Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp

Các quy định về điều kiện, thủtục xét chọn trọng tài nên đối với trung tâm trọng tài Quốc tếViệt nam và các trung tâm trọng tài kinh tếtheo Nghị định 116/CP cũng rất khác nhau, sựkhông thống nhất của môi trường pháp lý này đã làm cho các trung tâm trọng tài kinh tếthiếu tính thống nhất vềchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơchếhoạt động có thểdẫn đến những sựhiểu biết khác nhau vềvai trò, vịtrí của các trung tâm trọng tài Việt Nam. Măc dù theo điều 61 PL/08 UBTVQH11 quy định các Tổchức trọng tài được thành lập trước ngày pháp lệnh này có hiêu lực phải sửa đổi bổsung Điều lệ, Quy tắc tốtụng trọng tài cho phù hợp với quy định của pháp lệnh trong thời hạn 12 tháng. Trong khi chờ đợi Nghị định thông tưvà các văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh số08 /PL UBTVQH11 thì những khó khăn trên vẫn tồn tại nhưmột thực trạng vướng mắc của pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tếbằng con đường trọng tài nước ta hiện nay, những vướng mắc này đã được sửa đổi, bổsung trong Pháp lệnh trọng tài thương mại số08/PL UBTVQH11 ban hành ngày 25/3/2003 đểviệc giải quyết tranh chấp kinh tế được phù hợp hơn, thuận lợi hơn nhằm hoàn thiện hệthống pháp luật vềgiải quyết tranh chấp kinh tếtại các Trung tâm trọng tài.

pdf28 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - 85 - hoạt động theo quy tắc trọng tài do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam, trong đó các trung tâm trọng tài kinh tế khác thì được Chủ tịch UBND cấp Tỉnh cho phép thành lập và sau đó hoạt động theo các Quy định 116/CP ngày 5/9/1994 của Chính phủ. ♦ Các quy định về điều kiện, thủ tục xét chọn trọng tài nên đối với trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam và các trung tâm trọng tài kinh tế theo Nghị định 116/CP cũng rất khác nhau, sự không thống nhất của môi trường pháp lý này đã làm cho các trung tâm trọng tài kinh tế thiếu tính thống nhất về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế hoạt động có thể dẫn đến những sự hiểu biết khác nhau về vai trò, vị trí của các trung tâm trọng tài Việt Nam. Măc dù theo điều 61 PL/08 UBTVQH11 quy định các Tổ chức trọng tài được thành lập trước ngày pháp lệnh này có hiêu lực phải sửa đổi bổ sung Điều lệ, Quy tắc tố tụng trọng tài cho phù hợp với quy định của pháp lệnh trong thời hạn 12 tháng. Trong khi chờ đợi Nghị định thông tư và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh số 08 /PL UBTVQH11 thì những khó khăn trên vẫn tồn tại như một thực trạng vướng mắc của pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường trọng tài nước ta hiện nay, những vướng mắc này đã được sửa đổi, bổ sung trong Pháp lệnh trọng tài thương mại số 08/PL UBTVQH11 ban hành ngày 25/3/2003 để việc giải quyết tranh chấp kinh tế được phù hợp hơn, thuận lợi hơn nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế tại các Trung tâm trọng tài. Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - 86 - CHƯƠNG III NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Ở NƯỚC TA I. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ Khi tham gia vào quan hệ hợp đồng kinh tế (HĐKT), một trong những vấn đề khó khăn nhất đối với các bên trong hợp đồng là khi có tranh chấp xảy ra thì phải chọn được cách giải quyết tranh chấp nhanh nhất, tiết kiệm chi phí và đáng tin cậy. Một phương pháp giải quyết tranh chấp (khiếu nại, hoà giải hay đi kiện ra toà án hoặc trọng tài) không thể luôn là phương án tối ưu đối với mọi tranh chấp mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người ta chọn phương pháp giải quyết tranh chấp này hay phương pháp kia. 1. Ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp giải quyết tranh chấp trước khi đi kiện: Như đã nêu, các phương pháp giải quyết tranh chấp trước khi đi kiện gồm có: khiếu nại và hoà giải. Các phương pháp này có những ưu điểm sau: Trước tiên, chúng thoả mãn tâm lý phổ biến của các nhà kinh doanh là không muốn dựa vào tài phán (Toà án hay Trung tâm trọng tài) để phân xử các tranh chấp ngay từ ban đầu. Khi tranh chấp phát sinh, các bên muốn mình hoặc thông qua người thứ 3 để dàn xếp tranh chấp theo con đường hữu nghị. Các phương pháp này được tiến hành dựa trên cơ sở ý chí tự nguyện của các bên đương sự, không ai có thể hiểu rõ mọi tình tiết, nguyên nhân tranh chấp bằng chính các bên tranh chấp, do vậy họ được quyền tự do lựa chọn cách giải quyết hợp tình hợp lý bằng chính những cố gắng và nỗ lực của bản thân họ. Vì lý do này, các phương pháp thương lượng trực tiếp có khả năng giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng. Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - 87 - Một ưu điểm nữa của các phương pháp này là những người trung gian (các hoà giải viên) nếu được lựa chọn thường là những người am hiểu lĩnh vực kinh tế, thương mại. Họ nắm bắt được nguyện vọng giải quyết tranh chấp nhanh chóng của các nhà kinh doanh cùng với khả năng thông thạo nghiệp vụ kinh doanh, lại không bị ràng buộc bởi những quy tắc pháp lý cứng nhắc, vì vậy người trung gian có thể dành toàn bộ thời gian cần thiết, nhanh chóng tìm ra phương pháp giải quyết tranh chấp có tính thuyết phục và có tính khả thi. Bí mật thông tin và bảo toàn uy tín đã trở thành một yêu cầu có tính chất sống còn của các nhà kinh doanh trên thương trường. Các phương pháp thương lượng trực tiếp với cách giải quyết kín đáo, không công khai, không ồn ào, không nghi thức rườm rà đã đáp ứng được nhu cầu của các nhà kinh doanh. Hơn nữa, các thành viên tham gia đóng vai trò chủ động tích cực trong việc xúc tiến các bước tiến hành nên họ có điều kiện biến các cuộc thương lượng thành những cuộc đàm phán có ý nghĩa và sẵn sàng chấm dứt việc thương lượng vô ích. Với tính chất linh hoạt như vậy, khiếu nại và hoà giải giúp các bên giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và thực sự có hiệu quả. Về khía cạnh pháp lý, các phương pháp này không ép buộc các bên tranh chấp từ bỏ hoặc trì hoãn việc đi kiện ra Toà án kinh tế hay các trung tâm trọng tài. Mặt khác, khiếu nại còn là bước bắt buộc khi đi kiện theo quy định của pháp luật Việt nam và trong quá trình giải quyết tranh chấp ở Toà án kinh tế, trung tâm trọng tài thì việc đạt được thoả thuận bằng con đường thương lượng được các cơ quan này rất hoan nghênh. Các phương pháp giải quyết tranh chấp trước khi đi kiện giúp các bên tranh chấp tự do lựa chọn phương pháp giải quyết hợp tình, hợp lý phù hợp với thực tiễn kinh doanh. Tuy nhiên, các phương pháp này cũng bộc lộ một số nhược điểm như các phương pháp này chỉ nên được áp dụng và có thể mang lại kết quả tốt khi các bên tranh chấp có thái độ hợp tác, tôn trọng lẫn nhau để cùng nhanh chóng giải quyết tranh chấp. Nếu một bên thiếu nhiệt tình, không có thiện chí thì việc vận dụng phương pháp này sẽ tốn thời gian vô ích. Vai trò của người trung gian chỉ dừng lại ở vai trò của người góp ý kiến, không có thẩm quyền ra quyết định phân