Giáo trình Luật Nhà nước

. Khái niệm: Luật HP là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là hệ thống các qui định pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy NN. 2. Đối tượng: Đối tượng điều chỉnh của Luật HP là những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất, gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy NN. - Trong lĩnh vực chính trị LHP điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản sau: các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định nguồn gốc của quyền lực NN, các hình thức nhân dân sử dụng quyền lực NN, các quan hệ xã hội xác định mối quan hệ giữa NN và ĐCS và MTTQVN và các tổ chức thành viên, các quan hệ xã hội xác định chính sách đối nội đối ngoại. - Trong lĩnh vực kinh tế: các quan hệ xã hội được xác định là các loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế, chính sách của NN đối với các thành phần kinh tế, vai trò của NN đối với các thành phần kinh tế. - Trong lĩnh vực quan hệ giữa công dân và NN LHP điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định địa vị pháp lý cơ bản của công dân như: quốc tịch, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. - Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy NN, LHP điề chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định các nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan NN.

doc44 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3006 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Luật Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HIẾN PHÁP I. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp: 1. Khái niệm: Luật HP là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là hệ thống các qui định pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy NN. 2. Đối tượng: Đối tượng điều chỉnh của Luật HP là những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất, gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy NN. - Trong lĩnh vực chính trị LHP điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản sau: các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định nguồn gốc của quyền lực NN, các hình thức nhân dân sử dụng quyền lực NN, các quan hệ xã hội xác định mối quan hệ giữa NN và ĐCS và MTTQVN và các tổ chức thành viên, các quan hệ xã hội xác định chính sách đối nội đối ngoại. - Trong lĩnh vực kinh tế: các quan hệ xã hội được xác định là các loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế, chính sách của NN đối với các thành phần kinh tế, vai trò của NN đối với các thành phần kinh tế. - Trong lĩnh vực quan hệ giữa công dân và NN LHP điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định địa vị pháp lý cơ bản của công dân như: quốc tịch, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. - Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy NN, LHP điề chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định các nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan NN. 3. Phương pháp điều chỉnh: * Khái niệm: phương pháp điều chỉnh là cách thức biện pháp mà Luật NN tác động đến những quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh, nhằm hướng chúng theo một trật tự nhất định phù hợp với ý chí của NN. * Các phương pháp sau: - Phương pháp cho phép: phương pháp này thường được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan NN, quyền hạn của những người có chức trách trong BMNN. Nội dung của phương pháp này là QP LHP trao cho chủ thể LHP quyền lực thực hiện những hành vi nhất định. - Phương pháp bắt buộc: thường được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan tới nghĩa vụ của công dân, tổ chức, các cơ quan NN. Nội dung của phương pháp này là buộc chủ thể LHP phải thực hiện hành vi nhất định nào đó. - Phương pháp cấm: cấm chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. II. Qui phạm Luật NN và quan hệ luật NN: 1. Qui phạm Luật NN: - Mang những đặc điểm chung của QPPL: do NN ban hành để điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất, gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ, chính sách quốc phòng và an ninh, địa vị pháp lý của công dân cũng như cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy NN… - Đặc điểm riêng: + Phần lớn các qui phạm luật HP thiếu chế tài, vì xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của luật HP có tính khái quát, vĩ mô. Còn việc cụ thể hoá các điều luật ấy thuộc về các ngành luật khác. + Phần lớn qui phạm luật HP được qui định trong đạo luật cơ bản, mặc dù HP là nguồn của tất cả ngành luật nhưng phần lớn qui phạm của các ngành luật khác nằm trong các luật hoặc văn bản dưới luật. (VD: các qui phạm của ngành luật hình sự chủ yếu nằm trong Bộ luật hình sự) 2. Quan hệ luật NN: Là những quan hệ xã hội được các qui phạm luật HP điều chỉnh. a. Chủ thể: là những cá nhân, tổ chức đủ điều kiện do PL qui định, tức là có năng lực chủ thể tham gia quan hệ luật HP, gồm: - Nhân dân: bao gồm các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội là một chủ thể đặc biệt chỉ có trong quan hệ luật HP (Vd: Đ2 HP qui định “ Tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức” và Đ6 HP). - Đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND: với tư cách là người đại diện cho nhân dân thực hiện quyền lực của nhân dân, các đại biểu QH và đại biểu HĐND tham gia vào nhiều quan hệ HP như ĐBQH phải thực hiện chế độ tiếp dân và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của QH, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri. Chú ý: ĐBQH có thể tham gia vào các quan hệ PL nhưng với tư cách là cá nhân chứ không phải là ĐBQH - NN: Đ3, Đ18 HP - Các cơ quan NN: QH, UBTVQH, CTN, CP, TAND, VKSND, HĐND, UBND Vd: Đ84 HP - Các tổ chức chính trị - xã hội: MTTQVN có quyền trình dự án luật trước QH (Đ87 HP) - Công dân Việt Nam: Đ74, Đ77 HP - Những người có chức trách trong các cơ quan NN: CTN, CTQH, TTCP… - Người nước ngoài: Đ82 HP Chú ý: quan hệ LHP có một số chủ thể đặc biệt. Những chủ thể này chỉ tham gia quan hệ LHP mà không tham gia QHPL của các ngành luật khác b. Khách thể: là những giá trị (vật chất, tinh thần), là những vấn đề, những hiện tượng thực tế mà các qui phạm luật HP tác động đến: - Lãnh thổ quốc gia và địa giới giữa các địa phương: Đ84 điểm 8 HP - Những giá trị vật chất: như đất đai, rừng núi, sông hồ, nước, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất (Đ17,18,62 HP92) - Những lợi ích tinh thần của cá nhân như danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền tự do tín ngưỡng…(Đ70 HP) - Hành vi của con người hoặc các tổ chức như: lao động, học tập, trình dự án luật, chất vấn đại biểu QH… III. Nguồn của luật HP và vị trí của luật HP trong hệ thống pháp luật Việt Nam: 1. Nguồn của luật HP: Là những văn bản pháp luật trong đó có qui phạm của luật hiến pháp. - Hiến pháp các luật và các nghị quyết do Quốc hội ban hành: + Hiến pháp là đạo luật cơ bản của NN, có hiệu lực pháp lý cao nhất, là nguồn chủ yếu, quan trọng của hiến pháp. + Luật: do Quốc hội ban hành + Nghị quyết của QH: nghị quyết về việc thông qua Nội qui kì họp QH… cũng là nguồn của HP. + Một số pháp lệnh và nghị quyết do UBTVQH ban hành. + Một số văn bản do CP, thủ tướng CP và các thành viên của CP ban hành. + Một số nghị quyết do Hội đồng nhân dân các cấp ban hành. 2. Vị trí của luật HP trong hệ thống pháp luật Việt Nam: - Luật HP là ngành luật chủ đạo: các qui phạm luật HP hợp thành những chế định quan trọng nhất của pháp luật Việt Nam, những chế định này là cơ sở pháp lý để hình thành và phát triển các ngành luật khác. - LHP qui định các hình thức sở hữu, xác định đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác thuộc sở hữu toàn dân… - LHP qui định các thảnh phần kinh tế, chính sách của NN đối với các thành phần kinh tế. - LHP qui định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Chú ý: với vai trò là vị trí trung tâm ngành LHP không có nghĩa sẽ bao trùm tất cả các ngành luật. LHP chỉ xác lập những nguyên tắc cơ bản cho các ngành luật khác phải phù hợp với các nguyên tắc đó. Bài 2: HIẾN PHÁP VÀ LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM I. Sự ra đời và phát triển của HP: 1. Sự ra đời của HP: - Sự ra đời của HP với tính chất là luật cơ bản gắn liền với thời kì giai cấp tư sản giành chính quyền trong cuộc đấu tranh chống lại nhà nước phong kiến. Trong cuộc đấu tranh này giai cấp tư sản đã đạt sự hạn chế quyền lực của vương triều bằng sự thành lập một cơ quan gọi là Nghị viện tồn tại bên cạnh nhà vua hoặc thành lập một chế độ cộng hòa thừa nhận các quyền rộng rãi của nhân dân có của cải. - HP thành văn đầu tiên là HP năm 1787 của HCQHK. - Sau đó các quốc gia khác ban hành HP như: HP Ba lan năm 1791, Pháp năm 1791. 