Các ca bệnh AIDS đầu tiên được ghi nhận xảy ra tại Hoa Kì vào đầu những năm 80 thế kỷ 20. Một số người đồng tính nam tại New York và San Francisco đột nhiên mắc những bệnh nhiễm trùng cơ hội hiếm gặp. Tất cả các bệnh nhân đều bị suy giảm miễn dịch một cách kỳ lạ - hệ thống miễn dịch của họ thậm chí không đủ sức chống đỡ các nhiễm trùng đơn giản. Chẩn đoán ban đầu là GRID, đặt theo chữ đầu của Gay Related Immunodeficiency Disease (bệnh suy giảm miễn dịch liên quan với người đồng tính nam). Sự kiện này được giáo sư Michael Gottlieb và các cộng sự công bố trên tờ “Morbidity and Mortality Weekly Report” vào ngày 5 tháng 6 năm 1981. Đến tháng 12 năm 1981, loại bệnh này được báo cáo là phát hiện cả trong nhóm thanh niên sử dụng ma túy ở Anh. Sau đó, nó được báo cáo phát hiện trong những trường hợp bệnh máu khó đông và nhóm người Haiti ở Hoa Kỳ. Sự kiện này càng làm gia tăng tình trạng phân biệt và kỳ thị đối với nhóm người Haiti. Để giải thích và đổ lỗi về dịch bệnh đáng sợ, người ta bàn tán nhiều đến “nhóm 4H”, nghĩa là nhóm bốn nguyên nhân của dịch bệnh gồm: “đồng tính – Homosexual”, “máu khó đông – Haemophiliacs”; “ma túy – Heroin” và người Haiti.
Tên gọi AIDS (Acquiret Immune Deficeency Syndrom - Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) được chính thức sử dụng thay thế cho tên cũ là GRID (tháng 9/1982) . Đến năm 1983, AIDS tiếp tục được báo cáo phát hiện trong nhóm những phụ nữ và trẻ em không sử dụng ma túy. Điều này làm các chuyên gia càng củng cố niềm tin rằng, nguyên nhân gây ra AIDS là do sự lây nhiễm. Ở Mỹ, hơn 1.000 người trong tổng số 3.000 trường hợp nhiễm AIDS đã chết. Dịch bệnh không chỉ ở Mỹ mà còn được phát hiện ở nhiều nước châu Âu, Haiti, Uganda
Năm 1983, giáo sư Luc Montagnier và các cộng sự ở Viện Pasteur Paris (Pháp) công bố đã phát hiện ra một loại virus gây bệnh và họ đặt tên là LAV- Lymphadenopathy Associated Virus (virus có liên quan đến bệnh hạch lymphô). Gần nửa năm sau , giáo sư Robert Gallo và nhóm nghiên cứu tại NIH (National Institute of Health – Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kì ) cũng phát hiện một virus như thế và đặt tên là HTLV III – Human T-cell lymphotropic virus (virus ưa tế bào lymphô T của người) và tự cho mình là người đã phát hiện ra virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV - Human Immunodeficiency Virus). Việc này đã dấy lên một cuộc tranh cãi gay gắt giữa hai nhóm nghiên cứu. Đến tháng 3/1987, cuộc tranh cãi này mới chấm dứt khi Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng thống Pháp đứng ra dàn xếp, tuyên bố Luc Montagnier và Robert Gallo là đồng tác giả phát hiện ra HIV .
