Đối với mỗi con nguời, lao động là rất quan trọng, thông qua quá trình lao động sẽ đem lại của cải, vật chất và các giá trị tinh thần khác cho bản thân cũng như cho toàn xã hội. Trên phạm vi quốc gia, lao động là nhân tố quyết định sự phát triển của quốc gia đó. Do vậy mà lao động trở thành chiếm lược của mỗi quốc gia trên thế giới.
Nông nghiệp từ lâu đã là một lĩnh vực hoạt động sản xuất quan trọng để đảm bảo cuộc sống của con người. Hiện nay mặc dù con người đã đạt được trình độ phát triển rất cao về công nghệ và khoa học kỹ thuật cũng như nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhiều nước những trên thế giới vẫn phải sống vào hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. Việc phát triển nông nghiệp cũng như nhiều vấn đề liên quan đến nông dân, nông thôn là những đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Việt Nam là nước đi lên từ nền sản xuất nông nghiệp, đất nước trong thời gian dài phải gánh chịu nhiều hậu của của chiến tranh, đến nay nền kinh tế đang từng bước phát triển, với dân số trên 85 triệu người. Chính vì vậy việc giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề cấn thiết không chỉ quan trọng đối với Việt nam nói chung và giải quyết việc làm của xã Vĩnh Quỳnh nói riêng. Nông thôn là nơi dân số chiếm tỷ lệ cao và tập trung nhiều lao động nên tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm thường xuyên xảy ra, đây là khó khăn, trở ngại lớn cho quá trình CNH-HĐH đất nước, là lực cản chính trong công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, là nguyên nhân sâu xa phát sinh các tiêu cực, tệ nạn xã hội. Thực tế của nhiều nước trên thế giới cho rằng khi đã giải quyết được việc làm cho người lao động thì không những tạo ra sự phát triển ổn định cho nền kinh tế, mà đời sống của người lao động ngày càng được nâng cao về mọi mặt, từ đó làm giảm áp lực tiêu cực cho xã hội. Ở Việt Nam giải quyết việc làm cho người lao động được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Tại nhiều kỳ Đại hội vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn đã được đề cập đến, cụ thể tại Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX của Đảng công sản Việt Nam đã đưa ra nghị quyết: “ Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định phát huy yếu tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng cuả nhân dân”. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trường, chính sách và giải quyết việc làm cho người lao động, với định hướng phát triển nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động. Mặc dù vậy vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động vẫn đang cần sự quan tâm, giải quyết của toàn xã hội. ở Việt Nam, thực tế số dân tập trung ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ tương đối cao ( 80% tổng dân số), với gần 79% lao động sống và làm việc ở nông thôn, trong khi đó thực trạng đất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống do quá trình chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở, quy hoạch các công nghiệp và gia tăng dân số. đi đôi với vấn đề này là sự tăng nhanh dân số ở khu vực nông thôn, hàng năm số lao động bổ sung không ngừng tăng lên, vì sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tính mùa vịu trong sản xuất tạo ra nhiều thời gian nông nhàn với ngươi lao động nên xảy ra nhiều tiêu cực, tên nạn trong xã hội.
Huyện Thanh Trì nằm ở phía Nam của Thành phố với sự chuyển dịch cơ cấu CNNH-HĐH nhanh. Nhưng huyện Thanh Trì chủ yếu làm nông nghiệp. Theo điều tra về vấn đề lao động- việc làm của Huyện thì số người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm của Huyện mỗi năm lên tới 1200 người, trong đó số lao động có thời gian nhàn dỗi ở nông thôn trong Huyện chiếm tỷ lện cao. Nếu căn cứ vào quy hoạch của Huyện thì tương lai không xã, diện tích đất nông nghiệp còn bị thu hẹp và số lao động ở các xã cần việc làm còn tăng cao hơn nữa và sự di dời của người dân vùng thôn khác đến ngày càng tăng.
Chính vì vậy việc giải quyết việc làm không chỉ là yêu cầu cấp bách của riêng khu vực nông thôn mà đang là bức xúc cung của toàn xã hội nên cần được giải quyết.
