Đà Nẵng là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ của miền
Trung và Việt Nam
. Qua hơn 10 năm phát triển, Đà Nẵng đã tập trung đầu tư hạ tầng đô thị,
phát triển dịch vụ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Về kinh tế, tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2006÷2010 đạt 11%; trong cơ cấu
GDP của Đà Nẵng, công nghiệp − xây dựng chiếm 46,5 %, dịch vụ chiếm 50,5 % và nông
nghiệp chiếm 3,0%
Về mặt xã hội, Đà Nẵng đã và đang tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
thành phố thông qua các phong trào như “Vì một thành phố Xanh-Sạch-Đẹp", "Xây dựng nếp
sống văn minh đô thị", "Phòng chống tệ nạn xã hội" và qua các chương trình như “Chương
trình 5 không”, “Chương trình 3 có”,
Về mặt môi trường và quản lý khai thác tài nguyên, thành phố đang nỗ lực thực hiện đề án
“Đà Nẵng − Thành phố Môi trường” vào năm 2020, khởi đầu bằng việc xóa bỏ các “điểm
nóng” ô nhiễm môi trường trong thành phố và triển khai các hoạt động thân thiện với môi
trường trong công nghiệp, dịch vụ, giáo dục và đào tạo, quản lý đô thị, nhằm đạt được các
chỉ tiêu của thành phố môi trường.
cho Việt Nam đến năm 2100, ở vùng Nam trung bộ, nhiệt độ không
khí sẽ tăng thêm từ 0,3÷2,8°C; lượng mưa sẽ giảm từ 2,8÷18% vào mùa khô và tăng từ
0,8÷15,2% vào mùa mưa; mực nước biển sẽ dâng cao thêm từ 11÷100 cm.
24 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4591 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu ở thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu ở thành phố Đà Nẵng
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................................................ 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................................................. 2
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................................................... 4
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ...................................................................... 6
1.1 NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BĐKH HIỆN TẠI ..................................................................................................... 6
1.1.1 Nhiệt độ không khí .............................................................................................................................. 6
1.1.2 Tốc độ gió ........................................................................................................................................... 6
1.1.3 Lượng mưa .......................................................................................................................................... 7
1.1.4 Bão ...................................................................................................................................................... 7
1.1.5 Dòng chảy và lũ lụt ............................................................................................................................. 7
1.1.6 Triều cường ......................................................................................................................................... 7
1.2 TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ................................................................................................................................ 8
1.2.1 Ngập úng ............................................................................................................................................. 8
1.2.2 Thiệt hại kinh tế và sinh mạng ............................................................................................................ 8
1.2.3 Đối tượng dễ bị tổn thương - các hộ nghèo ........................................................................................ 8
1.2.4 Sạt lở bờ biển ...................................................................................................................................... 9
1.3 KỊCH BẢN BĐKH Ở ĐÀ NẴNG ..................................................................................................................... 9
1.3.1 Kịch bản BĐKH ở Đà nẵng ................................................................................................................ 9
1.3.2 Tác động của BĐKH ở Đà Nẵng ...................................................................................................... 11
CHƯƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI ỨNG PHÓ .......................................................................... 14
2.1 NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC ................................................................................. 14
2.2 TÍCH HỢP HOẶC LỒNG GHÉP BĐKH VÀO CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH
PHỐ, CỦA NGÀNH VÀ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG .................................................................................................... 14
2.3 TRIỂN KHAI CÁC ĐỀ XUẤT ỨNG PHÓ VỚI BĐKH CỦA NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ ĐỊA PHƯƠNG ......................... 14
2.4 THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH ............................................................................................................................... 15
2.5 HỢP TÁC QUỐC TẾ ...................................................................................................................................... 15