133 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2769 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo Trình Xã hội học về HIV-AIDS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
Chủ biên : PHẠM ĐỨC TRỌNG
Nguyễn Huy Hường, Vũ Toản, Trần Thị Anh Thư, Phạm Thị Thùy Trang
GIÁO TRÌNH
XÃ HỘI HỌC VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
(DÙNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KHXH&NV)
DỰ ÁN CDC/PAC - 2010Mục lục
PHẦN 1. KIẾN THỨC CHUNG VỀ HIV/AIDS
Chương 1: Tổng quan về HIV/AIDS
1.1. Lịch sử của HIV/AIDS
Các ca bệnh AIDS đầu tiên được ghi nhận xảy ra tại Hoa Kì vào đầu những năm 80 thế kỷ 20. Một số người đồng tính nam tại New York và San Francisco đột nhiên mắc những bệnh nhiễm trùng cơ hội hiếm gặp. Tất cả các bệnh nhân đều bị suy giảm miễn dịch một cách kỳ lạ - hệ thống miễn dịch của họ thậm chí không đủ sức chống đỡ các nhiễm trùng đơn giản. Chẩn đoán ban đầu là GRID, đặt theo chữ đầu của Gay Related Immunodeficiency Disease (bệnh suy giảm miễn dịch liên quan với người đồng tính nam). Sự kiện này được giáo sư Michael Gottlieb và các cộng sự công bố trên tờ “Morbidity and Mortality Weekly Report” vào ngày 5 tháng 6 năm 1981. Đến tháng 12 năm 1981, loại bệnh này được báo cáo là phát hiện cả trong nhóm thanh niên sử dụng ma túy ở Anh. Sau đó, nó được báo cáo phát hiện trong những trường hợp bệnh máu khó đông và nhóm người Haiti ở Hoa Kỳ. Sự kiện này càng làm gia tăng tình trạng phân biệt và kỳ thị đối với nhóm người Haiti. Để giải thích và đổ lỗi về dịch bệnh đáng sợ, người ta bàn tán nhiều đến “nhóm 4H”, nghĩa là nhóm bốn nguyên nhân của dịch bệnh gồm: “đồng tính – Homosexual”, “máu khó đông – Haemophiliacs”; “ma túy – Heroin” và người Haiti.
Tên gọi AIDS (Acquiret Immune Deficeency Syndrom - Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) được chính thức sử dụng thay thế cho tên cũ là GRID (tháng 9/1982) Tên gọi SIDA là cách đảo chữ cái của AIDS, được dùng phổ biến trong tiếng Pháp và Tây Ban Nha.
. Đến năm 1983, AIDS tiếp tục được báo cáo phát hiện trong nhóm những phụ nữ và trẻ em không sử dụng ma túy. Điều này làm các chuyên gia càng củng cố niềm tin rằng, nguyên nhân gây ra AIDS là do sự lây nhiễm. Ở Mỹ, hơn 1.000 người trong tổng số 3.000 trường hợp nhiễm AIDS đã chết. Dịch bệnh không chỉ ở Mỹ mà còn được phát hiện ở nhiều nước châu Âu, Haiti, Uganda…
Năm 1983, giáo sư Luc Montagnier và các cộng sự ở Viện Pasteur Paris (Pháp) công bố đã phát hiện ra một loại virus gây bệnh và họ đặt tên là LAV- Lymphadenopathy Associated Virus (virus có liên quan đến bệnh hạch lymphô). Gần nửa năm sau , giáo sư Robert Gallo và nhóm nghiên cứu tại NIH (National Institute of Health – Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kì ) cũng phát hiện một virus như thế và đặt tên là HTLV III – Human T-cell lymphotropic virus (virus ưa tế bào lymphô T của người) và tự cho mình là người đã phát hiện ra virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV - Human Immunodeficiency Virus). Việc này đã dấy lên một cuộc tranh cãi gay gắt giữa hai nhóm nghiên cứu. Đến tháng 3/1987, cuộc tranh cãi này mới chấm dứt khi Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng thống Pháp đứng ra dàn xếp, tuyên bố Luc Montagnier và Robert Gallo là đồng tác giả phát hiện ra HIV .
Mặt dù vẫn chưa được thừa nhận rộng rãi là một dịch bệnh nguy hiểm của nhân loại, nhưng đã có nhiều hoạt động được triển khai để đối phó với AIDS. Khởi nguồn là chương trình tuyên truyền an toàn tình dục của các tổ chức phi chính phủ ở Mỹ và Anh từ năm 1982. Sau đó, Chương trình đổi bơm kim tiêm lần đầu tiên trên thế giới được thiết lập ở Amsterdam – Hà Lan (1984). Nhận thức được máu có thể là nguồn lây lan bệnh, xét nghiệm HIV bắt đầu được tiến hành trong sàng lọc nguồn cung cấp máu. Các nhà khoa học đồng thời cũng đã bắt tay vào nghiên cứu các loại thuốc đặc trị AIDS. Tuy vậy, dịch bệnh vẫn tiếp tục phát triển. Đến năm 1986, có hơn 38.000 ca nhiễm AIDS được ghi nhận ở hơn 85 quốc gia trên thế giới. Con số này được ước đoán là tăng lên 8 triệu ca nhiễm tính đến 1990 và nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ sức khỏe mà còn cả các vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội ở nhiều quốc gia. Trước diễn tiến nhanh của dịch bệnh và khả năng xảy ra đại dịch toàn cầu, Chính phủ Mỹ, Anh và nhiều nước khác bắt đầu thực hiện các chiến dịch giáo dục cấp quốc gia về AIDS (1988). Năm 1994, hội nghị thượng đỉnh về AIDS tại Paris, Pháp đã đưa ra tuyên bố: “Đưa công cuộc phòng chống AIDS lên vị trí ưu tiên, huy động toàn xã hội, các ngành của nhà nước, tư nhân, các hội, kể cả những người nhiễm HIV/AIDS tham gia vào các hoạt động đa ngành, liên Chính Phủ, phi Chính Phủ, các phong trào liên kết nhằm phòng chống đại dịch….., xây dựng một thế giới không có AIDS”, và ngày 1/12 hàng năm đã được chọn là ngày thế giới phòng chống AIDS. Một năm sau đó, chương trình điều phối Liên hiệp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) được thành lập.
