Giáo trình Lắp ráp cài đặt máy tính

Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào tần số đồng hồ làm việc của CPU (tính bằng MHz, GHz, ) nhưng nó cũng phụ thuộc vào các phần khác như bộ nhớ đệm, RAM hay bo mạch đồ họa. Đối với các CPU cùng loại, tần số này càng cao thì tốc độ xử lý càng tăng. Đối với CPU khác loại, thì điều này chưa chắc đã đúng, ví dụ CPU 486 tần số 20MHz có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn CPU 386 33MHz.

pdf85 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2944 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Lắp ráp cài đặt máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 1 Chương 1: Lắp Ráp Máy Tính Bài 1: Tìm Hiểu Các Thành Phần Của Máy Tính 1. Bộ vi xử lý (CPU) CPU là từ viết tắt của chữ Central Processing Unit (đơn vị xử lí trung tâm). CPU có thể được xem như não bộ của máy tính. CPU đảm nhận thực hiện chức năng cơ bản của máy tính là thực thi chương trình. Hai nhà sản xuất CPU lớn hiện nay là Intel và AMD.Hiện tại, CPU được dùng trong máy tính của chúng ta có 2 loại: 32 bit và 64 bit. Sắp tới vớiWindows Vista và Windows 7, sẽ hỗ trợ tốt cho CPU 64 bit, như hỗ trợ bộ nhớ RAM lớn hơn 8GB, đĩa cứng dung lượng cao, nâng cao băng thông của hệ thống. Hiện tại với Windows XP mà ta đang dùng phổ biến thì cho dù có CPU 64 bit củng chỉ đạt 32 bit. Có thể dùng Windows Xp 64 bit nhưng bản này không phổ biến và lỗi nhiều. Hình 1.1 1.1 Tốc độ xử lý. Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào tần số đồng hồ làm việc của CPU (tính bằng MHz, GHz, …) nhưng nó cũng phụ thuộc vào các phần khác như bộ nhớ đệm, RAM hay bo mạch đồ họa. Đối với các CPU cùng loại, tần số này càng cao thì tốc độ xử lý càng tăng. Đối với CPU khác loại, thì điều này chưa chắc đã đúng, ví dụ CPU 486 tần số 20MHz có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn CPU 386 33MHz. 1.2 Bộ nhớ đệm (cache). Bộ nhớ đệm dùng để lưu các lệnh hay dùng, giúp cho việc nhập dữ liệu xử lý nhanh hơn. Dung lượng bộ nhớ đệm càng nhiều càng giúp CPU làm việc nhanh hơn. Bộ nhớ đệm tích hợp vào CPU có hiệu quả cao hơn bộ nhớ đệm nằm rời bên ngoài. Chẳng hạn, CPU Intel đời 80486 có bộ nhớ cache 8 KB, trong khi lên đời Pentium là 16 KB. Các bộ nhớ cache nội (internal cache) như thế gọi là Level 1 (L1) Cache (bộ nhớ đệm cấp 1). Các máy tính hiện đại hơn thì có thêm bộ nhớ cache ngoại (external cache) gọi là Level 2 (L2) Cache (bộ nhớ đệm cấp 2). - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 2 1.3 Socket. Chỉ loại khe cắm của CPU. Đây là đặc điểm để xét sự tương thích giữa CPU và bo mạch chủ. Ví dụ: mainboard socket 775 thì tương thích với CPU socket 775. 