Quá trình chuyển dịch nền kinh tếtheo hướng sản xuất
hàng hóa đã tạo nên sựcạnh tranh giữa các loại cây trồng.
Đặc biệt từsau năm 2000, với định hướng ngành nông
nghiệp sẽcó thêm một sốnông sản tham gia vào xuất khẩu
(mía đường, vừng, sắn, măng tre, bột giấy, thịt lợn) đã tác
động mạnh đến chuyển dịch cơcấu kinh tê nông nghiệp
nông thôn ởnhiều vùng trong cảnước. Sản xuất sắn của
nước ta đang đứng trước những cơhội và thách thức mới.
Cây sắn hiện đang chuyển đổi nhanh chóng từcây lương
thực truyền thống thành cây công nghiệp đánh dấu bước
phát triển mới của cây trồng này ởnước ta. Việt Nam đã
trởthành nước điển hình của châu Á và thếgiới vềviệc
tăng nhanh năng suất và sản lượng sắn,toàn quốc hiện có
53 nhà máy chếbiến tinh bột sắn với tổng công suất ước
đạt 2,2 - 3,8 triệu tấn củtươi/ năm tạo thuận lợi cho sản
xuất sắn.
Giáo trình Cây sắn được biên soạn nhằm đáp ứng nhu
cầu cấp thiết phục vụcông tác giảng dạy và học tập của
giáo viên và sinh viên ngành nông học, đông thời là tài liệu
tham khảo cho các cán bộnghiên cứu và khuyên nông.
107 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4720 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình cây sắn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PGS.TS. TRẦN NGỌC NGOẠN
GIÁO TRÌNH
CÂY SẮN
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2007
1
LỜI NÓI ĐẦU
Quá trình chuyển dịch nền kinh tế theo hướng sản xuất
hàng hóa đã tạo nên sự cạnh tranh giữa các loại cây trồng.
Đặc biệt từ sau năm 2000, với định hướng ngành nông
nghiệp sẽ có thêm một số nông sản tham gia vào xuất khẩu
(mía đường, vừng, sắn, măng tre, bột giấy, thịt lợn) đã tác
động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tê nông nghiệp
nông thôn ở nhiều vùng trong cả nước. Sản xuất sắn của
nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới.
Cây sắn hiện đang chuyển đổi nhanh chóng từ cây lương
thực truyền thống thành cây công nghiệp đánh dấu bước
phát triển mới của cây trồng này ở nước ta. Việt Nam đã
trở thành nước điển hình của châu Á và thế giới về việc
tăng nhanh năng suất và sản lượng sắn,toàn quốc hiện có
53 nhà máy chế biến tinh bột sắn với tổng công suất ước
đạt 2,2 - 3,8 triệu tấn củ tươi/ năm tạo thuận lợi cho sản
xuất sắn.
Giáo trình Cây sắn được biên soạn nhằm đáp ứng nhu
cầu cấp thiết phục vụ công tác giảng dạy và học tập của
giáo viên và sinh viên ngành nông học, đông thời là tài liệu
tham khảo cho các cán bộ nghiên cứu và khuyên nông.
Khi biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã cố gắng
tham khảo các tư liệu và cập nhật các thông tin về thành
tựu nghiên cứu và phát triển cây sắn trên thế giới và ở
nước ta. Song do thời gian và trình độ có hạn nên chắc
chắn không tránh khỏi những thiến sót. Chúng tôi rất mong
nhận được các ý kiên góp ý của các bạn đồng nghiệp và
các độc giả
Xin trân trọng cảm ơn
Tác giả
2
Chương 1
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ TRIỂN VỌNG
CỦA CÂY SẮN
1.1. Nguồn gốc, phân loại
1.1.1 Nguồn gốc
Lịch sử tiến hoá của cây sắn cũng như các cây có củ
khác là rất khó xác định được chính xác nguồn gốc phát
sinh. Bởi vì những di chỉ khảo cổ còn lại đối với các bộ phận
của cây có bột rất hiếm hoi, đặc biệt ở vùng đất thấp nhiệt
đới. Các nghiên cứu từ các chế tác của Côlômbia và
Vênêzuêla đã đưa ra bằng chứng rằng nghề trồng sắn có
cách đây từ 3000 đến 7000 năm (Reichel- Dolmantoff, 1957
và 1965; Rouse và Cruxent, 1963).
Đến cuối thế kỷ thứ 1 8, các tác giả, đặc biệt là Crantz (
1766) cho là tất cả những loài của chi Manihot đều cô nguồn
gốc từ châu Mỹ nhiệt đới. Tuy nhiên, năm 1772 Raynal đưa
ra ý kiến về nguồn gốc châu Phi, sau đó Humboldt, Brown,
Moreaudejonnes, Saint-Hilaire và De Candolle khẳng định
nguồn gốc châu Mỹ của cây trồng này. Năm 1886, đầu tiên
De Candolle coi Braxin là trung tâm phát sinh của loài.
Vavilov bênh vực quan điểm đó- giả thuyết gốc của ông là
trung tâm phát sinh của một cây trồng là nơi loài cây đó có
số lượng các chủng loại phong phú nhất. Vùng Đông Bắc
Braxin có sự đa dạng, phong phú về sắn trồng và nhiều loài
của chi Manihot. Tuy nhiên nguồn gốc Braxin cũng chỉ dựa
trên những bằng chứng gián tiếp về sự có mặt của sắn vào
những thời kỳ không lâu lắm: Di vật trên đảo Mario ở cửa
sông Amazon vào khoảng năm 110 đến 1300 sau công
nguyên (Rogers,1965), di tích còn lại của các cái rây bột thế
kỷ thứ 16 và dấu hiệu đã gặp ở nơi hợp lưu hai con sông
Ore'noque và Rio Ventuari vào năm 450 sau công nguyên.
Những nhân tố lịch sử và khảo cổ học cho phép nghĩ tới hai
trung tâm phát sinh khác (Roger, 1963, 1965). Một trung
3
tâm có thể ở Mêhicô và Trung Mỹ (Goatemala và
Hondurat). Bằng chứng là những di vật tìm thấy trong dãy
núi Tamoulipas, phía Đông Bắc Mehicô có từ năm 200 trước
công nguyên và sự phát hiện ra những hạt tinh bột trong
những phân hoá thạch có tuổi từ năm 200 đến 900 trước
công nguyên và được tìm thấy trong những hang động của
thung lũng Têhucan, bang Pueblo, Mêhicô. Ngoài ra lịch sử
bộ lạc Maya chỉ rõ sắn đối với họ quan trọng hơn là người ta
vẫn tưởng.
Một trung tâm khác có thể ở vùng duyên hải khô Nam
Mỹ, đặc biệt là ở các trảng cỏ Vênêzuêla. Người ta tìm thấy
những bằng chứng củ sắn ở vùng ven biển Peru 2000 năm
trước công nguyên và sự tồn tại của những lò nướng bánh
sắn trong phức hệ Malambo, ở phía Bắc Côlômbia niên đại
1200 trước công nguyên cùng với những di tích khảo cổ học
khác ở vị trí địa hình Rancho peludo (hồ Maracaibo
Venêzuêla) niên đại 2700 trước công nguyên.
J.C- Leon cho rằng việc buôn bán bột sắn đã nhộn nhịp
ở phía bắc Nam Mỹ 1000 hay 2000 năm trước công nguyên.