Từ 1987, AZT được bào chế và là loại thuốc đầu tiên được sử dụng để điều trị AIDS. Tuy nhiên, nhìn chung AZT không mang lại hiệu quả như mong muốn. Gần 10 năm sau, ARV - “Liệu pháp điều trị kết hợp kháng virus” (Combination antiretroviral treatment) cho thấy có hiệu quả cao trong việc chống lại HIV. Ở các quốc gia phát triển, nhiều người bắt đầu sử dụng phương pháp điều trị mới. Do vậy, tỷ lệ tử vong vì AIDS bắt đầu giảm ở những nước này. Năm 1997 được đánh dấu bởi sự kiện Brazil là quốc gia đang phát triển đầu tiên cung cấp phương thức điều trị kết hợp miễn phí, trong khi ở nhiều nước đang phát triển khác, có rất ít người nhiễm AIDS có điều kiện tiếp cận với các phương thức điều trị này. Trong khoảng thời gian này, ước tính số người có HIV và AIDS trên toàn thế giới lên đến hơn 22 triệu người – chính thức là đại dịch toàn cầu. Năm 2001, các nhà lãnh đạo thế giới đặt mục tiêu dài hạn đối với HIV/AIDS tại một phiên họp đặc biệt của đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Một năm sau đó, Qũy toàn cầu được thành lập để thúc đẩy các hoạt động đối phó với AIDS, bệnh lao và bệnh sốt rét. Năm 2004 Hoa kỳ khởi động chương trình hành động, mang tên PEPFAR để chống AIDS trên toàn thế giới. Cũng trong năm này, sau nhiều do dự, Nam Phi bắt đầu cung cấp miễn phí điều trị ARV. Số người có HIV và AIDS trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển được tiếp cận với ARV ngày càng tăng. Tuy nhiên, tình trạng dịch bệnh vẫn tiếp tục lan rộng. Sau 6 năm kể từ năm 2001, hơn 11 triệu người mới nhiễm HIV/AIDS, làm tăng số người bệnh lên đến 33,2 triệu người, trong đó, có 2,1 triệu là trẻ em. Cũng trong năm 2007, ước tính có 2,5 triệu nhiễm HIV mới trong khi đó có 2,1 triệu người chết vì AIDS..
1.2. Các giả định về nguồn gốc của HIV/AIDS
Cho đến nay, nguồn gốc của HIV và AIDS vẫn luôn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Có nhiều giả thuyết đã được đưa ra để lý giải cho sự xuất hiện của HIV/AIDS và cơ chế lây lan nhanh của nó. Nhiều câu hỏi được đưa ra như: HIV có nguồn gốc từ đâu? Liệu AIDS có thật sự do HIV gây ra hay không?
1.2.1 Về nguồn gốc HIV
Hiện nay, HIV được chấp nhận là hậu duệ của SIV bởi vì một số chủng SIV có cấu trúc di truyền rất giống với HIV-1 và HIV-2.
HIV-2 tương ứng với SIVsm, là 1 chủng của SIV tìm thấy ở loài khỉ mặt xanh (sooty mangabey), là loài khỉ bản địa vùng Tây Phi. Còn typ HIV-1, có độc lực mạnh hơn, gây đại dịch nhiều hơn. Mãi cho đến năm 1999, các nhà khoa học mới xác định được đối tác gần gũi nhất của HIV-1 là SIVcpz, là SIV - được tìm thấy ở loài tinh tinh (chimpanzee). Tuy nhiên, chủng virus này vẫn còn có một số khác biệt với HIV ở nhiều điểm quan trọng .