2.6 GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ................................................................................................................................. 15
CHƯƠNG 3: CÁC DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT ƯU TIÊN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐÀ
NẴNG ................................................................................................................................................................. 16
3.1 DANH MỤC DỰ ÁN ĐANG THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2011-2015 ...................................................................... 16
3.2 DANH MỤC CÁC ĐỀ XUẤT ƯU TIÊN CAO ..................................................................................................... 16
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................................................... 18
PHỤ LỤC ........................................................................................................................................................... 19
PHỤ LỤC 1 – DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ LIÊN QUAN TRONG GIAI ĐOẠN
2011-2015 ....................................................................................................................................................... 19
PHỤ LỤC 2 – DANH MỤC ƯU TIÊN CÁC ĐỀ XUẤT ỨNG PHÓ VỚI BĐKH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2011-
2020 ................................................................................................................................................................ 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................... 24
Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu ở thành phố Đà Nẵng
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACCCRN : Mạng lưới các thành phố châu Á có khả năng chống chịu với BĐKH
AFD : Cơ quan phát triển Pháp
ATNĐ : Áp thấp nhiệt đới
BCĐ : Ban chỉ đạo
BĐKH : Biến đổi khí hậu
CCCO : Văn phòng thuộc BCĐ ứng phó BĐKH và NBD thành phố Đà Nẵng
CP : Chính phủ
CSHT : Cơ sở hạ tầng
ĐDSH : Đa dạng sinh học
ĐKTN : Điều kiện tự nhiên
DBTT : Dễ bị tổn thương
DL : Du lịch
GD : Giáo dục
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GIZ : Tổ chức quốc tế Đức
GTVT : Giao thông vận tải
HTCN : Hạ tầng cấp nước
IPCC : Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
KH&ĐT : Kế hoạch và đầu tư
KHCN : Khoa học Công nghệ
KH : Kế hoạch
KTTV : Khí tượng thủy văn
KT-XH : Kinh tế - Xã hội
NBD : Nước biển dâng
NĐ : Nghị định
NL : Năng lượng
NGO : Tổ chức phi chính phủ
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức
QĐ : Quyết định
QLRRTT : Quản lý rủi ro thiên tai
QLTH : Quản lý tổng hợp
TBNN : Trung bình nhiều năm
TNMT : Tài nguyên môi trường
TTg : Thủ tướng
UBND : Ủy Ban Nhân Dân
YT : Y tế
Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu ở thành phố Đà Nẵng
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Các vị trí và nguyên nhân gây ngập úng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ................. 8
Bảng 2. Kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam đến năm 2100 ................................................. 9
Bảng 3. Kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ ở Đà Nẵng ........................................................... 10
Bảng 4. Kịch bản BĐKH đối với lượng mưa ......................................................................... 10
Bảng 5. Tác động của BĐKH đến vùng địa lý, ngành và đối tượng dễ bị tổn thương ........... 13
Bảng 6. Danh mục các dự án đang thực hiện ứng phó với BĐKH ở Đà Nẵng giai đoạn 2011-
2015 ................................................................................................................................ 16
Bảng 7. Danh mục các đề xuất ưu tiên cao ứng phó với BĐKH ở Đà Nẵng giai đoạn 2011-
2020 ................................................................................................................................ 16
Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu ở thành phố Đà Nẵng
4
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Biến trình nhiệt độ trượt 5 năm từ 1976÷2006 tại Đà Nẵng........................................ 6
Hình 2. Tốc độ gió mạnh nhất ở trạm Đà Nẵng ....................................................................... 6
Hình 3. Đường đi của bão những năm gần đây ........................................................................ 7
Hình 4. Đường đi của bão Xangsane 2006 ............................................................................... 7
Hình 5. Bản đồ nền (trên, trái) và ngập lụt ở Đà Nẵng do lũ kết hợp với mức nước biển dâng
0,3m (trên, phải), 0,5m (dưới, trái) và 1m (dưới, phải) .................................................. 11
Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu ở thành phố Đà Nẵng
5
LỜI GIỚI THIỆU
Đà Nẵng là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ của miền
Trung và Việt Nam1. Qua hơn 10 năm phát triển, Đà Nẵng đã tập trung đầu tư hạ tầng đô thị,
phát triển dịch vụ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Về kinh tế, tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2006÷2010 đạt 11%; trong cơ cấu
GDP của Đà Nẵng, công nghiệp − xây dựng chiếm 46,5 %, dịch vụ chiếm 50,5 % và nông
nghiệp chiếm 3,0%2.
