Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, khối lượng đầu tư vào ngành xây dựng của nước ta hiện nay đang tăng lên rõ rệt. Kéo theo đó ngày càng xuất hiện nhiều các doanh nghiệp xây lắp với nguồn vốn đầu tư phong phú làm tăng tính cạnh tranh của thị trường xây dựng trong nước. Trong điều kiện đó, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp xây lắp cần phải năng động trong công tác tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành không những có mối quan hệ hữu cơ đến lợi nhuận mà còn liên quan đến nhu cầu vốn kinh doanh. Tiết kiệm chi phí thi công, hạ giá thành công trình mà vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật là một nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây lắp tạo dựng được những công trình bền vững, đem lại lòng tin cho các nhà đầu tư. Xác định lượng chi phí đã chuyển dịch vào sản phẩm hoàn thành có ý nghĩa quan trọng và là yêu cầu cấp bách trong điều kiện kinh tế hiện nay.
Xuất phát từ thực tế và qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 – Vinaconex-1, em đã chọn chuyên đề thực tập với đề tài: “Hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP xây dựng số 1”.
Kết cấu chuyên đề thực tập của em ngoài phần “Mở đầu” và “Kết luận” gồm có 3 phần:
Chương I: Đặc điểm và tổ chức quản lý SXKD của Công ty CP xây dựng số 1
Chương II: Thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP xây dựng số 1
Chương III: Phương hướng hoàn thiện hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP xây dựng số 1
100 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6324 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP xây dựng số 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang
Lời mở đầu 4
Chương I: Đặc điểm và tổ chức quản lý SXKD của Công ty CP xây dựng 6
số 1 6
1. Đặc điểm và tổ chức quản lí SXKD ở Công ty CP xây dựng số 1 6
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 6
1.2.Lĩnh vực hoạt động và quy trình sản xuất sản phẩm 7
1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh 7
1.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 8
1.3.Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của Công ty 10
1.3.1 Đặc điểm tổ chức quản lí 10
1.3.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty 13
1.4.Đặc điểm của công tác kế toán 14
1.4.1.Tổ chức bộ máy kế toán 14
1.4.2.Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty 16
1.5. Hình thức kế toán, phần mềm kế toán áp dụng tại Công ty 19
1.5.1.Hình thức kế toán 19
1.5.2. Phần mềm kế toán sử dụng tại Công ty 21
Chương II: Thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm 22
tại Công ty CP xây dựng số 1 22
I. Thực trạng kế toán CPSX 22
1.Phương pháp kế toán CPSX và đối tượng hạch toán CPSX tại Công ty CP xây dựng số 1 22
1.1 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất của Công ty. 22
1.2 Đối tượng hạch toán CPSX tại Công ty 23
2.Hạch toán CP nguyên vật liệu trực tiếp 24
2.1.Nội dung CP nguyên vật liệu trực tiếp 24
2.2.Chứng từ hạch toán 25
2.3.TK hạch toán 25
2.4 Trình tự ghi sổ 25
3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 33
3.1 Chi phí nhân công trực tiếp 33
3.2 Hình thức trả lương và chứng từ sử dụng 33
3.2.1 Hình thức trả lương 33
3.2.2 Chứng từ sử dụng: 34
3.3 Tài khoản sử dụng: TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” 34
3.4 Quy trình ghi sổ. 38
4. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 43
4.1 Phương thức sủ dụng máy thi công 43
4.2 Chứng từ sử dụng: 43
4.3 Tài khoản sử dụng 43
4.4 Quy trình ghi sổ 52
5.Hạch toán chi phí sản xuất chung 59
5.1 Chi phí sản xuất chung 59
5.2 Chứng từ sử dụng: 59
5.3. Tài khoản sử dụng 59
5.4 Quy trình ghi sổ 68
6. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 76
6.1 Tài khoản sử dụng: 76
6.2 Quy trình ghi sổ 76
II Tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP xây dựng số 1 82
1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 82
2. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 83
3. Phương pháp tính giá thành 83
III . Đánh giá thực trạng hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP xây dựng số 1 86
1. Ưu điểm 86
2. Tồn tại 88
Chương III:Phương hướng hoàn thiện hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP xây dựng số 1 91
I. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP xây dựng số 1 91
II. Yêu cầu của việc hoàn thiện 92