2. Bản chất của HP: a. HP là văn bản có ý nghĩa pháp lý đặc biệt, trong đó xác định các tổ chức cũng như chức năng của các cơ quan cai quản NN và vạch định hướng các nguyên tắc xác định hoạt động của các cơ quan đó. b. Các dấu hiệu đặc trưng của HP: - HP do chủ thể đặc biệt thông qua: chế độ bầu cử thông qua các cử tri. - HP là văn bản pháp lý duy nhất qui định toàn bộ quyền lực của NN. - HP có phạm vi điều chỉnh rộng nhất, mức độ điều chỉnh khái quát nhất. - HP có hiệu lực pháp lý cao nhất. II. Lịch sử lập hiến Việt Nam: 1. Tư tưởng lập hiến ở Việt Nam trước năm 1945: - Trước năm 1945 VN chưa có HP, vì lúc đó VN là thuộc địa nửa phong kiến, chế độ quân chủ độc đoán không cho phép có HP. - Những năm đầu TK 20 trong giới tri thức đã manh nha ý tưởng đòi phải xây dựng HP, có 2 trường phái lập hiến ở VN: + Dựa vào thực dân Pháp và cầu xin thực dân Pháp ban hành cho VN một HP. + Chủ trương giành độc lập chủ quyền rồi sau đó mới ban hành HP. 2. Hiến pháp Việt Nam: a. HP 1946: - Hoàn cảnh ra đời: + Sau CMT8 1945 thành công, ngày 2-9- 1945 HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VNDCCH. + Ngày 3-9-1945 Chính phủ họp đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách trong đó có nhiệm vụ ban hành HP nhưng trước tiên phải có QH. + Ngày 9-11-1946 kỳ họp thứ 2 của QH thông qua HP đầu tiên tại VN. - Nội dung: lời nói đầu, 7 chương, 70 điều + Lời nói đầu (xác định nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ), 7 chương, 70 điều + Chương I: qui định chính thể là hình thức cốt lõi của NN, qui định hình thức chính thể là quân chủ cộng hòa, toàn bộ quyền lực NN thuộc về nhân dân. + Chương II: nghĩa vụ và quyền lợi của công dân. + Chương III: nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền lực cao nhất của nước VNDCCH. + Chương IV: qui định Chính phủ, xác định CP là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc. + Chương V: HĐND và UBHC (Điều thứ 57 Nước Việt Nam về phương diện hành chính gồm có ba bộ: Bắc, Trung, Nam. Mỗi bộ chia thành tỉnh, mỗi tỉnh chia thành huyện, mỗi huyện chia thành xã. Điều thứ 58 Ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã có Hội đồng nhân dân do đầu phiếu phổ thông và trực tiếp bầu ra.Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã hay xã cử ra Uỷ ban hành chính. Ở bộ và huyện, chỉ có Uỷ ban hành chính. Uỷ ban hành chính bộ do Hội đồng các tỉnh và thành phố bầu ra. Uỷ ban hành chính huyện do Hội đồng các xã bầu ra.) + Chương VI: cơ quan tư pháp (Điều thứ 63: Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà gồm có:a) Toà án tối cao.b) Các toà án phúc thẩm.c) Các toà án đệ nhị cấp và sơ cấp. + Chương VII: sửa đổi HP b. Hiến pháp 1959: - Hoàn cảnh ra đời: + Chiến thắng ĐBP và hội nghị Gionevo, miền Bắc hoàn toàn giải phóng nhưng đất nước còn tạm thời chia cắt thành hai miền. + HP 1946 đã hoàn thành sứ mệnh của nó nhưng so với tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới cần được bổ sung và thay đổi. + 31-12-1959, Quốc hội đã nhất trí thông qua HP sửa đổi và ngày 1-1-1960 CTHCM ký sắc lệnh công bố HP. - Nội dung: lời nói đầu, 10 chương, 112 điều + Chương I: nước VNDCCH một mặt kế thừa các qui định của HP trước một mặt qui định một số nội dung mới. + Chương II: chế độ kinh tế - xã hội + Chương III: quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. + Chương IV: qui định về QH và xác đinh QH là cơ quan quyền lực cao nhất của nước VNDCCH. => QH (Điều 43: Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Điều 44: Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Điều 45: Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là bốn năm. Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì phải bầu xong Quốc hội mới. Thể lệ tuyển cử và số đại biểu Quốc hội do luật định. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh hoặc các trường hợp bất thường khác, Quốc hội có thể quyết định kéo dài nhiệm kỳ của mình và những biên pháp cần thiết để bảo đảm sự hoạt động của Quốc hội và của đại biểu Quốc hội. Cơ quan thường trực của QH là UBTVQH. + Chương V: chủ tịch nước VNDCCH (đây là một chương mới) => So với HP 1946 thì đây là một chương mới. Theo HP 1959 thì CNT không nằm trong CP. Đứng đầu CP là TTCP, còn CTN chỉ đứng đầu NN thay mặt NN về đối nội và đối ngoại + Chương VI: hội đồng chính phủ là cơ quan chấp hành của QH, là cơ quan hành chính cao nhất.