MỤC LỤC
Danh mục những từ viết tắt
Danh mục sơ đồ bảng biểu
Lời nói đầu
Phần I: Tổng quan về Công ty Phương Nam1
1.1. Khái quát chung về Công ty1
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Phương Nam1
1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Phương Nam1
1.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ1
1.1.2.2. Ngành nghề, quy mô kinh doanh đặc điểm về sản phẩm và thị trường của Công ty TNHH Phương Nam1
1.1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty TNHH Phương Nam4
1.1.2.4. Tình hình tài chính của Công ty TNHH Phương Nam6
1.2. Tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty TNHH Phương Nam8
1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty8
1.2.2. Tổ chức bộ sổ kế toán và hình thức kế toán tại Công ty10
1.2.2.1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty10
1.2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản tại Công ty10
1.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán tại Công ty10
1.2.4. Tổ chức vận dụng báo cáo kế toán tại Công ty TNHH Phương Nam13
Phần II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty TNHH Phương Nam.14
2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Phương Nam14
2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuât tại Công ty TNHH Phương Nam14
2.1.2. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Phương Nam15
2.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phương Nam16
2.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phương Nam16
2.2.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phương Nam16
2.3. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty TNHH Phương Nam16
2.4. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty TNHH Phương Nam21
2.5. Hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty TNHH Phương Nam28
2.6. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất của Công ty TNHH Phương Nam40
2.6.1. Tập hợp chi phí sản xuất40
2.6.2. Đối tượng và phương pháp tính giá sản phẩm42
Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phương pháp công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Phương Nam47
3.1. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Phương Nam47
3.1.1. Ưu điểm47
3.1.2. Nhược điểm49
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Phương Nam49
3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện49
3.2.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện50
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
65 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 5019 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Phương Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Danh mục những từ viết tắt
Danh mục sơ đồ bảng biểu
Lời nói đầu
Phần I: Tổng quan về Công ty Phương Nam 1
1.1. Khái quát chung về Công ty 1
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Phương Nam 1
1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Phương Nam 1
1.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ 1
1.1.2.2. Ngành nghề, quy mô kinh doanh đặc điểm về sản phẩm và thị trường của Công ty TNHH Phương Nam 1
1.1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty TNHH Phương Nam 4
1.1.2.4. Tình hình tài chính của Công ty TNHH Phương Nam 6
1.2. Tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty TNHH Phương Nam 8
1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 8
1.2.2. Tổ chức bộ sổ kế toán và hình thức kế toán tại Công ty 10
1.2.2.1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty 10
1.2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản tại Công ty 10
1.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán tại Công ty 10
1.2.4. Tổ chức vận dụng báo cáo kế toán tại Công ty TNHH Phương Nam 13
Phần II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty TNHH Phương Nam. 14
2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Phương Nam 14
2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuât tại Công ty TNHH Phương Nam 14
2.1.2. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Phương Nam 15
2.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phương Nam 16
2.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phương Nam 16
2.2.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phương Nam 16
2.3. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty TNHH Phương Nam 16
2.4. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty TNHH Phương Nam 21
2.5. Hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty TNHH Phương Nam 28
2.6. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất của Công ty TNHH Phương Nam 40
2.6.1. Tập hợp chi phí sản xuất 40
2.6.2. Đối tượng và phương pháp tính giá sản phẩm 42
Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phương pháp công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Phương Nam 47
3.1. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Phương Nam 47
3.1.1. Ưu điểm 47
3.1.2. Nhược điểm 49
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Phương Nam 49
3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện 49
3.2.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện 50
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
A. Sơ đồ
1. Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
2. Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
3. Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán và phần hành kế toán
4. Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức Chứng từ ghi sổ
B. Bảng biểu
1. Biểu 1.1.: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
2. Biểu 2.1: Chứng từ ghi sổ số 01
3. Biểu 2.2: Chứng từ ghi sổ số 03
4. Biểu 2.3: Sổ chi tiết tài khoản
5. Biểu 2.4: Sổ Cái
6. Biểu 2.5: Bảng tổng hợp lương
7. Biểu 2.6: Chứng từ ghi sổ số 04
8. Biểu 2.7: Chứng từ ghi sổ số 05
9. Biểu 2.8: Chứng từ ghi sổ số 06
10. Biểu 2.9: Chứng từ ghi sổ số 07
11. Biểu 2.10: Sổ chi tiết TK. 622
12. Biểu 2.11: Sổ cái TK. 622
13. Biểu 2.12: Chứng từ ghi sổ số 08
14. Biểu 2.13: Chứng từ ghi sổ số 09
15. Biểu 2.14: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
16. Biểu 2.15: Chứng từ ghi sổ số 10
17. Biểu 2.16: Chứng từ ghi sổ số 11
18. Biểu 2.17: Chứng từ ghi sổ số 12
19. Biểu 2.18: Sổ chi tiết TK. 627
20. Biểu 2.19: Sổ cái TK. 627
21. Biểu 2.20: Sổ chi tiết tài khoản 154
22. Biểu 2.21: Sổ Cái TK154
23. Biểu 2.22: Phiếu báo sản phẩm nhập kho
24. Biểu 2.23: Phiếu nhập kho số 02
25. Biểu 2.24: Chứng từ ghi sổ số 13
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Nội dung
Kí hiệu viết tắt
Đơn vị tính
ĐVT
Bảo hiểm xã hội
BHXH
Bảo hiểm y tế
BHYT
Chi phí sản xuất
CPSX
Giá thành sản phẩm
GTSP
Giá trị gia tăng
GTGT
Kinh phí công đoàn
KPCĐ
Kết chuyển
K/C
Nguyên vật liệu
NVL
Nhân công
NC
Sản xuất chung
SXC
Tài khoản
TK
Tài sản cố định
TSCĐ
Trực tiếp
TTiếp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và quyết liệt, mỗi doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một trong những nhân tố góp phần tác động không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất. Nếu chi phí sản xuất nhỏ, giá thành hạ mà chất lượng sản phẩm tốt so với chất lượng sản phẩm cùng loại trên thị trường thỡ doanh nghiệp cú khả năng cạnh tranh lớn trên thị trường đồng thời số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường của doanh nghiệp sẽ chiếm tỷ trọng lớn, góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu chi phí sản xuất lớn, giá thành cao thỡ dự chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp có tốt so với sản phẩm cùng loại trên thị trường thỡ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng không cao, tỷ trọng sản phẩm bán ra trên thị trường của doanh nghiệp trên thị trường chiếm tỷ trọng thấp, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng khó có thể tăng.
Được thực tập tại Công ty TNHH Phương Nam, một doanh nghiệp có chức năng chính là sản xuất kinh doanh đồ gỗ, em nhận thấy được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, chính vỡ vậy em đó chọn đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Phương Nam làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mỡnh.
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PHƯƠNG NAM
1.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Phương Nam
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công Phương Nam
Công Ty TNHH Phương Nam thành lập theo quyết định số 185/GP-HN ngày 12/09/1992 của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
Công ty có trụ sở đặt tại: Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội
Khi mới thành lập mục đích chính của Công ty là chế biến gỗ, sản xuất các loại đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, phân phối cho các đại lý trong khu vực nội thành. Nhưng do sản phẩm của Công ty làm ra có chất lượng tốt và giá cả phải chăng nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng, vì vậy thị trường của Công ty đã ngày càng được mở rộng.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Phương Nam
1.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
Công ty được thành lập không ngoài mục đích là nhằm đẩy mạnh công nghệ chế biến gỗ và mở rộng thị trường trong nước. Xí nghiệp có chức năng khai thác, chế biến lâm sản và các loại bàn ghế để bán ra thị trường.
1.1.2.2. Ngành nghề, quy mô kinh doanh, đặc điểm về sản phẩm và thị trường của Công ty TNHH Phương Nam
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến và sản xuất, là lĩnh vực kinh doanh thiếu ổn định, chính sách Nhà nước thay đổi liên tục đã gây rất nhiều khó khăn cho Công ty trong việc tìm kiếm thị trường và nguyên liệu để sản xuất. Hiện nay, việc thu mua nguyên vật liệu chủ yếu nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á. Hơn nữa, do mới thành lập vốn đầu tư còn thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật đều được đầu tư nguồn vốn vay trung hạn với lãi suất cao làm cho giá thành sản xuất cao dẫn đến năng lực cạnh tranh thấp. Tuy nhiên cùng với thời gian Công ty ngày càng vững mạnh và phát triển.
+ Những thuận lợi-
Công ty đóng trên địa bàn TP Hà Nội đông dân cư, là trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, là cửa ngõ giao lưu giữa các tỉnh và giao lưu với nước ngoài nên Công ty có điều kiện thuận lợi để phát triển.
- Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung dưới một phòng chuyên môn, tạo điều kiện cho sự chỉ đạo về chuyên môn sâu sắc, chặt chẽ cung cấp thông tin kịp thời.
