Groupon (Mua hàng theo nhóm) và các mô hình ứng dụng tại Việt Nam

Groupon (mua hàng theo nhóm) xuất hiện cách đây 3 năm và đang là tên tuổi tiềm năng nhất trong lĩnh vực quảng cáo, khuyến mãi. Chính thức ra đời vào tháng 11-2008 tại Chicago, tính đến tháng 10-2010, Groupon đã có hoạt động tại hơn 150 thị trường ở Bắc Mỹ và 100 thị trường ở châu Âu, châu Á và Nam Mỹ với khoảng 44 triệu thành viên. Ngày 19- 4-2010, sau khi nhận được 135 triệu đô la đầu tư từ DST (Digital Sky Technologies), giá trị của Groupon đã đạt mức kỷ lục 1,35 tỉ đô la. Trong khi đó, những mạng xã hội khổng lồ khác như Twitter cần đến ba năm, Facebook cần đến hai năm mới có thể đạt được giá trị 1 tỉ đô la.Vào năm 2008, Andrew Mason lập một trang web gọi là The Point.com, nơi người tham gia cùng nhau làm việc vì những mục tiêu họ quan tâm. Không lâu sau đó, Mason nhận thấy rằng một số thành viên sử dụng trang web này để lập các nhóm mua sắm sản phẩm giảm giá. Nhận thấy tiềm năng của xu hướng này, Mason lập ra Groupon với vai trò như một mạng mua sắm, quảng cáo và khuyến mại. Groupon vốn được ghép từ “Group” (nhóm khách hàng) và “Coupon” (phiếu mua hàng). Khẩu hiệu của họ là: "Hãy nhanh tay, cơ hội này chỉ kéo dài trong vài giờ".Các mặt hàng trên Groupon được khuyến mãi từ 30% đến 90% trong một thời gian nhất định, với điều kiện số khách hàng cần phải đạt tới một lượng nhất định. Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện những deal với mức chiết khấu lớn thường trên 50% mà không cần phải thỏa mãn điều kiện về số lượng khách hàng tối thiểu; lúc này, Groupon đóng vai trò quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp với chi phí rẻ hơn nhiều so với chi phí quảng cáo truyền thống trước đó. Qua đó có thể thấy được Groupon thực chất là mô hình kinh doanh win-win-win, một mô hình mà cả ba bên tham gia đều có lợi:

pdf64 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3029 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Groupon (Mua hàng theo nhóm) và các mô hình ứng dụng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài tham dự cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2011 Groupon (Mua hàng theo nhóm) và các mô hình ứng dụng tại Việt Nam 1 Chương mở đầu, Tổng quan về Groupon. Groupon (mua hàng theo nhóm) xuất hiện cách đây 3 năm và đang là tên tuổi tiềm năng nhất trong lĩnh vực quảng cáo, khuyến mãi. Chính thức ra đời vào tháng 11-2008 tại Chicago, tính đến tháng 10-2010, Groupon đã có hoạt động tại hơn 150 thị trường ở Bắc Mỹ và 100 thị trường ở châu Âu, châu Á và Nam Mỹ với khoảng 44 triệu thành viên. Ngày 19- 4-2010, sau khi nhận được 135 triệu đô la đầu tư từ DST (Digital Sky Technologies), giá trị của Groupon đã đạt mức kỷ lục 1,35 tỉ đô la. Trong khi đó, những mạng xã hội khổng lồ khác như Twitter cần đến ba năm, Facebook cần đến hai năm mới có thể đạt được giá trị 1 tỉ đô la.Vào năm 2008, Andrew Mason lập một trang web gọi là The Point.com, nơi người tham gia cùng nhau làm việc vì những mục tiêu họ quan tâm. Không lâu sau đó, Mason nhận thấy rằng một số thành viên sử dụng trang web này để lập các nhóm mua sắm sản phẩm giảm giá. Nhận thấy tiềm năng của xu hướng này, Mason lập ra Groupon với vai trò như một mạng mua sắm, quảng cáo và khuyến mại. Groupon vốn được ghép từ “Group” (nhóm khách hàng) và “Coupon” (phiếu mua hàng). Khẩu hiệu của họ là: "Hãy nhanh tay, cơ hội này chỉ kéo dài trong vài giờ".Các mặt hàng trên Groupon được khuyến mãi từ 30% đến 90% trong một thời gian nhất định, với điều kiện số khách hàng cần phải đạt tới một lượng nhất định. Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện những deal với mức chiết khấu lớn thường trên 50% mà không cần phải thỏa mãn điều kiện về số lượng khách hàng tối thiểu; lúc này, Groupon đóng vai trò quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp với chi phí rẻ hơn nhiều so với chi phí quảng cáo truyền thống trước đó. Qua đó có thể thấy được Groupon thực chất là mô hình kinh doanh win-win-win, một mô hình mà cả ba bên tham gia đều có lợi: + Người tiêu dùng được tiếp cận kênh bán hàng với giá rẻ hơn rất nhiều so với các điểm bán hàng trước đó. + Doanh nghiệp bán sản phẩm, quảng bá thương hiệu với chi phí kinh tế hơn . 2 + Website bán hàng trực tuyến với vai trò vừa là trung gian thương mại vừa là kênh quảng bá thương hiệu hàng đầu cho các công ty, doanh nghiệp đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với ngân sách cho quảng cáo còn hạn hẹp. Với việc đem lại lợi ích to lớn cho các bên tham gia, mô hình Groupon đã phát triển nhanh chóng và đã đưa Groupon trở thành công ty có tốc độ phát triển nhanh nhất trong những năm đầu thế kỷ 21. Thu nhập của Groupon năm 2009 là 100 triệu USD, thu nhập tiêu thụ năm 2010 là 760 triệu USD. Tháng 12/2010, Groupon đã từ chối lời mời mua lại với giá 6 tỷ USD của Google! Nếu hỏi về nguồn gốc của mô hình Groupon đang vô cùng thành công hiện nay thì ai cũng sẽ nói nó bắt nguồn từ sự thành công của trang web mua theo nhóm Groupon tại Mỹ năm 2008. Nhưng thật ra khái niệm mua theo cùng mua không phải là mới và Groupon cũng không phải là trang web đầu tiên về hình thức mua theo nhóm này. Trang web đầu tiên về mua theo nhóm là trang Mobshop.com thành lập năm 1998. Ngay sau khi Mobshop thành lập, đã có rất nhiều các trang web tương tự khác được thành lập ở Mỹ và Anh như LetBuyit.com, Onlinechoice.com, E.conomy.com… Trung Quốc trước đây cũng có một số trang web mua theo nhóm tương tự vậy như liba.com, taobaotuangou.cn… Những trang web này cũng giống như những trang web về thương mại điện tử khác, bán điện thoại, máy tính… cùng nhiều loại sản phẩm khác, chỉ khác một điều giá cả của các loại sản phẩm 3 không cố định mà “biến động”, nhà cung cấp sẽ đưa ra một khoảng thời gian nhất định, trong khoảng thời gian đó tùy thuộc vào lượng người tham gia mua nhà cung cấp sẽ hạ giá bán xuống những mức khác nhau, lượng người tham gia mua càng nhiều thì giá càng rẻ, cứ thế cho đến khi thời gian mua kết thúc. Nhưng hình thức mua theo nhóm truyền thống không thật sự phát triển và gây được sự chú ý vì thiếu sự sáng tạo và không có một mô hình thật sự rõ ràng, đơn giản, dễ sử dụng và thu hút được người sử dụng cũng như nhà cung cấp. Cho đến năm 2008, khi Groupon tại Mỹ ra đời, với mô