Xuất phát từ những lý do trên em tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội”
78 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I
Đặt vấn đề
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Đối với mỗi con nguời, lao động là rất quan trọng, thông qua quá trình lao động sẽ đem lại của cải, vật chất và các giá trị tinh thần khác cho bản thân cũng như cho toàn xã hội. Trên phạm vi quốc gia, lao động là nhân tố quyết định sự phát triển của quốc gia đó. Do vậy mà lao động trở thành chiếm lược của mỗi quốc gia trên thế giới.
Nông nghiệp từ lâu đã là một lĩnh vực hoạt động sản xuất quan trọng để đảm bảo cuộc sống của con người. Hiện nay mặc dù con người đã đạt được trình độ phát triển rất cao về công nghệ và khoa học kỹ thuật cũng như nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhiều nước những trên thế giới vẫn phải sống vào hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. Việc phát triển nông nghiệp cũng như nhiều vấn đề liên quan đến nông dân, nông thôn là những đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Việt Nam là nước đi lên từ nền sản xuất nông nghiệp, đất nước trong thời gian dài phải gánh chịu nhiều hậu của của chiến tranh, đến nay nền kinh tế đang từng bước phát triển, với dân số trên 85 triệu người. Chính vì vậy việc giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề cấn thiết không chỉ quan trọng đối với Việt nam nói chung và giải quyết việc làm của xã Vĩnh Quỳnh nói riêng. Nông thôn là nơi dân số chiếm tỷ lệ cao và tập trung nhiều lao động nên tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm thường xuyên xảy ra, đây là khó khăn, trở ngại lớn cho quá trình CNH-HĐH đất nước, là lực cản chính trong công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, là nguyên nhân sâu xa phát sinh các tiêu cực, tệ nạn xã hội. Thực tế của nhiều nước trên thế giới cho rằng khi đã giải quyết được việc làm cho người lao động thì không những tạo ra sự phát triển ổn định cho nền kinh tế, mà đời sống của người lao động ngày càng được nâng cao về mọi mặt, từ đó làm giảm áp lực tiêu cực cho xã hội. ở Việt Nam giải quyết việc làm cho người lao động được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Tại nhiều kỳ Đại hội vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn đã được đề cập đến, cụ thể tại Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX của Đảng công sản Việt Nam đã đưa ra nghị quyết: “ Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định phát huy yếu tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng cuả nhân dân”. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trường, chính sách và giải quyết việc làm cho người lao động, với định hướng phát triển nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động. Mặc dù vậy vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động vẫn đang cần sự quan tâm, giải quyết của toàn xã hội. ở Việt Nam, thực tế số dân tập trung ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ tương đối cao ( 80% tổng dân số), với gần 79% lao động sống và làm việc ở nông thôn, trong khi đó thực trạng đất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống do quá trình chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở, quy hoạch các công nghiệp và gia tăng dân số... đi đôi với vấn đề này là sự tăng nhanh dân số ở khu vực nông thôn, hàng năm số lao động bổ sung không ngừng tăng lên, vì sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tính mùa vịu trong sản xuất tạo ra nhiều thời gian nông nhàn với ngươi lao động nên xảy ra nhiều tiêu cực, tên nạn trong xã hội.
Huyện Thanh Trì nằm ở phía Nam của Thành phố với sự chuyển dịch cơ cấu CNNH-HĐH nhanh. Nhưng huyện Thanh Trì chủ yếu làm nông nghiệp. Theo điều tra về vấn đề lao động- việc làm của Huyện thì số người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm của Huyện mỗi năm lên tới 1200 người, trong đó số lao động có thời gian nhàn dỗi ở nông thôn trong Huyện chiếm tỷ lện cao. Nếu căn cứ vào quy hoạch của Huyện thì tương lai không xã, diện tích đất nông nghiệp còn bị thu hẹp và số lao động ở các xã cần việc làm còn tăng cao hơn nữa và sự di dời của người dân vùng thôn khác đến ngày càng tăng.
Chính vì vậy việc giải quyết việc làm không chỉ là yêu cầu cấp bách của riêng khu vực nông thôn mà đang là bức xúc cung của toàn xã hội nên cần được giải quyết.
Xuất phát từ những lý do trên em tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Thực trạng về việc làm của lao động nông thôn ở tại xã Vĩnh Quỳnh- Thanh Trì, Hà Nội và đề xuất một số giải pháp để giải quyết việc làm cho người lao động.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm lao động cho lao động nông thôn.
- Phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp để giải quyết việc làm
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
a) Lao động nông thôn trong xã
b) Giải pháp tạo việc làm
1.3. 2. Phạm vi nghiên cứu
a) Phạm vi không gian: Tại địa bàn xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
b) Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình giải quyết việc làm cho lao động trong xã từ năm 2006 - 2008.
Phần II:
cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a. Khái niệm lao động:
Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua hoạt động đó con người tác động vào tự nhiên cải biến chúng thành những vật có lợi nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Bất kỳ một xã hội nào muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng sản xuất, điều đó có nghĩa là không thể thiếu lao động.
Lao động là hoạt động chính của xã hội, là nguồn gốc và động lực phát triển để phát triển xã hội. Sự phát triển của lao động, sản xuất là thước đo sự phát triển của xã hội.
Theo ănghen: Lao động đã sáng tạo ra con người và xã hội loài người. Vì vậy, xã hội càng văn minh thì tính chất, hình thức và phương pháp tổ chức lao động càng tiến bộ.
Dưới chủ nghĩa tư bản, lao động là hoạt động sáng tạo chính của người đã trở thành lao động bắt buộc, lao động cưỡng bước, lao động sản xuất ra những sản phẩm vật kỳ diệu cho người giàu những nó lại làm cho người nông dân bị bần cùng hóa.
Trong Chủ nghĩa xã hội thì mỗi con người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy sở trường và tính cách riêng của mình, ở đây không còn chế độ bóc lột người, một xã hội bình đẳng ai cũng có quyền lao động.
Nhờ đường lối của Đảng cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đưa đất nước bước vào thời kỳ CNH-HĐH chúng ta đã dần hình thành hệ thống quan điểm về đổi mới chính sách lao động và việc làm thì lý luận về lao động lại được đánh giá ở nhiều khía cạnh:
- Lao động là phương thức tồn tại của con người, nó gắn liền với lợi ích của con người, bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.
- Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường như hiện nay thì lao động được xem trên khía cạnh năng suất và chất lượng, hiệu quả gắn với trách nhiệm người lao động. Lao động phải đem lại lợi ích cho bản thân người lao động và xã hội, đáp ứng nhu cầu xã hội và đảm bảo cuộc sống của mình.
Phân loại lao động
* Lao động giản đơn và lao động phức tạp:
- Lao động giản đơn: là lao động không qua đào tạo, huấn luyện chuyên môn.
- Lao động phức tạp: là lao động đã qua đào tạo, huấn luyện về chuyên môn.
* Lao động cụ thể và lao động trừu tượng:
- Lao động cụ thể: là lao động nhằm mục đích cụ thể, lao động tạo ra giá trị sử dụng.
- Lao động trừu tượng: là lao động xã hội, tính chất xã hội biểu hiện ra qua quá trình trao đổi.
* Lao động sống và lao động quá khứ:
- Lao động sống: là hoạt động của lao động, là sự hao phí về trí lực và thể lực có mục đích của con người.
- Lao động quá khứ: là lao động thể hiện trong tư liệu sản xuất và các sản phẩm phục vụ cho con người.
b. Khái niệm việc làm
Việc làm là phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế xã hội và nhân khẩu, nó thuộc những vấn đề chủ yếu của toàn bộ đời sống xã hội. Tùy theo cách tiếp cận mà người ta có những cách định nghĩa khác nhau về việc làm.
Theo H.A Gowlop thì “ việc làm là mối quan hệ sản xuất nảy sinh do sự kết hợp giữa cá nhân người lao động và phương tiện sản xuất”.
Theo Huyhanto (Viện Hải ngoại Luân Đôn) thì việc làm theo nghĩa rộng là toàn bộ hoạt động kinh tế của một xã hội, là tất cả những gì liên quan đến cách kiếm sống của con người kể cả quan hệ sản xuất và các tiêu chuẩn hành vi tạo ra khuôn khổ của quá trình kinh tế.