1999: Phát hiện nguồn gốc HIV đi từ SIV.
Vào tháng 2 /1999 , một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Alabama (Mỹ) tuyên bố là họ đã tìm thấy 1 type SIVcpz rất giống với HIV-1. Chủng virus này đươc phát hiện từ một mẫu nghiệm đông lạnh lấy từ một con tinh tinh bắt được thuộc phân nhóm Pan troglodytes troglodytes (P. t. troglodytes), là loài rất phổ biến tại vùng Trung và Tây Phi .
Các nhà nghiên cứu (do Paul Sharp của Đại học Nottingham và Beatrice Hahn của Đại học Alabama dẫn đầu) đã đưa ra phát hiện này sau 10 năm miệt mài nghiên cứu về nguồn gốc của virus HIV. Họ cho rằng mẫu nghiệm này chúng minh được HIV-1 đi từ tinh tinh, và virus này đã có lúc vượt qua được giới hạn loài để đi từ tinh tinh sang người .
Kết quả nghiên cứu của nhóm được công bố 2 năm sau đó trên tạp chí Nature, trong đó họ kết luận rằng tinh tinh hoang dã đã bị nhiễm cùng lúc hai chủng SIV khác nhau , 2 chủng này “giao phối” và sinh ra 1 chủng virus thứ 3, chủng thứ 3 này có thể đã được lây sang những con tinh tinh khác, và điều đáng chú ý hơn là chủng này có khả năng gây nhiễm cho người và gây ra AIDS.
Người ta truy tìm nguồn gốc của 2 virus này và lần ra được một SIV gây nhiễm cho khỉ mangabey đầu đỏ và một SIV khác gặp ở loài khỉ lớn mũi đốm (spot-nosed ). Các nhà nghiên cứu tin rằng sự lai tạo đã xảy ra trong cơ thể loài tinh tinh khi chúng bị nhiễm với cả hai chủng SIV sau khi chúng săn đuổi và giết hai loài khỉ kia vốn nhỏ con hơn .
Họ cũng kết luận rằng 3 nhóm HIV-1 ( M, N và O ) đều phát xuất từ SIV tìm thấy ở loài tinh tinh P. t. troglodytes, và mỗi nhóm đại diện cho 1 biến cố "nhảy" (crossover) riêng rẽ từ loài tinh tinh sang người .
Sau 17 năm nghiên cứu thực địa tại các vùng Đông, Tây, Xích đạo Châu Phi, các nhà khoa học từ nhiều nước chứng minh có ít nhất có 40 loài khỉ khác nhau bị nhiễm với 40 typ SIV khác nhau; 3 nhóm HIV-1 và 8 phân typ HIV-2 khác nhau là kết quả của 11 biến cố nhảy sang loài khác , trong đó có sự tham gia của 8 loài khỉ mặt xanh và 3 tinh tinh đối với tất cả các trường hợp gây nhiễm ở người.
Vậy làm thế nào HIV nhảy sang loài khác được? Các nhà khoa học lý giải rằng, chính từ việc tinh tinh “nhận” SIV từ 2 loài khỉ nhân hình khác chứng tỏ rằng sự nhảy chéo này có thể xảy ra dễ dàng như thế nào. Con người là động vật cho nên chúng ta cũng sẽ dễ bị cảm nhiễm như loài tinh tinh. Khi virus được truyền từ động vật sang người, ta gọi đó là bệnh từ súc vật (zoonosis) .
1.2.2 Thời điểm xuất hiện HIV
Trong vài năm gần đây, người ta không những có thể phát hiện sự HIV hiện diện trong mẫu máu hoặc huyết tương, mà còn có thể xác định ra từng phân typ virus.
Khi nghiên cứu các phân typ virus của một số trường hợp đầu tiên nghi nhiễm HIV còn lưu giữ mẫu nghiệm có thể giúp ta hiểu được thời điểm HIV xuất hiện đầu tiên cũng như tiến hoá sau này.
Có 3 tình huống HIV sớm nhất mà ta biết được:
Một mẫu bệnh phẩm huyết tương lấy năm 1959 từ người người đàn ông sống tại Cộng hoà Dân chủ Congo hiện nay.