III. Các giải pháp hoàn thiện hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty 92
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Danh mục viết tắt
TT
Chữ viết tắt
Tiếng Việt
1
BHTN
Bảo hiểm tự nguyện
2
BHXH
Bảo hiểm xã hội
3
BHYT
Bảo hiểm y tế
4
CP
Chi phí
5
CCDC
Công cụ dụng cụ
6
CP NC
Chi phí nhân công
7
CP SXC
Chi phí sản xuất chung
8
CP MTC
Chi phí máy thi công
9
CP NVL
Chi phí nguyên vật liệu
10
CT
Công trình
11
HMCT
Hạng mục công trình
12
JSC
Công ty cổ phần
13
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
14
KTQT
Kế toán quản trị
15
KTTC
Kế toán tài chính
16
TK
Tài khoản
17
XD
Xây dựng
18
Vinaconex-1
Công ty cổ phần xây dựng số 1
Lời mở đầu
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, khối lượng đầu tư vào ngành xây dựng của nước ta hiện nay đang tăng lên rõ rệt. Kéo theo đó ngày càng xuất hiện nhiều các doanh nghiệp xây lắp với nguồn vốn đầu tư phong phú làm tăng tính cạnh tranh của thị trường xây dựng trong nước. Trong điều kiện đó, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp xây lắp cần phải năng động trong công tác tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành không những có mối quan hệ hữu cơ đến lợi nhuận mà còn liên quan đến nhu cầu vốn kinh doanh. Tiết kiệm chi phí thi công, hạ giá thành công trình mà vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật là một nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây lắp tạo dựng được những công trình bền vững, đem lại lòng tin cho các nhà đầu tư. Xác định lượng chi phí đã chuyển dịch vào sản phẩm hoàn thành có ý nghĩa quan trọng và là yêu cầu cấp bách trong điều kiện kinh tế hiện nay.
Xuất phát từ thực tế và qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 – Vinaconex-1, em đã chọn chuyên đề thực tập với đề tài: “Hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP xây dựng số 1”.
Kết cấu chuyên đề thực tập của em ngoài phần “Mở đầu” và “Kết luận” gồm có 3 phần:
Chương I: Đặc điểm và tổ chức quản lý SXKD của Công ty CP xây dựng số 1
Chương II: Thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP xây dựng số 1
Chương III: Phương hướng hoàn thiện hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP xây dựng số 1
Sau một thời gian thực tập, chuyên đề của em đã được hoàn thành. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Th.s Trần Thị Dự, các cán bộ kế toán Đội xây dựng số 22 và các cán bộ thuộc phòng Kế toán-Tài chính của Công ty cổ phần xây dựng số 1.
Do trình độ còn hạn chế, thời gian thực tập có hạn nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý từ các thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2012.
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Thúy
Chương I: Đặc điểm và tổ chức quản lý SXKD của Công ty CP xây dựng
số 1
1. Đặc điểm và tổ chức quản lí SXKD ở Công ty CP xây dựng số 1
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex-1) là doanh nghiệp Loại 1 thành viên của Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – Vinaconex JSC, có trụ sở đóng tại nhà D9 Đường Khuất Duy Tiến - Phường Thanh Xuân Bắc - Quận Thanh Xuân - Hà Nội.
Số điện thoại: 04-8544057 / 8543206.
Fax: 04-8541679.
Công ty đựơc thành lập năm 1973 với tên gọi ban đầu là Công ty xây dựng Mộc Châu trực thuộc Bộ xây dựng có nhiệm vụ xây dựng toàn bộ khu công nghiệp Mộc Châu - tỉnh Sơn La.
Từ năm 1977 đến 1981 được đổi tên là Công ty xây dựng số 11 trực thuộc Bộ xây dựng, trụ sở đóng tại Xuân Mai – Hà Sơn Bình có nhiệm vụ xây dựng Nhà máy bê tông Xuân Mai và tham gia xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
Cuối năm 1981 Công ty được Bộ xây dựng cho chuyển trụ sở về Hà nội và được Nhà nước giao nhiệm vụ xây dựng khu nhà ở lắp ghép tấm lớn Thanh Xuân - Hà Nội.
Năm 1984 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 196/CT đổi tên Công ty xây dựng số 11 thành Liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 trực thuộc Bộ xây dựng với nhiệm vụ chính là xây dựng nhà ở cho nhân dân Thủ đô.
Năm 1993 Liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 được Bộ xây dựng cho phép đổi tên thành Liên hợp xây dựng số 1 trực thuộc Bộ xây dựng với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
Ngày 15/4/1995 Bộ xây dựng ra quyết định sáp nhập Liên hợp xây dựng số 1 vào Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - Vinaconex JSC và từ đó mang tên mới là: Công ty xây dựng số 1 - Vinaconex - 1.