Đối với Việt Nam, Bộ luật lao động đầu tiên của Việt Nam được Quốc hội thông qua đã khẳng định: “ Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị luật pháp ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm
Với khái niệm về việc làm như trên thì hoạt động được xác định là việc làm bao gồm:
- Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền và bằng hiện vật
- Những công việc tự làm để thu lợi cho bản thân hoặc thu nhập cho gia đình mình những không được trả công bằng tiền hoặc bằng hiện vật cho công việc đó.
Phân loại việc làm
Căn cứ vào thời gian thực hiện công việc. Tổ chức lao động quốc tế phân chia “việc làm” thành các loại:
- Việc làm ổn định và việc làm tạm thời: Căn cứ vào số thời gian có việc làm thường xuyên trong một năm.
- Việc làm đủ thời gian và việc làm không đủ thời gian: Căn cứ vào số giờ thực hiện công việc trong một tuần.
- Việc làm chính và việc làm phụ: Căn cứ vào khối lượng thời gian hoặc mức độ thu nhập trong việc thực hiện một công việc nào đó.
c. Khái niệm thất nghiệp
Thất nghiệp là tình cảnh của những người có khả năng lao động có nhu cầu lao động nhưng hiện tại không có việc làm, đang tích cực tìm hoặc đang chờ đợi trở lại làm việc. Người thất nghiệp, theo khái niệm dùng trong hệ thống kê lao động- việc làm ở Việt Nam là người đủ 15 tuổi trở lên thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế, mà trong tuần lễ trước điều tra không có việc làm và có nhu cầu làm việc nhưng không tìm được việc.
Có hoạt động đi tìm việc trong 4 tuần qua, hoặc không có hoạt động trong 4 tuần qua vì lý do không viết tìm việc ở đâu hoặc tìm mãi mà không được. Hoặc trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8 giờ, muốn sẵn sàng làm thêm những không tìm được việc.
Phân loại thất nghiệp
Thất nghiệp là hiện tượng phức tạp cần được phân loại để hiểu rõ về nó. Thất nghiệp được chia thành các loại sau:
Thất nghiệp là một gánh nặng nhưng gánh nặng đó rơi vào đâu, bộ phận dân cư nào, ngành nghề nào cần biết những điều đó để hiểu rõ về đặc điểm, tính chất, mức độ tác hại ... của thất nghiệp trong thực tế. Theo tiêu thức này ta có:
+ Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ)
+ Thất nghiệp chia theo lứa tuổi ( tuổi, nghề)
+ Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ thành thị, nông thôn)
+ Thất nghiệp chia theo ngành nghề
+ Thất nghiệp chia theo thành phần kinh tế ( quốc tế, ngoài quốc doanh)
+ Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc...
Căn cứ vào thời gian thất nghiệp, người thất nghiệp được chia thành: Thất nghiệp ngắn hạn và thất nghiệp dài hạn.
- Thất nghiệp ngắn hạn: Là thất nghiệp liên tục từ dưới 12 tháng tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước.
- Thất nghiệp dài hạn: Là người thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước.
Phần lớn các nước đều sử dụng khái niệm trên để xác định người thất nghiệp. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt khi xác định mức thời gian không có việc làm.
Trong khi phân loại cơ cấu các thị trường lao động hiện nay, thất nghiệp phân ra thành 3 loại khác nhau: Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp theo chu kỳ và thất nghiệp có tính cơ cấu.
Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do sự di chuyển không ngừng của con người giữa các vùng, các công việc hoặc là các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Thậm chí trong nền kinh tế có đầy đủ việc làm, vẫn luôn có một số chuyển động nào đó do người ta đi tìm việc làm khi tốt nghiệp các trường, hoặc chuyển đến một nơi sinh sống mới. Hay phụ nữ có thể quay trở lại lực lượng lao động sau khi có con. Do những công nhân thất nghiệp tạm thời thường chuyển công việc hoặc tìm những công việc mới tốt hơn, cho nên người ta thường cho rằng họ là những người thất nghiệp “tự nguyện”.