1.4 Tốc độ FSB (Bus). Hay còn được gọi là System Bus là kênh truyền hệ thống trước và sau khi đã được xử lý, đại lượng là Hz và có các ước là MHz và GHz, 1GHz = 1.000Hz=1.000MHz. FSB: Là bus tối đa mà Mainboard có thể hỗ trợ cho Bus của CPU. Ví dụ như FSB của main là 800/1066MHz tức là có thể lắp Các CPU có Bus là 800MHz. 1.5 Siêu Phân Luồn. Bộ xử lý siêu phần luồng là có thêm một CPU ảo của cái CPU thực, khác hẳn với CPU Duo core hay Core 2 duo, là nó chỉ là một nhân mà thôi, tốc độ chỉ cải thiện chừng 15-20 %. Hình 1.2 1.6 Dual-Core Intel® Core™ 2 Duo. Dual-Core hay còn gọi là Pentium D với hai nhân thật trong cùng một chip, bộ nhớ đệm từ 1MB đến 2MB, nhưng bản Duo Core chỉ là sự vội vàng ghép nối hai nhân chưa hoàn chỉnh, do đó còn nhiều thiếu sót, vấn đề lớn nhất là tỏa nhiệt của Dual Core, nhiệt tỏa ra rất nóng, hao tốn điện năng. Để giải quyết triệt để, Core 2 Duo v à Core™ 2 Extreme Edition đã ra đời với sự kết hợp 2 nhân hòan hảo, nhiệt tỏa ra rất ít, ít hao điện. Xử lý nhanh hơn, hoàn hảo hơn Pentium D. - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 3 1.7 Phân biệt sự khác biệt của socket 775 và 478. - Socket 478 dưới bụng là những chân cấm nhỏ, rất dể gãy. Hình 1.3 Đế cắm CPU máy Pentium 4 - Socket 478 Các thông số kỹ thuật : Tốc độ xử lý từ 1.400 MHz đến 3.800 MHz ( 2006 ) và chưa cógiới hạn cuối . Tốc độ Bus ( FSB ) 266, 333, 400, 533, 666, 800 MHz Bộ nhớ Cache từ 256 đến 512K Năm sản xuất từ 2002 đến nay ( 2006) vẫn tiếp tục sản xuất . Sử dụng Mainboard có đế cắm CPU là Socket 478 - Socket 775 thì chỉ còn là điểm tiếp xúc, các chân đều đẩy lên socket của mainboard Đế cắm CPU Socket 775 Hình 1.4 Các thông số kỹ thuật : Tốc độ xử lý từ 2.400 MHz đến 3.800 MHz (2006) và chưa có giới hạn cuối. Tốc độ Bus ( FSB ) 533, 666, 800 MHz Bộ nhớ Cache từ 512K đến 1MB Năm sản xuất từ 2004 đến nay ( 2006) vẫn tiếp tục sản xuất . Sử dụng Mainboard có đế cắm CPU là Socket 775 Ví dụ: Intel Core 2 Dou_E7400 (2.8 GHZ) SK 775 , 2M, Bus 1066 - Tốc độ xử lý 2.8 GHz - Bộ nhớ đệm 2M (2MB) - Socket 775 - Tốc độ Buss 1066 - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 4 2. Main Board. Hình 1.5 2.1 Chức năng của mainboard  Là bản mạch chính liên kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại vi thành một bộ máy vi tính thống nhất .  Điều khiển tốc độ và đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết bị trên .  Điều khiển điện áp cung cấp cho các linh kiện gắn chết hoặc cắm rời trên Mainboard . 2.2 Nguyên lý hoạt động của Mainboard  Mainboard có 2IC (Integated Circuit vi mạch tích hợp) quan trọng là Chipset cầu bắc và Chipset cầu nam, chúng có nhiệm vụ là cầu nối giữa các thành phần cắm vào Mainboard như nối giữa CPU với RAM, giữa RAM với các khe mở rộng PCI v v... - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 5  Giữa các thiết bị này thông thường có tốc độ truyền qua lại rất khác nhau còn gọi là tốc độ Bus. Thí dụ trên một Mainboard Pentium 4, tốc độ dữ liệu ra vào CPU là 533MHz nhưng tốc độ ra vào bộ nhớ RAM chỉ có 266MHz và tốc độ ra vào Card Sound gắn trên khe PCI lại chỉ có 66MHz .  