Tìm thấy HIV trong mẫu bệnh phẩm mô của 1 thanh niên Mỹ chết tại St. Louis vào năm 1969.
Tìm thấy HIV trong mẫu bệnh phẩm mô của 1 thuỷ thủ người Na-uy chết khoảng năm 1976.
Kết quả phân tích năm 1998 từ mẫu bệnh phẩm huyết tương lấy năm 1959 cho thấy HIV-1 được du nhập vào con người khoảng năm 1940 hoặc đầu những năm 1950, tức là còn sớm hơn so với tính toán trước đây. Cũng từ mẫu bệnh phẩm này, có nhà khoa học khác cho kết quả còn xa hơn nữa, thậm chí vào cuối thế kỷ 19.
Tuy nhiên, đến tháng giêng năm 2000, Bette Korber của phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, trình bày kết quả của 1 nghiên cứu mới tại Hội nghị về các bệnh Retrovirus và nhiễm trùng cơ hội lần thứ 7, lại cho rằng ca nhiễm HIV-1 đầu tiên xảy ra vào khoảng năm 1930 (xê dịch 15 năm) tại Tây Phi. Con số 1930 ước tính dựa vào một mô hình tiến hoá của HIV chạy trên siêu máy tính Nirvana. Nếu ước tính này đúng, có nghĩa là HIV đã có từ trước, trước những kịch bản mà các thuyết đề ra (như thuyết vaccin OPV và thuyết âm mưu).
1.2.3 Liên quan đến thời điểm HIV-2 lây truyền sang người.
Cho đến tận gần đây, nguồn gốc của HIV-2 chưa được nghiên cứu nhiều. Người ta nghĩ rằng HIV-2 đi từ SIV ở loài khỉ mặt xanh (sooty mangabey) hơn là từ loài tinh tinh, nhưng người ta cũng tin sự nhảy chéo (crossover) từ khỉ sang con người cũng xảy ra theo cách tương tự (tức là qua cách săn giết khỉ rồi ăn thịt). HIV-2 hiếm gặp hơn, ít lây nhiễm hơn và diễn tiến sang AIDS chậm hơn nhiều so với HIV-1. Thành ra, HIV-2 gây nhiễm cho ít người hơn. Và chủ yếu chỉ khu trú tại một số quốc gia vùng Tây Phi.
Vào tháng 5/2003, một nhóm các nhà nghiên cứu người Bỉ do Anne-Mieke Vandamme đứng đầu, đã công bố kết quả nghiên cứu trên tờ Proceedings of the National Academy of Science. Bằng cách phân tích các mẫu nghiệm của nhiều phân typ HIV-2 khác nhau (A và B) lấy từ các bệnh nhân và các mẫu nghiệm SIV lấy từ khỉ mặt xanh châu Phi, Vandamme kết luận rằng phân typ A đã truyền sang người vào khoảng năm 1940 và phân typ B vào năm 1945 (xê dịch khoảng 16 năm). Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện virus có nguồn gốc từ Guinea-Bissau (vốn là 1 cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha), và sự lây lan có thể đã xảy ra trong chiến tranh dành độc lập của nước này từ 1963 đến 1974. Thuyết này có cơ sở thực tế bởi vì những trường hợp người châu Âu đầu tiên nhiễm HIV-2 được phát hiện từ các cựu binh người Bồ Đào Nha, trong đó có nhiều người được truyền máu hoặc tiêm thuốc bằng kim tiêm không vô trùng sau khi bị thương, hoặc có khả năng do quan hệ tình dục với gái mại dâm địa phương.
1.2.4 Vai trò của Haiti
Vụ dịch AIDS tại Haiti được đưa ra ánh sáng vào đầu những năm 1980 , cũng cùng thời điểm với những ca bệnh đầu tiên được phát hiện. Theo sau việc phát hiên một số người gốc Haiti bị ung thư Kaposi và những bệnh có liên quan đến AIDS , báo chí và sách vở y học bắt đầu tung tin là AIDS phát xuất từ Haiti , và người gốc Haiti là nguyên nhân của dịch AIDS tại Mỹ.