xử. Nhược Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - 88 - điểm lớn nhất của các phương pháp này là phương án giải quyết tranh chấp được các bên nhất trí không có giá trị ràng buộc các bên và không được pháp luật cưỡng chế thi hành. Các phương pháp giải quyết tranh chấp mang lại cho các nhà kinh doanh cơ hội lựa chọn phương pháp theo đúng trình tự logic, phù hợp với những đặc trưng cơ bản của hoạt động kinh doanh. Đó là khi gặp phải tranh chấp, các bên liên quan đầu tiên nên tự giải quyết tranh chấp. Nếu chưa mang lại kết quả, các bên có thể nhờ một người thứ 3 đứng ngoài cuộc, sáng suốt góp ý kiến hoặc với nỗ lực của người thứ ba hoà giải viên mà tranh chấp vẫn chưa được giải quyết thì các bên mới giao tranh chấp cho cơ quan tài phán (toà án hay các trung tâm trọng tài). Phổ biến trong kinh doanh hiện nay, các nhà kinh doanh có xu hướng lựa chọn các phương pháp giải quyết tranh chấp trước khi đi kiện theo trình tự logic trên, tuỳ thuộc vào mối quan hệ kinh doanh giữa hai bên và tính chất vụ án tranh chấp. Song các phương pháp giải quyết tranh chấp trước khi đi kiện này chỉ có thể mang lại một phương pháp giải quyết tranh chấp không có giá trị pháp lý, không được pháp luật cưỡng chế thi hành và rõ ràng việc chấp hành phương án giải quyết đó phụ thuộc vào ý chí tự nguyện của các bên. Chính vì vậy, các nhà kinh doanh vẫn có nhu cầu tìm đến các phương pháp giải quyết tranh chấp có khả năng mang lại kết quả phân xử có hiệu lực pháp lý, ràng buộc các bên thi hành, về mặt lý thuyết, cả toà án và trọng tài đều có thể đáp ứng được yêu cầu đó. 2. Nhược điểm của đi kiện ở Toà án so với đi kiện ở các Trung tâm trọng tài: Toà án và các Tung tâm trọng tài đều là các cơ quan tài phán có thẩm quyền xét xử các tranh chấp kinh tế, mỗi cơ quan tài phán có một cách thức tổ chức hội đồng xét xử, cách thức giải quyết tranh chấp và phải tuân theo các quy tắc tố tụng khác nhau. Vậy toà án hay các Trung tâm trọng tài sẽ là cơ quan tài phán có khả năng đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp nhanh, tiết kiệm chi phí và có độ tin cậy cao của các nhà kinh doanh. Thực tiễn giải quyết tranh chấp ở toà án kinh tế trong những năm gần đây (từ 1994 đến nay) đã chứng tỏ các nhà kinh doanh gặp nhiều bất lợi khi đi kiện tại toà án kinh tế, những bất lợi đó là: a. Quyền tự do lựa chọn của các bên đương sự bị hạn chế: Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - 89 - Thông thường khi kiện ra toà án, nguyên đơn phải tiến hành kiện bị đơn tại toà án nơi bị đơn có trụ sở kinh doanh hay cư trú. Nguyên đơn không được tự do chọn Toà án kinh tế Tỉnh này hay toà án kinh tế Tỉnh kia để giải quyết tranh chấp mà phải tuân theo những quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ đối với Toà án các cấp, ngược lại, khi các bên quyết định giao vụ việc cho trọng tài giải quyết các bên có quyền quyết định tổ chức trọng tài nào sẽ xử tranh chấp giữa các bên. Toà án là cơ quan tư pháp của nhà nước, các quy định về Hội đồng xét xử rất phức tạp, cố định, khó có thể thay đổi được, các bên không được quyền tự do chọn các Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký toà án... theo ý của mình. Những người này đều do toà án chỉnh định. Trong khi đó các trung tâm trọng tài cho phép các bên đương sự chọn đích danh người mà mình cho là vô tư, có uy tín và am hiểu chuyên môn làm trọng tài viên. Điều này không thể tìm thấy trong tố tụng toà án. Hội đồng xét xử tại toà án có thẩm quyền phải tuân thủ các thủ tục cứng nhắc và các bên đương sự không được phép thay đổi các thủ tục đó. Ngược lại, các bên tham gia tố tụng trọng tài có thể lựa chọn và hoàn toàn có thể lập nên một quy tắc tố tụng trọng tài thích hợp cho tình tiết của vụ việc. Phải thừa nhận rằng quyền tự do trong công việc giải quyết tranh chấp một trong những bộ phận của quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo đảm lại bị hạm chế khi các bên giao tranh chấp cho toà án xét xử. b. Nhu cầu giải quyết tranh chấp nhanh, tiết kiệm chi phí khó được đáp ứng: Dựa vào phương pháp trọng tài để phân xử tranh chấp các bên tranh chấp được bảo đảm nguyên tắc tự do lựa chọn, do vậy họ có khả năng kiểm soát trình tự tiến hành của trọng tài và có thể đẩy nhanh tốc độ giải quyết tranh chấp của trọng tài nhằm thoả mãn yêu cầu kinh doanh của mình. Nhu cầu giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng khó có thể đáp ứng được bằng hình thức tố tụng toà án vốn là loại tố tụng được đặc trưng bởi nhiều cấp xét xử khác nhau từ sơ thẩm, phúc thẩm đến giám đốc thẩm, quyết định của toà án có thẩm quyền có thể bị kháng án lên ít nhất một hoặc đôi lần khi hai toà án ở cấp cao hơn, do đó kéo dài thời gian thưa kiện của các bên tranh chấp. Cũng do phải qua nhiều cấp xét xử trong một vụ kiện nên chi Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - 90 - phí cho vụ tranh chấp cũng tăng lên. Về điểm này trọng tài với nguyên tắc xét xử một lần có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các nhà kinh doanh. c Nhu cầu giải quyết tranh chấp bí mật của doanh nghiệp không được đáp ứng: Nguyên tắc xét xử công khai trong tố tụng toà án: Phiên họp xét xử tiến hành công khai, quyết định của toà án được công bố rộng rãi là điều mà các nhà kinh doanh tối kỵ. Kinh doanh trên thương trường không chỉ đơn giản là việc ký kết giao dịch trao đổi hàng hoá nhằm thu lợi nhuận mà gần như là tham gia vào chiến trường thương mại. Đối với các nhà kinh doanh, bí mật thông tin và uy tín kinh doanh là vấn đề sống còn, nên họ muốn tranh chấp được giải quyết một cách kín đáo không công khai. Chỉ có trọng tài với tư cách là một cơ quan xét xử không công khai, phán quyết không được công khai rộng rãi mới đáp ứng được nhu cầu chính đáng này của các nhà kinh doanh. d. Kiến thức chuyên môn của các Thẩm phán còn hạn chế: Việc phân xử các tranh chấp kinh tế do tính chất phức tạp, đa dạng và nhiều khía cạnh mang tính chất nghiệp vụ kinh doanh đòi hỏi người phân xử phải có trình độ pháp luật có kiến thức chuyên môn và bề dày kinh nghiệm về lĩnh vực thương mại và cả những tiêu chuẩn về đạo đức. Trong tố tụng ở toà án, các thẩm phán được đào tạo và tuyển dụng theo những tiêu chuẩn chặt chẽ có hiểu sâu về pháp luật nhưng thường bị hạn chế về kiến thức đối với lĩnh vực khác, đặc biệt là các kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh. Điều đó hạn chế phần nào năng lực đánh giá của họ, nhược điểm này được khắc phục ở tố tụng trọng tài. Trọng tài viên là các chuyên gia giỏi về tranh chấp được các bên đương sự tín nhiệm, đề cử ra để giải quyết các vụ tranh chấp cụ thể. Bằng năng lực chuyên môn của mình như: am hiểu về nghiệp vụ kinh doanh; hiểu biết chuyên sâu về pháp luật các trọng tài viên có khả năng xem xét, đánh giá sự việc đúng đắn, khách quan hơn. Trung tâm trọng tài yêu cầu trọng tài viên của mình phải có phẩm chất đạo đức tốt trung thực, vô tư khách quan có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, kinh tế và phải được cấp thẻ trọng tài