Giảng dạy và nghiên cứu khoa học (NCKH) là hai nhiệm vụ cơ bản của Giảng viên
trong các trường đại học. Đây là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ với nhau, gắn kết
chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau.
Nghiên cứu khoa học giúp giảng viên mở rộng, tìm hiểu sâu kiến thức chuyên môn
để giảng dạy tốt hơn. Giảng viên không tham gia nghiên cứu khoa học thì sẽ khó có thể
cập nhật những kiến thức mới, bài giảng sẽ thiếu tính thực tiễn. Thông qua thực hiện đề
tài NCKH, giảng viên phải nghiên cứu tài liệu, cập nhật những thông tin mới, tìm ra
những tri thức mới nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn bổ trợ cho công tác giảng dạy.
Mặt khác tham gia NCKH sẽ góp phần phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, khả năng làm
việc độc lập, trau dồi tri thức và các phương pháp nhận thức khoa học của giảng viên.
Đồng thời hình thành ở giảng viên những phẩm chất của nhà nghiên cứu.
Hoạt động NCKHlà một lĩnh vực rất tốt để giáo viên tự khẳng định mình và thấy
được những hạn chế trong tri thức của mình để kịp thời bổ sung.Do vậy, có thể khẳng
định rằng, hoạt động KH tác động trực tiếp tới chất lượng giảng dạy, là thước đo năng lực
chuyên môn của giảng viên.
2 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giảng dạy kết hợp nghiên cứu khoa học của giảng viên tại trường ĐHCN Việt - Hung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢNG DẠY KẾT HỢP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐHCN VIỆT - HUNG
TS.Nguyễn Công Thuật – P. trưởng Khoa Ôtô
Giảng dạy và nghiên cứu khoa học (NCKH) là hai nhiệm vụ cơ bản của Giảng viên
trong các trường đại học. Đây là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ với nhau, gắn kết
chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau.
Nghiên cứu khoa học giúp giảng viên mở rộng, tìm hiểu sâu kiến thức chuyên môn
để giảng dạy tốt hơn. Giảng viên không tham gia nghiên cứu khoa học thì sẽ khó có thể
cập nhật những kiến thức mới, bài giảng sẽ thiếu tính thực tiễn. Thông qua thực hiện đề
tài NCKH, giảng viên phải nghiên cứu tài liệu, cập nhật những thông tin mới, tìm ra
những tri thức mới nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn bổ trợ cho công tác giảng dạy.
Mặt khác tham gia NCKH sẽ góp phần phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, khả năng làm
việc độc lập, trau dồi tri thức và các phương pháp nhận thức khoa học của giảng viên.
Đồng thời hình thành ở giảng viên những phẩm chất của nhà nghiên cứu.
Hoạt động NCKHlà một lĩnh vực rất tốt để giáo viên tự khẳng định mình và thấy
được những hạn chế trong tri thức của mình để kịp thời bổ sung.Do vậy, có thể khẳng
định rằng, hoạt động KH tác động trực tiếp tới chất lượng giảng dạy, là thước đo năng lực
chuyên môn của giảng viên.
Trong năm 2015, hoạt động NCKHcủa nhà Trường đã có những khởi sắc. Theo
thống kê, có 245 giáo viên tham gia các hoạt động NCKH trong đó có các đề tài khoa học
cấp Bộ và những bài báo đăng trên các tạp trí khoa học uy tín ở trong nước.Kết quả các
hoạt động NCKH này đã khẳng định năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ và góp
phần nâng cao năng lực và nghiệp vụ giảng dạy của giảng viên,thúc đẩy chất lượng đào
tạo của nhà trường.