hình đơn giản, tiện lợi và đặc biệt là thành công ấn tượng đã khơi dậy một trào lưu về mô hình mua theo nhóm trên toàn thế giới. Thành công nhanh chóng của Groupon đã khơi dậy tinh thần “học hỏi” cũng nhanh không kém trên toàn thế giới, hàng loạt các trang web mô phỏng khác được thành lập như LivingSocial, Gilt City, BuyWithMe, Tippr, Juice in the City, We Give to Get…của Mỹ; Daily Deal của Đức; Snippa của Anh; đặc biệt là Trung Quốc với số lượng website hiện tại đã lên đến con số hàng trăm, nhưng đứng đầu vẫn là một số trang web lớn như meituan.com (CEO là người sáng lập ra renrenwang.com -facebook bản Trung Quốc), fanfou.com - Twitter bản Trung Quốc (sau khi trang web này vì một vài sự cố đóng web vào nửa cuối năm 2009 thì Twitter bản Trung Quốc có tên là weibo thịnh hành hơn), lashou.com, Ftuan.com,tuanbao.com,…. Tại Việt Nam, các mô hình Groupon (hay còn gọi là các Groupon clone) tuy mới chỉ xuất hiện cách đây chưa đầy 12 tháng nhưng đã phát triển rất nhanh chóng. Tính từ tháng 7/2010 đến nay đã có gần 20 website theo mô hình này đã ra đời như: www.Phagia.com.vn (Phá giá) của mạng xã hội PhuNuNet. www.Muachung.vn (Mua chung) của VCCorp. www.Cucre.vn (Cực rẻ) của công ty Vatgia.com. www.Nhommua.com (Nhóm mua) của công ty diadiem.com. www.Cungmua.vn (Cùng mua) của tichluydiem.com. Có rất nhiều lời khen cho sự thành công thần kỳ của Groupon.com và câu hỏi đặt ra là liệu mô hình này có thành công ở Việt Nam hay không ? 4 Chương I, Tổng luận về mô hình Groupon. 1.1/ Mô hình kinh doanh của Groupon: Mô hình khinh doanh của Groupon: Groupon đưa ra những phiếu giảm giá từ 30 – 90% về các mặt hàng tại mỗi khu vực thị trường khác nhau. Các phiếu giảm giá “groupon” này đảm bảo các giao dịch mua bán hàng hóa đó sẽ diễn ra khi số lượng người cùng mua hàng hóa đó đạt tới một lượng nhất định được đưa ra từ trước trong một khoảng thời gian cho phép; trường hợp nếu số lượng người mua không đủ mức tối thiểu đưa ra thì sẽ không có giao dịch nào được thực hiện thông qua “groupon” này và những khách hàng đã chuyển tiền mua hàng sẽ được hoàn trả tiền đầy đủ. Điều này làm giảm rủi ro cho những nhà cung cấp hàng hóa - dịch vụ. Nhiều người cho rằng Groupon là một hình thức phát triển của thương mại điện tử, cụ thể là mô hình thứ 4 của thương mại điện tử gọi tắt là B2T(Business To Team), sau B2B (Business To Business), B2C (Business To Customer),C2C (Customer To Customer). Nhưng thật ra Groupon là mô hình kết hợp giữa thương mại điện tử và quảng cáo. Thậm chí có thể nói, nếu Groupon bao gồm 100 phần thì chỉ có 10 phần là thương mại điện tử. Mục đích cuối cùng của các trang web Groupon không đơn thuần là bán các phiếu khuyến mãi, mà quan trọng hơn là để quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm cho nhà cung cấp và quảng bá thương hiệu cho chính mình. Các nhà cung cấp đồng ý đưa ra các siêu khuyến mãi, siêu giảm giá tới 60%, 70% thậm chí là trên 90%, mục đích chủ yếu là để quảng cáo, vì nếu đơn thuần chỉ là giảm giá để thu hút lượng lớn khách hàng thì tính thế nào nhà cung cấp cũng lỗ vốn. Và hơn nữa lượng người mua càng nhiều thì càng lỗ nặng. Nhưng, nếu