Về mặt xã hội, Đà Nẵng đã và đang tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
thành phố thông qua các phong trào như “Vì một thành phố Xanh-Sạch-Đẹp", "Xây dựng nếp
sống văn minh đô thị", "Phòng chống tệ nạn xã hội" và qua các chương trình như “Chương
trình 5 không”, “Chương trình 3 có”,…
Về mặt môi trường và quản lý khai thác tài nguyên, thành phố đang nỗ lực thực hiện đề án
“Đà Nẵng − Thành phố Môi trường” vào năm 2020, khởi đầu bằng việc xóa bỏ các “điểm
nóng” ô nhiễm môi trường trong thành phố và triển khai các hoạt động thân thiện với môi
trường trong công nghiệp, dịch vụ, giáo dục và đào tạo, quản lý đô thị,… nhằm đạt được các
chỉ tiêu của thành phố môi trường.
Theo kịch bản BĐKH3 cho Việt Nam đến năm 2100, ở vùng Nam trung bộ, nhiệt độ không
khí sẽ tăng thêm từ 0,3÷2,8°C; lượng mưa sẽ giảm từ 2,8÷18% vào mùa khô và tăng từ
0,8÷15,2% vào mùa mưa; mực nước biển sẽ dâng cao thêm từ 11÷100 cm.
Với những biến đổi của khí hậu như trên, tác động của BĐKH đến thành phố sẽ ngày càng
gia tăng. Vì thế, việc chủ động trong việc ứng phó với BĐKH sẽ là hành động cần thiết và
cấp bách nhằm giảm mức độ tác động bất lợi của BĐKH gây ra, đồng thời tăng cường khả
năng ứng phó với BĐKH cho thành phố nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu phát
triển của thành phố đã đề ra từ nay cho đến năm 2020.
Bản Kế hoạch ứng phó với BĐKH này được xây dựng dựa vào Chương trình mục tiêu quốc
gia ứng phó với BĐKH4; Kịch bản BĐKH cho Việt Nam; Khung hướng dẫn xây dựng Kế
hoạch hành động ứng phó với BĐKH5; Kết quả nghiên cứu của dự án ACCCRN; Quy hoạch
tổng thể phát triển KT-XH Đà Nẵng đến năm 2020; Niên giám thống kê của Đà Nẵng; kết
quả điều tra, khảo sát và tham vấn các tổ chức, cá nhân trong thành phố do Sở Tài nguyên và
Môi trường tổ chức thực hiện.
1
2
3 Bộ TNMT 2009, “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt nam”
4 Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg v/v ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH
5 Công văn số 3815/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 13 tháng 10 năm 2009 về Khung hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành
động ứng phó với biến đổi khí hậu
Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu ở thành phố Đà Nẵng
6
CHƯƠNG 1: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG
1.1 Những biểu hiện của BĐKH hiện tại
Hoàn lưu khí quyển có vai trò quan trọng trong việc hình thành khí hậu Đà Nẵng và là
nguyên nhân cơ bản làm cho các yếu tố khí hậu thay đổi theo mùa. Mùa mưa diễn ra từ
tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8.
Theo địa hình, Đà Nẵng có thể chia ra 2 vùng khí hậu: (1) vùng khí hậu đồng bằng ven biển,
(2) vùng khí hậu trung du, miền núi. Vùng (1) có nền nhiệt độ cao, khô hạn xảy ra từ tháng
2÷8 và mưa lớn diễn ra từ tháng 9÷12. Vùng (2) có nền nhiệt độ thấp hơn nhưng lượng mưa
nhiều hơn so với vùng (1) và là vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ quét.