Giả sử ta nghe một bản nhạc MP3, đầu tiên dữ liệu của bản nhạc được nạp từ ổ cứng lên bộ nhớ RAM sau đó dữ liệu được xử lý trên CPU rồi lại tạm thời đưa kết quả xuống bộ nhớ RAM trước khi đua qua Card Sound ra ngoài, toàn bộ hành trình của dữ liệu di chuyển như sau : + Dữ liệu đọc trên ổ cứng truyền qua cổng IDE với vận tốc 33MHz đi qua Chipset cầu nam đổi vận tốc thành 133MHz đi qua Chipset cầu bắc vào bộ nhớ RAM với vận tốc 266MHz, dữ liệu từ Ram được nạp lên CPU ban đầu đi vào Chipset bắc với tốc độ266MHz sau đó đi từ Chipset bắc lên CPU với tốc độ 533MHz, kết qủa xử lý được nạp trở lại RAM theo hướng ngược lại, sau đó dữ liệu được gửi tới Card Sound qua Bus 266MHz của RAM, qua tiếp Bus 133MHz giữa hai Chipset và qua Bus 66MHz của khe PCI => Như vậy ta thấy rằng 4 thiết bị có tốc độ truyền rất khác nhau là + CPU có Bus (tốc độ truyền qua chân) là 533MHz + RAM có Bus là 266MHz + Card Sound có Bus là 66MHz + Ổ cứng có Bus là 33MHz đã làm việc được với nhau thông qua hệ thống Chipset điều khiển tốc độ Bus. Hình ảnh của 1 số khe cắm mở rộng: Hình 1.6 - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 6 Ví dụ: Asus P5QP2_AM Chip Intel G41/ICH7, Sk 775, Bus 1333, 1xPIC Ex 16x, 2 PIC và 1 PCI Ex 1x, ATA 133, 4 Sata, 2DDR2 1066, Vga onboard, sound (6ch), lan onboard (8USB) 3. Ram(random access memory). 3.1 Đặt trưng của một số loại ram. - Bộ nhớ RAM phát triển từ nhiều thế hệ, từ thế hệ SDRAM, DDR SDRAM và đến giờ là DDR2. + Double Data Rate (DDR) có băng thông gấp đôi bằng cách chuyển dữ liệu lên xuống cùng một lúc. DDR400 có tốc độ xung là 200Mhz. Xung càng cao thì càng xử lý nhanh dữ liệu luân chuyển. + DDR2 là thế hệ RAM được mong đợi với xung nhịp và tốc độ rất cao. Có rất nhiều sản phẩm DDR2 như DDR2 533Mhz và DDR2 667Mhz. Với dạng chipset Intel 965 thì hỗ trợ bộ nhớ DDR2 lên đến 800Mhz. Có thể hỗ trợ đến DDR2 933 và DDR2 1066Mhz. - Cách tính băng thông của DDR2 như thế nào? + Băng thông của DDR là kết quả của hệ số nhân của xung nhịp và băng thông dữ liệu .Băng thông của DDR2 và DDR là 64bit (8 byte). Ví dụ: băng thông của DDR400 là 3.2 GB/s (400x 8 byte), và còn gọi là PC3200 cho dạng RAM DDR bus 400 Mhz. D.ng DDR2 với bus 400Mhz cũng có tên gọi là PC2- 3200, DDR2 533Mhz có tên gọi là PC2-4200. + Loại bộ nhớ, xung nhịp và sự tương thích của bộ nhớ tùy thuộc vào Chipset của Mainboard. Để tăng băng thông, Intel đã chuyển sang giải pháp sử dụng bộ nhớ Kênh đôi (Dual Channel) từ chipset Intel 865. Với 2 thanh RAM DDR/DDR2 cùng bộ nhớ, xung nhịp, tốc độ, cùng loại, thì băng thông dữ liệu được nâng lên gấp đôi. Ngoài tốc độ bộ nhớ ra, sự tương thích giữa các sản phẩm RAM với Mainboard cũng là vấn đề cần chú ý. Việc tăng dung lượng bộ nhớ (ví dụ 512MB, 1GB, hoặc 2GB), một vài bộ phận của hệ thống dùng bộ nhớ chính RAM này dùng làm bộ nhớ cho nó như card màn hinh tích hợp (onboard) để tiết kiệm chi phí mua card màn hình, mà hệ thống cũng tăng đáng kể, do dung lượng RAM