coi như đây là một phương thức quảng cáo, và các chi phí thông qua giảm giá là các chi phí dành cho quảng cáo thì lại cực kỳ có lợi và cực kỳ hiệu quả. 5 Nhà cung cấp nếu sử dụng các phương thức quảng cáo khác, sẽ phải chi trả chi phí lớn hơn mà hiệu quả thì không được đảm bảo vì các phương thức quảng cáo khác không đảm bảo lượng khách hàng sẽ tìm đến với nhà cung cấp trong và sau thời gian quảng cáo. Còn nếu thông qua hình thức mua theo nhóm thì có thể chắc ăn hơn, sẽ tạo cơ hội để khách hàng đích thân tới trải nghiệm sản phẩm - dịch vụ của chính mình. Nếu số người mua không đạt được số người yêu cầu tối thiểu thì hoạt động mua theo nhóm đó coi như hủy bỏ, không có khách hàng đến thì nhà cung cấp cũng chẳng mất gì, hơn nữa lại còn được quảng cáo miễn phí trên website của các trang Groupon nữa! Đây cũng là một trong những kỹ xảo mà các nhân viên thị trường của các trang mua theo nhóm phải nắm được để đi đàm phán với nhà cung cấp: Cần nhấn mạnh cho họ hiểu, họ không lên trang web để bán sản phẩm - dịch vụ, mà lên trang web để quảng cáo! Từ đó họ sẽ chuyển trọng tâm chú ý từ chi phí bỏ ra thông qua giảm giá sang hiệu quả quảng cáo. Đây cũng là lý do vì sao mà các hoạt động mua theo nhóm được tổ chức trên các trang Groupon chủ yếu hướng vào ngành dịch vụ, vì ngành này chi phí đầu vào thấp, dễ đàm phán để nhà cung cấp đồng ý đưa ra mức giảm giá cao. Doanh thu của các site hoạt động theo mô hình Groupon này chủ yếu từ 2 nguồn chính sau: + Doanh thu từ hoa hồng được hưởng trên số coupon bán được: mức hoa hồng tùy thuộc vào thỏa thuận của website với nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm. Mức hoa hồng này chiếm khoảng 10% giá trị mỗi phiếu khuyến mại bán được. + Doanh thu từ quảng cáo và liên kết web: doanh thu này cũng không thể bỏ qua bởi website luôn thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng thường xuyên ghé thăm. Groupon thâm nhập thị trường chủ yếu là các thành phố lớn. Đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo thực hiện thường xuyên việc nghiên cứu thị trường khu vực, làm việc với nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ, các công ty liên kết và các đối tác thanh toán để đưa ra các deal cập nhất nhất, hấp dẫn nhất phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Đối tượng khách hàng hướng tới là giới trẻ, tầng lớp tri thức,và nữ giới. Gần đây các Groupon còn triển khai các ứng dụng trên Wap, Android, Blackberry,iPhone, Windows Phone 7 cho phép người sử dụng có thể thực 6 hiện việc mua các “deal” ngay trên những smartphone của họ, biến những chiếc điện thoại này trở thành những phiếu giảm giá cho người sử dụng. 1.2/ Lợi ích từ Groupon: mô hình win-win-win. Mô hình Groupon thực chất là mô hình win-win-win và đó chính là điểm hay, là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của mô hình này cho tới thời điểm hiện tại. Lợi ích mà các website này đem lại cho cả 3 bên: khách hàng, nhà cung cấp, website Groupon là rất lớn. 1.2.1/ Đối với khách hàng: + Được mua hàng với giá rẻ hơn nhiều so với giá bán lẻ tại các điểm bán hàng truyền thống. + Việc mua hàng và thanh toán online đem lại cho khách hàng rất nhiều tiện lợi. + Với xu hướng địa phương hóa mạnh mẽ các khách hàng tại nhiều vùng miền có thể tiếp cận việc mua sản phẩm, dịch vụ ngay tại địa phương mình một cách dễ dàng. 1.2.2/ Đối với nhà cung cấp sản phẩm: 7 + Có thêm một kênh quảng cáo sản phẩm, quảng bá thương hiệu với chi phí rẻ hơn nhiều so với các phương thức quảng cáo truyền thống trước đó. + Tiếp cận và thu hút một lượng lớn khách hàng mới với chi phí thấp. + Cơ hội bán được một lượng lớn hàng hóa,dịch vụ; đặc biệt ý nghĩa trong mùa thấp điểm . + Thu thập thông tin,điều tra thị trường, đánh giá chất lượng sản phẩm từ lượng khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng, chi phí thấp. 1.2.3/ Đối với website Groupon: + Thu về doanh thu từ khoản chiết khấu của nhà cung cấp trên mỗi phiếu “groupon” bán được khoảng 10% giá trị mỗi phiếu. + Doanh thu từ quảng cáo, liên kết web như đã nói ở trên. Andrew Mason – người sáng lập ra Groupon từng bật mí anh còn có những ý tưởng hay hơn cả Groupon. Vì sao ư? “Đối với tôi, cũng như với bất kỳ ai đam mê với các ý tưởng, thì Groupon chỉ là một ý tưởng rất nhỏ bé. Và tôi cũng đã có những ý tưởng hay hơn, mới mẻ hơn”, Andrew Mason nói. Có thể là như thế, nhưng có vẻ như Groupon đã kiếm được những khoản tiền không nhỏ từ hình thức kinh doanh mới mẻ của nó. Và các đối thủ như LivingSocial cũng có phần, khi các nhà đầu tư đổ xô vào để chiếm được một phần nhỏ trong cái phân khúc gọi là thương mại xã hội. Theo đánh giá của Needham & Co- Công ty đầu tư ngân hàng hàng đầu thế giới, đây là phân khúc tăng trưởng rất mạnh trong năm qua, khoảng 200%. Groupon được xem là thủ lĩnh trong phân khúc này, với số thành viên lên đến 50 triệu và hiện đang tăng thêm trung bình 3 triệu thành viên/ tháng. Tỷ lệ chiết khấu có thể lên đến 90% đối với các sản phẩm và dịch vụ như nước rửa xe ô tô, những bữa ăn ở nhà hàng, lớp học nấu ăn, dịch vụ chăm sóc răng, hay là bất cứ sản phẩm nào có ở 500 thành phố và 35 quốc gia Groupon có mặt. Thương mại xã hội - hình thức kinh doanh hấp dẫn mới trên nền Web, mang lại lợi ích cho cả ba bên: khách hàng chi trả ở mức giá thấp hơn; người làm kinh doanh có cơ hội tăng doanh thu và có thêm khách hàng tiềm năng mới; và Groupon thì thu được phí từ chiết khấu của nhà cung cấp sản phẩm. James Slavet, đối tác của Greylock Partners - một công ty đầu tư vốn ở thung lũng Silicon và cũng là nhà đầu tư của Groupon cho biết: “Groupon đã giải mã được mô hình thương mại và quảng cáo địa phương. Về lâu về dài, hình thức kinh doanh này sẽ có hiệu quả trong quá trình bán lẻ những sản phẩm của Google và tìm kiếm quảng cáo”. 8 1.3/ Lý do thành công của mô hình Groupon tại Mỹ: Có rất nhiều lý do dẫn tới sự thành công của mô hình web thương mại điện tử này. Tuy nhiên có thể kể tới 7 lý do chính góp phần quan trọng cho thành công của mô hình Groupon tại Mỹ: 1- Bán hàng siêu giảm giá các “groupon” với mức chiết khấu từ 30% - 90%. 2- Kinh tế Mỹ và thế giới đang khủng hoảng, lạm phát tại Mỹ đang ở mức cao vì vậy quan tâm về giá của người tiêu dùng Mỹ ở mức đặc biệt cao. 3- Cá nhân hóa tốt - đưa ra các mặt hàng phù hợp nhu cầu và nhà cung cấp ở gần người mua. 4- Thu tiền trước (Negative working capital): Groupon lấy tiền của người mua trước, trả cho nhà cung cấp sau. Đó vừa là điều kiện để thực hiện việc mua các deal trên Groupon vừa giảm thiểu rủi ro tối đa cho nhà cung cấp, cho website. 5- Các sản phẩm - dịch vụ có chất lượng và số lượng đảm bảo: vì thực chất nhà cung cấp đang quảng bá, giới thiệu sản phẩm - dịch vụ, họ muốn thu hút, lôi kéo khách hàng tiềm năng nhằm tăng thị phần; họ đang quảng bá thương hiệu của chính họ, nên chất lượng hàng hóa - dịch vụ là trọng tâm mà họ muốn đem tới cho khách hàng thông qua Groupon. 6- Nội dung của website luôn hấp dẫn khách hàng: với đội ngũ nhân viên sáng tạo, năng động, am hiểu thị trường và lĩnh vực kinh doanh. Thêm nữa, Groupon có tới khoảng 100 nhân viên chuyên viết để tạo ra những hot - deal thu hút người mua. 7- Thời gian mua ngắn và số lượng khách hàng tối thiểu đạt nhỏ, một số deal không yêu cầu số lượng khách hàng tối thiểu, các deal xuất hiện không quá 1 ngày khiến việc mua sắm của khách hàng trở nên dễ dàng. Groupon không những ngày càng thu hút nhiều người quan tâm mà còn giữ chân được các khách hàng bởi dịch vụ chuyên nghiệp, tin cậy. 1.4/ Ý kiến các chuyên gia về Groupon: Ông Đỗ Quốc Hiệp, Giám đốc Chiến lược Kinh doanh, Quỹ đầu tư Mạo hiểm IDG Ventures Việt Nam đã đặt ra câu hỏi : “Groupon có phải một Google tương lai?”. 9 Thật quá ngạc nhiên khi Google không ngần ngại đưa ra đề nghị mua Groupon với giá 6 tỷ USD vào tháng 9 năm ngoái. Và còn ngạc nhiên hơn nữa khi Mason và các đồng sự từ chối lời đề nghị hấp dẫn đó. Mason nói: “Chúng tôi có rất nhiều lựa chọn. Mỗi quyết định của chúng tôi đều bắt nguồn từ nguyên tắc tạo dựng một công ty có thể thay đổi cách thức người ta vẫn thường mua bán tại địa phương mình. Chúng tôi có thể trở thành một trong những thương hiệu mạnh nhất trong thế kỷ 21″. Mason, 30 tuổi, nhạc sỹ, lập trình viên, nhà hoạch định chính sách, nhà hoạt động xã hội, nhưng lại có tài năng trong lĩnh thương mại Web hơn. Tại trụ sở công ty ở Chicago, anh cho bày những trang tạp chí viết về thất bại của Friendster, Napster, Pets.com bên cạnh chính hình ảnh của mình trên tạp chí Forbes. “Tôi suy ngẫm rất nhiều về những công ty này và sai lầm mà họ mắc phải. Và trong hầu hết các trường hợp, không phải do bị đối thủ đánh bại mà chính họ tự đem thất bại đến cho mình. Nếu so sánh với Myspace thì Facebook là sản phẩm tốt hơn nhiều. Chỉ đơn giản vậy thôi”. Mason nhận thức được tất cả những gì sẽ dẫn đến thất bại. Chuyên ngành chính của anh là âm nhạc ở Đại Học Northwestern, và anh đã từng làm việc cho một cửa hàng thu băng ở Chicago. Tuy nhiên, anh sớm nhận ra rằng anh giỏi hơn trong lĩnh vực lập trình máy tính và có thể kiếm được nhiều hơn trong lĩnh vực này. Đến năm 2006, anh chuyển sang học khóa sau đại học về chính sách công ở trường ĐH Chicago, đồng thời học qua về Internet. Sau 3 tháng mày mò học tập, Mason được Eric Lefkofsky tài trợ 1 triệu đôla để phát triển ý tưởng mang tên The Point. Ý tưởng của The Point là có thể quy tụ mọi người vào các hoạt động xã hội tập thể như diễu hành, biểu