Những nghiên cứu gần đây cho rằng cây sắn là cây đa nguồn
gốc phát sinh (Renvoize, 1973). Spath (1973) cây sắn có 4
trung tâm khởi nguyên đó là Guatemala, Mêhicô, vùng
duyên hải Savana Tây Bắc của Nam Mỹ, miền Đông của
Bolivia và miền
Tây Bắc của Achentina và miền Đông của Braxin. Một
số tác giả nghĩ rằng vì sắn ngọt không yêu cầu phải chế biến
một cách đặc biệt trước khi ăn nên được thuần hóa trước
tiên. Sự phân bố của sắn đắng và sắn ngọt hiện nay cho thấy
rằng sắn đắng nhiều ở phía Đông Nam Mỹ, đặc biệt ở vùng
Amazon và sắn ngọt nhiều ở phía Tây và ở trung tâm Nam
Mỹ, ở Trung Mỹ và Mêhicô. Phân bố này không phản bác
lại giả thuyết nêu trên nhưng cũng không chứng minh được
là sắn được thuần hóa ở những nơi tập quán trồng sắn ngọt
hiện nay. Thực ra, người ta trồng sắn ngọt khi sắn được coi
như một loại rau bổ sung và trồng sắn đắng khi sắn là cây
4
lương thực chính. Dựa trên những nghiên cứu trên những
phạm vi rộng từ Nam Mỹ đến Achentina, Rogers và Appan
(1973) đã xác định được trong chi Manihot có 98 loài sắn
hoang dại phân bố rộng khắp vùng thấp nhiệt đới của Châu
Mỹ. Nassar (1978) xác định có 4 trung tâm phát sinh loài sắn
hoang dại: Vùng trung tâm của Braxin (Miền nam Goias và
miền tây Minas Gerais) có 38 loài; miền Tây Mêhicô có 19
loài và 2 trung tâm phụ là vùng Đông Bắc Braxin và miền
tây Mâm Grosso và miền Đông Bolivia (Hình l). Roger
(1963) đã xây dựng một bản đồ phân bố các loài của chi
Manihot ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, ở phía Tây và Tây Nam
Mêhicô cũng như ở bờ biển Thái Bình Dương của các nước
Trung Mỹ.
Tóm lại, còn có những điều không chắc chắn về vấn đề
trung tâm phát sinh cây sắn. Các công trình nghiên cứu gần
đây của nhiều tác giả kết luận rằng: Cây sắn có nguồn gốc
phức tạp và có 4 trung tâm phát sinh chính đó là ở Braxin có
2 trung tâm còn lại là ở Mêhicô và Bolivia. Sắn đã được
trồng cách đây khoảng 3000-7000 năm (Reichel Dolmantoff
1957 và 1965; Rouse và Cruxent, 1963).
1.1.2. Phân loại
Chi Manihot bao gồm những cây có hoa, hạt kín, có hai
lá mầm, họ thầu dầu. Hình như Bauhin là người đầu tiên
(năm 1651) đã dùng danh từ Manihot để chỉ chi này, khi
ông mô tả một mẫu cây đã được một thày tu Pháp A. Thevet
mang từ Braxin về. Ông đặt tên loài là Manihot Theveti. Có
thể cho rằng loài cây đó hiện nay người ta gọi tên là
Manihot esculenta Crantz.
Năm 1776 Crantz công bố một sự mô tả loài với tên
Manihot esculenta, căn cứ vào một mẫu cây Merian mang
về từ Surinam năm 1726. Sau đó nhiều tác giả đã nghiên
cứu về chi Manihot với các cách phân nhóm khác nhau. Đến
năm 1938, Cifferi trở lại cách gọi tên của Crantz. ông dùng
lại tên loài M esculenta và không còn phân biệt giữa sắn
đắng và sắn ngọt. ông cung cấp một quan niệm về các giống
5
trồng phổ biến (cultivar).Bảng phân loại cuối cùng của
Rogers và Appan (1973) là kết quả của một công trình
nghiên cứu rất đầy đủ về chi Manihot, tiến hành trong 20
năm với phương pháp phân loại số lượng. Chi Manihot
thuộc họ thầu dầu, có tới hơn 300 chi và 8000 loài hầu hết là
cây nhiệt đới. Đặc điểm của họ thầu dầu là thường hay có
mạch.nhựa mủ. Chi Manihot thuộc nhóm Manihotae. Tất cả
các loài trong chi đều có số lượng nhiễm sắc thể 2n= 36.
Rogers và Appan (1973) đã xây dựng một bảng phân
loại cho 98 loài, phân thành 17 nhóm. Sự nhận dạng các loài
và các nhóm dựa vào sự phân tích nhiều mặt của nhiều đặc
điểm hình thái ở các bộ phận trên mặt đất. Nhờ vào bảng
phân loại trên người ta đã lập được một bảng nhận dạng các
loài trong chi.
1.2. Sự phát triển của cây sắn trên thế giới
Khi khám phá ra châu Mỹ, cây sắn vẫn chưa hề được thế
giới biết đến. Những người Bồ Đào Nha đến lập nghiệp đầu
tiên ở Braxin thấy người da đỏ ở Braxin đã trồng sắn. Cây
sắn được người Bồ Đào Nha du nhập vào châu Phi vào
khoảng giữa thế kỷ 16. Tài liệu đầu tiên nói về cây sắn là
của Barre và Thevet viết vào năm 1558. Vào thời kỳ đó sắn
chỉ trồng ở các khu di dân người Bồ Đào Nha ở vịnh Benin-
Sao Tome, Principe và cửa sông Côngo. Thế kỷ 17 nghề
trồng sắn chỉ tăng một cách rất chậm chạp, lúc đầu ở vùng
lòng chảo Côngo (Zaire, bộ lạc Bushongo ở Kassai 1650), ở
Angôla (1614 đến 1648) và ở bờ biển Ghinê (1650). Đáng
chú ý là ở châu Phi và châu Mỹ người ta trồng sắn đắng ở
các vùng rừng coi sắn là một nguồn thực phẩm chính và
trồng các giống sắn ngọt ở các vùng mới, coi sắn là nguồn
thực phẩm bổ sung.
Ở ấn Độ Dương sắn được du nhập vào đảo Bourbon và
Ilede France (bao gồm Reunion và Maurice) vào các năm
1738 và 1739. Từ đó sắn được đưa sang Madagascar trồng ở
Imerina năm 1875, sang Srilanca năm 1786 rồi từ đó sang
Calcutta năm 1794. Hình như cũng từ các đảo ở ấn Độ
6
Dương sắn đã được đem vào trồng ở các nước phía Đông
châu Phi.
Ở châu á, ngoài con đường du nhập vào Srilanca và
Calcutta vào cuối thế kỷ 18, hình như sắn đã được đưa vào
trồng trước đó (thế kỷ 16) bởi người Bồ Đào Nha ở Goa (ấn
Độ) và người Tây Ban Nha ở Philippin, từ đó sắn mới đem
trồng ở Inđônesia cuối thế kỷ 18. Cuối cùng sắn được đem
vào trồng ở úc đầu thế kỷ 20. Cũng như châu Phi, nghề trồng
sắn mới bắt đầu trở nên quan trọng vào thế kỷ 1 9.
1.3. Tình hình sản xuất sắn
1.3.1. Sản xuất sắn trên thế giới
Ngày nay, cây sắn được trồng từ 30 độ vĩ Nam đến 30
độ vĩ Bắc ở 89 nước nhiệt đới thuộc châu Mỹ, châu Phi và
châu Á- Thái Bình Dương. Từ năm 1961 đến nay diện tích
và năng suất sắn trên thế giới có xu hướng gia tăng. Theo
thống kê của FAO, năm 2005 diện tích sản xuất sắn trên toàn
thế giới đạt 18,63 triệu ha, năng suất bình quân 10,94 tấn/ha,
sản lượng đạt 203,86 triệu tấn. Diện tích, năng suất và sản
lượng sắn thế giới có chiều hướng gia tăng trong 45 năm qua
1961 -2005 (Bảng 1.1 ). Trong 45 năm (1961 - 2005 ) diện
tích trồng sắn ở trên thế giới sắn tăng 9,49 triệu ha (l03,8%),
tăng bình quân hàng năm tăng 2,3%, tăng mạnh nhất là trong
giai đoạn 1961 - 1991 tăng 71,4%.
7
Bảng l.l: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn trên thế giới
(1961-2005)
Năm Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1961 9,14 8,00 71,02
1991 15,67 9,80 153,69
1994 16,78 9,80 164,59
1995 16,43 9,84 161,79
1996 16,25 9,75 158,51
1997 16,05 10,06 161,60
1998 16,56 9,90 164,10
1999 16,56 10,31 170,92
2000 16,86 10,70 177,89
2001 17,17 10,73 184,36
2002 17,31 10,61 183,82
2003 17,59 10,79 189,99
2004 18,51 10,94 202,64
2005 18,63 10,94 203,86
Nguồn: 1961: Underground Crops, 1985; 1991-2005: FAOSTAT, 2006
Không chỉ tăng lên về diện tích mà năng suất và sản
8
lượng sắn trên thế giới cũng tăng. Năng suất tăng 36,75%,
sản lượng tăng 178,73%. Có được kết quả đó là do: Chiến
lược phát triển lương thực toàn cầu thực sự đã tôn vinh giá
trị của cây sắn là một trong những cây lương thực dễ
trồng, thích hợp với đất nghèo dinh dưỡng và là cây công
nghiệp có khả năng cạnh tranh cao đối với nhiều cây trồng
khác.
Hiện nay có 89 nước trên thế giới trồng sắn, trong đó
22 nước đạt sản lượng sắn hàng năm hơn 1 triệu tấn. Châu
Phi chiếm 53,42% sản lượng sắn của thế giới, sau đó là
châu Á chiếm 29,12% và Châu Mỹ Latinh và vùng Caribe
chiếm 17,52%. (Bảng l.2).
Bảng l.2: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của các
nước đạt trên 1 triệu tấn trên thế giới năm 2004
Diện tích Năng suất Sản lượng Vùng trồng
(1.000 ha) (tan/ ha) (triệu tấn)
Toàn thế giới 18.511 10,94 202,64
Châu Phi 12.252 8,82 108,10
+ Nigiêria 4.118 9,27 38,17
+ Cônggô 1.850 8,08 14,95
+ Ga na 783 12,42 9,73
+ Tandania 660 10,43 6,89
+ Môdămbích 1.050 5,85 6,15
+ Ănggola 640 8,75 5,60
+ U gan đa 407 13,51 5,50
+ Bê nanh 300 13,33 4,00
+ Mali 150 17,06 2,55
+ Ma đa gaxca 352 6,21 2,19
+ Camơ rum 145 13,44 1,95
+ Cốtđi Voa 300 5,00 1,50
+ Ghinê 270 5,00 1,35
Châu Á 3.515 16,76 58,92
+ Thài Lan 1.050 19,42 20,40
+ Indonesia 1.267 15,19 19,26
+ Ấn Độ 240 27,91 6,70
+ Việt Nam 370,5 14,50 5,37
+ Trung Quốc 250 16,79 4,20
+ Philippines 205 7,99 1,64
9
Châu Mỹ 2.728 12,99 35,44
+ Braxin 1.773 13,55 24,03
+ Paraguay 306 17,97 5,50
+ Colombia 191 11,56 2,21
Nguồn: FAOSTAT, 2005
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây
trồng chính ở Việt Nam từ năm 2001 đến 2004
Cây
trông
2001 2002 2003 2004
Lúa Diện tích
(1.000 ha)
7.492 7.504 7.449 7.400
Năng suất
(tấn/ha)
4,28 4,59 4,63 4,79
Sản lượng
(1.000 tấn)
32.065 34.443 34.488 35.446
Ngô Diện tích
(1.000 ha)
729 776,8 909,8 900,4
Năng suất
(tấn/ha)
2,96 2,78 3,20 3,487
Sản lượng
(1.000 tấn)
2.158 2160 2.911 3140
Sắn Diện tích
(1.000 ha)
292,3 329,9 300,0 370,0
Năng suất
(tấn/ha)
12,00 13,50 15,20 14,49
Sản lượng
(1.000 tấn)
3.508 4.454 4.560 5.361
Khoai
lang
Diện tích
(1.000 ha)
244 237 219 220
Năng suất
(tấn/ha)
6,76 7,17 7,24 7,50
Sản lượng
(1.000 tấn)
1.649 1.699 1.586 1.650
Nguồn: FAOSTAT, 2005
1.3.2. Sản xuất sắn ở Việt nam
Đến nay chưa có tài liệu minh chứng về sự du nhập
10
của cây sắn vào Việt Nam. Song đã từ lâu cây sắn đã trở
thành cây có củ đứng hàng đầu về diện tích trồng trọt và
sản lượng trong số các cây có củ ở nước ta.
Việt Nam là nước nông nghiệp với dân số trên 80 triệu
người. Trong đó, hiện có khoảng 5% hộ đói và 20% hộ
nghèo. Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ
nông dân nghèo. Ở miền Bắc, sắn được trồng trên vùng
đồi và trung du với diện tích khá lớn nhưng không tập
trung, sản phẩm của sắn chủ yếu là sắn lát phơi khô hoặc
tiêu thụ tươi, chăn nuôi và một phần làm lương thực. Cây
sắn là một trong bốn cây lương thực chính, có vai trò quan
trọng trong chiến lược an toàn lương thực quốc gia sau lúa
và ngô (Bảng 1.3).