+ Những khó khăn:
- Nhìn chung vốn đầu tư còn hạn chế, nên việc mở rộng thị trường tương đối khó khăn.
- Một số vật tư phải mua từ thị trường tự do, giá cả bất ổn định. Nhưng chủ yếu là vẫn nhập từ nước ngoài nên chi phí mua quá cao.
- Máy móc sử dụng ở các phân xưởng hầu hết là máy móc cũ nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của xí nghiệp.
Có những thuận lợi và khó khăn trên, cán bộ công nhân viên Công ty đã phải nỗ lực phấn đấu đưa Công ty vượt qua những khó khăn để đưa sản xuất vào ổn định tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, uy tín và sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường.
- Đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh, đặc điểm quy trình công nghệ SX sản phẩm của Công ty TNHH Phương Nam
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty thuộc loại quy trình sản xuất liên tục, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khâu gia công chế biến các loại sản phẩm đảm bảo quan hệ chặt chẽ với nhau theo trình tự liên tục.
- Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận sản xuất
+ Phân xưởng xẻ: có nhiệm vụ đưa gỗ vào máy xẻ theo đúng quy định về số lượng;
+ Phân xưởng sấy: làm nhiệm vụ đưa gỗ từ kho nguyên liệu sau xẻ vào lò sấy cho đúng tiêu chuẩn;
+ Phân xưởng pha phôi: làm nhiệm vụ lẫy gỗ đã được sấy đưa vào máy để ra phôi;
+ Phân xưởng mộc máy: làm nhiệm vụ lấy các chân ghế, tay vịn… đem vào máy để uốn cong lại theo đúng quy cách, mẫu mã quy định;
+ Phân xưởng lắp ráp: làm nhiệm vụ lắp ráp các bộ phận chi tiết để hình thành nên sản phẩm bàn hay ghế;
+ Phân xưởng hoàn thiện: làm nhiệm vụ chà nhám, đánh bóng để hoàn thành một sản phẩm và đóng thùng nhập kho thành phẩm.
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất
1.1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty TNHH Phương Nam
( Mô hình tổ chức bộ máy
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH Phương Nam có các phòng ban sau: Phòng Giám đốc, Phó Giám đốc, Phòng Tổng hợp, Phòng Kế toán tài chính, Phòng Kỹ thuật, Phòng Bảo hộ lao động và các phân xưởng.
Sơ đồ.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
( Chức năng, nhiêm vụ của từng phòng ban, bộ phận và mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận trong Công ty
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo một cấp. Các phòng ban chức năng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự quản lý của Giám đốc. Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh thông suốt, thông qua cấp trung gian. ở phân xưởng có quản đốc điều hành sản xuất và chịu trách nhiệm với Giám đốc. Cụ thể chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:
+ Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, đại diện cho Công ty chịu trách nhiệm về mặt pháp lý với nhà nước và với các tổ chức kinh tế khác.
+ Phó giám đốc: là người có quyền sau giám đốc, có chức năng tham mưu cho Giám đốc. Giải quyết các công việc do giám đốc uỷ quyền, được thay mặt giám đốc giải quyết công việc khi giám đốc đi vắng.
+ Phòng tổng hợp: là phòng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện công tác tổ chức nhân sự của Công ty. Có nhiệm vụ làm thủ tục nhập khẩu thanh toán quốc tế và tìm kiếm hợp đồng với các đối tác trên thị trường. Giữ mối quan hệ mật thiết giữa các cấp chính quyền địa phương. Phòng tổng hợp được được bố trí như sau:
- Trưởng phòng tổ chức chức hành chính;
- Trợ lý nhân sự;
- Lao động tiền lương;
- Văn thư lưu trữ;
- Hai người phụ trách khâu kế hoạch sản xuất;
- Hai người phụ trách kế hoạch thống kê.
+ Phòng kế toán tài chính: là phòng nghiệp vụ kế toán có chức năng tham mưu cho giám đốc và thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính. Có nhiệm vụ quản lý, tổ chức bộ máy kế toán, ghi chép toàn bộ các sổ sách, số liệu về kinh tế tài chính, xử lý, thu thập, cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời cho bộ máy quản lý. Đảm bảo cho hoạt động của xí nghiệp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu đề ra và thực hiện đúng các chế độ pháp luật của Nhà nước. Phòng tài vụ có 8 người:
- Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng;
- Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng;
- Kế toán thanh toán;
- Kế toán vật tư, TSCĐ;
- Kế toán tiền lương;
- Kế toán chi phí sản xuất, giá thành;
- Thủ quỹ Tiền mặt và Ngân hàng;
- Thủ kho.
+ Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật của tất cả các loại hàng hoá, máy móc, thiết bị của Công ty. Phòng kỹ thuật có 5 người:
- Phụ trách kỹ thuật chung;
- Thiết kế biểu mẫu, quy cách sản phẩm;
- Kỹ thuật giám sát gia công;
- Kỹ thuật phân xưởng;
- Bộ phận KCS.
+ Phòng bảo hộ lao động: quán triệt các nguyên tắc, quy cách đảm bảo về an toàn lao động cho công nhân.
1.1.2.4. Tình hình tài chính của Công ty TNHH Phương Nam
Cùng với sự phát triển nhiều mặt của thành phố, Công ty ngày càng được củng cố tổ chức, cải tổ nội bộ và phát triển năng lực sản xuất bằng cách hợp lý hoá dây chuyền cũng như đầu tư công nghệ mới. Sản phẩm của Công ty ngày càng đa dạng về chủng loại và mẫu mã, với hơn 100 loại mặt hàng khác nhau, Công ty mới đáp ứng được một phần nào đó thị hiếu của khách hàng. Song song với việc củng cố ngày càng bến vững mối quan hệ thương mại với khách hàng truyền thống, Công ty còn mở rộng quan hệ với các khách hàng tiềm năng.
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
ĐVT: 1.000đ
Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Nguồn vốn
Vốn cố định
Vốn lưu động
Doanh thu
Lợi nhuận
Thu nhập BQ
1,222
0,703
0,519
6,550
0,144
450.000
560.000
1,547
0,977
0,570
5,749
0,090
450.000
530000
1,547
0,977
0,570
16,358
0,543
660.00
1.104.000
1,673
1,002
0,671
18,815
0,552
660.000
1.104.000
1,673
1,002
0,671
20,120
0,601
720.000
1.107.000
Qua biểu số liệu các chỉ tiêu cơ bản của Công ty trong giai đoạn 2001 - 2005 cho ta thấy:
- Về nguồn vốn: Sức tăng nguồn vốn nhìn chung qua các năm có tăng nhưng không cao. Như vậy trong giai đoạn này, Công ty chủ yếu là đầu tư các trang thiết bị mới, mở rộng năng lực sản xuất để chuẩn bị tiềm lực, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong giai đoạn sắp đến.
- Về doanh thu: Sức tăng bình quân cho thấy dấu hiệu khả quan, thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp ngày càng phát triển.
- Vế lợi nhuận: Thể hiện việc kinh doanh ngày càng có hiệu quả, tình hình tài chính của Công ty ngày càng mạnh, có khả năng tái đầu tư đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Về thu nhập của người lao động: Ngày càng cao, thu nhập cao tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao đời sống của người lao động.
1.2. Tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại công ty TNHH Phương Nam
1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Phương Nam
( Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Phương Nam
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, Công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung để phù hợp với đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của mình. Hình thức này giúp cho việc chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo tính chặt chẽ. Sự chỉ đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác kế toán trong Công ty.
Sơ đồ.3: Tổ chức bộ máy kế toán và phần hành kế toán
( Chức năng, nhiệm vụ của từng người, từng phần hành và quan hệ tương tác
Bộ máy kế toán của Công ty đóng góp một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của Công ty, giúp cho các nhà quản lý nắm rõ tình hình về nguồn tài sản, tài chính và công tác thông tin kế toán một cách kịp thời, chính xác để các nhà quản lý có cơ sở đánh giá và có hướng giải quyết kịp thời đối với những lợi ích của Công ty. Cơ cấu của bộ máy kế toán như sau.
+ Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán tài chính: là người lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác của bộ máy kế toán Công ty. Có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở các nhân viên trong phòng hoàn thành nhiệm vụ kịp thời và chính xác. Đồng thời là người có trách nhiệm trực tiếp cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của Công ty, giám đốc và ký các giấy tờ có liên quan đến phòng tài vụ. Bên cạnh đó, kế toán trưởng là người chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Công ty và pháp luật về mặt quản lý kinh tế tài chính của Công ty.
+ Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng: là người có nhiệm vụ hướng dẫn và kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ kế toán, thu nhập về tất cả các số liệu kế toán, hạch toán vào sổ tổng hợp, tập hợp và lập biểu mẫu kế toán, báo cáo quyết toán tài chính, thay mặt điều hành, quản lý công việc của phòng tài vụ khi kế toán trưởng đi vắng.