lớn. - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 7 3.2 Sự khác biệt giữa DDR vàDDR2 Dù bộ nhớ DDR2 được xuất hiện trong rất nhiều sản phẩm, nhưng bộ nhớ DDR vẫn còn trên thị trường và còn dùng nhiều. DDR2 và DDR khác nhau về chức năng, tính năng, và cả hình dáng bên ngoài. Mặc dù DDR và DDR2 khác nhau về số lượng chân nhưng vẫn khó cho người dùng phân biệt chúng, nếu nhìn sơ qua chúng rất giống nhau. Chốt bảo vệ của RAM cũng khác. phải cắm RAM đúng khớp với chốt bảo vệ Hình 1.7 3.3 Sự khác biệt giữa Ram một mặt và Ram hai mặt. Cả 2 dạng DDR vàDDR2, đều có RAM một mặt hay gọi là một hàng, và RAM hai mặt hay hai hàng. Và số lượng hàng này cũng tùy thuộc vào chipset mainboard hỗ trợ tới đâu. Ví dụ: Nhà sản xuất đưa loại chip nhớ với dung lượng 64MB vào thì với RAM 1GB sẽ là 16 chip nên chíp nhớ được đặt ở 2 mặt.Với dung lượng là 512MB sẽ là Ram 8 chip nên chíp nhớ được đặt ở một mặt. 4. Card màn Hình. 4.1 Chức năng card màn hình. Card màn hình quan trọng trong việc xử lý các ứng dụng đồ họa, card màn hình giúp tăng tốc các ứng dụng đồ họa. Ví dụ: Game 3D, Photoshop… - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 8 Hình 1.8 4.2 Chuẩn giao tiếp của card màn hình. Card Video AGP 1X Hình 1.9 Card Video AGP 1X Tốc độ 1 x 66MHz = 66Mhz Sử dụng cho thế hệ máy Pentium 2 Card Video AGP 2X Hình 1.10 Card Video AGP 2X Tốc độ 2 x 66MHz = 133Mhz Sử dụng cho thế hệ máy Pentium 3 Card Video AGP 4X - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 9 Hình 1.11 Card Video AGP 4X Tốc độ 4 x 66MHz = 266Mhz Sử dụng cho thế hệ máy Pentium 4 Card Video AGP 8X Hình 1.12 Card Video AGP 8X Tốc độ 8 x 64MHz = 533Mhz Sử dụng cho thế hệ máy Pentium 4 Card Video PCI Express 16X Hình 1.13 Card Video PCI Express 16X Tốc độ 16 x 66MHz = 1066 MHz Sử dụng trong các máy Pentium 4 đời mới nhất . Card Video on board Là Card Video được tích hợp trên Mainboard, thông thường các loại card onboard không có RAM mà sử dụng một phần RAM của hệ thống do vậy bộ nhớ dành cho card on board thường giới hạn ở khoảng 8MB đến 16MB Card onboard là giải pháp nhằm giảm chi phí cho các máy ít có nhu cầu xử lý đồ hoạ . - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 10 Hình dáng thì cả hai khác nhau hoàn toàn nên có thể tránh tình trạng gắn nhầm card AGP 8x lên PCI-Express 16X, vì khe cắm khác nhau. Hình 1.14 4.3 Công nghệ Turbo Cache. Với card 512MB có Turbo Cache, thì dung lượng thực sự của bộ nhớ trên card chỉ chừng 128MB, một số card có 256MB, và mượn tạm phần còn lại dung lượng RAM của hệ thống để đạt được dung lượng đó. Ưu điểm của dạng này là giá rẻ, và một số dạng có công nghệ này như Geforce 6200 TC, Geforce 6500, Geforce 300LE, Geforce 7300GS 4.4 Công nghệ NVIDIA SLI2 (2 card màn hình chạy song song). Công nghệ SLI (Scalable Link Interface) là việc gắn hai card màn hình chạy một lúc nhằm nâng cao khả năng xử lý đồ họa của máy tính, kết quả là các