Nước là một loại tài nguyên quí giá và được coi là vĩnh cửu. Không có nước thì không
có sựsống trên hành tinh của chúng ta. Nước là động lực chủyếu chi phối mọi hoạt động dân
sinh kinh tếcủa con người. Nước được sửdụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp, thuỷ điện, giao thông vận tải, chăn nuôi thuỷsản v.v. Do tính chất quan trọng của nước
nhưvậy nên UNESCO lấy ngày 23/III làm ngày nước thếgiới.
Tài nguyên nước là lượng nước trong sông, ao hồ, đầm lầy, biển và đại dương và trong
khí quyển, sinh quyển. Trong Luật Tài nguyên nước của nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt
Nam đã quy định: " Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất,
nước biển thuộc lãnh thổnước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam ". Nước có hai thuộc tính
cơbản đó là gây lợi và gây hại. Nước là nguồn động lực cho mọi hoạt động kinh tếcủa con
người, song nó cũng gây ra những hiểm hoạto lớn không lường trước được đối với con người.
Những trận lũlớn có thểgây thiệt hại vềngười và của thậm chí tới mức có thểphá huỷcảmột
vùng sinh thái.
Tài nguyên nước là một thành phần gắn với mức độphát triển của xã hội loài người tức
là cùng với sựphát triển của khoa học công nghệmà tài nguyên nước ngày càng được bổsung
trong ngân quỹnước các quốc gia. Thời kỳnguyên thuỷ, tài nguyên nưcớchỉbó hẹp ởcác khe
suối, khi con người chưa có khảnăng khai thác sông, hồvà các thuỷvực khác. Chỉkhi kỹthuật
khoan phát triển thì nước ngầm tầng sâu mới trởthành tài nguyên nước. Và ngày nay với các
công nghệsinh hoá học tiên tiến thì việc tạo ra nước ngọt từnước biển cũng không thành vấn đề
lớn. Tương lai các khối băng trên các núi cao và các vùng cực cũng nằm trong tầm khai thác
của con người và nó là một nguồn tài nguyên nước tiềm năng lớn.
Tuy mang đặc tính vĩnh cửu nhưng trữlượng hàng năm không phải là vô tận, tức là sức
tái tạo của dòng chảy cũng nằm trong một giới hạn nào đó không phụthuộc vào mong muốn
của con người. Tài nguyên nước được đánh giá bởi ba đặc trưng cơbản là lượng, chất lượng và
động thái của nó.
Lượng là đặc trưng biểu thịmức độphong phú của tài nguyên nước trên một lãnh thổ.
Chất lượng nước là các đặc trưng vềhàm lượng các chất hoà tan trong nước phục vụyêu cầu
dùng nước cụthểvềmức độlợi và hại theo tiêu chuẩn đối tượng sửdụng nước.
160 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2477 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NXB GIÁO DỤC 2005
Từ khoá: Lưu vực, sông ngòi, đo đcạc, tần suất, chuẩn dòng chảy năm, mặt dệm,
dao động dòng chảy năm, phân phối dòng chảy năm, cường độ tới hạn, vi phân,
dòng chảy kiệt, tài nguyên nước, môi trường, phát triển bền vững, các hệ thống sông
Tài liệu trong Thư viện điện tử Đại học Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng
cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao
chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà
xuất bản và tác giả.
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM
Nguyễn Thanh Sơn
2
NGUYỄN THANH SƠN
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
3
Giáo trình Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam dùng để giảng dạy cho sinh viên
ngành địa lý. Giáo trình cung cấp các khái niệm, các phương pháp thu thập và tính toán và các
kiến thức bảo vệ, phát triển các dạng tài nguyên nước. Giáo trình được trình bày trong các mối
quan hệ tổng hợp của môi trường địa lý tự nhiên.
Giáo trình có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các chuyên gia trong lĩnh vực
khảo sát, qui hoạch và sử dụng tài nguyên nước.
***
The book "Vietnam Natural resources estimation (land water resources)" is used as a
textbook for students geographers. It provides the concepts, methods for collection and
calculation and the knowledge on the protection of the water resources forms. These problems
are presented in a closed relation with the geographical environment.
The book is also used for the experts in investigation, design and water resources
management as a referent matter.