+ Kế toán thanh toán: có trách nhiệm ghi chép và hạch toán các loại vốn bằng tiền như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay, thanh toán với người mua, lập chứng từ thu chi, kiêm quỹ.
+ Kế toán chi phí sản xuất, giá thành, tiêu thụ: có nhiệm vụ ghi chép, theo dõi tình hình, phản ánh một cách khoa học các chi phí sản xuất phục vụ yêu cầu tính giá thành và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm. Hạch toán chi tiết và tổng hợp số sản phẩm đã tiêu thụ, theo dõi các khoản công nợ thống kê tổng hợp.
+ Kế toán vật tư, TSCĐ: có nhiệm vụ thu mua, xuất nhập nguyên vật liệu, quản lý sử dụng vật tư, TSCĐ, công cụ dụng cụ lao động. Lập kế hoạch xuất nhập vật tư để đánh giá, phát hiện kịp thời số vật tư thừa, thiếu, kém phẩm chất. Theo dõi khấu hao TSCĐ đồng thời báo cáo lên cấp trên.
+ Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu chi tiền mặt và quan hệ với ngân hàng theo dõi số tiền hiện có tại ngân hàng hoặc gửi vào ngân hàng hay rút tiền từ ngân hàng sau đó ghi chép vào sổ quỹ và đồng thời lập báo cáo cuối ngày để ghi sổ.
+ Thủ kho: có nhiệm vụ quản lý, kiểm kê, cấp phát các loại vật tư, nguyên liệu, cũng như các loại thành phẩm đã qua chế biến.
1.2.2. Tổ chức bộ sổ kế toán và hình thức kế toán tại Công ty TNHH Phương Nam
1.2.2.1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty TNHH Phương Nam
Công ty sử dụng các loại chứng từ thống nhất bắt buộc và các chứng từ kế toán hướng dẫn kèm theo chế độ quyết định số 1141/TC/CĐKT ban hành ngày 01/11/1995.
1.2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty TNHH Phương Nam
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ1141/TC/CĐKT ngày 01/11/1995 có sửa đổi và bổ xung đến ngày 31/12/2001 của bộ trưởng Bộ tài chính.
1.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán tại Công ty TNHH Phương Nam
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức kết toán là Hình thức Chứng từ ghi sổ và loại hình thức công tác kế toán theo phương pháp hạch toán kế toán kê khai thường xuyên.
Hằng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến các loại tiền mặt, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc viết phiếu thu, phiếu chi và định khoản ngay trên phiếu đó đồng thời phản ánh vào các sổ chi tiết có liên quan. Đối với các nghiệp vụ khác, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để định khoản và phản ánh vào các sổ chi tiết có liên quan. Các nghiệp vụ thu, chi bằng tiền mặt được Thủ quỹ ghi ngay vào sổ quỹ và thường xuyên đối chiếu với kế toán. Các nghiệp vụ liên quan đến nhập xuất vật tư, thành phẩm, hàng hoá được thủ kho ghi vào thẻ kho và định kỳ 3 đến 5 ngày đem đối chiếu với kế toán.
Bảng kê chứng từ được lập ra để căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra, phân loại, định khoản chính xác có xác minh trách nhiệm của kế toán trưởng và của người lập chứng từ. Bảng kê chứng từ gồm nhiều tờ, mỗi tờ được thiết kế theo kiểu ghi Nợ một tài khoản, ghi Có một tài khoản và ngược lại. Mỗi nghiệp vụ được ghi vào một dòng theo thứ tự thời gian.
Bảng tổng hợp kiêm chứng từ ghi sổ được lập ra căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng kê chứng từ. Hình thức của bảng tổng hợp và bảng kiểm kê chứng từ ghi sổ hoàn toàn giống bảng kê chứng từ sổ tổng hợp mỗi tờ trên bảng kê chứng từ được ghi trên một dòng trên bảng tổng hợp. Các bảng tổng hợp, bảng kiểm kê chứng từ được lập từ chứng từ ghi sổ và chứng từ gốc, thường được lập cho nhiều nghiệp vụ liên quan đến quá trình hạch toán nào đó.
Cuối tháng kế toán tổng cộng số phát sinh trên từng tài khoản, trên bảng tổng hợp, bảng kê kiêm chứng từ ghi sổ và cũng là căn cứ ghi vào sổ cái.
Sổ cái bao gồm tất cả các tài khoản sử dụng trong Xí nghiệp, số trang dành ch