Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế

Tư tưởng HCM trên thực tế được hình thành vào cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX và được bổ sung, phát triển đến giữa thế kỷ XX. Đó cũng là thời gian hình thành và phát triển tư tưởng HCM về quan hệ quốc tế. Trong thời gian đó, tình hình thế giới và trong nước đã diễn ra những sự kiện chính sau đây có liên quan đến sự hình thành tư tưởng HCM về quan hệ quốc tế : a/ - Tình hình thế giới : Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, tình hình thế giới đã có những chuyển biến vô cùng sâu sắc. Điều đó được thể hiện ở những sự kiện lớn, nổi bật sau đây : + Sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc và hệ thống thuộc địa Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh chuyển dần sang chủ nhĩa tư bản độc quyền dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc. Hàng loạt nước tư bản phương Tây đua nhau xâm lược thống trị các nước nhược tiểu ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ la tinh, biến các nước này thành thuộc địa và nửa thuộc địa, thành thị trường khai thác sức người sức của, tiêu thụ hàng hoá thừa ế. Sự kiện này dẫn tới sự ra đời hệ thống thuộc địa song song tồn tại với chủ nghĩa đế quốc và mâu thuẫn gay gắt với chủ nghĩa đế quốc, tạo ra cơ sở khách quan gắn kết ngày càng sâu sắc giữa các quốc gia dân tộc trong bối cảnh thế giới mới mà trước đó chưa từng có. Sự kiện này đã làm cho thế giới nảy sinh nhiều mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản, mâu thuẫn giữa các đế quốc với các thuộc địa, mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc trong quá trình tranh giành lợi ích với nhau. Các mâu thuẫn này phát triển ngày càng sâu sắc, gay gắt làm bùng nổ nhiều sự kiện quan trọng trên thế giới như : Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918 ), Cách mạng Tháng Mười Nga ( 7-11-1917 ) v.v + Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc chiến tranh này đã khoét sâu thêm những mâu thuẫn trong chủ nghĩa tư bản nhất là mâu thuẫn giữa tư bản với vô sản, giữa đế quốc với thuộc địa, phơi bày những tội ác của chủ nghĩa tư bản trước loài người. Vì những lợi ích của bọn tư bản, chúng đã kéo loài người vào cuộc chiến tranh tàn khốc, huỷ hoại không biết bao nhiêu tiền của và sinh mạng con người ! Những chiêu bài dân chủ, nhân quyền bọn tư bản thường rêu rao trở thành vô nghĩa ! Thực tế đó đặt ra cho loài người tìm đến con đường mới, chế độ xã hội mới, xây đắp những quan hệ mới khác chủ nghĩa tư bản. + Cách mạng Tháng Mười Nga thành công mở ra thời đại mới. Từ trong cuộc chiến tranh thứ nhất, V. I. Lê nin đã lãnh đạo giai cấp vô sản Nga đứng lên làm cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản Nga và bọn Nga Hoàng, lập nên Nhà nước Xô Viết– Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới xây dựng chế độ xã hội mới – chế độ xã hội chủ nghĩa, mở ra thời đại mới – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. HCM nói về ý nghĩa của cách mạng Tháng Mười Nga như sau : “ Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất, Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn như thế ( HCM, tt, t.12,tr.300 ). Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, với sự ra đời của nước Nga Xô Viết dần dần trở thành trung tâm của cách mạng thế giới, gắn kết ngày càng sâu sắc các quốc gia dân tộc trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản, tạo nên mối quan hệ quốc tế ngày càng sâu sắc giữa các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. + Quốc tế III ra đời gắn kết phong trào cách mạng vô sản với phong trào giải phóng dân tộc. Quốc tế III, đã giữ vai trò quan trọng trong sự gắn kết cách mạng vô sản với cách mạng giải phóng dân tộc đưa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên, đẩy lùi ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản, tạo điều kiện gắn kết, liên hệ ngày càng chặt chẽ, sâu sắc giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa xã hội từ lý thuyết đã trở thành hiện thực, tạo cơ sở niềm tin sâu sắc vào con đường XHCN của loài người. Thắng lợi đó cũng làm cho uy tín của Lê nin ngày càng nâng cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Lê nin đã thành lập Quốc tế III ( vào tháng 3-1919 ) thay thế quốc tế II đã trở nên lỗi thời. Quốc tế III ra đời với đường lối đúng đắn do Lê nin vạch ra đã gắn kết cách mạng vô sản với cách mạng giải phóng dân tộc trong cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, tạo nên khí thế mới, diện mạo mới trong đấu tranh cách mạng trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào đấu tranh cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản nô dịch các dân tộc, gắn kết ngày càng sâu sắc mối quan hệ giữa các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong quá trình tìm đường cứu nước, HCM đã sống chủ yếu ở phương Tây, các sự kiện quan trọng của tình hình thế giới trên đây gần như đã tác động trực tiếp tới nhận thức của HCM, tạo cơ sở góp phần hình thành tư tưởng HCM nói chung và tư tưởng HCM về quan hệ quốc tế nói riêng. Trong tác phẩm Tư tưởng ngoại giao HCM, đồng chí Nguyễn Dy Niên nhận xét : “ Trong quá trình quan sát, phân tích các diễn biến của chính trị quốc tế và ngoại giao thế giới trong khoảng giữa hai cuộc chiến tranh thế giới nửa đầu thế kỷ XX, Nguyễn ái Quốc đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm ngoại giao quý báu” ( X. Tư tưởng ngoại giao HCM, Nxb, Chính trị quốc gia, tr.70 ) b/- Tình hình xã hội Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX Đây là thời gian, nước Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ của tình hình thế giới, do đó, ở Việt Nam cũng đã diễn ra nhiều biến đổi sâu sắc. Điều đó thể hiện ở các sự kiện và hiện tượng sau đây : + Nước Việt Nam bị đế quốc Pháp xâm lược và thống trị. Cuối thế kỷ XIX, nhiều nước tư bản ở châu Âu đã đua nhau tìm đường xâm lược và thống trị các nước nhược tiểu. Năm 1858, bọn tư bản Pháp đã tiến hành vũ trang xâm lược Việt Nam. Vua quan nhà Nguyễn số đông bạc nhược, từng bước đầu hàng giặc, dâng nước ta cho giặc, câu kết với giặc cùng thống trị nhân dân ta. Vào năm 1896, đế quốc Pháp đã căn bản dẹp yên các cuộc nổi dậy của nhân dân ta, chúng đã áp đặt chính sách thống trị thực dân vơ vét bóc lột thuộc địa vô cùng tàn bạo đối với nhân dân ta ( Kế hoạch khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương được thực hiện bắt đầu vào năm 1897). Dưới ách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, đất nước Việt Nam, xã hội Việt Nam biến đổi vô cùng sâu sắc.

doc104 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3026 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan