Trong thếgiới kinh doanh mang tính cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp đều có một cách thức
đểtồn tại và phát triển. Đó chính là chiến lược, đểcó thểchủ động định hình trước cách thức điều
hành công việc kinh doanh, gắn kết các hành động và quyết định độc lập, riêng rẽcủa các nhà
quản lý và nhân viên thành một khối thống nhất. Chiến lược của một doanh nghiệp bao gồm các
hoạt động cạnh tranh và các hướng tiếp cận kinh doanh mà ban giám đốc sửdụng để điều doanh
nghiệp nhằm mục đích: Thu hút và làm hài lòng khách hàng, chiếm giữvịthếtrên thịtrường,
điều hành các hoạt động của công ty, cạnh tranh thành công và đạt được các mục tiêu đềra.
Chiến lược phát triển kinh doanh của một doanh nghiệp nếu được xây dựng, thực thi tốt sẽ
là nhân tốquyết định sựtồn tại, phát triển hay bứt phá của doanh nghiệp.” Một tổchức không có
chiến lược rõ ràng giống nhưcon tàu không bánh lái chỉquay vòng tại chỗ” (Joel Ross and
Michael Kami, 2010, giáo trình quản trịchiến lược, ĐH Help, phần 1, p1). Đểcó được bức tranh
chân thực vềchiến lược của doanh nghiệp, các nhà quản trịsửdụng nhiều công cụ để đánh giá
thực trạng chiến lược của đơn vịmình, từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện hoặc điều chỉnh, cải
73 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2887 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình quản trị chiến lược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION
(Bilingual)
Hanoi Intake 3
Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
(Hệ song ngữ)
Lớp MBA‐EV9‐HN
Subject code (Mã môn học): MGT510
Subject name (Tên môn học): Quản trị chiến lược
Assignment No. (Tiểu luận số):
Student Name (Họ tên học viên): Phạm Diệu Thúy
Student ID No. (Mã số học viên): E0900093
1
TÊN KHÓA HỌC: Tích (√) vào ô lựa chọn
HELP
MBA
√
Họ tên học viên : Phạm Diệu thúy
Lớp : EV9
Môn học : Quản trị chiến lược
Mã môn học : MGT510
Họ tên giảng viên Việt Nam : Nguyễn Văn Minh
Tiểu luận số :
Hạn nộp : 10/01/2011
Số từ : 12.700
CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN
Tôi xin khẳng định đã biết và hiểu rõ quy chế thi cử của Đại học HELP và tôi xin cam
đoan đã làm bài tập này một cách trung thực và đúng với các quy định đề ra.
Ngày nộp bài: 10/01/2011…..................... Chữ ký: Phạm Diệu Thúy
LƯU Ý
• Giáo viên có quyền không chấm nếu bài làm không có chữ ký
• Học viên sẽ nhận điểm 0 nếu vi phạm cam đoan trên
2
Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo Foo Kok Thye đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức để
tôi hoàn thiện tiểu luận này.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo Nguyễn Văn Minh đã tận tình chỉ bảo
nhiệt tình với những kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
để giúp tôi có thể hoàn thành tốt nhất tiểu luận.
Cảm ơn Ông Phạm Khắc Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt cùng anh chị các phòng
Kế hoạch, Tổng hợp, Maketing, Kế toán, Tín dụng, Quan hệ cộng đồng, Hành chính…đã giúp tôi
trong quá trình khảo sát và tìm hiểu thông tin về Tập đoàn.
Cảm ơn ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, GS. Nguyễn Mại đã tư vấn
cho tôi trong quá trình thu thập tài liệu về quản trị chiến lược.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo trong Khoa Quốc tế, trường Đại học Quốc
gia Hà nội đã tạo điều kiện tốt cho chúng tôi trong quá trình học tập và thực hiện tiểu luận.
Cám ơn tất cả các bạn học cùng lớp EV9 đã nhiệt tình chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm để
tôi có thể hoàn thành tốt công việc của mình, cám ơn gia đình đã động viên tôi trong quá trình
học tập vừa qua.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành tiểu luận với tất cả sự nỗ lực của bản thân, tuy nhiên với thời gian
không cho phép, chắc chắn tiểu luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong Quý
Thầy cô giáo tận tình chỉ bảo, một lần nữa, xin gửi đến tất cả mọi người lời cảm ơn chân thành
nhất.
Xin trân trọng cảm ơn.
3
TÓM TẮT
Trong thế giới kinh doanh mang tính cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp đều có một cách thức
để tồn tại và phát triển. Đó chính là chiến lược, để có thể chủ động định hình trước cách thức điều
hành công việc kinh doanh, gắn kết các hành động và quyết định độc lập, riêng rẽ của các nhà
quản lý và nhân viên thành một khối thống nhất. Chiến lược của một doanh nghiệp bao gồm các
hoạt động cạnh tranh và các hướng tiếp cận kinh doanh mà ban giám đốc sử dụng để điều doanh
nghiệp nhằm mục đích: Thu hút và làm hài lòng khách hàng, chiếm giữ vị thế trên thị trường,
điều hành các hoạt động của công ty, cạnh tranh thành công và đạt được các mục tiêu đề ra.
Chiến lược phát triển kinh doanh của một doanh nghiệp nếu được xây dựng, thực thi tốt sẽ
là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển hay bứt phá của doanh nghiệp.” Một tổ chức không có
chiến lược rõ ràng giống như con tàu không bánh lái chỉ quay vòng tại chỗ” (Joel Ross and
Michael Kami, 2010, giáo trình quản trị chiến lược, ĐH Help, phần 1, p1). Để có được bức tranh
chân thực về chiến lược của doanh nghiệp, các nhà quản trị sử dụng nhiều công cụ để đánh giá
thực trạng chiến lược của đơn vị mình, từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện hoặc điều chỉnh, cải
tiến cho phù hợp và hiệu quả hơn.
Trong khuôn khổ của bài, đề tài này sử dụng Mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược
cùng với một số các công cụ khác như mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, mô hình
phân tích chuỗi giá trị, phân tích SWOT... trong quản trị chiến lược để đánh giá thực trạng chiến
lược phát triển kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt. Từ đó có các đề xuất điều chỉnh lại chiến lược
kinh doanh của Tập đoàn giai đoạn 2011- 2013 nhằm mục đích hạn chế các mặt còn yếu kém, cải
tiến và phát huy những thế mạnh của tập đoàn, đưa Bảo Việt hướng đến mục tiêu trở thành một
tập đoàn tài chính mạnh, phát triển bền vững trong tương lai.
4
MỤC LỤC
Trang
Chương I: Nhận định vấn đề 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2 Mục đích nghiên cứu 7
3 Đối tượng nghiên cứu 8
4. Phạm vi nghiên cứu 8
5 Các nhiệm vụ phải thực hiện 8
6 Tình hình nghiên cứu 9
7. Câu hỏi nghiên cứu 9
8. Kết quả dự kiến 9
9. Bố cục của đồ án 10
Chương 2: Tổng quan lý thuyết 11
1.Lịch sử về lý thuyết quản trị chiến lược 11
2. Một số khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược 11
3. Các công cụ sử dụng để nghiên cứu quản trị chiến lược 13
4. Một số các công cụ khác để phân tích chiến lược quản trị 14
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 16
1. Giới thiệu sơ đồ nghiên cứu 17
2. Quy trình nghiên cứu 17
Chương 4: Thực trạng chiến lược của Tập đoàn Bảo Việt 21
1. Giới thiệu sơ lược về Tập đoàn Bảo Việt 21
1.1. Quá trình hình thành và phát triển 22
1.2. Sơ đồ về tổ chức – lĩnh vực hoạt động chính của Tập đoàn Bảo Việt 23
1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt trong giai đoạn 2008- 2010 23
2. Định vị chiến lược của Tập đoàn Bảo Việt 24
2.1. Lựa chọn chiến lược 24
2.2. Mục tiêu - Sứ mệnh 24
2.3. Giá trị cốt lõi 24
3. Định vị chiến lược kinh doanh theo mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược 27
3.1 Các công việc kinh doanh 27
3.2 Hiệu quả hoạt động 27
5
3.3 Đổi mới cải tiến 28
3.4 Xác định khách hàng mục tiêu 28
3.5 Về mặt nội tại 28
3.6 Về mặt tài chính 28
3.7 Về mặt khách hàng 28
3.8 Về khả năng học hỏi và phát triển 28
4. Vẽ mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược hiện tại 28
CHƯƠNG 5. Bình luận, phân tích và đánh giá thực trạng chiến lược của Tập đoàn Bảo
Việt. 29
1. Bình luận chiến lược kinh doanh hiện tại của Tập đoàn Bảo Việt 29
2. Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của Tập đoàn Bảo Việt 31
3. Đánh giá chiến lược kinh doanh hiện tại của Tập đoàn Bảo Việt 39
CHƯƠNG 6. Gợi ý và đề xuất chiến lược quản trị kinh doanh giai đoạn 2011-2013 45
1. Đề xuất chiến lược phát triển kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt đến năm 2013 45
1.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh qua mô hình Delta Project 46
1.2 Xây dựng chiến lược kinh doanh bằng Bản đồ chiến lược 46
1.3 Những đề xuất cụ thể cho Tập đoàn Bảo Việt 52
2. Kế hoạch phát triển kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt từ 2011-2013 54
3. Lộ trình tăng vốn để thực hiện kế hoạch kinh doanh theo chiến lược đề xuất từ 2011-2013. 54
4. Lịch trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh từ 2011-2013. 54
CHƯƠNG 7. Kết luận 55
Danh mục tham khảo
Phụ lục
6
TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH
VÀ ĐỀ XUẤT GIAI ĐOẠN 2011- 2013
CHƯƠNG 1: NHẬN ĐỊNH VẤN ĐỀ
Quản trị chiến lược theo cách hiểu đơn giản nhất, đó là “ quản trị những vấn đề có tầm quan
trọng chiến lược”. Quản trị chiến lược là một lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới mẻ ở Việt Nam,
tuy nhiên việc phân tích để tìm ra đúng hướng đi trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, bắt buộc
các doanh nghiệp phải học hỏi. Chính vì vậy, quản trị chiến lược đã và đang trở nên vấn đề hết
sức quan trọng cho sự sống còn của doanh nghiệp, khi mà môi trường kinh doanh ngày càng trở
nên khốc liệt.
1.Lý do chọn đề tài:
Thành lập ngày 15/1/1965, đến nay Bảo Việt đã trở thành Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàng
đầu Việt Nam. Không chỉ có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc, Bảo Việt còn được biết đến là
thương hiệu mạnh, uy tín số 1 trong lĩnh vực bảo hiểm. Với khả năng tài chính mạnh, sự thông
hiểu thị trường trong nước, Bảo Việt đã được công nhận là một trong số 25 doanh nghiệp lớn
nhất của Việt Nam (Nguồn:
Có thể nói thị trường bảo hiểm hoạt động cạnh tranh khá sôi nổi với sự tham gia của nhiều công
ty trong và ngoài nước. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải năng động và nắm bắt kịp thời nhu cầu
của khách hàng và đáp ứng những nhu cầu ngày một đa dạng hơn. Bằng mọi nỗ lực, Bảo Việt
đang trở thành một trong những doanh nghiệp thành công nhất trong lĩnh vực kinh doanh bảo
hiểm tại thị trường Việt Nam. Một trong những yếu tố tiên quyết mang lại thành quả này là Bảo
Việt đã xây dựng được một chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Sau khi khảo sát thực tế tại Tập đoàn Bảo Việt, được sự ủng hộ của các cán bộ cấp cao, với sự
hiểu biết của mình qua môn quản trị chiến lược. Tôi muốn vận dụng những kiến thức đã được
học ở lý thuyết vào thực tiễn tại doanh nghiệp, để đánh giá, phân tích chiến lược kinh doanh hiện
tại, từ đó có một số gợi ý, đề xuất cho chiến lược phát triển kinh doanh của Bảo Việt cho giai
đoạn đến năm 2013.
7
2. Mục đích nghiên cứu:
Dựa vào Bản đồ chiến lược và mô hình Delta Project cùng với những kiến thức đã học qua môn
học quản trị chiến lược, tôi sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng chiến lược phát triển kinh
doanh của Tập đoàn Bảo Việt hiện nay.Từ đó đưa ra gợi ý, đề xuất một số ý kiến để cải tổ chiến
lược của Tập đoàn trong thời gian tới.
Hy vọng rằng, với những nghiên cứu, đóng góp của mình sẽ giúp cho Bảo Việt phát triển đúng
hướng và có khả năng cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm cả trong nước và quốc tế.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này nghiên cứu quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh hiện tại của Tập đoàn Bảo
Việt.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Dựa vào mô hình Delta và khung Bản đồ chiến lược, tôi sẽ nghiênn cứu các yếu tố bên trong và
bên ngoài có ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt hiện nay.
Thời gian nghiên cứu: Các số liệu được lấy chủ yếu tập trung trong giai đoạn từ 2007 – 2010 và
đưa ra các đề xuất cải tiến cho giai đoạn 2011 đến năm 2013.
Không gian nghiên cứu: Tập đoàn Bảo Việt tại Việt Nam
Giới hạn nghiên cứu: Hiện nay Tập đoàn Bảo Việt hoạt động đa ngành, trên nhiều lĩnh vực kinh
doanh khác nhau như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm, do đó mỗi
ngành đều có chiến lược riêng, nhưng do yêu cầu của chương trình, đề tài này chỉ tập trung vào
phân tích chiến lược kinh doanh ngành bảo hiểm của Tập đoàn Bảo Việt.
5. Các nhiệm vụ phải thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu các công cụ lý thuyết
Trên cơ sở lý thuyết mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược, làm cơ sở để đánh giá một cách
đầy đủ và toàn diện chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt hiện nay, bao gồm các giai
đoạn từ hình thành đến thực thi chiến lược và các hoạt động theo dõi, giám sát. Với hoạt động
chủ yếu là kinh doanh bảo hiểm, Bảo Việt tập trung vào đặc thù của ngành về sản phẩm dịch vụ
và chăm sóc khách hàng, cơ cấu ngành, phạm vi hoạt động và thị phần tại thị trường Việt Nam.
Nhiệm vụ 2: Khảo sát thực tiễn
Với phương pháp tìm hiểu các thông tin của Tập đoàn Bảo Việt thông qua các số liệu đã có, tiến
hành tự khảo sát, phỏng vấn một số lãnh đạo của Tập đoàn, lấy ý kiến của các chuyên gia trong
lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, đầu tư…cùng với thảo luận nhóm, nhằm nghiên cứu và tìm hiểu
cách áp dụng các lý thuyết như mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược vào chiến lược kinh
8
Nhiệm vụ 3: Đề xuất ý kiến cải tiến
Từ kết quả nghiên cứu trên, đưa ra một số gợi ý, đề xuất để xây dựng chiến lược kinh doanh cho
Tập đoàn Bảo Việt giai đoạn 2011 đến năm 2013
6. Tình hình nghiên cứu
Qua khảo sát thực tế từ ý kiến các chuyên gia trong quản trị chiến lược kinh doanh và tham
khảo các tài liệu liên quan, tôi nhận thấy việc xây dựng chiến lược quản trị kinh doanh là vấn
đề rất quan trọng trong các doah nghiệp, từ trước đến nay đã có nhiều hội thảo và các báo cáo
nghiên cứu về vấn đề này như của VCCI, Viện nghiên cứu kinh tế TW, IMF và đặc biệt Việt
Nam cũng từng mời chuyên gia nổi tiếng về quản trị chiến lược là Micheal Porter đến diễn
thuyết tại TP HCM vào ngày 1/12/2008 và tại Hà Nội ngày 29/11/2010 về chiến lược cạnh
tranh và kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, tôi nhận thấy kết quả thu được vẫn dừng lại ở
những lý luận, nó chưa thực sự trở thành hệ thống chiến lược cụ thể cho các doanh nghiệp áp
dụng vào thực tế, việc tổ chức và thực hiện vẫn gặp nhiều lúng túng. Chính vì những bất cập
đó, trên cơ sở kế thừa những tài liệu và kiến thức thu lượm được qua môn quản trị chiến lược,
đề tài này mong góp phần thực hiện hóa việc áp dụng chiến lược quản trị kinh doanh vào
doanh nghiệp tại Việt Nam.
7. Các câu hỏi nghiên cứu:
Liệu hai công cụ phân tích chiến lược là mô hình Delta project và Bản đồ chiến lược có
thực sự phù hợp để đánh giá chiến lược kinh doanh hiện nay của Tập đoàn Bảo Việt
không ?