4
MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................................................. 4
GIỚI THIỆU.......................................................................................................................................... 4
Phần thứ nhất. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC........................................................................... 8
Chương 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 9
1.1. Khái niệm tài nguyên nước .......................................................................................................... 9
1.2. Nước trên Trái Đất và các vấn đề về tài nguyên nước............................................................... 10
1.3. Ý nghiã của nghiên cứu tài nguyên nước ................................................................................... 18
1.4. Ảnh hưởng của điều kiện địa lý tự nhiên tới tài nguyên nước lãnh thổ ..................................... 18
1.4.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................................... 18
1.4.2. Địa hình và địa mạo ............................................................................................................ 19
1.4.3. Thảm thực vật...................................................................................................................... 19
1.4.4. Khí hậu ................................................................................................................................ 20
Chương 2.ĐIỀU TRA VÀ TÍNH TOÁN TÀI NGUYÊN NƯỚC.................................................... 22
2.1.Thu thập thông tin từ lưới trạm khí tượng thuỷ văn quốc gia ..................................................... 22
2.1.1. Phân loại trạm thuỷ văn....................................................................................................... 22
2.1.2. Phân cấp trạm thuỷ văn ....................................................................................................... 22
2.2. đo đạc các đặc trưng tài nguyên nước ....................................................................................... 23
2.2.1. Đo mực nước....................................................................................................................... 23
2.2.2. Đo sâu.................................................................................................................................. 27
2.2.3. Đo lưu tốc............................................................................................................................ 31
2.2.4. Lưu lượng nước................................................................................................................... 33
2.3. Đo đạc tài nguyên nước mưa và nước ngầm.............................................................................. 37
2.3.1. Đo mưa............................................................................................................................... 37
2.3.2. Khảo sát tài nguyên nước ngầm .......................................................................................... 37
Chương 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC LÃNH THỔ.................. 45
3.1. Phương pháp cân bằng nước ..................................................................................................... 45
3.1.1. Phương trình cân bằng nước dạng tổng quát....................................................................... 45
3.1.2. Phương trình cân bằng nước cho một lưu vực sông ngòi.................................................... 46
3.1.3. Phương trình cân bằng nước của lưu vực cho thời kỳ nhiều năm....................................... 46
3.1.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi thông qua phương trình
cân bằng nước ............................................................................................................................... 47
3.1.5. Phương trình cân bằng nước ao hồ, đầm lầy ....................................................................... 48
3.2. Phương pháp tính toán tài nguyên nước .................................................................................... 49
3.2.1. Phương pháp hệ số tổng cộng ............................................................................................. 49
3.2.2. Phương pháp bản đồ và nội suy địa lý ................................................................................ 50
3.2.3. Phương pháp tương tự thuỷ văn .......................................................................................... 51
3.2.4. Các phương pháp xác suất thống kê.................................................................................... 51
3.3. Các phương pháp tính toán thuỷ văn ......................................................................................... 51
3.3.1. Tính toán tài nguyên nước mưa........................................................................................... 51
3.3.2. Tính toán chuẩn dòng chảy năm.......................................................................................... 54
3.3.3. Tính toán phân phối dòng chảy năm ................................................................................... 62
3.3.4. Các công thức tính toán dòng chảy lũ ................................................................................. 67
3.3.5 Tính toán tài nguyên nước mùa cạn ..................................................................................... 80
5
3.4 Phương pháp mô hình hoá .......................................................................................................... 82
3.4.1 Phân loại mô hình toán thuỷ văn.......................................................................................... 82
3.4.2 Phân loại mô hình dòng chảy ............................................................................................... 83
3.4.3 Một số mô hình tất định ....................................................................................................... 85
3.4.4 Nguyên lý xây dựng mô hình "quan niệm" .......................................................................... 86
3.4.5. Mô hình ngẫu nhiên............................................................................................................. 94
Chương 4. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC ............................................................................ 100
4.1. Kiến thức cơ sở để đánh giá chất lượng nước ......................................................................... 102
4.1.1 Những thông số vật lý, hoá học, sinh học của chất lượng nước......................................... 102
4.1.2. Nhu cầu oxy sinh học BOD............................................................................................... 103
4.1.3 COD, TOD, TOC ............................................................................................................... 104