Thất nghiệp có tính cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, sự mất cân đối này có thể diễn ra vì mức cầu đối với một loại lao động tăng lên trong khi mức cầu đối với một loại lao động khác giảm đi, trong khi đó mức cung không được điều chỉnh nhanh chóng. Như vậy trong thực tế xảy ra sự mất cân đối trong các ngành nghề hoặc các vùng do một số lĩnh vực phát triển so với một số lĩnh vực khác và do quá trình đổi mới công nghệ. Nếu tiền lương rất linh hoạt trong những khu vực có nguồn cung cao và tăng lên trong những khu vực có mức cầu cao.
d. Khái niệm người có việc làm
- Người có việc làm: là người có đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân mà trong tuần lễ liền kề trước thời điểm điều tra có thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người được coi là có việc làm. ở nhiều nước sử dụng mức chuẩn này là 1 giờ, ở Việt Nam mức chuẩn này là 8 giờ.
Riêng với những người trong tuần lễ tham khảo không có việc làm vì các lý do bất khả kháng hoặc do nghỉ ốm, bị thai sản, nghỉ phép, nghỉ hè, đi học có hưởng lương, nhưng trước đó họ đã có một công việc nào đó với thời gian thực tế làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người được coi là có việc làm và họ sẽ tiếp tục trở lại chia làm việc bình thường sau thời gian tạm nghỉ, vẫn được tính là người có việc làm.
Căn cứ vào chế độ làm việc, thời gian thực tế và nhu cầu làm thêm của người được xác định là có việc làm trong tuần lễ trước điều tra. Người có việc làm chia thành hai nhóm: Người đủ việc làm và người thiếu việc làm.
- Người đủ việc làm: Là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo lớn hơn hoặc bằng 36 giờ nhưng không có nhu cầu làm thêm, hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn 36 tiếng nhưng bằng hoặc lớn hơn số giờ quy định đối với người làm các công việc nặng nhọc, độc hại.
- Người thiếu việc làm: Là người có số thời gian làm việc trong tuần lễ tham khảo dưới 36 giờ, hoặc ít hơn giờ chế độ quy định đối với các công việc nặng nhọc, độc hại, có nhu cầu làm thêm giờ và sẵn sàng làm việc khi có việc.
e. Khái niêm tạo việc làm
Tạo việc làm cho người lao động là giải quyết việc làm bằng nhiều cách khác nhau mục đích tạo ra việc làm cho những thất nghiệp không có việc làm để nâng cao thu nhập cho lao động.
* Có những cách nào giải quyết việc làm
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
- Phát triển tiểu thủ công nghiệp
- Phát triển các ngành nghề truyền thống
- Cho các hộ vay vốn để sản xuất kinh doanh
2.1.2. ý nghĩa tạo việc làm cho lao động
*Về mặt kinh tế:
Tạo việc làm là vấn đề được đặt ra ở nhiều quốc gia, kể cả các nước phát triển và đang phát tiển. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với một bộ phận dân cư, những người thiếu việc làm và thất nghiệp mà quan trọng hơn, nó tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
ở Việt Nam hiện nay, tạo việc làm cho người lao động trước hết sẽ tạo điều kiện để khai thác được tối đa những nguồn lực quan trọng còn đang tiềm ẩn như tài nguyên vốn, ngành nghề... thông qua lao động của con người. Khi người lao động có việc làm sẽ mang lại thu nhập cho bản thân họ và từ đó tạo ra tích lũy. Nhà nước không những không phải chi trợ cấp cho những người nghèo không có việc làm mà khi tạo việc làm cho họ, họ có thể mang lại tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Tăng tích lũy sẽ giúp cho sản xuất được mở rộng, thu hút thêm nhiều lao động. Mặt khác, khi người lao động có thu nhập, họ sẽ tăng tiêu dùng, từ đó làm tăng sức mua cho xã hội. Tăng tích lũy sẽ giúp cho sản xuất được mở rộng, tức là tác động đến tổng cung, tăng tiêu dùng sẽ làm cho tổng cầu của nền kinh tế. Nước ta luôn tồn tại tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm nghiêm trọng. Đại bộ phận dân cư có mức sống thấp, nhiều người lao động cần có việc làm và việc làm hiệu quả hơn. Tạo việc ở Việt Nam trong tình trạng hiện nay có một ý nghĩa to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và nâng cao thu nhập quốc dân.