•
Việc dùng mô hình Delta project và Bản đồ chiến lược để phân tích và xây dựng chiến
lược kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt liệu có phải là phương pháp tốt nhất hay chưa ?
•
Các kiến nghị và đề xuất dựa trên phân tích chiến lược từ hai công cụ mô hình Delta
project và Bản đồ chiến lược liệu có đúng hay không ?
•
8. Kết quả thu được:
• Bằng các công cụ như Mô hình Delta, Bản đồ chiến lược và các công cụ hỗ trợ khác,
mô tả được thực trạng chiến lược kinh doanh hiện tại của Tập đoàn Bảo Việt.
• Xây dựng chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt giai đoạn 2011 đến năm 2013
qua các công cụ quản trị chiến lược đã được đánh giá và phân tích.
9
• Trình bày một cách tổng quát, khoa học tiến trình, kế hoạch thực thi chiến lược kinh
doanh của Tập đoàn Bảo Việt giai đoạn 2011 đến 2013 một cách hiệu quả nhất.
9. Bố cục của đồ án:
Đồ án này gồm có 12700 từ, được thể hiện trên 57 trang của 7 chương và 37 mục, ngoài Lời cảm
ơn, Phần kết luận, đồ án còn có Danh mục các tài liệu tham khảo và Phụ lục. Chi tiết được thể
hiện như sau:
Lời cảm ơn
Tóm tắt
Mục lục
Chương I: Nhận định vấn đề
Chương 2: Tổng quan lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt
Chương 5. Phân tích và đánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt
Chương 6. Gợi ý và đề xuất chiến lược quản trị kinh doanh giai đoạn 2011-2013
Chương 7. Kết luận
Chương 8. Phụ lục
Danh mục tham khảo
Như vậy, để tồn tại và phát triển trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp phải tìm mọi biện
pháp để nâng cao năng lực về mọi mặt. Quá trình đó dù là chủ động hay bị động đều cần có sự
chỉ đạo của chiến lược kinh doanh. Ông Uyn xơn, Chủ tịch công ty GE của Mỹ đã từng nói :”Mỗi
ngày tôi chẳng làm được mấy việc nhưng có một việc không bao giờ làm hết là xây dựng quy
hoạch tương lai”( Nguồn: Giáo trình kinh doanh của Unicom, 2010, p8). Điều đó cho thấy các
doanh nghiệp rất coi trọng việc xây dựng chiến lược kinh doanh.
10
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Ngày nay, cục diện thế giới đang thay đổi từng ngày từng giờ, việc cạnh tranh gay gắt đang diễn
ra trên tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh doanh. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
trên thương trường, thì việc quan trọng và cần thiết nhất là chọn cho mình một hướng đi đúng
đắn, phù hợp với sự thay đổi thường xuyên và đột ngột của môi trường kinh doanh.
Về lịch sử lý thuyết quản trị cũng như các khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược xem tại
phần phụ lục
4.3 Một số lưu ý khi sử dụng công cụ Delta Project và Bản đồ chiến lược khi đánh giá chiến
lược kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm của Tập đoàn Bảo Việt:
Theo những tiêu chí của hai công cụ trên, ta sẽ thấy có thể xuất hiện những khó khăn gặp phải
như:
Đối với việc áp dụng mô hình Delta project:
• Khó trong việc tiếp cận các giải pháp cải thiện mối quan hệ với khách hàng và khác biệt
hóa vì đó là chiến lược mà tầm cấp cao mới có thể cung cấp
• Việc cắt giảm chi phí liên quan đến cung cấp số liệu cụ thể và chi tiết, do đó khi yêu cầu
cung cấp sẽ gặp rất nhiều khó khăn
Đối với việc áp dụng Bản đồ chiến lược:
• Việc cung cấp các thông tin liên quan đến 4 hướng như Tài chính, khách hàng, nội bộ, bài
học và phát triển của tập đoàn là tương đối khó khăn vì nhìn vào góc độ nào đó, nó là các
thông tin cần được bảo mật do liên quan trực tiếp đến hiệu suất quản trị kinh doanh của
doanh nghiệp, là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, nên việc quản lý thông tin rất thận
trọng.