Luận điệu này , tuy không có bằng chứng vũng chắc, lại càng làm nóng lên sự phân biệt chủng tộc vốn có sẵn tại Mỹ , và vì thế nhiều người gốc Haiti bị phân biệt đối xử và kỳ thị nặng nề. Nhiều người bị mất việc, vì người ta cho rằng họ là 1 trong 4 thành phần trong “câu lạc bộ 4 H” ( Homosexual, hemophiliacs , heroine-user , Haitian ) có nguy cơ bị mắc AIDS cao.
Trong khung cảnh dễ kích động vì lời buộc tội và đầy thành kiến liên quan đến HIV và AIDS trong những năm đó đã làm cho việc nghiên cứu và trình bày các kết quả nghiên cứu dịch tễ học khác quan , không bị ảnh hưởng của chính trị được. Trong nhiêu năm trời , mối liên hệ giữa Haiti và dịch AIDS tại Mỹ không được ai đụng tới.
Tuy nhiên, vào tháng 3/2007, tại hội nghị bệnh nhiễm trùng cơ hội và Retrovirus lần thứ 14 tổ chức tại Los Angeles , các nhà khoa học đưa ra bằng chứng dựa trên phân tích di truyền 122 mẫu nghiệm (được lưu mẫu từ trước) HIV-1 nhóm M , phân typ B ( là chủng thường gặp nhất tại Mỹ và Haiti ) cho thấy rằng chủng virus này chắc chắn đã được mang đến Haiti từ châu Phi, chỉ do 1 người duy nhất vào khoảng năm 1966 , thời điểm có nhiều người Haiti sang Congo làm việc và sau đó về nước.
Phân tích di truyền sau đó cũng cho thấy là virus lây lan lặng lẽ từ người này sang người khác trên đảo này , trước khi được lan truyền vào nước Mỹ, và lần này chắc cũng do 1 cá thể duy nhất vào 1 thời điểm giữa giai đoạn 1969 và 1972. Từ thời điểm này trở đi, dịch AIDS phát triển khá nhanh, lây truyền bên trong và giữa Mỹ với Haiti , và toàn cầu làm cho ta không lần ra được nơi đầu tiên xuất phát bệnh này .
1.2.5 Nguyên nhân làm cho dịch lan rộng đột ngột
Năm 2000, nhóm của Betty Korber tại Los Alamos National Laboratory, đã xác định thời điểm xuất hiện HIV-1 nguyên thủy (Eve HIV-1) là năm 1930 (xê xích 20 năm tức là từ 1910 đến 1950). Nhưng trong 1 thời gian dài, nhiễm HIV chỉ đóng vai trò âm thầm, lặng lẽ. Phải đến những năm 80, HIV mới bùng phát dữ dội, và đến nay, số người nhiễm HIV cộng dồn đã xấp xỉ 40 triệu người. Nguyên nhân gì đã tạo ra sự bùng nổ này? Dưới đây, ta sẽ xem xét một số yếu tố tham gia làm cho HIV lan rộng đột ngột, phần lớn xảy ra vào hậu bán thế kỷ 20.
Du lịch
Du lịch quốc nội và quốc tế rõ ràng đã đóng một vai trò chính trong sự lây lan ban đầu HIV. Tại Mỹ sự bùng nổ du lịch quốc tế của thanh niên cộng với cuộc "cách mạng" của giới đồng tính vào những năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm virus lây lan nhiều nơi. Tại châu Phi, chắc chắn virus đã được lây lan theo lộ trình của các xe tải đi qua các đô thị và làng mạc tại châu lục này. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là một số vụ dịch bùng phát tại một số nước châu Phi hoàn toàn là do người châu Phi bị nhiễm virus tại chỗ , mà còn do những người bị nhiễm từ nước ngoài về . Tiến trình lây nhiễm của đại dịch toàn cầu này quá phức tạp , cho nên không thể qui đó là do một người hay một nhóm nào cả .