Trước đây, nhân dân ta trồng sắn chủ yếu để sử dụng
làm lương thực. Đã có những thời kỳ diện tích sắn của Việt
Nam đứng vào hàng thứ 7 trên thế giới. Và sắn được trồng ở
tất cả các vùng trong cả nước. Quá trình phát triển cây trồng
này có nhiều biến động về diện tích, Sau ngày giải phóng
miền Nam, cây sắn coi là cây lương thực cứu đói. Do đó
diện tích trồng sắn đã tăng lên đáng kể đạt tới 500 000 ha
(1985). Sau đó, giảm dần xuống chỉ còn 256 800 ha (1990)
và thấp nhất là 226 800 ha (1999). Về năng suất sắn của
nước ta xếp vào nhóm các nước có năng suất thấp nhất thế
giới, trong cả thời kỳ dài năng suất sắn củ tươi chỉ đạt 7-8
tấn củ tươi/ha (Bảng l.4).
Bảng l.4: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn Việt Nam
1961 - 2005
Năm Diện
tích (ha)
Năng
suất
(tấn/ha)
Sản
lượng
(1000
tấn)
1961* 122.000 8,00 976
1965* 143.000 7,00 1.001
11
1970* 131.000 7,00 917
1975* 160.000 7,00 1.120
1980* 439.000 7,00 3.073
1985* 500.000 6,0 3.000
1990 256.800 8,86 2.275
1991 273.200 8,98 2.453
1992 283.800 9,04 2.566
1993 278.000 8,81 2.449
1994 279.400 8,44 2.358
1995 277.400 8,00 2.219
1996 275.600 7,50 2.067
1997 238.700 8,31 1.983
1998 235.500 7,55 1.778
1999 226.800 7,96 1.805
2000 234.900 8,66 2.036
2001 292.300 12,00 3.507
2002 329.900 13,50 4.454
2003 300.000 15,20 4.560
2004 370.000 14,49 5.361
2005 390.000 14,60 5.694
Ghi chú: *: Underground Crops. 1985, FAO STAT, 2006).
Diện tích sắn Việt Nam trong giai đoạn 1961 -2005
tăng 219,6% (268.000 ha) có mức tăng hàng năm 4,88%.
Năng suất sắn năm 2005 đạt 14,60 tấnlha tăng 82,5% so
với năm 1961, mức tăng hàng năm là 1,83%. Sản lượng
sắn năm 2005 đạt 5.694.000 tấn tăng 483,4% so với năm
1961. Đặc biệt giai đoạn từ năm 2000 đến 2005, diện tích
tăng 66%, năng suất tăng 68,6% và sản lượng tăng
179,6%. Các vùng sắn chính ở các tỉnh miền Nam tăng
nhanh cả về diện tích và năng suất, điển hình là tỉnh Tây
Ninh, diện tích sắn tăng từ 800 ha (2000) lên đến 43.300ha
(2005) và cũng là tỉnh có năng suất tăng hai lần trong giai
đoạn 2000-2005 (Bảng 1.5).
Bảng l.5: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn một số tỉnh
đại điện cho các vùng trồng sắn của nước ta (2000-
12
2005)
Diện tích nghìn ha)
Tỉnh
2000 2001 2002 2003 2004 2005*
Hà Tây 3,1 3,1 2,9 2,7 2,9 2,7
Yên Bái 8,6 8,5 9,6 10,2 11,9 12,7
Sơn La 17,0, 16,2 17,2 17,9 18,1 17,8
Thanh
Hóa
12,1 11,9 13,6 15,2 14,5 15,0
Quảng
Ngãi
7,7 11,7 14,0 15,7 16,3 17,1
Gia lai 17,7 16,5 19,6 24,3 27,4 31,7
Tây Ninh 0,8 25,4 31,7 35,6 38,6 43,3
Kiên
Giang
0,7 0,4 1,2 0,7 1,8 1,5
*: Số liệu ước tính, Niên giám thống kê, 2005.