Như vậy, việc áp dụng mô hình Delta project và Bản đồ chiến lược vào việc quản trị chiến lược
kinh doanh của doanh nghiệp là điều cần thiết. Điều đó giúp cho doanh nghiệp thấy rõ mục đích
và hướng đi của mình, khiến cho nhà quản trị phải xem xét và xác định xem doanh nghiệp mình
đang ở đâu và đi theo hướng nào, khi nào thì đạt được mục tiêu đề ra. Từ đó giúp doanh nghiệp
nhanh chóng phản ứng với các thách thức mới, thay thế những ý tưởng và hoạt động lỗi thời bằng
các quy trình tiên tiến, đáp ứng những nhu cầu mới phát sinh, nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận, mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng, doanh nghiệp và cho cổ đông.
11
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên trong việc đánh giá thực trạng chiến lược quản trị kinh
doanh trong lĩnh vực bảo hiểm của Tập đoàn Bảo Việt. Trong chương này tôi xin giới thiệu một
số các phương pháp nghiên cứu sau:
1. Giới thiệu sơ đồ nghiên cứu:
Khảo sát thực
trạng chiến lược
của Tập đoàn
Bảo Việt
qua mô hình
Delta Project và
bản đồ chiến
lược.
Kết
luận
Cơ sở lý thuyết
và các công cụ
hỗ trợ thực
hiện nghiên
cứu chiến lược
kinh doanh của
Tập đoàn Bảo
Việt
Bình luận, phân
tích, đánh giá
chiến lược hiện
tại và đề xuất
chiến lược mới
của Tập đoàn
Bảo Việt
qua mô hình
Delta Project và
Bản đồ chiến
lược
Soạn thảo
kế hoạch
và lịch
trình thực
hiện chiến
lược kinh
doanh giai
đoạn 2011
đến năm
2013
Hình 6: Qui trình nghiên cứu
Dựa trên mô hình Delta Project, Bản đồ chiến lược và các công vụ hỗ trợ khác, tôi tiến hành khảo
sát, phân tích thực trạng chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt và đưa ra một số gợi ý, đề
xuất giai đoạn 2011 đến năm 2013.
2. Quy trình nghiên cứu:
2.1 Xác định và lên danh mục dữ liệu: Thu thập để đánh giá chiến lược kinh doanh hiện tại của
Tập đoàn Bảo Việt theo từng yếu tố của hai công cụ này. Các dữ liệu được thể hiện trên một số
các báo cáo như:
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Báo cáo xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh giai đoạn 2008-2010
- Báo cáo chiến lược kinh doanh giai đoạn 2008-2010
- Bảng khảo sát đánh giá đối tượng khách hàng
- Bảng nghiên cứu thị trường ngành bảo hiểm các năm từ 2008-2010
12
...................................
2.2 Triển khai thu thập dữ liệu:
2.2.1. Dữ liệu thứ cấp:
Các dữ liệu thứ cấp được xác định thông qua các phương pháp thống kê và phân tích hàng năm
của Tập đoàn Bảo Việt. Các dữ liệu này được thu nhập từ các phòng chức năng như: Phòng Tài
chính kế toán; Phòng Kế hoạch; Phòng Phát triển thị trường; Phòng Maketing, Phòng Hành
chính, Phòng Quan hệ cộng đồng ….bao gồm:
• Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 đến 9 tháng năm 2010 (nguồn cung cấp:
Phòng Tài chính kế toán – chi tiết tại phụ lục)
• Báo cáo dự báo tăng trưởng của ngành bảo hiểm (nguồn cung cấp: Phòng phát triển thị
trường )
• Báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh của đối thủ cạnh tranh (Công ty bảo hiểm PVI,
Công ty bảo hiểm Bảo Minh) (nguồn cung cấp: Quan hệ cộng đồng )
2.2.2. Dữ liệu sơ cấp: Thực hiện bằng các phương pháp
• Phương pháp quan sát trực tiếp: Các hoạt động diễn ra hàng ngày trong Tập đoàn, chủ
yếu là quá trình làm việc, tiếp xúc với các đối tác, của nhân viên… .
Hình thức: Trực tiếp đến cơ quan của Tập đoàn, các công ty thành viên để quan sát bằng trực
quan ghi lại những hành vi, cách ứng xử của mọi người.
• Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn được thực hiện với các ông Phó Tổng giám đốc trong Ban điều hành, nhân viên,
khách hàng,