(Điều 72 Hội đồng Chính phủ gồm có: - Thủ tướng, Các Phó thủ tướng, Các Bộ trưởng, Các Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước,Tổng giám đốc ngân hàng Nhà nước. Tổ chức của Hội đồng Chính phủ do luật định) + Chương VII: HĐND và UBHC + Chương VIII: TAND và VKSND => TAND gồm: TANDTC, TAND tỉnh, TAND huyện và TA quân sự. + Chương IX: quốc kì thủ đô + Chương X: ý nghĩa c. Hiến pháp 1980: - Hoàn cảnh ra đời: Sau khi đất nước thống nhất 1975, đây là thời kì cao trào của CNXH, không khí lạc quan bao trùm các nước XHCN, trong đó có VN. - Nội dung: Lời nói đầu, 12 chương và 147 điều + Chương I: chế độ chính trị vẫn tiếp tục khẳng định một số nguyên tắc mà HP trước đã qui định đồng thời nêu rõ NNCHXHCNVN là NN chuyên chính vô sản. + Chương II: qui định chế độ kinh tế, xác định mục tiêu tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN, chế độ sở hữu là sh toàn dân và sở hữu tập thể, chỉ thừa nhận kinh tế quốc doanh và kinh tế htx. + Chương III: VHGDKHCN + Chương IV: bảo vệ tổ quốc XHCN + Chương V: quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. + Chương VI: qui định về Quốc Hội => Cơ quan thường trực của QH là HĐNN. Nhưng HĐNN còn là CT tập thể của nước CHXHCNVN. Theo HP 1959 khi QH họp thì thì bầu Chủ tịch đoàn để điều khiển cuộc họp còn theo HP 1980 thì QH bầu ra CT và các phó CT QH (đây là thiết chế mới) + Chương VII: Hội đồng nhà nước: là cơ quan cao nhất, hoạt động thường xuyên của QH. => Là chương mới so với HP 1959. Là cơ quan cao nhất của QH, là chủ tịch tập thể của nước CHXHCNVN. Như vậy, HĐNN vừa thực hiện chức năng của UBTVQH vừa thực hiện chức năng của CTN. (Điều 99: Hội đồng Nhà nước, được bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội, gồm có: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Các Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước, Các uỷ viên Hội đồng Nhà nước. Số Phó Chủ tịch và uỷ viên Hội đồng Nhà nước do Quốc hội định.Thành viên của Hội đồng Nhà nước không thể đồng thời là thành viên của Hội đồng Bộ trưởng) + Chương VIII: hội đồng bộ trưởng (Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. + Chương IX: HĐND và UBND + Chương X: TAND và VKSND + Chương XI: quốc kì, quốc ca. + Chương XII: hiệu lực của HP và sửa đổi HP. d. Hiến pháp 1992: - Hoàn cảnh ra đời: + Sau một thời gian phát huy hiệu lực, nhiều qui định của HP năm 1980 tỏ ra không phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước. Tình hình thực tiễn đòi hỏi phải có một bản HP mới, phù hợp hơn để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. + 12-1988 QH thông qua nghị quyết về việc sửa đổi lời nói đầu của HP. + 6.1989 kì họp thứ 5 của QH khoá 8 thông qua nghị quyết sửa đổi 7 điều của HP (57,116,118,122,123,125) và cũng trong kì họp này QH ra nghị quyết lập UB sửa đổi mộ ccáh cơ bnả vfa toàn diện HP 1980. - Nội dung của HP: Gồm lời nói đầu và 147 điều chia làm 12 chương + Lời nói đầu: cơ bản giống lời nói đầu của các HP trước ghi nhận những thành quả cách mạng VN và xác định những vấn đề cơ bản trong giai đoạn cách mạng mới. Nội dung sửa đổi Bài 3: CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM I. Khái niệm chế độ chính trị: “Chính trị là sự tham gia vào các công việc của NN, việc qui định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung, hoạt động của NN. Lĩnh vực chính trị bao gồm các vấn đề chế độ NN, quản lý NN, lãnh đạo giai cấp, vấn đề đấu tranh đảng phái… Những lợi ích căn bản của các giai cấp và những quan hệ qua lại của các giai cấp biểu hiện ra trong chính trị. Chính trị cũng biểu hiện những quan hệ giữa các dân tộc và các quốc gia” “Chế độ chính trị là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm của LHP (bao gồm các nguyên tắc, QP hiến định và các nguyên tắc, QPPL thể hiện trong các nguồn khác của LHP) để xác lập và điều chỉnh các vấn đề chính thể và chủ quyền quốc gia, về bản chất và mục đích của NN, về tổ chức và thực hiện quyền lực NN và quyền lực nhân dân, về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của NCHXHCNVN”. - Thuật ngữ chế độ được hiểu là hệ thống tổ chức (chính trị, kinh tế…) của xã hội hay toàn bộ nói chung những qui định cần tuân theo trong một lĩnh vực. II. Hệ thống chính trị của nước CHXHCNVN: Hệ thống chính trị là một cơ cấu bao gồm NN, các đảng phái, các đoàn thể, các tổ chức xã hội chính trị tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ của PL hiện hành, được chế định theo tư tưởng của giai cấp cầm quyền, nhằm tác động vào các quá trình kinh tế - xã hội với mục đích duy trì và phát triển chế độ đó. Hệ thống chính trị của NNCHXHCNVN bao gồm: ĐCSVN, NN, Công đoàn, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác. 1. Qui định bản chất của chế độ chính trị: - Quyền lực NN thuộc về nhân dân: thể hiện tính xã hội. - Nền tảng là linh minh công nhân, nông dân và trí thức: tính giai cấp. Mức độ thể hiện tính giai cấp và tính xã hội nói lên sự ưu việt của một NN và giai cấp cầm quyền chiếm thiểu số hay đa số trong xã hội đó chính là thể hiện sự ưu việt. 2. Hệ thống chính trị nước CHXHCNVN: - Là hệ thống các tổ chức mà thông qua đó giai cấp thống trị thực hiện được quyền lực chính trị của mình. - Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm: 3 thiết chế hợp thành: + Đảng cộng sản Việt Nam; + Nhà nước CHXHCNVN; + Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các thành viên. a.Vị trí, vai trò của ĐCSVN trong hệ thống chính trị: - Đảng phái chính trị là sự liên kết giữa các thành viên đại diện cho giai cấp của mình thực hiện nguyện vọng của giai cấp mình. - Đảng phái chính trị ra đời từ bên trong nghị viện, giữa những đại biểu có cùng lợi ích nhưng luôn tìm đến sự ủng hộ của cư tri. - Đảng có các dấu hiệu: + Đảng phái chính trị phải được trang bị lý luận và hệ tư tưởng rõ ràng; + Phải có hệ thống, cơ cấu tổ chức chặt chẽ; + Phải luôn luôn hướng đến quần chúng và tìm kiếm sự ủng hộ của quần chúng; * Vai trò, vị trí của ĐCS Việt Nam: - Sự lãnh đạo của Đảng đối với NN mang tính thuyết phục; - Đảng là lực lượng lãnh đạo NN và xã hội. * Nội dung sự lãnh đạo của Đảng đối với NN và XH thông qua các mặt sau: - Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn định hướng cho sự phát triển của toàn xã hội trong từng thời kì phát triển trên tất cả các lĩnh vực. - Đảng vạch ra những phương hướng và những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện NN, củng cố và phát triển hệ thống CT, thiết lập chế độ dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. - Đảng đề ra những quan điểm và chính sách về công tác cán bộ; phát triển, lựa chọn, bồi dưỡng những Đảng viên ưu tú. - Đảng thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách NQ của Đảng đối với các Đảng viên. => Sự lãnh đạo của Đảng đối với NN và xã hội là lãnh đạo chính trị mang tính định hướng, tạo điều kiện để NN và các tổ chức thành viên của HTCT có cơ sở để chủ động sáng tạo trong tổ chức và hoạt động. b. Vị trí, vai trò của NN trong hệ thống chính trị: NN trung tâm của hệ thống chính trị, vì quyền lực chính trị và quyền lực NN không mâu thuẫn với nhau, quyền lực NN là trung tâm của quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị chỉ được biểu hiện bằng quyền lực NN (quân đội, cảnh sát, nhà tù) - NN là tổ chức rộng lớn nhất trong xã hội, quản lí mọi cá nhân trong phạm vi lãnh thổ; - NN là chủ sở hữu lớn nhất trong xã hội nhằm thực hiên quyền lực chính trị, bảo vệ chế độ chính trị, hỗ trợ các tổ chức khác phát triển. - NN là thiết chế duy nhất có chủ quyền quốc gia, có tư cách thay mặt NN trong hệ đối ngoại; - NN có hệ thống bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức đông đảo; - NN có thẩm quyền ban hành PL và dùng PL để quản lý xã hội. * Để xây dựng và hoàn thiện NNCHXHCNVN cần quán triệt những quan điểm sau: - Xây dựng NNCHXHCNVN của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp nông dân với giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do ĐCS lãnh đạo. - Thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. - Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng NN pháp quyền quản lsy xã hội bằng PL. - Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với NN c. Vị trí, vai trò của MTTQVN và các tổ chức thành viên: - MTTQV là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp ti
Luận văn liên quan