Năng suất (Tấn /ha)
Tỉnh 2000 2001 2002 2003 2004 2005*
Hà Tây 7,74 9,87 11,51 11,80 12,24 12,59
Yên Bái 7,96 8,96 12,35 15,48 17,38 17,90
Sơn La 7,55 8,81 9,25 10.22 11,00 10,80
Thanh
Hóa
6,48 7,97 8,19 8,52 8,57 8,30
Quảng
Ngãi
7,88 10,23 11,30 12,77 15,07 15,85
Gia lai 8,87 9,88 10,18 10,70 11,42 12,10
Tây Ninh 12,00 21,29 21,52 22,47 23,28 24,58
Kiên
Giang
7,57 9,50 12,16 13,00 4,77 5,60
*: Số liệu ước tính, Niên giám thống kê, 2005.
Sản lượng (Nghìn tấn)
Tỉnh 2000 2001 2002 2003 2004 2005*
Hà 24,0 30,6 33,4 31,9 35,5 34,0
13
Tây
Yên
Bái
68,5 76,2 118,6 157,9 206,8 227,3
Sơn
La
128,3 142,7 159,1 183,0 199,1 192,4
Thanh
Hóa
78,4 94,8 111,4 129,5 124,3 124,5
Quảng
Ngãi
60,7 119,7 158,2 200,5 245,6 271,0
Gia
lai
157,0 163,0 199,5 260,0 312,9 383,6
Tây
Ninh
9,6 538,2 682,2 800,0 898,6 1064,3
Kiên
Giang
5,3 3,8 14,6 9,1 8,6 8,4
*: Số liệu ước tính, Niên giám thống kê. 2005.
Yếu tố chính gây nên biến động về diện tích, năng suất
của cây trồng này là do những nguyên nhân sau:
+ Trước năm 1980, do những khó khăn về lương thực,
đặc biệt đối với các tỉnh trung du, miền núi với quỹ đất đai
chưa sử dụng còn lớn, do vậy các địa phương đã khuyến
khích người dân trồng sắn để làm lương thực và hậu quả là
tài nguyên rừng bị tàn phá, đất trống đồi núi trọc.
+ Sau năm 1980 đến năm 2000: Quá trình chuyển dịch
nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa đã tạo nên sự
cạnh tranh giữa các loại cây trồng. Do chiến lược phủ xanh
đất trống đồi núi trọc đã khiến cho diện tích cây trồng này
bị giảm xuống.
+ Từ sau năm 2000 với định hướng ngành nông nghiệp
sẽ có thêm một số nông sản tham gia vào xuất khẩu (mía
đường, vừng, sắn măng tre, bột giấy, thịt lợn) đã tác động
mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn ở nhiều vùng trong cả nước. Đối với cây sắn đó là sự
chuyển đổi vi trí từ cây lương thực truyền thống sang cây
14
15
hàng hóa, đánh dấu bước phát triển mới của cây trồng này ở
nước ta. Việt Nam trở thành nước điển hình của châu Á và
thế giới về tốc độ tăng năng suất và sản lượng sắn.
Bảng l.6: Năng suất sắn của một số nước châu Á 1999-
2004
Năng suất sắn (tấn/ha) Nước
1999 2000 2001 2002 2003 2004
Ấn Độ 25,00 25,19 25,56 25,92 26,29 27,91
Thái Lan 15,49 16,86 17,96 17,07 17,55 19,42
Trung Quốc 15,96 15,97 16,04 16,20 16,24 16,79
Việt Nam 7,96 8,66 12,00 13,50 15,20 14,49
Nguồn: FAOSTAT, 2005.
1.4. Giá trị sử dụng của củ sắn
Cây sắn có giá trị kinh tế lớn về nhiều mặt. Sắn là
nguồn lương thực đáng kể cho con người, là nguồn thức ăn
dồi dào cho chăn nuôi, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp.
Tất cả các bộ phận của cây sắn đều có thể sử dụng vào các
mục đích kinh tế.
1.4.1. Thành phần hóa học của củ son
Thành phần hoá học (Bảngl.7) chính của củ sắn là
gluxit, ở sắn củ tươi có tỷ lệ các chất khoáng và vitamin
khá cao đặc biệt là canxi. Tuy nhiên, sắn có tỷ lệ protein và
lipit thấp, vì vậy khi sử dụng sắn làm lương thực cần chú ý
bổ sung thêm thức ăn giàu đạm và lipit mới cung cấp đủ
năng lượng cho cơ thé.
1.4