Tuy nhiên, hoạt động chưa tương xứng với năng lực của đội ngũ giảng viên và yêu
cầu của một cơ sở giáo dục đại học. Các hoạt động khoa học công nghệ chưa thu hút được
nhiều giảng viên tham gia, trong năm học vẫn còn nhiều giảng viên chưa có hoạt động
khoa học công nghệ; số đề tài khoa học, bài báo khoa học đăng trên các tạp trí có phản
biện còn ít và chủ yếu là sản phẩm của quá trình NCS; chưa có công trình công bố trên tạp
chí quốc tế. Để có những giải pháp nâng cao số lượng và chất lượng NCKH trong năm
2016 và những năm tiếp theo cần xác định, hạn chế về năng lực và trong các quy định về
hoạt động khoa học. Theo tôi, có một số nguyên nhân sau:
+ Số lượng giảng viên có trình độ cao còn thiếu; việc phát triển đội ngũ chưa đi vào
chiều sâu;
+ Một số giảng viên chưa thực sự ý thức được trách nhiệm và vai trò của
NCKHthẫm trí có ý kiến, tư tưởng làm giảm nhiệt tình nghiên cứu khoa học;
+ Kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học chưa cao, các giảng viên chưa tìm hiểu,
chưa biết và hiểu rõ quyền lợi khi tham gia NCKH;
+ Quy định về hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) chưa thực sự tạo động
lực;việc thực hiện các tiêu chí hoạt động KHCN trong thi đua khen thưởng chưa thực hiện
triệt để;
Từ những nguyên nhân trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt
động nghiên cứu khoa học trong thời gian tới:
+ Cần chú trọng hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học, xác định đây là một
nhiệm vụ rất quan trọng đối với vị thế của một trường Đại học để từ đó thực hiện những
biện pháp vừa bắt buộc, vừa khuyến khích giáo viên nghiên cứu khoa học/sáng kiến cải
tiến. Tăng cường các hoạt động của hội đồng Khoa, tổ chức nhiều buổi sinh hoạt học
thuật ở cấp bộ môn, hoặc cấp khoa nhằm đưa hoạt động NCKH vào nề nếp và thực sự góp
phần nâng cao nhận thức của giáo viên.
+ Tổ chức các nhóm nghiên cứu trong các bộ môn hoặc liên bộ môn; chú trọng các
nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ để góp phần nâng cao thu nhập của cán
bộ giáo viên.
+ Mở rộng quan hệ đối ngoại để tiếp cận với những đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ, cấp Tỉnh và cấp Nhà nước. Điều chỉnh quy định về hoạt động khoa học công nghệđể
khuyến khích hơn nữa cán bộ giáo viên tham gia NCKH.
+ Tạo ra một môi trường nghiên cứu khoa học dân chủ, thân thiện, coi trọng học
thuật và giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động khoa học.
+ Giảng viên phải xác định nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ, là tiêu chuẩn về chất
lượng chuyên môn trong đánh giá, xếp loại thi đua, hoặc thể hiện đẳng cấp một giảng
viên; Tăng cường học tập nâng cao trình độ, chủ động quan hệ và giao lưu với các nhà
khoa học ngoài trường để học tập cũng như nắm bắt tình hình nghiên cứu và xu hướng
nghiên cứu. Chia sẻ ý tưởng khoa học với các thành viên khác, sử dụng sức mạnh tập thể
để xây dựng ý tưởng và phát triển đề tài, hướng nghiên cứu.
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động không dễ dàng, đòi hỏi phải đầu tư nhiều
công sức, tâm huyết nhưng có thể thành công hoặc thất bại. Do đó, phải xem xét việc thất
bại đó như một bài học, hãy chia sẻ với đồng nghiệp, rút kinh nghiệm làm lại hoặc xác
định lại hướng nghiên cứu để tiến tới thành công.
Trong giai đoạn hiện nay - sau 5 năm thành lập trường Đại học, việc đẩy mạnh
NCKH trong giảng viên lại càng có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
và uy tín của Nhà trường. Hoạt động khoa học rất tốt trong việc biến quá trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo, là cơ sở cần thiết để tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp
giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã
hội, hướng đến một trường đại học danh giá./.