1.1.1 Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung
bình năm ở Đà Nẵng từ
25÷26°C. Mùa đông,
nhiệt độ trung bình ở
vùng đồng bằng ven biển
từ 21,5÷22°C, ở vùng núi
cao từ 12÷19°C. Mùa hạ,
nhiệt độ không khí trung
bình 29°C ở vùng đồng
bằng ven biển và từ
19÷26°C ở vùng núi cao.
Hình 1. Biến trình nhiệt độ trượt 5 năm từ 1976÷2006 tại Đà Nẵng
Phân tích số liệu nhiệt độ trung bình ở Đà Nẵng trong thời kỳ 1976÷2006 chúng tôi nhận
thấy có sự gia tăng đáng kể của nhiệt độ không khí trung bình trượt 5 năm (hình 1).
1.1.2 Tốc độ gió
Hướng gió thịnh hành ở Đà
Nẵng: từ 9 đến tháng 3 là
hướng Bắc, Đông và
Tây−Bắc; từ tháng 4 là
hướng Đông; và từ tháng 5
đến tháng 8 là hướng Đông
và Tây−Nam. Tốc độ gió
20m/s và 40m/s có tần suất
tương ứng là 4% và 2%. Từ
1976÷1995, có 3 lần tốc độ
gió > 30m/s xảy ra vào các
năm 1986, 1996 và 2007.
Từ 1996÷2006, mức biến đổi tốc độ gió cao hơn so với giai đoạn từ 1976÷1996 (hình 2).
Hình 2. Tốc độ gió mạnh nhất ở trạm Đà Nẵng
Nguồn: BTNMT, 2009
Nguồn: BTNMT, 2009
Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu ở thành phố Đà Nẵng
7
1.1.3 Lượng mưa
Mùa mưa diễn ra từ tháng 9÷12 với tổng lượng mưa năm từ 2.000÷2.700mm. Phân bố lượng
mưa không đều theo tháng (40÷60% lượng mưa năm tập trung vào các tháng 10 và 11) và
theo địa hình (đỉnh Bà Nà có lượng mưa 5.000 mm/năm). Mùa khô (tháng 1÷8) có lượng
mưa thay đổi theo thời gian: từ tháng 1÷4 có tổng lượng mưa rất nhỏ (8%); các tháng 5, 6 có
mưa tiểu mãn; tháng 7 và 8 ít mưa có gió Tây−Nam khô nóng nên đây là thời kỳ khô hạn
trong năm, đồng thời cũng là thời điểm xảy ra xâm nhập mặn ở các dòng sông.
1.1.4 Bão
Hàng năm, có 1 cơn bão hay áp thấp nhiệt đới có gió từ cấp 6 trở lên ảnh hưởng đến Đà
Nẵng. Đường đi của các cơn bão trong những năm gần đây6 (hình 3) rất khó dự đoán.
Hình 3. Đường đi của bão những năm gần đây Hình 4. Đường đi của bão Xangsane 2006
Ngày 01/10/2006, bão Xangsane (lớn nhất trong 70 năm qua) đã đi vào Đà Nẵng7 (hình 4)
và tàn phá nhiều công trình, tổng thiệt hại lên đến 5.300 tỷ đồng, 35 người thiệt mạng, hơn
10.000 hộ gia đình (≈ 40.000 người) phải sơ tán ra khỏi nhà đến nơi trú ẩn an toàn.
1.1.5 Dòng chảy và lũ lụt
Dòng chảy trong năm tập trung trong mùa mưa (từ tháng 9÷12), trong đó dòng chảy lũ lại
tập trung chủ yếu trong tháng 10, 11 (tổng dòng chảy trong các tháng mùa lũ chiếm từ
70÷80% tổng lượng dòng chảy trong năm). Lũ thường xuất hiện vào các tháng 10, 11 với
cấp báo động 2, 3 chiếm 80% tổng số trận lũ năm. Trung bình mỗi năm, Đà Nẵng có 3 trận
lũ xảy ra trên các đoạn sông ở khu vực Tây−Nam của thành phố (khu vực tiếp giáp với
Quảng Nam có sông Yên đổ vào).
1.1.6 Triều cường
Thành phố Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của nhật triều không đều. Thời gian nhật triều trong
tháng là khoảng 20 ngày với biên độ nhật triều từ 1,2÷1,5 m. Vào mùa mưa, các trận mưa
trùng với biên độ của triều cường có thể gây ra sự chênh lệch từ 0,4÷1.0 m giữa đỉnh triều
với mực nước sông cao nhất.
6
7
Nguồn: TTDBKT&TV trung ương, 2006 Nguồn: TTDBKT&TV trung ương, 2006
Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu ở thành phố Đà Nẵng
8
1.2 Tác động của BĐKH
1.2.1 Ngập úng
Trong khu vực nội thành, nhiều đường phố bị ngập úng khi có mưa to hay bão lụt (bảng 1
gây ra nhiều trở ngại cho giao thông trong khu vực nội thành.
Bảng 1. Các vị trí và nguyên nhân gây ngập úng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Quận Các đường giao thông bị ngập úng Nguyên nhân
Hải Châu
Núi Thành, Quang Trung, Trần Phú Đường trũng, nước thoát kém
Đống Đa, Phan Chu Trinh Cống cũ, thoát nước kém
Đầu cầu Tuyên Sơn Chưa đấu nối cống thoát nước
Thanh Khê Lê Duẩn-Hoàng Hoa Thám, hồ Thạc Gián – Vĩnh Trung, Hà Huy Tập, Đỗ Quang Đường trũng, nước thoát kém
Sơn Trà
Phan Bá Phiến, Phó Đức Chính Chưa có cống thoát nước
Nguyễn Công Trứ - Ngô Quyền, Trần Quang Diệu Đường trũng, nước thoát kém
Ngũ Hành Sơn
Nguyễn Duy Trinh Chưa có cống thoát nước
K20 Đường trũng, nước thoát kém
Liên Chiểu Tô Hiệu, Phạm Như Xương, Lạc Long Quân, Nam Cao, đường số 11 khu công nghiệp Hòa Khánh Đường trũng, nước thoát kém
Hòa Vang
Quốc lộ 1A (Cầu Đen), Quốc lộ 14B (Cầu Lòng,
Phẳng) Đang thi công cầu, đường
ĐT601, ĐH 409 Đường trũng, nước thoát kém
1.2.2 Thiệt hại kinh tế và sinh mạng
Một số cơn bão, mưa lớn ở Đà Nẵng trong những năm qua như sau:
− Bão Chan Chu (tháng 5/2006) đã chết 227 ngư dân Việt Nam (74 ngư dân của Đà
Nẵng);
− Bão Xangsane (2006) làm hư hỏng 810 tàu cá (Sơn Trà có 345 tàu, Cẩm Lệ 386 tàu,
Thanh Khê 79 tàu); 33 người chết, 289 người bị thương; 14.138 ngôi nhà bị sập hoàn
toàn, 42.691 ngôi nhà bị hư hỏng nặng;
− Lũ lớn năm 2007 làm mất 9.500 tấn lúa, 760 ha rau màu; hỏng các đường giao thông
(đường ĐT 602, ĐT 604, đường Âu Cơ), sạt lở cầu (Phú Lộc, ngầm Nà Gối), sạt lở
đường ven biển (Hoàng Sa, Nguyễn Tất Thành;
− Bão, lũ (Tháng 11/1998) làm mất rau màu trên 1.300 ha (quận Ngũ Hành Sơn: 520
ha; Hoà Vang: 780 ha); tàn phá 400 ha mía, 1.200 ha cây ăn quả ở huyện Hoà Vang;
mất trắng thủy sản nuôi trên diện tích 750 ha (Huyện Hoà Vang có 50 ha, quận Liên
Chiểu 150 ha, Hải Châu 100 ha, Ngũ Hành Sơn 150 ha và Sơn Trà có 300 ha).