Theo chủ trương đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước ngày 29/8/2003 Bộ Xây Dựng ra quyết định số 1173/QĐ - BXD về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước : Công ty xây dựng số 1 trực thuộc Tổng công ty CPXNK xây dựng Việt Nam thành Công ty cổ phần và mang tên mới là:
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 (VINACONEX-1)
Công ty cổ phần xây dựng số 1 (VINACONEX1) là công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước chi phối (51%); do đó Tổng công ty CPXNK&XD Việt Nam làm đại diện, Công ty cổ phần xây dựng số 1 là thành viên Tổng công ty CPXNK và xây dựng Việt Nam (VINACONEX JSC).
1.2.Lĩnh vực hoạt động và quy trình sản xuất sản phẩm
1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh
- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp
- Xây dựng các công trình hạ tầng: giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước và xử lý môi trường
- Xây dựng các công trình đường dây và trạm biến thế điện;
- Kinh doanh phát triển khu đô thị mới, hạ tầng khu công nghiệp và kinh doanh bất động sản;
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Tư vấn đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập dự án, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát, quản lý dự án;
- Kinh doanh khách sạn du lịch lữ hành;
- Đại lý cho các hãng trong và ngoài nước kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng;
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, xuất khẩu xây dựng;
- Thiết kế tổng thể mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất đối với công trình dân dụng và công nghiệp;
- Thiết kế hệ thống cấp thoát nước khu đô thị và nông thôn, xử lý nước thải và nước sinh hoạt;
- Thiết kế kết cấu: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng khu đô thị, khu công nghiệp;
- Thi công xây dựng cầu, đường;
- Đo đạc, khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn phục vụ cho thiết kế công trình, lập dự án đầu tư;
- Dịch vụ quản lý nhà ở đô thị và văn phòng cho thuê;
- Sản xuất, gia công lắp đặt các sản phẩm cơ khí;
- Kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi; vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá;
- Phá dỡ các công trình dân dụng và công nghiệp;
- Cho thuê thiết bị, máy móc xây dựng; giàn giáo cốp pha;
- Kinh doanh tài chính
Trong đó Công ty cổ phần xây dựng số 1 có truyền thống về xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, sản xuất các sản phẩm bê tông đúc sẵn .Doanh thu của những công trình này chiếm trên 80% doanh thu của Công ty.
Để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường Công ty đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề có kinh nghiệm lâu năm trong công tác xây lắp các công trình, có học vấn về khoa học kĩ thuật, có tinh thần trách nhiệm cao gắn bó với đơn vị.
1.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Sau khi đội xây dựng kí kết hợp đồng giao khoán với Công ty. Đội sẽ tiến hành thì công các công trình.Thông thường, Đội tiến hành thi công công trình qua 8 bước: đào móng, gia có nền, thi công móng, thi công phần khung bê tông, cốt thép than và mái nhà, xây thô, hoàn thiện, nghiệm thu và bàn giao.Tuy nhiên có một số công trình lớn do Nhà nước làm chủ đầu tư, Đội chỉ tiến hành từ bước thi công móng đến khi bàn giao.
(Sơ đồ 1.1:Quy trình thi công công trình của Công ty CP xây dựng số1)
- Đào móng: là bước đầu tiên khi bắt đầu thi công. Công tác đào móng phải có sự giám sát của các kỹ sư để đảm bảo đúng kỹ thuật. Công nhân thực hiện đào móng là công nhân thuê ngoài, khoán công việc. Một số kiểu đào móng thường sử dụng như: móng cọc đóng, móng cọc ép, móng khoan nhồi,..
- Gia cố nền: là bước tiếp sau đào móng. Gia cố nền do tổ nề thực hiện dưới sự giám sát của các kỹ sư và các cán bộ giám sát thi công. Có nhiều phương pháp gia cố nền như: bê tông lót, đóng cọc tre, …
- Thi công móng:do tổ nề kết hợp với tổ cốt thép và tổ bê tông thực hiện. Vật liệu sử dụng thi công móng do cán bộ vật tư đề xuất với chỉ huy trưởng công trình.