4.2. Chất lượng tài nguyên nước dưới ảnh hưởng các hoạt động kinh tế ....................................... 105
4.2.1.Công nghiệp ....................................................................................................................... 105
4.2.2. Nước thải công cộng ......................................................................................................... 107
4.2.3 Đô thị hoá........................................................................................................................... 107
4.2.4. ảnh hưởng của các biện pháp tưới tiêu.............................................................................. 109
4.2.5 Sự thay đổi chất lượng nước trong hồ chứa ....................................................................... 110
4.3. Các biện pháp bảo vệ nước mặt khỏi nhiễm bẩn ..................................................................... 111
4.3.1.Chuẩn hoá chất lượng nước................................................................................................ 112
4.3.2. Các phương pháp công trình bảo vệ nước......................................................................... 113
4.3.3 Xử lý nước thải trong điều kiện nhân tạo........................................................................... 114
4.3.4 Xử lý trong các điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 115
4.3.5 Biện pháp công trình .......................................................................................................... 116
4.3.6 Quá trình tự làm sạch của nước tự nhiên........................................................................... 116
Phần thứ hai. TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM......................................................................... 118
Chương 5. TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT Ở VIỆT NAM................................................................ 119
5.1. Khái quát chung ....................................................................................................................... 119
5.2. Tài nguyên nước mưa............................................................................................................... 119
5.3. Tài nguyên nước sông ngòi ..................................................................................................... 121
5.3.1. Dòng chảy mặt .................................................................................................................. 128
5.3.2. Chất lượng nước mặt ......................................................................................................... 133
Chương 6. CÁC HỆ THỐNG SÔNG CHÍNH Ở VIỆT NAM ...................................................... 137
6.1. Hệ thống sông Kỳ Cùng - Bằng Giang..................................................................................... 137
6.1.1. Khái quát về các điều kiện mặt đệm.................................................................................. 137
6.1.2. Khái quát về các điều kiện khí hậu.................................................................................... 137
6.1.3. Các sông chính và tài nguyên nước sông .......................................................................... 138
6.2. Hệ thống sông Hồng - Thái Bình ............................................................................................. 139
6.2.1. Khái quát về mặt đệm........................................................................................................ 140
6.2.2. Khái quát về khí hậu.......................................................................................................... 140
6.2.3. Các sông chính và tài nguyên nước sông ......................................................................... 141
6.3. Hệ thống sông Mã, sông Cả và các sông vùng Bình Trị Thiên ................................................ 144
6.3.1. Các điều kiện mặt đệm...................................................................................................... 144
6.3.2. Khái quát về khí hậu.......................................................................................................... 144
6.3.3. Các sông chính và tài nguyên nước sông .......................................................................... 146
6.4. Các lưu vực Nam Trung Bộ...................................................................................................... 148
6.4.1. Khái quát điều kiện mặt đệm............................................................................................. 148
6
6.4.2. Khái quát về khí hậu.......................................................................................................... 148
6.4.3. Các sông chính và tài nguyên nước khu vực..................................................................... 150
6.5. Hệ thống sông Đồng Nai.......................................................................................................... 151
6.5.1. Khái quát về các điều kiện mặt đệm.................................................................................. 151
6.5.2. Khái quát về khí hậu.......................................................................................................... 152
6.5.3. Các sông chính và tài nguyên nước sông .......................................................................... 152
6.6 Hệ thống sông Mê Kông............................................................................................................ 154
6.6.1 Khái quát các điều kiện mặt đệm ....................................................................................... 155
6.6.2. Các điều kiện khí hậu ........................................................................................................ 156
6.6.3. Tài nguyên nước sông và các sông chính.......................................................................... 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................ 159
Tiếng Việt.................................................................................................................................... 159
Tiếng Anh.................................................................................................................................... 159
Tiếng Nga.................................................................................................................................... 160
7
GIỚI THIỆU
Giáo trình Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam được biên soạn tại Khoa Địa lý,
trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà nội nhằm đáp ứng tài liệu học tập
cho sinh viên năm thứ tư ngành Địa lý. Giáo trình cung cấp cho sinh viên các khái niệm về tài
nguyên nước lục địa, các phương pháp thu thập số liệu không những qua mạng lưới các trạm
khí tượng thuỷ văn quốc gia mà cả trên các chuyến thực địa, các kiến thức cơ bản nhất để xử lý
và phân tích tài liệu để đưa ra được các kết quả đánh gía tài nguyên nước cả về lượng lẫn về
chất.
