đầu Tư Hà Nội cấp ngày 18/06/1994. Mã số thuế: 0100598217 Trụ sở giao dịch: 37 Nguyễn Sơn - phường Ngọc Lâm - Long Biên - Hà Nội. Tài Khoản số 002133999001 Tại Ngân Hàng HSBC - chi nhánh Hà Nội. Lĩnh vực hoạt động Sản xuất dây và cáp điện Tổng giám đốc công ty: Ông Vũ Quang Khánh Địa chỉ: 37 Nguyễn Sơn – Long Biên – Hà Nội Điện thoại: (04) 3.8 271389 - (04) 3.8 733 534 Email: goldcup@ngockhanh.vn Website: www.goldcup.com.vn Fax : (04) 3.8 733 605 Các cơ sở sản xuất của công ty: Cơ sở 1: Nhà máy Dây ô tô Ngọc Khánh – Khu CN Phố Nối A – Trưng Trắc – Văn Lâm – Hưng Yên. Cơ sở 2: Nhà máy Dây và cáp điện Đông Giang – Khu CN Phố Nối A – Trưng Trắc – Văn Lâm – Hưng Yên. Trên cơ sở một Tổ hợp tác nhỏ, thành lập năm 1989, chuyên sản xuất các mặt hàng cơ khí nhẹ phục vụ tiêu dùng, đến năm 1994 Công ty TNHH Ngọc Khánh được thành lập, với trụ sở đồng thời là xưởng sản xuất có tổng diện tích mặt bằng hơn 1.200 m2 tại địa chỉ số 37 phố Nguyễn Sơn, thị trấn Gia Lâm, huyện Gia Lâm, nay là phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội. Được thành lập tại thời điểm nền kinh tế đang chuyển đổi, nhu cầu về phát triển cơ sở hạ tầng rất lớn, cộng với điều kiện mặt bằng sản xuất, nhân lực sẵn có nên phương hướng hoạt động và nghành nghề chính của công ty được xác định là sản xuất - kinh doanh các loại sản phẩm dây và cáp điện lực hạ thế phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng, cải tạo mạng lưới điện sinh hoạt. Dựa trên cơ sở áp dụng công nghệ sản xuất mới, khả năng quản lý sản xuất và trình độ tay nghề công nhân, công ty luôn sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng cao, thỏa mãn yêu cầu của mọi khách hàng, đáp ứng các yêu cầu của các tiêu chuẩn về kỹ thuật điện. Sản phẩm và Hệ thống quản lý chất lượng của công ty đã được cấp chứng chỉ Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (cho sản phẩm) và Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 (cho hệ thống) trong năm 2001, do trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn - QUACERT cấp. Với chính sách luôn hiện đại hoá công nghệ sản xuất, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện tốt các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, công ty Dây & cáp điện Ngọc Khánh mong muốn hợp tác với các đối tác kinh doanh vì lợi ích chung của các bên và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường. Dưới đây là một vài nét về quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Ngọc Khánh: * Giai đoạn 1 ( từ 1986 đến 1996 ): Năm 1986, đất nước đổi mới chuyển từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường, cho phép tự do làm ăn buôn bán. Nhận được tình hình thực tại, ông Vũ Quang Khánh đã thành lập một hợp tác nhỏ, sản xuất các mặt hàng cơ khí nhẹ. Trong những ngày đầu thành lập, cơ sở sản xuất gặp nhiều khó khăn và trở ngại: Lương vốn kinh doanh ít ỏi, máy mó trang thiết bị còn thô sơ, thiếu thốn. Công nhân chưa nắm bắt thấu đáo được dây chuyền công nghệ và chưa có biện pháp để tiết kiệm nguyên liệu – vật liệu, giảm sự cố về thiết bị cũng như về vận hành, giảm chi phí sản xuất. Chính vì vậy, số lượng sản phẩm sản xuất ra còn thấp, công suất chỉ đạt 4000 – 5000 (m) dây / ngày, và sản lượng toàn công ty chỉ đạt : 1.46 triệu – 2 triệu (m) dây / 1 năm. Ngoài ra, do khái niệm sản xuất, kinh doanh còn chưa hình thành một cách đúng đắn, nên việc hoạch định hướng phát triển cho cở còn gặp nhiều hạn chế. Công ty làm ăn chưa có lãi Từ năm 1990, cơ sở đã tạo được một chỗ đứng nhất định trên thị trường bằng chất lượng, bằng