- Các bước thi công phần khung bê tông, cốt thép than và mái nhà: do tổ cốt thép, tổ cốp pha và cổ bê tông thực hiện. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến thời gian sử dụng của công trình. Các kỹ sư thường xuyên theo dõi và hướng dẫn công nhân làm việc đúng với bản thiết kế.
- Xây thô và hoàn thiện: là 2 bước chiếm phần lớn thời gian thi công công trình. Giai đoạn này được thực hiện bởi tổ thi công cơ giới, tổ cốp pha, tổ mộc, tổ hoàn thiện và tổ thi công điện, nước.
- Nghiệm thu và Bàn giao: Đây là 2 bước do cán bộ giám sát, đội trưởng và chỉ huy trưởng công trình tiến hành. Quá trình này bao gồm các biên bản nghiệm thu, chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thí nghiệm và nghiệm thu công việc hoàn thành. Đội trưởng tiến hành ban giao cho Công ty. Đội xây dựng nhận được 86% tổng giá trị công trình theo đúng hợp đồng giao khoán đã được ký kết với công ty.
Công ty sẽ giao các công trình, hạng mục công trình cho các đội thi công. Khi đó công ty quy định về nội dung của phiếu xuất vật tư, bảng thanh toán lương,các bảng kê và các chứng từ thanh toán khác… phải ghi chi tiết đối tượng thanh toán thuộc đội xây lắp nào và chi phí cho hạng mục công trình nào. Các đội khi được giao sẽ có nhiệm vụ tiến hành thi công các công trình theo đúng tiến độ công trình thi công, chất lượng công trình, với chi phí đã được Công ty ấn định trước.Trong quá trình thi công các công trình, hạng mục công trình thì nguyên vật liệu, máy móc thi công, nhân công…xuất từ kho của Công ty hoặc có thể do đội trực tiếp mua từ bên ngoài.
Đây là yếu tố quan trọng làm tiền đề cho kế toán Công ty có thể hạch toán chính xác chi phí của từng công trình, hạng mục công trình.Trên cơ sở đó để giám đốc Công ty có thể đánh giá được thành tích hay khuyết điểm của từng đội, đánh giá hiệu quả và công tác quản lí tổ chức sản xuất ở từng công trình, hạng mục công trình để kịp thời điều chỉnh kế hoạch, biện pháp tổ chức sản xuất của toàn Công ty để làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.3.Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của Công ty
1.3.1 Đặc điểm tổ chức quản lí
Công ty cổ phần xây dựng số 1 có 1056 cán bộ công nhân viên trong đó có 396 cán bộ quản lí các cấp. Tại công ty có ban lãnh dạo công ty, tổ đội trực thuộc chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ Công ty.
Để phát huy hiệu quả của bộ máy quản lí được tổ chức tốt, Công ty cổ phần xây dựng số 1 luôn chú trọng đến công tác xây dựng các chính sách quản lí tài chính, kinh tế phù hợp.Các chính sách này được Công ty thực hiện 1 cách nhất quán và có sự kiểm soát chặt chẽ từ cấp cao tới cấp thấp.
(Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức Công ty CP xây dựng số 1 (Vinaconex-1) )
+ Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát
+ Hội đồng quản trị: Là cơ quan vừa ban hành và đồng thời giám sát thực hiện các định mức, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, kể cả đơn giá tiền lương, đơn giá và định mức trong xây dựng chuyên ngành của Công ty trên cơ sở quy định chung của ngành và quốc gia
+ Ban kiểm soát: thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng Giám Đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cố đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
+ Tổng Giám đốc: là người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý chi phí tại Công ty Vinaconex-1. Giám đốc chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty, phục vụ hoạt động quản lý. Các bản dự toán này sẽ được trình lên Hội đồng quản trị xem xét và phê duyệt.
+ Phó giám đốc: nghiên cứu các biện pháp giảm giá thành, giảm chi phí trong công ty, trợ giúp giám đốc trong việc lập các kế hoạch về quản lý chi phí và so sánh kết quả phân loại của kỳ này với kỳ trước của công ty mình với các công ty cùng ngành, lĩnh vực sản xuất, so sánh với các chuẩn mực của ngành để đưa ra các giải pháp cho Công ty và bằng các chỉ tiêu đã có để chỉ ra những mặt mạnh cũng như những thiếu sót của công ty trong kỳ.