Những năm đầu của vu dịch người ta nói nhiều đến 1 người tạm gọi là bệnh nhân Zero , là mấu chốt của 1 “kịch bản lây truyền” phức tạp do bác sĩ William Darrow và các đồng nghiệp tại CDC ( Mỹ ) đề ra. Nghiên cứu dịch tể học của họ chứng minh cách mà một bệnh nhân O (sau đó báo chí gọi sai đi thành bệnh nhân Zero) đã truyền HIV cho nhiều bạn tình, rồi những người này lại truyền cho người khác và chẳng bao lâu sau đó làm lây lan virus ra khắp thế giới. Một nhà báo tên Randy Shilts, sau đó viết một bài báo dựa trên nghiên cứu của Darrow, và cho biết bệnh nhân Zero đó có tên là Gaetan Dugas, là 1 tiếp viên hàng không người Canada, là người có tình dục đồng giới nam. Trong nhiêu năm, Dugas bị coi là người làm lây lan HIV cho hàng loạt người khác và là người đầu tiên gây nhiễm HIV trong cộng đồng người tình dục đồng giới nam. Tuy nhiên, 4 năm sau khi Shilts công bố bài báo, thì Bác sĩ Darrow rút lại nghiên cứu, thừa nhận rằng phương pháp nghiên cứu sai và Shilts đã hiểu sai kết quả nghiên cứu.
Trong khi Gaetan Dugas là một nhân vật có thực và sau đó chết vì AIDS , thì bệnh nhân Zero chỉ là 1 câu chuyện đầy huyền hoặc và làm cho nhiều người sợ hãi . HIV tại Mỹ lúc đầu lây lan trong cộng đồng tình dục đồng giới nam, nhưng thực ra tình trạng này đã xảy ra với qui mô lớn nhiều năm rồi , có lẽ trước lúc Dugas làm tiếp viên khá lâu.
Sự sử dụng rộng rãi máu và các chế phẩm từ máu
Khi truyền máu đã trở thành 1 kỹ thuật thông dụng trong y học, thì 1 nền công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về máu bắt đầu phát triển nhanh chóng. Tại một số nước như nước Mỹ , người cho máu được trả tiền , đây là 1 chính sách khuyến khích kẻ cần tiền bán máu trong số đó có người tiêm chích ma tuý. Vào thời gian đầu của vụ dịch, các thầy thuốc không biết rằng HIV lây truyền qua đường máu rất dễ dàng và việc cho máu không được sàng lọc kỹ. Máu lấy được, sau đó được gởi đi khắp nơi, và những ai không may mắn nhận được máu bị nhiễm virus sẽ trở thành người nhiễm HIV.
Vào cuối thập niên 1960, những người bị bệnh ưa chảy máu (hemophiliac) được điều trị bằng một chế phẩm của máu là yếu tố VIII. Tuy nhiên để chế tạo được yếu tố chống chảy máu này , người ta phải lấy máu của hàng ngàn người, trích lấy yếu tố này từ phần huyết tương được “dồn” (pooled) lại . Điều này có nghĩa là chỉ cần 1 đơn vị máu HIV + cũng sẽ làm vấy nhiễm cả 1 lô máu sản xuất yếu tố VIII. Như thế hàng ngàn người bị bệnh ưa chảy máu khắp thế giới có nguy cơ nhiễm HIV, và thực vậy sau đó nhiều ngưòi trong bọn họ đã nhiễm virus.
Sử dụng ma túy
Những năm từ 1970 trở đi, giới nghiện ma túy chuyển sang chơi ma túy bằng đường tiêm. Hiện nay, có khoảng 10-15 triệu người tiêm chích lén lút trên toàn thế giới, và con số này mỗi ngày càng tăng khi heroin được sản xuất nhiều hơn tại các khu vực như Mexico, Columbia, các nước thuộc Liên xô cũ, Afghanistan. Thêm vào đó, sự ra đời của bơm kim tiêm nhựa giá rẻ, sử dụng một lần đã tạo điều kiện cho người nghiện ma túy tiêm chích dễ dàng tại các tụ điểm tiêm chích, tạo ra một phương thức lây truyền mới phổ biến tại nhiều nước nhất là những nước tại vùng Đông Nam Á.
1.3. Tình hình dịch trên thế giới
Tính đến thời điểm cuối năm 2008, số người nhiễm HIV/AIDS đang sống trên thế giới tiếp tục gia tăng và đạt con số 33,4 triệu người (dao động trong khoảng từ 31,1 triệu đến 35,8 triệu), tăng 20% so với năm 2000 và tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS ước tính cao gấp 3 lần năm 1990. Nếu tính từ năm 1981 – thời điểm bắt đầu khởi phát dịch - đến nay đã có khoảng 60 triệu người trên hành tinh đã nhiễm HIV, trong đó có khoảng 25 triệu người đã chết do các bệnh có liên quan đến AIDS.
Theo phân tích của các chuy