uy tín của sản phẩm, công việc làm ăn ngày một đi lên. Tuef đó, máy móc trang thiết bị có điều kiện được cải tiến, nâng cấp, một số loại máy mới được nhập về, sản lương xuất tăng lên và thu nhập của công nhân dần được cải thiện. * Giai đoạn 2 ( từ 1991 đến 1999 ): Để vững vàng trước thử thách của nền kinh tế thị trường, công ty đã chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ. Cụ thể là: từ tháng 04/1991 – 05/1994, công ty đã nhập khẩu dây chuyền công nghệ bọc và in tự động từ Bungari, và xây dựng thêm cơ sở sản xuất mới là: Công ty cổ phần Đông Giang. Ngày 15/06/1997 theo quyết định số 1248 – GPUB, và giấy phép kinh doanh số 044200 cấp ngày 18/06/1984, công ty TNHH Ngọc Khánh được thành lập. Từ một cơ sở sản xuất nhỏ, dưới sự lãnh đạo của giám đốc Vũ Quang Khánh, được hưởng những ưu đãi phát triển của Đảng và Nhà nước dành cho các doanh nghiệp tư nhân nói chung và công ty TNHH Ngọc Khánh nói riêng, cơ sở sản xuất đã phát triển thành một doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dây và cáp điện lực – nhãn hiệu độc quyền “GOLDCUP”. Trong thời gian này, công ty đã bước đầu tham gia xây lắp và chuyển giao dây chuyền công nghệ sản xuất tự động. Một số công nhân được cử đi đào tạo tại Trung Quốc nhằm tiếp thu trình độ kĩ thuật mới, nâng cao tay nghề,… Trụ sở chính được chuyển về 37 Nguyễn Sơn – Ngọc Lâm – Long Biên -Hà Nội. * Giai đoạn 3 ( từ 2000 đến nay ): Sau những năm đầu thành lập, công ty đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ: năng suất lao động tăng, có nhiều công nhân tay nghề giỏi, sản phẩm sản xuất ra chất lượng ổn định và có uy tín trên thị trường. Năm 2004, công ty quyết định thanh lý 62% số lượng máy móc thiết bị đã lạc hậu. Đồng thời trang bị them 01 máy bện Xì gà Bobin 500 keeiur ống JG, 01 máy bện Tsoppin 500 kiểu đĩa JLC 500/12+18, 02 máy hút nhựa chận không Castle, và nhập khẩu một dàn máy mới với công suất: 60000 (m) dây/ ngày. Số máy móc thiết bị trên trị giá gần 12 tỷ đồng. Khi vận hành, trong quá trình phát triển , công ty lien tục đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất của máy móc. Công ty TNHH Ngọc Khánh được thành lập với toàn bộ dây chuyền sản xuất cũ sang. Tổng số vốn đầu tư một phần do tự lực của của công ty, một phần do được sự ưu đãi hỗ trợ phát triển từ Ngân hàng qua hình thức vay vốn lãi suất thấp. Hiện nay, công ty TNHH Ngọc Khánh đã có số tài sản trị giá ước 20 tỷ đồng. Năm 1999, doanh thu đạt trên 93 tỷ đồng, tăng lên 672 triệu đồng năm 2005. Tổng số lao động hiện nay của công ty là 436 người đều có trình độ tay nghề cao. 1.2 Cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1.2.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ® : Quan hệ quản lý sản xuất kinh doanh. --> : Quan hệ về quản lý chất lượng. « : Quan hệ phối hợp về quản lý chất lượng. 1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để duy trì hoạt động của mình được tốt đều cần đến công tác quản lý. Đáp ứng nhu cầu này, công ty tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ: Đứng đầu là tổng giám đốc người có quyền hành cao nhất chịu trách nhiệm với nhà nước và tập thể cán bộ CNV về mọi mặt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. * Tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người có quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm với nhà nước và tập thể CBCNV về mọi mặt trong lĩnh vực sản xuất. Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch, giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của công ty phù hợp với pháp luật. Duyệt chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn vàn hàng năm của công ty, phương án đầu tư, liên doanh, đề án tổ chức quản lý của Công ty. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. * Giám đốc kinh doanh: Có nhiệm vụ thay mặt Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty, quản lý về các vấn đề đầu vào và đầu ra của sản phẩm sản xuất. Là người trực tiếp báo cáo tình hình hoạt động của công ty cho Tổng giám đốc. * Giám đốc kỹ thuật: Có nhiệm vụ giúp cho Tổng giám đốc điều hành việc quản lý sản xuất và mọi vấn đề liên quan đến kỹ thuật trong quá trình sản xuất. * Giám đốc nhà máy: Giúp Tổng giám đốc về công tác quản lý, sử dụng lao động, máy móc thiết bị có hiệu qủa nhất. Chịu trách nhiệm nhận kế hoạch sản xuất, tổ chức điều hành thực hiện đạt kế hoạch sản xuất đảm bảo kỷ thuật, chất lượng sản phẩm, năng suất trước Giám đốc Công Ty, các nội qui của công ty về công tác quản lý lao động, quản lý tài sản và quản lý sản xuất, vệ sinh công nghiệp, phối hợp với các đơn vị liên quan của công ty, thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày, tuần, tháng, tổ chức sản xuất hiệu quả, mặt bằng hợp lý. Phối hợp công tác chặt chẽ với các bộ phận khác của công ty trong quá trình hoạt động. * Phòng kế toán : Có nhiệm vụ tham mưu cho ban quản trị về các chính sách, chế độ tài chính, quản lý thu – chi, kiểm tra giám sát việc sử dụng và quản lý tài sản trong đơn vị, và hiệu quả sử dụng vốn,…Phán ánh trung thực, kịp thời tình hình tài chính của công ty, tổ chức giám sát, phân tích các hoạt động kinh tế, từ đó giúp giám đốc nắm bắt tình nhình cụ thể của công ty. * Phòng xuất nhập khẩu: Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong quan hệ đối ngoại, chính sách xuất - nhập khẩu, pháp luật của Việt Nam và quốc tế về hoạt động kinh doanh này. Giúp Tổng Giám đốc chuẩn bị các thủ tục hợp đồng, thanh toán quốc tế và các hoạt động ngoại thương khác. Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu và khi được uỷ quyền được phép ký kết các hợp đồng thuộc lĩnh vực này. Giúp Tổng Giám đốc các cuộc tiếp khách, đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài. * Phòng kinh doanh: Giúp ban giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh và có những biện pháp cụ thể để tổ chức tốt các chỉ tiêu kế hoạch, đồng thời tổ chức hệ thống tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn hoạt động kinh doanh. Cụ thể như: xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn; khai thác tìm kiếm các nguồn hàng; quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường, xây dựng chiến lược thúc đẩy doanh số…Tham vấn cho Ban giám đốc soạn thảo kí kết các hợp đồng kinh tế. * Phòng vật tư: Triển khai các hợp đồng vật tư lấy về Công ty, đảm báo số lượng, chất lượng, tiến độ. Phục vụ kịp thời các loại vật tư cho nhu cầu sản xuất của Công ty không để vật tư ứ đọng. * Phòng KCS QC: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng các sản phẩm trước khi nhập kho. 1.3 Cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 1.3.1 Cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh Công ty TNHH Ngọc Khánh là công ty chuyên sản xuất dây và cáp điện lực hạ thế. Do hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực này, nên công ty có danh mục hàng hóa đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trương. Hiện nay công ty có trên 30 loại sản phẩm khác nhau ( bao gồm cả dây và cáp điện ). Đặc biệt là các loại sản phẩm: dây điện 2 ruột mềm (CU/PVC), cáp điện 3-4 ruột mềm (CU/PVC/PVC), cáp