hình ảnh thu đc ở độ phân giải cao và với khung hình/giây rất lớn. Các dạng có công nghệ SLI GeForce® 7900 GTX/GT, GeForce® 7600GT/GS, GeForce® 7800 GTX/GT, GeForce® 6800, GeForce® 6800 Ultra/GT/XT/LE, GeForce® 6600, và GeForce® 6600 GT/LE - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 11 5. Ổ đĩa lưu trử. 5.1 Tổng quan các loại đĩa lưu trử. Một ở cứng ngày nay ( 2006 ) có thể lưu trữ thông tin bằng cả hàng trăm hiệu sách Có rất nhiều loại lưu trữ cho một PC, bao gồm ổ đĩa cứng (HDD), ổ đĩa mềm (FDD), và ổ đĩa CD là được ráp vào trong máy, còn ổ đĩa FLASH (hay còn gọi là đĩa USB), thẻ nhớ (memory card), các loại ổ ZIP .... Khi hệ điều hành vàcác ứng dụng trở nên đa nhiệm, nó cần nhu không gian để lưu trử hơn, và điều này là cần ổ cứng có dung lượng lưu trữ cao. Ổ đĩa quang (CD) cũng là thiết bị lưu trữ với đầu ghi đĩa CD, DVD với giá thành rất rẻ cho đĩa trắng.Với đầu ghi, có thể ghi đĩa CD, DVD để sao lưu data lại, DVD có dung lượng 4.7GB và cao hơn, CD có dung lượng 700MB Hình 1.15 - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 12 Hình 1.16 5.2 Ổ đĩa cứng (HDD). Hình 1.17 Nhu cầu của người sử dụng ngày càng đa dạng, đặc biệt cùng với sự phát triển của các hệ điều hành với giao diện đồ họa khiến phần mềm phát triển vượt bậc về số lượng cũng như về chất lượng. Việc truy cập từ ổ đĩa mềm chậm chạp, khó bảo quản dữ liệu cùng với dung lượng nhỏ là một trở ngại trong việc sử dụng máy tính. Ổ đĩa cứng với dung lượng lớn, tốc độ truy cập dữ liệu nhanh đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Chúng ta sẽ tìm hiểu về đĩa cứng trên các phương diện: • Cấu tạo • Các vấn đề liên quan  Cấu tạo: - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 13 Hình 1.18 - Bộ khung: Cũng như đối với ổ đĩa mềm, khung ổ cúng được chế tạo bằng nhôm đúc ở áp lực cao. Đối với các ổ cứng loại nhỏ cúa máy tính xách tay thì dùng vỏ plastic cứng. - Đĩa từ: đĩa từ thường làm bằng nhôm, thuỷ tinh hoặc gốm được phủ vật liệu từ và lớp bảo vệ ở cả hai mặt. Một ổ cứng gồm nhiều đĩa từ được xếp chồng và cùng gắn cố định trên một trục mô tơ quay. - Đầu đọc/ghi: mỗi mặt đĩa dùng riêng một đầu đọc. - Mô tơ trục quay: làm các đĩa quay với tốc độ nhanh và không đổi trong phiên làm việc của máy tính.  Các vấn đề liên quan: - Tốc độ quay (rotation speed): các đĩa cứng điển hình có tốc độ quay từ 4500 rpm đến 7200 rpm. Đĩa quay càng nhanh thì tốc độ truyền càng cao nhưng ồn hơn và nóng hơn. - Chuẩn giao tiếp ATA hay chuẩn IDE (Intelligent Drive Electronics) dùng cáp 80 chân, tốc độc truy xuất dữ liệu không cao 133MB/s - Chuẩn giao tiếp SATA dùng cáp 7 chân, chuẩn này tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh 150MB/s. Ngày nay người ta cải tiến lên chuẩn SATA2 với tốc độ truy xuất 300MB/s đây cũng là chuẩn phổ biến nhất hiện nay 6. Thùng máy và nguồn . 6.1 Thùng máy. Thùng máy được ví như ngôi nhà của máy tính, là nơi chứa các thành phần còn lại của máy tính.Thùng máy bao gồm các khoang đĩa 5.25" để chứa ổ đĩa CD, khoang 3.5" để chứa ổ cứng, ổ mềm, chứa nguồn để cấp nguồn điện cho máy tính. Thùng máy càng rộng thì máy càng thóang mát, vận hành êm. - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 14 Hình 1.19 - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 15 Hình 1.20 6.2 Nguồn. Hình 1.21 Bộ nguồn thật ra rất quan trọng, các linh kiện trong máy bền hay không một phần cũng là do bộ nguồn quyết định.Công suất càng cao, máy chạy ổn định. Khi mua máy nên mua bộ nguồn rời, với công suất chừng 430W và có Dual Rail (có 2 đầu +12V) để ổn định trở lên. - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 16 Hình 1.22 7. Màn hình. Màn hình cung cấp sự liên kết giữa người sử dụng và máy tính. Vai trò của màn hình là tạo ra một môi trường giao tiếp giữa người sử dụng và máy tính. 7.1 Các thông số liên quan đến màn hình. Độ phân giải: Số điểm ảnh Pixel được hiện thị trên màn hình. Đối với màn hình màu mỗi điểm ảnh được hình thành do ba điểm phát sáng của ba màu cơ bản (Red, Green, Blue). Khoảng cách giữa các điểm ảnh: Dot Pitch, Dot pitch càng nhỏ thì hình ảnh càng sắc nét. Màn hình VGA thường có Dot Pitch là 0.28 mm. Tần số quét (refresh): đơn vị là Hz, là số lần màn hình tiến hành vẽ lại hình ảnh trên một giây. Các màn hình hiện nay thường hỗ trợ nhiều tần số quét, có thể chỉnh tần số quét cho màn hình nhưng tốt nhất là nên để màn hình hoạt động ở tần số quét mặc định (thường là 72-75 MHz). - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 17 7.2 Phân loại màn hình. Theo kích thước: được đo bằng đơn vị inches theo đường chéo. Hiện có các loại màn hình 14 inches, 15 inches. Những người dùng thiết kế đồ hoạ chuyên nghiệp thì nên chọn các loại màn hình có kích thước 17 inches, 21 inches. Màu sắc: gồm có các loại màn hình MonoColor (đơn sắc: đen trắng). Các màn hình màu theo các chuẩn phổ biến ngày nay: VGA (Video Graphics Array) có độ phân giải 640x480, SVGA (Supper VGA) có độ phân giải 800x600, XGA (eXtended Graphics Array) có độ phân giải 1.024x768. Theo công nghệ: + Màn hình ống phóng tia âm cực: CRT (cathode ray tube): Hình 1.23 Công nghệ màn hình dùng bóng đèn điện tử CRT, ngày xưa sử dụng rất nhiều, điểm yếu của nó là rất to, chiếm diện tích lớn trên bàn làm việc, và rất hao điện, và tia bức xạ nó phát ra gây hại cho mắt, nếu làm việc trong thời gian dài sẽ thấy nhức mỏi. + Màn hình tinh thể lỏng LCD (Liquid crystal display): Với công nghệ mới, kích thước nhỏ gọn, sóng bức xạ thấp, màn hình LCD đã dần thay thế màn hình CRT truyền thống và trở thành sản phẩm chính trong danh mục màn hình. đặc biệt là dòng 17" và 19" màn hình rộng. Với độ phân giải cao, mịn sắc nét . - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 18 Hình 1.24 Hình 1.25 - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 19 8 . Một số thiết bị khác. 8.1 Chuột (Mouse). : - . - ) : 8.2 Keyboard. - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 20 Bài 2: Lắp Ráp Máy Tính 1.Tiêu chí Lựa chọn cấu hình máy theo yêu cầu công việc. Khi tiến hành lựa chọn cấu hình máy phù hợp với yêu cầu công việc cũng như khả năng tài chính của mình, nên quan tâm đến những vấn đề sau:  Máy tính sẽ được sử dụng bây giờ và trong tương lai như thế nào?  