1.2.3 Đối tượng dễ bị tổn thương - các hộ nghèo
Nông dân, ngư dân và người dân sống ven biển, bị đe dọa bởi thiên tai. Năm 2009, có 19,3%
(32.796 hộ/170.268 hộ) hộ nghèo (thu nhập dưới 500.000 đ/người-tháng khu vực nội thị và
Nguồn: UBND TP Đà Nẵng, 2010
Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu ở thành phố Đà Nẵng
9
400.000 đ/người-tháng khu vực nông thôn). Trong tổng số 32.796 hộ nghèo, có 1.000 hộ đặc
biệt khó khăn không thể thoát nghèo. Các hộ nghèo phân bố chủ yếu ở các quận, huyện như
sau: Sơn Trà (21,3%), Ngũ Hành Sơn (28,5%), Liên Chiểu (24,8%) và huyện Hòa Vang
(27,6%) và các địa bàn này cũng chính là nơi thường chịu tác động của thiên tai.
1.2.4 Sạt lở bờ biển
Trong những năm qua, gió mạnh kết hợp triều cường đã làm xói lở bờ biển, ăn sâu vào đất
liền đến 50m, làm sạt lở các đường giao thông ở nhiều quận như Liên Chiểu, Thanh Khê và
Sơn Trà. Riêng quận Liên Chiểu, sạt lở 400m đường bờ biển, vệt lở ăn sâu vào đất liền trên
100m thuộc các tổ dân phố số 29 và 30, khu vực dân cư phía Bắc ghềnh Nam Ô, làm mất
khu rừng cây phi lao ven biển, gần 40 ngôi mộ buộc phải di dời khẩn cấp trước khi bị nước
biển nhấn chìm, hơn 750 héc ta đất sản xuất và gần 100 hộ dân sống dọc biển Nam Ô luôn
phải sống trong nỗi ám ảnh bởi sự xâm thực của sóng biển, đất sinh hoạt của người dân nơi
đây đang ngày càng bị thu hẹp bởi biển ngày càng “ăn” sâu vào đất liền. Đoạn đê dài gần 2
km chạy dọc sông Cu Đê (đoạn cầu Nam Ô, thuộc phường Hòa Hiệp Bắc) cũng bị sạt lở
nghiêm trọng, đe dọa đến sự an toàn của cầu Nam Ô.
1.3 Kịch bản BĐKH ở Đà Nẵng
1.3.1 Kịch bản BĐKH ở Đà nẵng
Đà Nẵng thuộc vùng khí hậu Nam trung bộ nên chúng tôi sử dụng kịch bản BĐKH ở Việt
nam8 (vùng khí hậu Nam trung bộ) làm kịch bản BĐKH cho thành phố Đà Nẵng.
1.3.1.1 Nhiệt độ không khí
Mức gia tăng nhiệt độ không khí ở Đà Nẵng sẽ cao hơn ở Tây nguyên, ngang bằng với mức
gia tăng nhiệt độ ở Nam bộ và thấp hơn mức gia tăng ở các vùng khác ở nước ta9.
Mức gia tăng của nhiệt độ không khí trung bình năm trong thời kỳ từ 2020÷2100 là khá lớn
(từ 0,4÷2,4°C) so với nhiệt độ trung bình năm của thời kỳ 1980÷1999 (bảng 2). Đến năm
2050, mức gia tăng nhiệt độ sẽ là 0,9÷1,0°C tùy theo kịch bản phát thải.
Bảng 2. Kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ ở Đà Nẵng
Năm
Mức tăng nhiệt độ (°C) trung bình năm
so với thời kỳ 1989-1999
B1 B2 A2
2020 0,40 0,40 0,40
2030 0,60 0,50 0,50
2040 0,70 0,70 0,80
2050 0,90 0,90 1,00
2060 1,00 1,20 1,20
2070 1,20 1,40 1,50
2080 1,20 1,60 1,80
2090 1,20 1,80 2,10
8 Bộ TNMT 2009