Trong giáo trình sử dụng nhiều kết quả nghiên cứu và các tài liệu của Bộ môn thuỷ văn,
Khoa Khí tượng thuỷ văn & Hải dương học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc
gia Hà nội và cập nhật các nghiên cứu gần đây nhất của trường Đại học Thuỷ lợi Hà Nội và
Viện Khí tượng thuỷ văn, Bộ Tài nguyên Môi trường
Khi biên soạn cuốn sách này tác giả được sự bổ sung và góp ý rất quan trọng của nhiều
đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giáo trình. Chắc chắn giáo trình này vẫn còn nhiều khiếm
khuyết. Rất mong tiếp tục nhận được các ý kiến đóng góp để cuốn sách này ngày càng hoàn
thiện thêm. Tác giả xin trân trọng cảm ơn.
8
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC
9
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. KHÁI NIỆM TÀI NGUYÊN NƯỚC
Nước là một loại tài nguyên quí giá và được coi là vĩnh cửu. Không có nước thì không
có sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nước là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân
sinh kinh tế của con người. Nước được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp, thuỷ điện, giao thông vận tải, chăn nuôi thuỷ sản v.v.. Do tính chất quan trọng của nước
như vậy nên UNESCO lấy ngày 23/III làm ngày nước thế giới.
Tài nguyên nước là lượng nước trong sông, ao hồ, đầm lầy, biển và đại dương và trong
khí quyển, sinh quyển. Trong Luật Tài nguyên nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã quy định: " Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất,
nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ". Nước có hai thuộc tính
cơ bản đó là gây lợi và gây hại. Nước là nguồn động lực cho mọi hoạt động kinh tế của con
người, song nó cũng gây ra những hiểm hoạ to lớn không lường trước được đối với con người.
Những trận lũ lớn có thể gây thiệt hại về người và của thậm chí tới mức có thể phá huỷ cả một
vùng sinh thái.
Tài nguyên nước là một thành phần gắn với mức độ phát triển của xã hội loài người tức
là cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ mà tài nguyên nước ngày càng được bổ sung
trong ngân quỹ nước các quốc gia. Thời kỳ nguyên thuỷ, tài nguyên nưcớ chỉ bó hẹp ở các khe
suối, khi con người chưa có khả năng khai thác sông, hồ và các thuỷ vực khác. Chỉ khi kỹ thuật
khoan phát triển thì nước ngầm tầng sâu mới trở thành tài nguyên nước. Và ngày nay với các
công nghệ sinh hoá học tiên tiến thì việc tạo ra nước ngọt từ nước biển cũng không thành vấn đề
lớn. Tương lai các khối băng trên các núi cao và các vùng cực cũng nằm trong tầm khai thác
của con người và nó là một nguồn tài nguyên nước tiềm năng lớn.
Tuy mang đặc tính vĩnh cửu nhưng trữ lượng hàng năm không phải là vô tận, tức là sức
tái tạo của dòng chảy cũng nằm trong một giới hạn nào đó không phụ thuộc vào mong muốn
của con người. Tài nguyên nước được đánh giá bởi ba đặc trưng cơ bản là lượng, chất lượng và
động thái của nó.
Lượng là đặc trưng biểu thị mức độ phong phú của tài nguyên nước trên một lãnh thổ.
Chất lượng nước là các đặc trưng về hàm lượng các chất hoà tan trong nước phục vụ yêu cầu
dùng nước cụ thể về mức độ lợi và hại theo tiêu chuẩn đối tượng sử dụng nước.
Động thái của nước được đánh giá bởi sự thay đổi của các đặc trưng nước theo thời gian
10
và không gian. Đánh giá tài nguyên nước là nhằm mục đích làm rõ các đặc trưng đã nêu đối với
từng đơn vị lãnh thổ cụ thể.
Biết rõ các đặc trưng tài nguyên nước sẽ cho chúng ta phương hướng cụ thể trong việc
sử dụng, qui hoạch khai thác và bảo vệ nó.
1.2. NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Trên hành tinh chúng ta nước tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau: trên mặt đất, trong biển
và đại dương, dưới đất và trong không khí dưới các dạng: lỏng (nước sông suối, ao hồ, biển),
khí (hơi nước) và rắn (băng, tuyết).
Lượng nước trong thuỷ quyển theo UNESCO công bố được phân bố như sau:
Lượng nước trong thuỷ quyển 1386 .106km3 100%
Nước ngọt 35.106km3 2,5%
Nước mặn 1351. 106km3 97,5%
Trong thành phần nước ngọt thì dạng rắn chiếm 24,3. 106km3 (69,4%), dạng lỏng là
10,7. 106km3 (30,6%).
Trong thành phần nước lỏng 10,7. 106km3 (100%) thì nước ngầm chiếm đại bộ phận
10,5. 106km3 (98,