+ Kế toán trưởng: Trợ giúp giám đốc trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh tài chính, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, các dự toán chi phí kinh doanh, các dự toán chi tiêu, các định mức kinh tế - kỹ thuật. Đồng thời kế toán trưởng có trách nhiệm tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế trong công ty một cách thường xuyên, nhằm đánh giá đúng đắn tình hình, kết quả và hiệu quả kế hoạch kinh doanh của công ty.
+ Phòng Tài chính Kế toán: lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước
+ Phòng tổ chức hành chính: tham mưu giúp cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực quản lý nhân sự, sắp xếp tổ chức, quản lý bồi dưỡng cán bộ, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động.Phòng phối hợp với phòng Tài chính – kế toán xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương, các quy chế phân phối tiền lương và tiền thưởng theo quy định của nhà nước và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Phòng kỹ thuật - thi công: Tham gia quản lý kỹ thuật, giám sát chất lượng công trình, quản lý tiến độ, biện pháp thi công tránh lãng phí vật tư.
+ Phòng kinh tế - thị trường: quản lý công tác đấu thầu, quản lý hợp đồng xây lắp, quản lý kinh tế, đồng thời theo dõi và quản lý việc mua, bảo quản thiết bị cung cấp cho công trình.
+ Phòng thiết bị - vật tư: cung cấp thiết bị quan trọng cho các đội xây dựng. Các máy móc, thiết bị thường xuyên được bảo dưỡng, thời gian sử dụng dài, giảm thiểu được chi phí khi thi công.
+ Phòng đầu tư: Phòng có chức năng thực hiện các quy định của công ty trong lĩnh vực có liên quan thường xuyên như: lập kế hoạch đầu tư cho các dự án đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thực hiện và quản lý các dự án đầu tư cho công ty về tình hình thực hiện các dự án đầu tư đồng thời kiến nghị các biện pháp cần thiết để dự án đầu tư được thực hiện một cách hiệu quả nhất.chẽ từ cấp cao tới cấp thấp.
1.3.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty
Hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác quản lý của Công ty ngoài một số đặc điểm chung của ngành xây dựng còn mang một số đặc điểm riêng như sau:
Việc tổ chức sản xuất tại Công ty được thực hiện theo phương thức khoán gọn công trình, khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trực thuộc (đội, xí nghiệp). Trong giá khoán gọn bao gồm tiền lương, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận khoán gọn.
Các đội trực thuộc của Công ty cho phép thành lập bộ phận quản lý, được dùng lực lượng sản xuất của đơn vị hoặc có thể thuê ngoài nhưng phải đảm bảo tiến độ thi công, an toàn lao động, chất lượng. Các đơn vị trực thuộc phải thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản chi phí cho cấp trên, thuế các loại, làm tròn nhiệm vụ từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trinh sản xuất thi công. Công ty quy định mức trích trước nộp đối với các đội thi công tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng đội và đặc điểm của công trình, hạng mục công trình mà đơn vị thi công.
.Đặc điểm của công tác kế toán
1.4.1.Tổ chức bộ máy kế toán
Hiện nay Công ty hạch toán sản xuất kinh doanh tập trung theo cách thức: Trên Công ty có phòng kế toán trung tâm bao gồm các bộ phận cơ cấu phù hợp với các khâu công việc, các phần hành kế toán, thực hiện toàn bộ công tác kế toán của Công ty.Các nhân viên kế toán và các nhân viên kinh tế ở cá bộ phận phụ thuộc của Công ty làm nhiêm vụ thu nhận, kiểm tra sơ bộ chứng từ phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của bộ phận đó và gửi chứng từ kế toán về bộ phận kế toán của Công ty.
Phòng kế toán của Công ty có 11 người, gồm có: Trưởng phòng ; 1 phó phòng đồng thời là kế toán tổng hợp ; 1 thủ quỹ ; 1 kế toán tiền mặt, tiền lương, thanh toán, chi phí quản lí, bảo hiểm y tế ; 1 kế toán ngân hàng, bảo hiểm xã hội; 1 kế toán tài sản cố định và theo dõi một số đơn vị; 1 kế toán tổng hợp và tính giá thành; 1 kế toán thuế ; 1 kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ; 1 kế toán công nợ; 2 kế toán theo dõi các đơn vị. Ngoài ra tại các đơn vị trực thuộc có kế toán tại các xí nghiệp, đội, phòng, công trình.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 được thể hiện qua sơ đồ sau:
(Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng số 1)
+ Kế toán trưởng: tổ chức xây dựng bộ máy toàn công ty, tổ chức hạch toán kế toán, phân công và hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên phòng kế toán.