*Về mặt xã hội:
Tạo việc làm là một vấn đề mang tính xã hội. Mỗi con người khi trưởng thành đều có nhu cầu chính đáng và cũng là quyền lợi của người lao động. Chính vì vậy giải quyết việc làm đầy đủ cho người lao động có ý nghĩ rất lớn đối với mỗi cá nhân và cả xã hội. Khi Chính phủ có chính sách tạo việc làm thỏa đáng, điều đó sẽ đem đến sự công bằng trong xã hội, tạo công ăn việc làm cho tất cả lao động. Từ đó mà mọi người lao động có thu nhập, không phải lo ăn bám, hạn chế được sự phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội có thể giảm bớt.
Ngược lại, nếu không giải quyết tốt việc làm cho người lao động, hiện tượng thất nghiệp và thiếu việc làm sẽ tăng lên. Điều này luôn gắn liền với sự gia tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cấp, ma túy... làm rối loạn trật tự an ninh xã hội, tha hóa nhân phẩm người lao động. Thất nghiệp ở mức cao còn gây ra sự bất ổn định về kinh tế và chính trị, có khi nó còn là tác nhân gây ra sự sụp đổ của cả một thể chế, làm mất niềm tin của người dân đối với Nhà nước và các Chính Đảng.
Tạo việc làm trên phạm vi rộng còn bao gồm cả những vấn đề liên quan đến phát triển nguồn lực và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động. Trên giác độ này, giải quyết việc làm góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm đáp ứng những yêu cầu của thị trường, đồng thời xây dựng nguồn lực lâu dài cho đất nước.
Giải quyết việc làm gắn với quá trình phân công theo ngành và theo lãnh thổ. Nếu như không có các biện pháp tạo mở việc làm hợp lý cho khu vực nông thôn, nhiều người lao động ở khu vực này sẽ ra thành thị để tìm việc làm, gây sức ép cho khu vực thành thị trên tất cả các mặt như: nhà cửa, điện nước, y tế, thậm chí gây ra cả những rối loạn về mặt xã hội.
2.1.3.Đặc điểm của lao động việc làm ở nông thôn
- Sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và chi phối mạnh mẽ của quy luật sinh học và các điều kiện tự nhiên cụ thể của từng vùng, tiểu vùng như: Đất đai, khí hậu, thời tiết… Quá trình sản xuất mang tính thời vụ trong nông nghiệp rất cao, thu hút lao động không đều, trong trồng trọt lao động chủ yếu tập trung chủ yếu vào thời điểm gieo trồng và thu hoạch, thời gian còn lại là rỗi rãi, đó là thời gian lao động “nông nhàn” . Trong nông thôn nông nhàn một bộ phận lao động nông thôn thường chuyển sang làm các công việc phi nông nghiệp hoặc đi sang các địa phương khác hành nghề để tăng thu nhập.
- ở nông thôn về cơ bản không có thất nghiệp hòan toàn nhưng lao động thiếu việc làm chiếm tỷ trọng cao, đây là vấn đề bức xúc hiện nay. Thực tế lao động nông nghiệp chia việc ra làm, nhất là trong các hộ gia đình do quỹ đất canh tác đã hạn hẹp nay lại càng bị giảm dần do sự phát triển mạng mẽ của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Với tốc độ tăng dân số như hiện nay, đất nông nghiệp ngày càng trở nên khan hiếm. Mặt khác, do cơ cấu ngành nghề nông nghiệp còn nhiều bất hợp lý, nhiều vùng còn sản xuất độc canh, phân tán nhỏ lẻ, cơ cấu kinh tế chậm biến đổi đã dẫn đến tình trạng sử dụng lao động không đúng mục đích, thiếu việc làm cho người nông dân.
- Khả năng thu hút lao động trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi vớia các cây trồng vật nuôi khác nhau là khác nhau, đồng thời thu nhập cũng rất khác nhau, vì vậy chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng thu dụng nhiều lao động là biện pháp tạo việc làm ngay trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn là khu vực tạo ra việc làm đáng kể bà thu nhập cao cho lao động nông thôn, việc phát triển các hoạt động này cũng phù hợp với xu thế CNH-HĐH nông thôn hiện nay.
- Việc làm trong nông thôn là những công việc giản đơn thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và công cụ cầm tay, dẽ học hỏi, dễ chia sẻ. Vì vậy, khả năng thu dụng lao động cao, những sản phẩm làm ra chất lượng thấp bà mẫu mã thường đơn điệu, năng suất lao động thấp nên thu nhập bình quân của lao động nông