viên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - 91 - Bên cạnh những nhược điểm trên, giải quyết tranh chấp bằng toà án còn có những Ưu điểm nhất định. Ưu điểm lớn nhất của tranh chấp bằng toà án: Toà án là cơ quan của nhà nước nên các bản án, quyết định của toà án được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của pháp luật. II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ 1. Các biện pháp phòng ngừa tranh chấp kinh tế: a. Xây dựng một HĐKT hoàn chỉnh: Tranh chấp có thể phát sinh ngay trong quá trình đàm phán, ký kết cũng như trong quá trình thực hiện HĐKT. Các quy định của pháp luật hiện hành là cơ sở pháp lý ràng buộc các bên tham gia HĐKT. Các bên trong HĐKT chỉ có thể dùng HĐKT, quy định của pháp luật có liên quan để bảo vệ quyền lợi của mình và buộc bên kia thực hiện nghĩa vụ quy định trong HĐKT. Đồng thời, khi có tranh chấp phát sinh, các bên căn cứ trước hết vào HĐKT để giải quuyết tranh chấp, Rõ ràng, HĐKT có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh tế. Tranh chấp phát sinhh trong quan hệ HĐKT là một trong các bên vi phạm nghĩa vụ HĐKT và gây thiệt hại cho bên kia. Nếu các nghĩa vụ đã được quy định rõ ràng và cụ thể trong HĐKT mà các bên vẫn vi phạm thì việc quy trách nhiệm không khó khăn. Song tranh chấp phát sinh sẽ phức tạp và khó giải quyết nếu HĐKT không quy định cụ thể, rõ ràng những nội dung liên quan. Do đó biện pháp phòng ngừa tranh chấp tốt nhất là xây dựng một HĐKT hợp pháp, chặt chẽ đầy đủ và rõ ràng. Một HĐKT hoàn hảo là một HĐKT kết hợp chặt chẽ được cả hai yếu tố, về mặt nghiệp vụ cũng như pháp luật, bao gồm các yếu tố về hình thức, chủ thể, nội dung các điều khoản của hợp đồng và chữ ký, con dấu của các bên. a.1 Về hình thức hợp đồng HĐKT chỉ có hiệu lực khi nó được thể hiện dưới hình thức văn bản. Do vậy, việc quy định hình thức văn bản cho HĐKT là cách tốt nhất để tránh phát sinh tranh chấp. Song có những thương vụ không cho phép soạn thảo đầy đủ mọi thoả thuận giữa các bên bằng một văn bản. Trong trường hợp này, để tránh tranh chấp các bên có thể ký kết HĐKT bằng các tài liệu giao dịch mang tính văn bản, có chữ ký của Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - 92 - các bên xác nhận nội dung trao đổi, thoả thuận như công văn, đơn chào hàng, đợt đặt hàng, giấy chấp nhận.... a.2 Về chủ thể hợp đồng Nội dung về chủ thể hợp đồng là nội dung không thể thiết được trong HĐKT. Chủ thể HDKT phải hợp pháp, theo quy định của pháp luật, chỉ có pháp nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh mới được phép ký kết HĐKT. Trước khi ký kết hợp đồng, các bên phải tìm hiểu kỹ tư cách chủ thể của nhau. Việc không tìm hiểu kỹ tư cách chủ thể của các bên có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Các bên có thể tìm hiểu tư cách chủ thể của nhau một cách trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan quản lý. Thông thường, các thông tin về chủ thể được nêu ngay ở phần đầu của HĐKT, bao gồm tên, địa chỉ, điện tín của các bên. Xác minh rõ những thông tin này, các bên có thể giảm bớt khả năng xảy ra tranh chấp. a.3 Về các điều khoản hợp đồng HĐKT có rất nhiều loại, mỗi loại có những nét đặc đặc thù riêng nên rất khó có thể đưa ra cách phòng ngừa tranh chấp phù hợp với tất cả các loại. Tuy nhiên, dù là loại này hay loại kia thì một HĐKT vẫn có những điều khoản bắt buộc, đó là các điều khoản chủ yếu của HĐKT, những điều khoản này quyết định gía trị pháp lý của HĐKT. Vì vậy, để tránh tranh chấp xảy ra, trước tiên các bên phải ký kết các điều khoản chủ yếu một cách hoàn chỉnh. - Điều khoản về ngày, tháng ký kết và các chủ thể của HĐKT: Ngày, tháng ký kết hợp đồng là điều khoản rất quan trọng và nhất thiết phải có trong HĐKT vì nó thường liên quan đến thời hạn hiệu lực của hợp đồng, có nhiều cách quy định thời hạn hiệu lực của hợp đồng khác nhau nhưng cách tốt nhất và hay được áp dụng nhất là căn cứ vào thời điểm ký kết hợp đồng. HĐKT có thể có hiệu lực từ khi ký kết hoặc các bên cũng có thể quy định như sau: HĐKT này bắt đầu có hiệu lực ngay sau khi ký kết. Do vậy, để hạn chế khả năng xảy ra tranh chấp, các bên nên ghi rõ ngày, tháng ký kết trong HĐKT. - Điều khoản về đối tượng HĐKT được tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước. Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - 93 - Đối với điều khoản này, trước hết các bên cần lưu ý đến tên đối tượng, có nhiều cách xác định tên đối tượng trong hợp đồng, tuỳ vào từng loại đối tượng cụ thể mà trong hợp đồng có cách ghi phù hợp. Nếu đối tượng trong hợp đồng có nhiều công dụng, thì các bên nên ghi công dụng hay mục địch sử dụng đính kèm theo tên của đối tượng. Như vậy, để tránh các tranh chấp về sau, khi quy định tên đối tượng, các bên ghi tên đối tượng (có thể là tên khoa học, tên thương mại hay tên thông thường) kèm theo một đặc điểm nào đó gắn với đối tượng như công dụng, nhãn hiệu, nơi sản xuất, nhà sản xuất (đối với hàng hoá) ... nhằm xác định chính xác đối tượng mà các bên muốn đề cập tới trong HĐKT. - Điều khoản về số lượng, khối lượng hoặc giá trị: Các bên trong quan hệ HĐKT có thể quy định một cách cụ thể số lượng, khối lượng hoặc giá trị của đối tượng hợp đồng, có nghĩa là, các bên có thể quy định 1000 tấn than hay 10.000 máy bơm... trong một HĐKT. Tuy nhiên, quy định như vậy thì tranh chấp sẽ xảy ra khi một bên vi phạm thoả thuận này ví dụ: giao thiếu 0,05 tấn than. Các quy định này chỉ phù hợp khi đối tượng hợp đồng có thể tính được theo cái, chiếc... Khả năng xảy ra tranh chấp sẽ giảm đi khi các bên áp dụng cách quy định phỏng chứng về số lượng, khối lượng và giá trị của đối tượng hợp đồng. Các quy định có dung sai như vậy phù hợp với hàng rời, trong thực tiễn ký kết HĐKT ở Việt Nam, các bên áp dụng cách quy định có dung sai chưa nhiều nhưng nếu các bên sử dụng phương pháp này, chắc chắn khả năng xảy ra tranh chấp sẽ giảm đi. - Điều khoản về chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật: Vấn đề chất lượng là vấn đề tương đối phức tạp, người ta có thể quy định chất lượng bằng nhiều cách. Trong thực tế, ba phương pháp quy định chất lượng sau đây được áp dụng phổ biến nhất, đó là: ♦ Căn cứ vào tiêu chuẩn để thoả thuận chất lượng, có thể là tiêu chuẩn nhà nước hoặc tiêu chuẩn địa phương. ♦ Thoả thuận chất lượng bằng sự mô tả tỉ mỉ; Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - 94 - ♦ Thoả thuận chất lượng theo mẫu hàng, thường được áp dụng đối với hàng hoá có chất lượng ổn định. Chọn phương pháp quy định chất lượng nào là tuỳ thuộc vào các bên và loại đối tượng trong quan hệ HĐKT, nhưng sự quy định của các bên về chất lượng trong hợp đồng càng chi tiết bao nhiêu thì khả năng xảy ra tranh chấp càng giảm đi bấy nhiêu. - Điều khoản về giá cả: Khi quy định giá cả trong hợp đồng các bên cần phải nêu rõ đơn vị tính giá và phương pháp định giá, chọn đơn vị tính giá cần căn cứ vào tính chất của đối tượng và thông lệ giao dịch đó trên thị trường. Giá trong hợp đồng có thể được quy định theo đơn vị khối lượng
Luận văn liên quan