tình, những ngày được nghỉ làm, vv. Không lâu sau, cả Mason và Lefkofsky đều nhận ra rằng mua sắm mang lại nhiều lợi nhuận hơn hoạt động xã hội. Đến cuối năm 2008, Groupon chính thức đi vào hoạt động. Nó hoạt động trong mọi lĩnh vực và mang lại thành công bất ngờ. Chỉ trong 1 năm, Groupon đã có 1 triệu thành viên. Thương nhân ở Chicago và cả các thành phố và bang lân cận đều đăng ký để trở thành thành viên của trang web. Eric Lefkofsky - một trong hai nhà đầu tư mạo hiểm của Groupon cùng Brad Keywell đã nhận định về Groupon: “siêu tăng trưởng bình phương”. Theo ông Lefkofsky, “Groupon không giống với bất kỳ khuôn mẫu nào trước đó. Tôi đã làm việc trong những công ty công nghệ tăng trưởng 10 cao. Tôi đã từng nghĩ tôi đã được thấy cái gọi là siêu tăng trưởng, nhưng trường hợp của Groupon thì phải gọi là siêu tăng trưởng bình phương”. Các nhà đầu tư theo dõi rất kỹ lưỡng tình hình tài chính của Groupon. Doanh số ban đầu từ con số 0 đã lên tới 500 triệu đôla trong vòng 18 tháng. Chưa từng có doanh nghiệp nào tăng trưởng nhanh đến vậy. Quan trọng hơn, Groupon là mô hình có khả năng mở rộng cực lớn, nghĩa là Groupon hoàn toàn có thể phát triển ra toàn cầu. Đến thời điểm hiện tại, Groupon đã có mặt ở 35 quốc gia, gần đây mới xuất hiện ở Philippines, Singapore, Đài Loan và Hồng Kông. 11 Chương II, Thực trạng các mô hình Groupon tại Việt Nam. 2.1/ Những thuận lợi cho mô hình Groupon tại Việt Nam: 2.1.1/ Thuận lợi từ phía khách hàng (yếu tố vi mô): 2.1.1.1/ Người tiêu dùng VN rất quan tâm tới giá: Nguyên nhân cơ bản giúp mô hình Groupon thành công là yếu tố về giá. Groupon có thể dành cho các khách hàng những mức chiết khấu rất lớn. Đây là một yếu tố có sức thu hút đối với người tiêu dùng. Khách hàng tham gia Groupon trực tuyến có cơ hội mua được nhiều sản phẩm hay dịch vụ giá rẻ được khuyến mãi lên đến 90%. Dường như không chỉ riêng tại Mỹ, nơi mà Groupon đã rất thành công, mà ở Việt Nam thì người tiêu dùng cũng rất quan tâm về giá. Đặc biệt là áp dụng trong môi trường Việt Nam thì yếu tố về giá lại càng có vai trò quan trọng. Bởi mức sống của người Việt Nam nói chung là vẫn thấp so với khu vực cũng như thế giới. Người dân sẽ có xu hướng chọn lựa những mặt hàng giá rẻ mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của mình. Dưới 12 đây là bảng so sánh về GDP của người Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới trong năm 2010: Nước Việt Nam Thái lan Hàn Quốc Mỹ GDP/người(USD) 1.174 4.992 20.591 47.284 Nguồn: Worldbank. Một nguyên nhân khác khiến người tiêu dùng quan tâm tới giá là lạm phát. Chính mức độ lạm phát cao ở Việt nam sẽ là nguyên nhân thúc đẩy người tiêu dùng tìm kiếm hàng hóa giá rẻ hơn, mặc dù nhiều loại hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ không đảm bảo hay không có thương hiệu. Mức lạm phát cao là một yếu tố không thể tránh khỏi của những nền kinh tế đang phát triển nhanh như Việt Nam, nhưng nếu nhìn vào bảng sau thì ta có thể thấy ở Việt Nam tình hình lạm phát là đáng lo ngại: 13 Năm 2006 2007 2008 2009 Tỷ lệ lạm phát(%) 8,3 7,5 8,3 24,4 Nguồn: CIA world factbook. Lạm phát cao
Luận văn liên quan