Những chức năng mà muốn máy tính của minh phải có?  Những thành phần phần cứng và phần mềm nào cần có để đáp ứng các chức năng mong muốn.  Khả năng tài chính của đến đâu?  Nếu máy tính chỉ để phục vụ riêng cho, có muốn tự bản thân mình thiết lập nó không?  Sau khi xem xét những vấn đề đó, mới bắt đầu xem xét đến vấn đề lựa chọn phần mềm và phần cứng. 2. Lựa chọn phần cứng.  Nếu định hướng là sẽ sử dụng Win9X, hãy chọn một PC hỗ trợ tất cả các đặc tính về Plug and Play. Tuy nhiên, cũng có thể chỉ cần BIOS có hỗ trợ.  Nếu quan tâm đến nghe nhạc và xem phim, chơi games cần có công nghệ MMX hoặc tốt hơn cho CPU, và một lượng lớn về bộ nhớ và dung lượng đĩa.  Nếu PC của sử dụng những ứng dụng nặng của mạng, hãy mua PC với một bộ nguồn có công suất phù hợp.  Nếu mua PC và có định hướng nối mạng LAN, thì cần một LAN card là đủ. Nhưng nếu muốn kết nối Internet không thông qua LAN thì hãy nghĩ đến việc mua và lựa chọn một MODEM cho thật tốt.  Hãy chọn môt Case Tower nếu muốn dễ dàng thực hiện các việc tháo lắp bên trong thùng máy. 3. Yêu cầu chuẩn bị cho việc lắp ráp. Trước khi tiến hành lắp ráp máy tính, các phải cần chuẩn bị những thứ cần thiết cho việc lắp ráp như sau:  Xác định nơi sẽ tiến hành lắp ráp, phải đảm bảo thoáng, mát. Là nơi ít có người hay những vật nuôi đi qua đi lại.  Đọc kỹ các tài liệu hướng dẫn và lập sẵn một kế hoạch các bước làm việc từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc trước.  Nếu có những nghi vấn, hay không chắc chắn được hành động của mình, hãy tìm những người có chuyên môn để nhận được giải đáp.  Trong khi làm việc, đừng bao giờ quên là phải cẩn thận trong việc bảo vệ các vi mạch trong vấn đề về tĩnh điện. - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 21 Trước khi bắt đầu ráp máy, chúng ta cần có một số thứ dụng cụ sau : Hình 2.1 Kiểm tra các thành phần, phụ kiện sau Hình 2.2 - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 22 4. Qui Trình Lắp Ráp Máy. 4.1 Lắp nguồn. - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 23 5. Lắp các thành phần cho mainboard. 5.1 Lắp CPU và đế tản nhiệt vào mainboard. Thao tác với CPU - Chỉ nên cầm ở các cạnh CPU, không nên chạm tay vào 2 mặt trên, dưới CPU. Hình 2.3 - Không được làm rơi CPU, không để CPU gần nơi có tỉnh điện hay từ trường mạnh. - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 24 - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 25 - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 26 - Giáo trình lắp ráp cài đặt máy tính Trang 27 5.2