treo 2 ruột (CU/PVC/PVC), cáp vặn xoắn (LV-ABCAL(CU)/XLPE),…có chất lượng và giá trị kinh tế cao. Đến nay, các sản phẩm nhãn hiệu GOLDCUP của công đã có được uy tín và thị phận nhất định, được sử dụng cho nhiều công trình cải tạo và xây dựng mới mạng điện hạ thế tại các địa phương, các công trình công nghiệp và dân dụng. Dự trên cơ sở áp dụng công nghệ sản xuất mơi, khả năng quản lý sản xuất và trình độ tay nghề công nhân, công ty luôn sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng cao, thỏa mãn các yêu cầu của các tiêu chuẩn về kỹ thuật điện.Sản phẩm và hệ thống quản lý chất lượng của công ty đã được cấp chứng chỉ “ chứng nhận phù hợp Việt Nam” (cho sản phẩm), và tiêu chuẩn ISO 9001:2000 (cho hệ thống) trong năm 2001, do trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn – QUACERT cấp. Năm 2003, sản phẩm của công ty được người tiêu dung bình chọn: “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Đó chính là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng hơn nữa thị trường trong nước, và là “tấm hộ chiếu” để sản phẩm của công ty được tiến ra và hòa nhập vào thị trường các nước trong khu vực. Tất cả các yếu tố trên đã và đang tạo đà phát triển và lớn mạnh không ngừng của công ty. 1.3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất dây cáp 4 x 6 ngầm: Cáp 4 x 6 ngầm là loại dây chuyên dụng dung để chạt dưới đất, nền đòi hỏi một quy trình sản xuất phức tạp và phải trải qua nhiều công đoạn để có được chất lượng sản phẩm cao. Hình 1.2: Sơ đồ Quy trình sản xuất 4 3 2 1 Kéo rút Ủ mềm Bện Nguyên vật liệu chính Đổng, nhôm PVC PVC/XLPE Bọc cách điện Đóng gói nhập kho sản phẩm Bọc vỏ bảo vệ 7 6 5 * Nguyên vật liệu chính (1) - Nguyên vật liệu chính cấu thành nên các sản phẩm trên là các vật liệu truyền thống sử dụng trong công nghệ sản xuất dây và cáp truyền tải điện năng, bao gồm đồng hoặc nhôm làm ruột dẫn điện, nhựa PVC (Polyvinyl cloride) hoặc XLPE (Cross-link Polyethylene) làm vỏ cách điện và vỏ bảo vệ. - Các vật liệu phụ khác như: lớp băng quấn bảo vệ bằng thép hoặc nhôm, lớp độn định hình bằng sợi PP, bột chống dính... sẽ được cấu thành vào sản phẩm tuỳ theo quy cách kỹ thuật, công nghệ sản xuất của từng sản phẩm đó. * Kéo rút (2) - Dây đồng (nhôm) nguyên liệu mua về thường có đường kính theo quy cách của nhà sản xuất (thường là dây f 8,0 mm hoặc f 3,0 mm). Để có các cỡ dây có đường kính phù hợp với mỗi sản, dây đồng (nhôm) nguyên liệu sẽ được kéo rút để thu nhỏ dần đường kính đồng thời kéo dài chiều dài sợi qua các máy như máy kéo thô (làm nhỏ đường kính dây đồng từ f 8,0 xuống f 0,7 mm), máy kéo trung (làm nhỏ đường kính dây đồng từ f 2,6 xuống f 0,7mm), và máy kéo tinh (làm nhỏ đường kính dây đồng từ f 1,2 xuống f 0,17 mm). - Trong quá trình kéo rút dây đồng, hệ thống bơm dầu tuần hoàn sẽ bơm dầu làm mát vào đầu khuôn rút, làm giảm nhiệt sinh ra do ma sát, bôi trơn và bảo vệ khuôn. Hệ thống bơm dầu tuần hoàn này lắp cho từng thiết bị và không thải ra ngoài. * Ủ mềm (3) - Quá trình ủ mềm dây đồng (nhôm) nguyên liệu nhằm phục hồi độ mềm dẻo và sáng bóng của dây sau công đoạn kéo rút, trước khi đưa vào sang công đoạn bện hoặc bọc nhựa. - Môi trường để ủ đồng (nhôm) là lò ủ chứa khí Nitơ ở nhiệt độ cao. - Qúa trình ủ đồng cũng cần hệ thống bơm nước làm mát để bảo vệ gioăng cao su của nắp nồi ủ khỏi hư hỏng do nhiệt. Nước sử dụng trong công đoạn này chỉ làm mát nên được thải xuống đường thoát nước chung. * Bện (4) - Bện là công đoạn tạo dây mạch cho quá trình bọc vỏ cách điện hoặc vỏ bảo
Luận văn liên quan